1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xã hội Nhật Bản.

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Seifer_Almasy_new, 18/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Seifer_Almasy_new

    Seifer_Almasy_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2001
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Xã hội Nhật Bản.

    Lại sưu tầm cho mọi người!

    - Dân số: 125 triệu người; mật độ 329 người/km2 (1997).

    - Tỷ lệ gia tăng dân số: 0,6% (tỷ lệ rất thấp) (1997).

    - Tuổi thọ trung bình của phái nam: 77, phái nữ 83 (1997).

    - Tuổi thọ trung bình của phái nam: từ 46,92 (1935) thành 77 (1997).

    - Tuổi thọ trung bình của phái nữ: từ 49,63 (1935) thành 83 (1997).

    - Trung bình của phái nam lứa tuổi 20: cao 171,3 cm; trọng lượng 63,6kg (1990).

    - Trung bình của phái nữ lứa tuổi 20: cao 158,4 cm; trọng lượng 50,kg (1990).

    Có 14 lễ chính cho các công tư sở và trường học nghỉ là các ngày: Hiến Pháp, Sinh Nhật Thiên Hoàng (đang tại vị), Văn Hóa, Thể Dục, Cảm Tạ Lao Ðộng, Thành Nhân, Thiếu Nhi... và Mầu Xanh, đặc biệt họ không nghỉ lễ theo danh nhân và tôn giáo.


    1- 1/1 (Nguyên Ðán): Kỷ niệm bắt đầu 1 năm mới.


    2- 15/1 (Ngày Thành Nhân): Kỷ niệm năm 20 tuổi, đánh dấu tuổi trưởng thành và tự lập.


    3- 11/2 (Ngày Kỷ Niệm Kiến Quốc): Kỷ niệm ngày thành lập quốc gia, nâng cao tinh thần yêu nước.


    4- Tháng 3 (Ngày Xuân Phân): Nâng cao lòng biết ơn thiên nhiên và tình yêu muôn loài.


    5- 29/4 (Ngày Mầu Xanh): Nâng cao sự phát triển tinh thần qua sự gắn bó với thiên nhiên và cảm tạ những ân huệ của thiên nhiên.


    6- 3/5 (Ngày Kỷ Niệm Hiến Pháp): Kỷ niệm sự thi hành hiến pháp của Nhật Bản, nhằm mục đích phát triển đất nước.


    7- 5/5 (Ngày Trẻ Em): Tôn trọng nhân cách trẻ em cũng như đem hạnh phúc đến cho trẻ và cảm tạ những người mẹ.


    8- 20/7 (Ngày Của Biển): Cảm tạ những ân huệ của biển, cầu xin sự phồn vinh của Nhật Bản với hải dương.


    9- 15/9 (Ngày Kính Lão): Bày tỏ lòng kính yêu người già, cảm tạ sự đóng góp lâu dài cho xã hội của họ và kỷ niệm sự trường thọ của người già. Từ năm 1998, được đổi thành ngày Thứ Hai tuần lễ thứ 2 của tháng 9.


    10- Tháng 9 (Ngày Thu Phân): Bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên và tưởng niệm những người đã khuất.

    11- 10/10 (Ngày Thể Dục): Nâng cao sự gắn bó với thể dục thể thao, trau dồi cơ thể và tinh thần khỏe mạnh.


    12- 3/11 (Ngày Văn Hóa): Yêu tự do và hòa bình, phát triển văn hóa.


    13- 23/11 (Ngày Cảm Tạ Lao Ðộng): Bày tỏ sự thấu hiểu giá trị lao động, chúc mừng sự sinh sản, người dân cảm tạ lẫn nhau.


    14- 23/12 (Sinh Nhật Thiên Hoàng): Chúc mừng sinh nhật Thiên Hoàng.


    Ngoài ra họ còn có những ngày lễ ảnh hưởng của Hoa Kỳ được giới trẻ hoan nghênh, nên cũng trùng ngày với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ có các cửa hiệu và cá nhân đón nhận chứ không phải là ngày lễ chính thức của quốc gia nên không được nghỉ và không tổ chức thành hội lễ rầm rộ.


    1- Tình yêu (Valentine), Thứ Bẩy tuần lễ thứ 2 tháng 2 (nữ tặng quà nam).


    2- Tình yêu (White Day), Thứ Bẩy tuần lễ thứ 2 tháng 3 (nam tặng quà nữ).


    3- Ngày Mẹ (Haha No Hi = Mother's Day), chủ Nhật tuần lễ thứ 2 tháng 5.


    4- Ngày Cha (Chichi No Hi = Father's Day), chủ Nhật tuần lễ thứ 3 tháng 6.


    If I had died before I woke up
  2. Seifer_Almasy_new

    Seifer_Almasy_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2001
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Người Nhật Bản
    Người Nhật Bản là pha trộn của các dân tộc bản địa với người Hoa, Ðại Hàn, Mãn Châu, Eskimo... thuộc giống da vàng. Dáng người lùn mập, nhưng nay phát triển mạnh về chiều cao cũng như tuổi thọ. Theo thống kê năm 1990, chiều cao trung bình của phái nam là 171,3 cm và phái nữ là 158,4 cm. Theo thống kê năm 1995, tuổi thọ trung bình phái nam là 77 tuổi và phái nữ là 83 tuổi, là dân tộc gia tăng tuổi thọ nhanh nhất và nay đứng đầu thế giới. Họ rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giầu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là "labor animal" (con vật lao động).
    Về khuôn mặt người Nhật, theo các nghiên cứu y học mới đây cho thấy đã có nhiều biến đổi trong 1-200 năm qua. Xem các tranh cổ, nhất là loại tranh thủ ấn họa nổi tiếng của Nhật Bản, thường thấy vẽ phụ nữ Nhật mắt hí một mí, lông mày mỏng, mũi tẹt. Ngày nay mắt họ khá lớn, lông mày rậm hơn, và mũi cũng cao hơn. Thêm một điển nữa là xưa khuôn mặt vốn tròn, nay thì dài vì cằm của họ dài ra. Theo y khoa giải thích là thức ăn ngày xưa phải nhai nhiều, nhất là thời 3-4.000 năm trước, thường số lần nhai gấp từ 5-10 lần so với các thức ăn mềm ngày nay. Do nhai ít, bắp thịt cằm làm việc ít nên cằm bị trễ dần xuống. Một điểm khác nữa là người Nhật thường bị thiếu chất vôi (calcium), nên răng hay bị hư và cũng thường mọc không đều, nếu đi niềng cho thẳng sẽ tốn khoảng 6.500-8.000 MK.
    Tinh thần đoàn kết của người Nhật
    Sức mạnh của Nhật Bản ai cũng biết, nhưng cho tới nay đó vẫn là điều không dễ gì bắt chước. Một trong những yếu tố đó là tinh thần đoàn kết trong sinh hoạt tập thể. Tinh thần này phát xuất từ văn hóa nông nghiệp khá đặc thù của dân tộc Nhật. Thật vậy, họ không làm việc đồng áng một cách đơn độc từng nông gia mà một cách tập thể. Theo truyền thống, các gia đình gần nhau sẽ hợp sức lại và chia ra, hôm nay cùng làm phụ cho nhà này, hôm sau cùng làm phụ cho nhà khác. Tại Nhật Bản, thường mỗi năm thu hoạch một lần, nông dân gieo mạ vào mùa xuân, cấy lúa vào khoảng tháng 6 tức vào đầu mùa mưa và gặt vào khoảng tháng 10 hay 11. Khi gặt hái xong, họ cùng nhau tổ chức các buổi lễ cảm tạ thần linh. Các sinh hoạt tập thể, cùng hướng về mục tiêu chung, nương nhau mà sinh tồn trong công việc đồng áng nặng nhọc và khó khăn... đã gắn bó người Nhật ngay cả khi họ bước chân vào đô thị, sống cuộc sống văn minh cơ khí và điện tử. Ðể đạt năng xuất cao, công việc đồng áng cũng rất cần sự tính toán chính xác, cẩn thận, từng chi tiết và nhanh chóng ứng biến với thời tiết... tạo cho người Nhật tình thần nguyên tắc và nhẫn nại chứ không tùy tiện.
    Tâm trí bình thường, có khi hơi chậm, nhưng nhờ không ngại khó khăn và chịu khó học hỏi nên phát triển rất nhanh. Mang nặng tinh thần Ðông Phương nhưng cũng du nhập mạnh mẽ tinh thần Tây Phương. Có tính nguyên tắc dù không thích, rất kỷ luật, có tinh thần tập thể cao. Nên tách riêng một người Nhật thì yếu nhưng tập thể của họ thì rất mạnh. Ðặc biệt rất trọng lễ nghĩa nhất là người già hay người có địa vị, khi gặp mặt cũng như khi từ giã, cúi chào mấy lần mới xong. Hơi một tí là cám ơn và xin lỗi. Nhưng có điểm lạ là đôi khi cấp trên la mắng cấp dưới rất nặng, rất dai trước mặt những người khác, mặc dù đôi khi cấp dưới không có lỗi hay chỉ phạm lỗi nhỏ. Lạ hơn nữa là tuy la mắng như vậy nhưng lại ít để bụng, không thù dai, sau đó lại làm việc như thường. Cấp dưới ít khi dám cãi lại cấp trên, tất nhiên có khi chịu không nổi thì cấp dưới xin nghỉ. Trong trường hay công ty, quan hệ đàn anh và đàn em đôi khi nặng hơn quan hệ gia đình. Các câu lạc bộ thể thao hay võ trong đại học vẫn dùng hình phạt hành xác và coi đó là một phần của sự tập luyện, người Việt ở Nhật là xứ võ thuật nổi tiếng mà không mấy ai dám theo học. Khi đàn anh đánh đàn em, thì đàn em chỉ ráng chịu đựng chứ không dám đánh lại, và đặc biệc các đàn anh khác không ai can dù thấy đánh rất nặng, chẩy máu... (đôi khi đàn em chẳng có lỗi, mà chỉ vì đàn anh đang tức chuyện gì đó). Ðàn em không dám về mách bố mẹ, hầu như không có chuyện kéo anh em, bạn bè trả thù (có lẽ vì cho như vậy là yếu hèn?). Ðôi khi vì vậy xẩy ra chuyện đáng tiếc như các em nhỏ bị bạn uy hiếp bắt nộp nhiều tiền mà lo không nổi nên tự tử.
    Họ rất kỹ lưỡng trong việc ăn uống, sạch sẽ và chịu khó lau chùi nhà cửa, thường mặc đồ trắng khi làm việc, như tài xế taxi đeo găng trắng, phụ nữ khi mặc "kimono" đi dép (hở gót) dùng tất trắng, đôi khi bộ đồ của thợ sửa xe cũng mầu trắng... Xe hơi nhà đa số sơn trắng, nhưng mặt khác các xe sang trọng thì sơn mầu đen. Vải mầu đỏ trắng tượng trưng cho vui tươi treo trong các dịp hôi lễ, còn đen trắng là mầu buồn, đi dự đám tang thường mặc toàn đen.
    Họ rất thích ca hát, ngày xuân rủ nhau ra công viên ngắm hoa Anh Ðào gọi là "hanami" (hoa kiến) rồi cùng nhau hát. Hay khi có tiệc tùng, sau khi ngà ngà là bắt đầu màn ca hát, dù là người có địa vị như Thủ Tướng cũng đơn ca theo nhạc "Karaoke" ("Karaoke" xuất phát từ Nhật Bản năm 1971 do nhạc công Inoue Daisuke chuyên đệm trống ở ngoại ô Kobe sáng tạo ra, gồm "kara" + "orchestra", mà "kara" tiếng Nhật là không và "orchestra" là tiếng Anh nghĩa là dàn nhạc hòa tấu, do đó "Karaoke" là chỉ thâu dàn nhạc chơi không, không có người hát, tạm dịch là "nhạc không lời" (xin đừng hiểu theo nghĩa là bài nhạc chỉ có nốt mà không có lời) rồi người ta mới hát theo nhạc đó). Có khoảng 60 triệu người Nhật và 20 triệu người Ðông Nam á... đang hát Karaoke. Số doanh thu liên quan đến ngành này lên tới khoảng 10 tỷ Mỹ Kim một năm. Các trường Nhật từ tiểu học trở lên đều có "hiệu ca", nên họ quen hát từ bé, mặc dù âm sắc không phong phú, chỉ có độ 120 âm (trong khi tiếng Phổ Thông Trung Hoa 420 âm, Quang Ðông 3.000, Phúc Kiến Ðài Loan 5.000 âm và Việt Nam khoảng 20.000 âm). Cả nam nữ, lão ấu đều mặc "Kimono" , thường là loại mỏng mùa hè như áo ngủ ở các hội lễ, và rất thích múa tập thể, có khi lên đến cả ngàn người. Khi rước kiệu nặng một vài tấn, đàn ông thường mặc khố trắng ngắn ở trần, đàn bà thì mặc áo "Kimono" mỏng và quần đùi. Hơn hình ảnh nào hết, các cuộc rước lễ đã nói lên tất cả sự đoàn kết và sức mạnh của dân tộc Nhật Bản.
    Ngôn ngữ chung của cả nước là tiếng Nhật. Tiếng nói là pha trộn âm Nhật (Kunyomi) và âm Hán-Nhật (Onyomi) tương tự như Việt Nam và Ðại Hàn. Chữ viết là pha trộn của chữ Hán, Hiragana, Katakana (loại lý tự đơn giản tượng thanh do họ tạo ra dựa trên chữ Hán viết tháu, như từ chữ Hán là "an" viết tháu đi để chỉ âm "a", trong khi Việt Nam tạo ra chữ Nôm thường là loại hài thanh mà tiếng Nhật gọi là "keisei" (hình thanh) phức tạp, gồm một phần tượng ý và một phần tượng thanh hay kiêm cả ý) và sau này thêm cả chữ La Tinh. Tiếng Nhật thông dụng chỉ dùng độ 1.945 chữ Hán kèm với các loại ký tự khác. Tuy họ dùng số chữ Hán ít hơn tiếng Hoa nhưng lại có qúa nhiều âm đọc, như chữ "nhất" (viết chỉ có 1 gạch ngang) mà có 4 âm thông dụng và 16 âm dùng cho tên người hay địa danh, chính người Nhật cũng không thể nào nhớ được. Do đó, trên giấy tờ thường phải có thêm khoản để ghi cách đọc.
    If I had died before I woke up
  3. Seifer_Almasy_new

    Seifer_Almasy_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2001
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống
    Ngay này, đa số nhà cất theo lối Âu-Mỹ, loại nhà cá nhân thường là 2 tầng bằng gỗ, loại nhà chung cư thì bằng bê tông cốt sắt. Bên trong vừa có phòng theo kiểu Âu Mỹ gọi là "Yoshiki" (Dương Thức), vừa có phòng tr ang trí theo lối Nhật Bản gọi là "Washiki" (Hòa Thức) như cửa có chỗ để giầy (tất cả đều xếp quay ra) gọi là "genkan" (huyền quan) chứ không đi giầy vào nhà, trong nhà dùng dép riêng và sàn bằng "tatami" (chiếu, kích thước khoảng 0,9x1,8 mét, mặt trên bằng chiếu như ở Việt Nam, nhưng ở dưới là lớp rơm dầy khoảng 4 cm). Phòng theo kiểu Âu-Mỹ tính bằng mét vuông, và phòng theo kiểu Nhật Bản thì tính bằng chiếu, như phòng 4, 5 hay 6, 8, 10, 12 chiếu, nhưng văn phòng rộng thì tính bằng "tsubo" = 2 chiếu... Nhà Nhật Bản ở thành phố thường cất kiểu chung cư (gọi là "danchi" hay "mansion") cao 4-30 tầng, diện tích trung bình khoảng 60-70 mét vuông, không có bãi đậu xe và không có vườn, giá 1 căn khoảng 400.000 Mỹ Kim.
    Võ thuật và thể thao
    "Sumo" (tương bạc: đấu sức với nhau) là môn đô vật truyền thống của Nhật Bản được mọi giới ưa thích, các võ sĩ thuộc vào một lò võ nhất định. Phải có đủ sức khoẻ, trong lượng và chiều cao mới được nhận vào, rồi phải khổ công tập luyện mới thành võ sĩ có hạng và được lên võ đài. Khi đã gia nhập thì coi như dấn thân và chỉ biết có "Sumo" thôi. Võ sĩ nào lấy vợ thì vợ chỉ lo biệc giúp chồng tiến thân trên đường võ nghiệp. Ðể to béo và có trọng lượng, họ phải khổ công tập luyện, thức dậy từ 4 giờ sáng và các món ăn chíng là rau, thịt, cá và đậu phụ.
    Các lực sĩ "Sumo" phải qua kỳ tuyển chọn gắt gao về trong lượng , chiều cao, và sức lực. Có anh đi dự tuyển lựa, phải ráng xấy tóc cho cao thêm một chút, uống 3-4 lít nước cho nặng thêm một chút. Sau đó được các lò võ huấn luyện trong 2 năm, ai tốt nghiệp mới chính thức thành võ sĩ "Sumo", có lãnh lương. Trong thời gian huấn luyện cũng như sau khi đã thành võ sĩ chính thức, họ sống theo một lịch trình rất chặt chẽ, thức dậy từ 4 giờ sáng, học cáchừnao đấu, và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt, nhiều rau, thịt và cá... để gia tăng trọng lượng, trung bình khoảng giỲ sãng, hỚc cãch tới 260-270 kg.
    Mỗi năm các võ sĩ tranh tài 6 lần, riêng Ðông Kinh 3 lần đều ở Shin-kokugikan. Mỗi lần kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày một võ sĩ chỉ ra đấu một trận. Trận đấu có võ sĩ nổi tiếng, thường có tiền thưởng do khán giả hâm mộ tăng. Trước khi nhận tiền thưởng, tay võ sĩ vẽ hình chữ "tâm". Ai thắng nhiều trận nhất sẽ là vô địch, được thưởng tiền của ban tổ chức khoảng 3.000.000 Yen (23.000 MK) và rất nhiều giải thưởng, có cúp "Sumo" nặng cả 20-30kg. Giá vé vào cửa hạng nhất là 45.000 Yen (300 MK). Người xem có khi còn tặng tiền cho trận đấu trong đó có võ sĩ mình ái mộ. Nếu thắng trận đó thì đương nhiên võ sĩ được ái mộ đó nhận tiền, nếu thua thì tiền ấy về tay địch thủ. Các võ sĩ tay viết chữ "tâm" trên không trước khi nhận tiền.
    Võ đài, là một đền đất vuông cao, với vòng rơm bện rộng 4,55 mét chôn một nửa dưới đất. Võ sĩ thì tóc vấn ngược kiểu cổ, chỉ đóng khố, trong các buổi lễ thì mặc thêm một khăn lớn phía trước gọi là "kesho-mawashi" bằng tơ thật dầy với hoa văn riêng của từng võ sĩ với đai bện bằng vải và giấy và cắt theo Thần Ðạo. Trước khi đấu thì các võ sĩ đều bốc một nắm muối tung lên để trừ tà, và chồm mình tại hai vạch rơm cách nhau khoảng 80 cm, nghinh nhau 3 lần mới thực sự đấu. Khởi đầu trận đấu, hai bền phải cùng động thủ thì mới hợp lệ, nếu chỉ có một bên động thủ thì phải đấu lại từ đầu.
    Trọng tài chính trên võ đài, thường là một người chỉ khoảng 45-55 kg, mặc như một thầy cúng thần đạo, miệng thì hò hét "nhào vô", tay cầm thẻ lệnh trông giống cái "quạt" gọi là "gunbai" để ra lệnh. Bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu. "Sumo" không giới hạn thời gian đấu, vì thường chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối trước là thua.Năm 93, các võ sĩ hạng này đều đã dần dần giải nghệ (thường khoảng 35 tuổi) , chỉ còn có 1 võ sĩ hạng này là Akebono, người da đen gốc Hawaii , Hoa Kỳ (thứ 64, năm 1993). Sau mới có thêm hai anh em ruột là Kitanohana (em, thứ 65, năm 1984) và Wakanohana (anh, thứ 66, năm 1998) là người Nhật. Cả lịch sử chính thức "Sumo" trên 200 năm chỉ có 66 người hạng "Yokozuna", mà hai anh em ruột chiếm được 2 cũng là chuyện lạ lùng lần đầu tiên xẩy ra trong lịch sử "Sumo". Hai anh em này thuộc dòng họ "Sumo", cha và chú đều là các tay "Sumo" có hạng. Trong làng "Sumo" ở Nhật có khá nhiều người ngoại quốc thuộc khoảng 20 nước khác nhau, nhưng đông và nổi bật nhất là người da đen từ Hawaii, Hoa Kỳ.
    Vì là môn vật có nhiều thế đấu, nhưng chủ yếu là xô đẩy và nắm đai địch thủ quăng ra khỏi vòng, do đó cần phải mập và có bụng lớn để khiêng hay nhấc bổng địch thủ. Ngoài ra họ còn học về tư cách và đạo đức, võ sĩ "Sumo" tuy to lớn như vậy nhưng nói rất ít, và chỉ thì thào nho nhỏ, chứ không có vênh vang lớn tiếng kheo khoang như một số môn võ đô vật khác. Tùy theo tài năng, họ được phân làm 10 cấp, cấp cao nhất là "Yokozuna" (hoành cương), muốn đạt cấp này, phải có thành tích 2 lần liên tiếp vô địch...
    Năm 93, các võ sĩ hạng này đều đã dần dần giải nghệ (thường khoảng 35 tuổi) , chỉ còn có 1 võ sĩ hạng này là Akebono, người da đen gốc Hawaii , Hoa Kỳ (thứ 64, năm 1993). Sau mới có thêm hai anh em ruột là Kitanohana (em, thứ 65, năm 1984) và Wakanohana (anh, thứ 66, năm 1998) là người Nhật. Cả lịch sử chính thức "Sumo" trên 200 năm chỉ có 66 người hạng "Yokozuna", mà hai anh em ruột chiếm được 2 cũng là chuyện lạ lùng lần đầu tiên xẩy ra trong lịch sử "Sumo". Hai anh em này thuộc dòng họ "Sumo", cha và chú đều là các tay "Sumo" có hạng. Trong làng "Sumo" ở Nhật có khá nhiều người ngoại quốc thuộc khoảng 20 nước khác nhau, nhưng đông và nổi bật nhất là người da đen từ Hawaii, Hoa Kỳ.
    Ngoài "Sumo", "Judo" (nhu đạo, thường giữ chức vô địch thế giới) và "Karate" (Không Thủ Ðạo) cũng là các môn võ truyền thống. Còn về thể thao thì đa số là các môn du nhập, đứng đầu là "yakyu" (dã cầu, hay còn gọi là côn cầu) , mỗi năm thu hút khoảng 19 triệu khán giả tới cầu trường. Kế tiếp là môn túc cầu (bóng đá) đang lên mấy năm nay, cũng được hưởng ứng tương đương với dã cầu. Nhật Bản có hạng về thể dục thẩm mỹ, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, chạy việt dã (Marathon)...và mới đây là quần vợt. Nhật Bản cũng khá nổi bật với những môn thể thao mùa đông và thể thao cho người khuyết tật.
    If I had died before I woke up
  4. Seifer_Almasy_new

    Seifer_Almasy_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2001
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Phim ảnh và truyện tranh
    Nhật Bản chỉ có một số phim nổi tiếng thế giới như: Bảy Chàng Võ Sĩ Ðạo, Người Phu Xe, Lã Sinh Môn (Lasonmon), Loạn (Ran)... của những thập niên 50, 60 và sau này thêm Oshin (Cô bé Oshin), Chiến Tranh Và Con Người (Senso to Ningen), Ðô Ðốc Yamamoto... rồi như chìm vào quên lãng. Tình trạng xuống dốc của phim Nhật đã khiến đạo diễn của các phim đầu kể trên phải tự tử để cảnh giác các đạo diễn khác, chỉ lo làm phim "ăn liền" m à thiếu bề sâu. Tuy nhiên, trong năm 1997, phim Nhật có chút khởi sắc và được thế giới biết đến với một lúc 3 phim đoạt giải quốc tế tại Cannes, Pháp và Venise, ... như: Unagi (Con Lươn) của đạo diễn Imamura Shohei, Hanabi (Pháo Bông) của đạo diễn kiêm tài tử Kitano Takeshi (nghệ sĩ có lợi tức hàng đầu ở Nhật), và Mononoke Hime (Công Chúa Hồn Ma Báo Thù) của đạo diễn Miyazaki Hayao (Cung Kỳ Tuấn).
    Cuốn phim Mononoke Hime đã phá kỷ lục về doanh thu ở Nhật, từ mùa hè 97 tới 5/98 đã có số thâu khoảng 11,3 tỷ Yen (gần 90 triệu MK), vượt xa các phim hoạt họa nổi tiếng trước đây của Disney hay của Hollywood nói chung. Ông Miyazaki Hayao đã vẽ khoảng 11 bộ phim hoạt họa trong vòng 14 năm qua, được coi là thiên tài về lãnh vực này.
    1- Phim "Kazenotani No Naushika" (Công Chúa Naushika ở Thung Lũng Gió) là truyệŮm qua, bé dẽ thương và bầy thú khổng lồ. Năm 1984, gồm 56.078 bức hình, dùng 263 mầu.
    2- Phim "Tenku No Shiro Rapyuta" (Thành Rapyuta Trên Không Trung) là truyện đấu tranh quanh một cô bé và những người máy không lồ. Năm 1986, gồm 69.262 bức hình, dùng 381 mầu.
    3- Phim "Tonari No Totoro" (Totoro ở Bên Cạnh) là truyện một con thú tưởng tượng và một gia đình ở miền quê, vừa hiện thực vừa siêu thực, lôi cuốn sự say mê của mọi tầng lớp. Năm 1988, gồm 48.743 bức hình, dùng 308 mầu.
    4- Phim "Hataru No Haka" (Ngôi Mộ Ðom Ðóm) là truyện tình cảm của hai anh em đứa bé. Năm 1988, gồm 54.660 bức hình, dùng 304 mầu.
    5- Phim "Majo No Takkyubin" (Hàng Giao Tận Nhà Của Cô Bé Có Phép) là truyện tưởng tượng về một cô bé cưỡi chổi đi giao hàng.Năm 1989, gồm 67.317 bức hình, dùng 462 mầu.
    6- Phim "Omohide Popo" (Nghĩ Ðủ Chuyện). Năm 1991, gồm 73.719 bức hình, dùng 370 mầu.
    7- Phim "Kurenai No Buta" (Con Heo Mầu Hồng) là truyện vui. Năm 1992, gồm 58.443 bức hình, dùng 476 mầu.
    8- Phim "Umi Ga Kikoeru" (Biển Có Thể Nghe) là truyện sinh hoạt trường Trung Học. Năm 1993, gồm 25.530 bức hình, dùng 304 mầu.
    9- Phim "Heisei Tanuki Gassen Ponpoko" (Hợp Chiến Bầy Cáo Thời Bình Thành, Ðập Bụng Bồm Bộp) là chuyện thú vật trong rừng. Năm 1994, gồm 82.289 bức hình, dùng 502 mầu.
    10- Phim "Mimi Sumaseba" (Nếu Lắng Tai Nghe) là truyện chiến tranh tưởng tượng trên không trung nhưng rất hấp dẫn. Năm 1995, gồm 64.491 bức hình, dùng 427 mầu.
    11- Phim "Mononoke Hime" (Công Chúa Hồn Ma Báo Thù) Năm 1987, gồm tới 144.000 bức hình. Phim được thai nghén trong 16 năm và phải mất 3 năm để hoàn thành.
    Phim "Mononoke Hime" nói lên sự mâu thuẫn giữa văn minh công nghiệp và bảo vệ thiên nhiên. Một bài toán hóc búa cho nhân loại được đặt ra là không phải chỉ nhìn thấy ích lợi của khoa học hiện tại mà tận dụng tài nguyên, hủy hoại môi sinh rồi quên đi là sẽ còn để lại gì cho các thế hệ con cháu!Nội dung là câu chuyện thần thoại xa xưa của người Nhật. Trong đó, dũng sĩ A****aka bị cuốn vào cuộc xung đột đẫm máu của hai phụ nữ đầy quyền lực. Một bên là phu nhân Eboshi thống lãnh bộ lạc Tatari, sống trong rừng sâu và chỉ thức dậy và nổi giận khi có người đến khai thác quặng hay đốn rừng. Một bên là công chúa Mononoke, là người nhưng được một con chó sói trắng nuôi từ nhỏ. Công chúa Mononoke thù ghét loài người vì cô chưa bao giờ được loài người đối xử tử tế như các thú rừng là bạn bè của cô. Cô cưỡi chó sói và kéo đoàn quân là thú rừng tấn công các pháo đài của bộ tộc Tatari. Chàng dũng sĩ A****aka phải bằng mọi cách ngăn cản cuộc chiến và đứng ra giàn hòa cho hai phụ nữ. Nhưng bình yên chỉ là bề mặt, bên trong vẫn là cuộc xung đột ngấm ngầm...
    Nhật Bản cũng đã có nhiều phim hoạt họa lừng danh. Mà đã là hoạt họa thì tha hồ cho người viết truyện tưởng tượng, đi rất xa thực tế nhưng đã rất thành công vì vô cùng sống động, hấp dẫn, lôi cuốn như:
    - Phim bộ TV "Rupan Sanse" (Rupan Tam Thế) nét vẽ đơn giản hơn nhưng là loại phim cảnh sát, trinh thám... với những nhân vật độc đáo, rất hào hứng, đầy những hành vi bạo động, nhanh lẹ, bất ngờ.
    - Phim bộ TV "Doraemon" (Con Mèo) vẽ đơn sơn nhưng rất gần gũi với cuộc sống của trẻ em, nên được theo dõi tận tình.
    - Phim bộ TV "Pokemon" (Những Con Yêu Quái Nhỏ) vẽ cũng đơn sơ, nhưng dẫn sự tưởng tượng của trí óc các em đi thật xa...
    Những truyện nổi tiếng, như "Pokemon" thường được phát hành dưới dạng trò chơi điện tử, băng hình, sách truyện, đồ chơi, CD-ROM, bánh kẹo cho tới những nhãn dán... thu nhập của "Pokemon" lên tới khoảng 400 tỷ Yen (3 tỷ Mỹ Kim). Trẻ em Nhật trong năm 97, 98 đang có phong trào chụp hình nhỏ lấy liền loại nhãn (300 Yen 12 tấm...) và trao đổi nhau các loại nhãn hình con thú, tài tử... dán vào sổ.
    Về loại phim thường nói chung thì Nhật Bản sở trường về loại phim võ sĩ đạo, các phim xã hội và bạo động còn yếu. Nhiều tài tử bị gò bó, đóng qúa cứng, đối thoại như đọc bài và diễn tả khuôn mặt qúa đáng, không sống động và tự nhiên như phim Trung Hoa. Nhưng truyện bằng tranh và nhất là phim hoạt họa có nhiều đại tác phẩm rất công phu và sống động, nên nay được kể là đứng đầu. Như một thông lệ, khởi nguyên các vấn đề lớn không phát xuất từ Nhật Bản, nhưng nước này thường "đi sau về trước". Ngày nay, Nhật Bản nổi tiếng là thiên đường của truyện bằng tranh (có hàng trăm, ngàn bộ truyện, có bộ dài 10-20 cuốn) và phim hoạt hoạ. Không những trẻ em mà cả người lớn cũng mê. Không những người Nhật mà cả các dân tộc khác thế giới cũng say đắm không kém, kể cả Hoa Kỳ và Pháp là hai quốc gia vốn đứng hàng đầu về lãnh vực này. Nhà sách và tiện cho thuê băng hình hầu như có mặt ở mọi khu phố, và tiệm nào cũng thấy đầy dẫy các loại này, chưa kể có cửa tiệm chỉ chuyên về sách truyện bằng tranh.
    Truyện bằng tranh vẽ rất công phu và ra rất nhiều, hầu như hàng tuần. Nếu cứ bỏ tiền mua thì không biết bao nhiêu cho đủ và đào đâu ra tiền! Nhưng được cái may là nhà Nhật qúa chật, không có chỗ chứa, nên mua đọc xong, một thời gian sau là họ đem bỏ. Tới ngày thu hồi sách báo cũ, trẻ em có thể lục tìm đọc miễn phí không biết bao nhiêu là truyện bằng tranh (có cả những bộ lớn hàng chục cuốn) hoặc mua tại các chợ trời gây qũy, nhiều khi một bộ cả chục cuốn giá chỉ 100 Yen. Chúng đọc mê mải, mỗi ngày trung bình 1-3 giờ đồng hồ nên nhiều khi cũng có hại vì bị ảnh hưởng những điều sấu và sớm cận thị. Tất nhiên, chúng xem xong rồi cũng lại đem bỏ.
    If I had died before I woke up
  5. Seifer_Almasy_new

    Seifer_Almasy_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2001
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống giáo dục
    Hệ thống giáo dục của Nhật bản gồm 7 cấp:
    1. Mẫu giáo ("yochien" = ấu trĩ viên, 3-6 tuổi)
    2. Tiểu học ("shogaku" = tiểu học, 6-12 tuổi) : 6 năm
    3. Trung học: Ðệ nhất cấp ("chugaku" = trung học, 12-15 tuổi): 3 năm
    Ðệ nhị cấp ("koto" = cao đẳng, 15-18 tuổi): 3 năm
    4. Hệ thống giáo dục sau trung học: trường các sự hay chuyên môn ("senmon gakko").
    5. Ðại học ("daigaku" = đai học): 4 năm
    6. Cao học ("shushi" = tu sĩ): 2 năm
    7. Tiến sĩ ("hakase" = bác sĩ): 3 năm
    Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong những nước có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%.
    Chế độ học tập và thi tuyển ở Nhật khá khắc nghiệt. Trước đây khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp. Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng. Ðể dễ vào học ở một trường trung học đệ nhị cấp nổi tiếng, học sinh đó lại phải vào học một trường trung học đệ nhất cấp nổi tiếng ... Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Ðể con cái mình trong tương lai được vào học ở một trường đại học nổi tiếng, có một việc làm tốt, các bậc phụ huynh nhìn xa trông rộng, phải lo lắng cho con mình ngay từ bậc tiểu học.
    Kỳ thi tuyển vào các trường đại học rất khó, nhất là các trường có tên tuổi. Ngoài giờ học chính khóa ở trường, phần đông học sinh đến học thêm ở các trung tâm dạy kèm (juku = thục) vào buổi tối và các ngày nghỉ.
    Niên học bắt đầu từ tháng tư cho đến tháng ba năm sau. Kỳ nghỉ hè kéo dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân khoảng 2 tuần. Ngày học thường bắt đầu từ 8:30 sáng đến 15:00 chiều. Một tuần học 6 ngày, từ thứ Hai đến thứ Bảy. Riêng ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và thứ tư trong tháng được nghỉ, tương lai gần sẽ nghỉ tất cả thứ Bảy. Sau giờ học, phần lớn các học sinh ở lại tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động khác.
    Học sinh trung học đệ nhất & đệ nhị cấp (trừ trường công) phải mặc đồng phục khi đến trường. Nam sinh thường mặc đồng phục màu đen, có khuy đồng và cổ đứng. Nữ sinh thường măc đồng phục kiểu hải quân và váy xếp nếp. Màu sắc và kiểu dáng có thể thay đổi chút ít tùy theo trường
    Trong học đường, mối quan hệ giữa các học sinh (hoặc sinh viên) lớp trên đối với học sinh lớp dưới khá nghiêm ngặt. Các học sinh lớp dưới phải có thái độ kính trọng đúng mức với đàn anh của mìn h, đàn anh bảo gì p hải nghe.
    Hiện nay tình trạng bắt nạt trong học đường (học sinh trong cùng lớp kết nhóm bắt nạt học sinh cô thế, hoặc học sinh lớp trên bắt nạt lớp dưới) tuy giảm nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều tranh luận trong giới chức giáo dục. Do sự thờ ơ, thiếu quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và sự thiếu quan tâm theo dõi của phụ huynh, đã có những trường hợp học sinh bị bắt nạt không tìm được chỗ nương tựa đã tự tử một cách oan uổng. Hiện nay ở Nhật đã thiết lập những đường dây điện thoại chuyên giúp ý kiến, can thiệp, giúp đỡ những học sinh bị bắt nạt.
    Gia đình
    Trước đây trong gia đình, thường cả 3 thế hệ ông bà-con-cháu đều sống chung dưới một mái nhà. Ngày nay, con cái sau khi lập gia đình thường ra ở riêng. Ông bà tránh làm phiền con cháu thường sống riêng một mình hoặc vào viện dưỡng lão.
    Trong gia đình có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa chồng và vợ. Người chồng có trách nhiệm kiếm tiền nuôi cả gia đình. Người vợ lo công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái. Trong gia đình Nhật, ta sẽ rất ít khi bắt gặp cảnh người đàn ông cùng phụ vợ lo chuyện bếp núc hoặc giặt giũ. Chồng đi làm về chỉ việc đọc báo, xem TV, mọi chuyện quán xuyến gia đình đều có vợ lo. Câu ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật xem ra không còn đúng lắm với thời đại bây giờ, nhưng ít ra các cô vợ Nhật đương đại trong chừng mực nào đó vẫn còn là người nội trợ lý tưởng.
    Phụ nữ Nhật Bản sau khi lập gia đình thường có khuynh hướng nghỉ việc, rút lui ra khỏi công việc xã hội để chuyên tâm lo chuyện tề gia nội trợ. Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được coi trọng hơn, được cất nhắc lên những vị trí quan trọng, do đó nhiều phụ nữ sau khi lập gia đình vẫn tiếp tục công việc của mình. Ðó là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ Nhật Bản ngày nay lập gia đình trễ (trung bình 26,1 tuổi).
    Ðiều kiện y tế ngày càng phát triển khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ngày càng giảm, chi phí nuôi dưỡng và giáo dục ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội như đã nói ở trên, là những nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh ở Nhật ngày càng giảm xuống. Theo thống kê năm 1995, tỉ lệ sinh ở Nhật là 1.46, thấp nhất từ trước đến nay.
    Xã hội Nhật Bản tuy chịu nhiều ảnh hưởng của xã hội Âu-Mỹ hiện đại trong nhiều mặt nhưng chuyện ly dị vẫn chưa được xã hội chấp nhận, chưa được quan niệm rộng rãi như trong xã hội Âu Mỹ. Người phụ nữ đã trải qua một lần ly dị phải chịu khá nhiều lời ong tiếng ve của những người chung quanh. Tỷ lệ ly dị chiếm khoảng hơn 20% số vụ kết hôn, hay trong 1,000 người Nhật, tỷ lệ ly dị là 1,52, thấp nhất trong các nước tiên tiến (Anh: 2,88, Mỹ: 4,73).
    Công việc
    Trong công việc, có sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa nam và nữ. Một nam sinh viên bao giờ cũng dễ dàng kiếm việc hơn một nữ sinh viên. Mức lương của nam (mới tốt nghiệp đại học khoảng 180.000 Yen) thường cao hơn nữ (170.000 Yen) cùng làm một nội dung công việc và nam bao giờ cũng có nhièu cơ hội tiến thân hơn nữ. Trong công ty, vị trí lãnh đạo thường bao giờ cũng do nam giới nắm giữ, nữ thường chỉ được giao những công việc không quan trọng như giữ sổ sách, đánh máy, pha trà rót nước... Ðôi khi, phụ nữ giữ phần tiếp tân và như những bông hoa biết nói làm đẹp cho bộ mặt công ty, thế thôi. Mặc dù từ năm 1991 đã có luật quy định nam nữ bình quyền trong vấn đề tuyển dụng lao động, nhưng luật này xem ra chẳng làm thay đổi được mấy tí quan niệm trọng nam khinh nữ vốn đã ăn sâu trong từng mỗi người dân Nhật.
    Ðặc biệt mỗi thứ sáng Hai, người Nhật hay họp trước khi làm việc gọi là "chorei" (triều lễ) để thông báo chương trình làm việc tổng quát trong tuần hay những tông tin quan trọng. Trong khi làm việc, các đề án thường đuợc truyền theo cấp bậc từ trên xuống dưới để mọi người cùng xem và cho ý kiến gọi là "kairan" (hồi giám), tuy vậy ý kiến cấp trên vẫn luôn luôn là quyết định tối hậụ. Cấp trên đôi khi sỉ vả cấp dưới rất nặng, tưởng như không còn có thể nhìn mặt nhau, nhưng sau đó thường họ lai vui vẻ làm việc với nhau.
    If I had died before I woke up
  6. akio

    akio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    giỏi quá bác kiếmđâu mấy cái thông tin nay vậy?
    em đang suy nghĩ xem có nên bình chọn cho bac ko dây!
    Akio---------------------------akio
  7. Stinger

    Stinger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin của bác Seifer Almasy vô cùng bổ ích. Bác xứng đáng nhận được 1 bình chọn của tui :))
    Stinger >:)
  8. otdo

    otdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    0
    Otdo muốn đọc hết cái này chắc phải in ra quá, nếu không nhịn ăn điểm tâm mấy ngày hihihi...
    Xác_ướp_di_động-->cô con gái yêu của ttvnonline-->Hết lòng vì một người và mọi người.

Chia sẻ trang này