1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xả kỷ tùng nhân - Thái cực quyền

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lanhdienthusinh, 03/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Xả kỷ tùng nhân - Thái cực quyền

    Bài 1 : làm thế nào để xác định chúng ta đang tập tốt Thái cực quyền.
    Tập Thái cực quyền nhìn tưởng dễ nhưng thực ra không khó. Khi tập Thái cực quyền Thân, khí , tâm hợp nhất là vấn đề tối quan trọng để đi đến thành công. Để khỏi nhức đầu về vấn đề khi tập thái cực quyền, từng động tác một đều phải lưu ý những vấn đề sau :

    1.có Buông lỏng không ?
    2. Có trầm xuống không ?
    3 Giữ đầu thẳng ( đỉnh đầu như bị treo lên hay còn gọi là đỉnh đầu huyền)
    4. Xương mông thẳng
    5. Bàn tay thẳng nhưng không gồng cứng
    6. Buông chùng 2 vai
    7 Thóp ngực
    8. Rùn đầu gối
    9. Di chuyển nhẹ nhàng, nhu nguyễn, dịu dàng chậm rãi.
    10. Thân người ( cụ thể là eo lưng) điều khiển hoạt động của chân tay
    11 Thở chậm, sâu nhẹ chậm đều, trầm khí đan điền, thở vào khi hay tay duỗi ra, thở ra khi rút về
    12. Mỗi lúc chuyển hầu hết sức nặng về một thân
    13. Mắt nhìn vào huyệt lao cung của bàn tay khi cánh tay di chuyển. Nếu tay phân ra hai bên thì nhìn về phía trước.
    14. Chú ý thư giãn toàn bộ, quan trong nhất là không lo lắng gì cả, tập trung với hết tất cả tinh thần nhưng hoàn toàn thoải mái.

    Nếu đạt được những điều đó trong từng động tác thì bạn đã xuất sắc trong những động tác đó.

    (Tiếp theo)
    Bài 2 : Thế nào là buông lỏng toàn bộ!
    Bài 3: Giống như một đứa trẻ
    Bài 4: Xả kỷ tùng nhân - Yếu lĩnh để đạt tới cảnh giới nhận biết khí lực của đối thủ
    Bài 5 : điểm kình trong từng đôngj tác Thái cực quyền


    Rút gươm chém xuống nước, nước càng chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
  2. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Hình như chữ không phải đổi thành chữ rất, phải thế không các bác ?!?!?! he`he` ...
    Theo tui, khi tập luyện võ công nói chung nếu đạt được 3 điểm: thư giãn toàn thân, thần thái ung dung đồng bộ động tác thì khỏi cần quan tâm đến Xả Kỷ Tùng Nhân hay Xả Nhân Tùng Kỷ tự nó cũng có he`he` ... phải thế không ạ, các bác?!
    Thiển nghĩ, khi tập võ, nếu có điều kiện, ta nên tìm hiểu thật kỹ về lịch sử phát triển của môn phái ta đang học, hầu rút được những kinh nghiệm xương máu (nó giống như học môn lịch sử vậy đó, học kinh nghiệm người xưa he`he`...). Ví dụ như TCQ, ***** là Trương Tam Phong , ông từ nhỏ tới khi chế ra TCQ, ông chủ về cương, đến khi về già do không còn sức lực như thời trai trẻ nên mới chế ra TCQ, chủ về nhu. Nếu chú ý ta sẽ thấy cái nhu nhuyễn dịu mềm của nhu có ẩn chứa sự gẫy gọn, mạnh mẽ của cương. Yếu lý TCQ chính là Cương Nhu Bất Phân vậy!!!
    Đôi lời thiển cận, còn mong các cao thủ chỉ giáo!
    Đi Sao Về Vậy
  3. vinhth

    vinhth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tôi ở TP.HCM, muốn học Thái cực quyền thì học ở đâu vậy.
    Cám ơn các bạn
  4. trhieuminh

    trhieuminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    1/ Tập luyện Thái Cực Quyền gồm có 2 phần. Thứ nhất là Tri kỷ, tức là đơn luyện, luyện tập giá tử, các bộ pháp, bài quyền để tự biết chính mình, để tự kiểm sóat động tác của chính mình. Nếu môn sinh TCQ chưa kiểm sóat được chính mình thì không thể nói đến chiến đấu được. Các yếu quyết tập luyện như bạn lanhdienthusinh đưa ra. Dương Trừng Phủ có dạy thập quyết: hư linh đính kình, khí trầm đan điền, trầm kiên trụy chửu, tung yêu, phân hư thực, khí trầm đan điền, tương liên bất đoạn, dụng ý bất dụng lực, thượng hạ tương tuỳ, nội ngoại tương hợp. Các sách TCQ đều có hướng dẫn. Sau giai đoạn Tri kỷ, là đến giai đọan Tri bỉ, tức là biết người. Ở giai đoạn này, môn sinh TCQ tập thôi thủ, 2 người luyện tập. Chính ớ giai đoạn này mới nói đến các nguyên lý Xá kỷ tùng nhân, triêm niêm liên tuỳ. Hy vọng sẽ xem được bài số 3 của lanhdienthusinh.
    2/ Về phương diện lịch sử, truyền thuyết về ***** Trương Tam Phong quả thật là hấp dẫn, nhất là đọc truyện Cô gái Đồ Long của Kim Dung. Tuy nhiên, Đường Hào, một người nghiên cứu TCQ đã bỏ công đi đến Võ Đang, mục dích tìm ra nguồn gốc TCQ, nhưng ông đã không tìm ra liên hệ giữa TCQ và Võ Đang. Nguồn gốc tin cậy nhất là TCQ xuất phát từ Trần Gia Câu. TCQ luôn luôn là cương nhu tương tế. Thường nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy là chỉ có nhu, nhất là khi nhìn các người cao tuổi tập dưỡng sinh. TCQ vẫn nói là miên lý tàng kim. Bên ngoài thì mềm mại, nhưng bên trong là thép. Dù sao, dưỡng sinh cũng vẫn là một mục đích, một đóng góp rất lớn của TCQ trong việc bảo vệ sức khoẻ của xã hội. Bạn hãy tự hỏi tập TCQ là để làm gì?
    3/ Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn cứ đến các phòng TDTT quận, nhất là quận 5, quận 11 và quận 10 là những nơi có nhiều người Hoa, thì sẽ tìm được. Nếu ở gần công viên văn hoá Tao Đàn, bạn có thể đến buổi sáng sớm, hỏi Diệp Đệ Dân.
  5. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Bác viết bài mạch lạc lắm, nhất là cái vụ lịch sử TCQ ấy he`he`... tui cố tình nói bậy mà chả thấy bác nào vào sửa cả, ngượng thật he`he`...
    Cương Nhu Tương Tế là vẫn còn phân biệt cương và nhu, còn Cương Nhu Bất Phân thì ... ngôn từ hữu hạn thật khó giải thích rõ ngọn ngành cái vô hạn, phải thế không ạ, các bác?! he`he`...
    Đi Sao Về Vậy
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Từ ngày bác bảo tay nào ở SG nếu có tinh thần cầu thị cầu tiến
    thì ắt sẽ gặp được bác và các chiến hữu của bác thì em đây trở nên lạc hậu :-) Đâu phải tết đến là nhất thiết phải có pháo mới vui xuân được, phải không bác . Hehehe
  7. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    He`he` ... cầu thị cầu tiến hay cầu gì gì đó cũng chưa đủ đâu còn phải có duyên đưa đẩy, lại cần đồng bệnh, đồng thanh, đồng khí (cái khoản đồng chí thì tui xin kiếu) he`he` ...
    Bác Vove hết bị bệnh chưa?! he`he`...
    Đi Sao Về Vậy
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Hỏi han ân cần thế nầy, rõ là đồng thanh tương ái, đồng khí tương cầu, nên đồng bệnh tương lân ...
    Bác vẫn còn bệnh đấy phỏng, hè hè hè :-)
    ...
    Trở lại đề mục chính, các yếu lĩnh trong TCQ cũng không khác gì bên VX mà các môn sinh phái nầy cần phải tâm niệm; hồi đó, tôi nhờ chữ xả kỷ tùng nhân, và chữ xả trong "xả, đâm, lòng, kiền, bức" mà vỡ ra một số điều
    Vui vẻ
  9. phucnguyen03

    phucnguyen03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đạt Xả Kỷ Tùng Nhân các bác có cảm thấy gì không??? Cần phải làm gì tiếp theo??? Các vị tôn sư bỏ mình (xả kỷ) rồi mà vẫn chẳng hề bị sao cả, ngược lại người khác phải theo chứ nào thấy mấy ngài theo người (tùng nhân)???
    Người ta sau khi Xả rồi thì khó mà buông bỏ luôn cả cái Xả ấy he`he`... giống như một kẻ trèo cây vậy, bám được cành cao rồi thì cứ giữ riết lấy, nào có hay cái cành ấy chỉ là khúc gỗ mục he`he`... các pác nhể ?!?!?!
    Pác Vove, thương thế của pác vỡ roài có lành chưa he`he`...
    Đi Sao Về Vậy
  10. tytoet

    tytoet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn hỏi một chút, khí trầm đan điền là như thế nào? Làm thế nào để được như thế và làm sao để tự mình nhận biết được?
    Mong được chỉ giáo, cảm ơn.

Chia sẻ trang này