1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xà quyền, tinh hoa võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi syhieu, 22/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Xà quyền, tinh hoa võ thuật.

    Phải công nhận Xà quyền là môn võ đỉnh cao. tôi đã chứng kiến nhiều loại võ thuật nhưng đến xà hình thì thực sự mê mẩn. đòn thế tuy nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng vô cùng hiệu quả, không dụng sức, chỉ dụng chiêu.
    Trước đây, tôi đã nghe đến Nhuyễn Xà Quyền nhưng không có ấn tượng gì lắm vì cho là nó chỉ là một hình thông thường thôi, nhưng sau khi chứng kiến các cao thủ biểu diễn thì...chậc...
    Toàn thân uốn lượn linh hoạt đòn thế nhanh như rắn vồ mồi, quật đuôi, vuốt, xỉa rất hiệu quả, dũng mãnh. đòn đỡ không mất nhiều sức, không gây chấn thương khi va chạm, đồng thời đòn đỡ luồn vào thành đòn phản, quỹ đạo tay đi rất khó lường trước nên khó đỡ. Xem cao thủ biểu diễn, cảm giác rất khó tả, thoắt chỗ này phóng cước, thoắt cái, quay lại đòn tay vuốt mổ thu về nhanh như chớp, thoắt lại toạ tấn quật mu bàn tay...
    Võ học bao la thật, trước đây tôi nghĩ Ka là quá hay, đòn thế cương mãnh, nhanh mạnh, tìm đường thẳng, ngắn nhất đến mục tiêu. Nhưng nghĩ lại, có lẽ khó chống lại cao thủ xà quyền
    bởi lẽ những đòn thế thẳng, cứng của mình khó lòng chống được đòn tay đặc biệt của XQ. Tuy nhiên, tôi tham khảo vài Xà hình ở Hà nội, thì không có đủ uy lực cần thiết, có thể là người ta không chú trọng đến Xà hình là một trong nhiều hình chăng, họăc là người biểu diễn không phải là cao thủ.


    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Xà quyền , còn gọi là xà hành quyền . Vì bắt chước hình , thần , ý , kình của rắn mà có tên , về nguồn gốc cũng khác nhau . Thời Minh , quyền Thiếu Lâm , Nam quyền , trong đó đã có xà quyền . Đời Thanh trong Hình ý quyền , Bát quái chưởng đã có xà hình , gần đây đã dần hoàn chỉnh . Các nơi như Chiết Giang , Quảng Tây , Phúc Kiến , Quảng Đông , Giang Tô , Hồ Nam , Giang Tây , cho đến Hồng Kông , Đài Loan cũng đều truyền tập .
    Đặc điểm kỹ pháp : trong nhu có cương , trong tĩnh có động giữ thì lấy hình , ý ngụ ở phép (pháp) , thân linh (động) , bộ hoạt (bát) , mắt sắc tay nhanh . Về kỹ pháp thì có đánh mở màn , đánh tĩnh , đánh dụ , đánh mạnh , đánh chạy , đánh đám đông , đánh lớn , đánh liều dành thắng trong bại v.v... Có giá trị thực dụng tương đối cao , trong chiến đấu thực sự thì yêu cầu : "Thân phải lắc lư , bộ phải chuyển , hai tay chợt né né vươn mà đánh , bước vòng vèo bước (bộ) hợp thân, dùng chỉ (ngón tay) thọc hầu (cổ họng) nhanh mà chuẩn , hai rồng vờn ngọc chưởng cắm sườn , tay chợt mổ vào chợt đánh đỉnh , chân nhón điểm , vuốt hổ tiến , tiến nhanh ứng chậm , khéo mềm vườn . Phát kình hét lên tiếng trợ thế , lấy khí thúc kình , lấy mắt chuyển thần"
    Xà quyền có các bài múa chủ yếu là : Rắn thần luyện trăng (Xà thần luyện nguyệt) , Rắn vàng từ đất nhô lên (kim xà lục khởi) , Rắn quật động trời (xà phiên thiên chân) , Rắn trắng phun bọt (bạch xà phẫn mạt) , Rắn lăng lướt sương (xà đằng tẩu lộ) , Rắn sừng quẫy đuôi (giác xà ứng vĩ) .v.v... đều do các động tác hình tượng hoá tổ hợp thành . Về khí giới thì có xà hành đao , xà hành kiếm .v.v...
    (trích Võ Thuật Thần Kỳ)

    Lonelymanus
  3. vuhongthai

    vuhongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    [Tuy nhiên, tôi tham khảo vài Xà hình ở Hà nội, thì không có đủ uy lực cần thiết, có thể là người ta không chú trọng đến Xà hình là một trong nhiều hình chăng, họăc là người biểu diễn không phải là cao thủ.
    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?
    [/quote]
    Đung' đấy..Tại bác chưa gặp cao thủ thôi...
    Vũ Hồng Thái
  4. uyenk2

    uyenk2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Tưởng bác Hiếu nhà mình ghét mấy môn Nhu lắm, hoá ra bây giờ cũng chú ý tới cái món uốn éo à ?
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Không biết bác syhieu tham khảo xà hình ở người nào ? Hôm nọ xem xà quyền do một võ sư của Học viện võ thuật Bắc Kinh , hay cực , mạnh mẽ phết , hôm đấy cũng xem 1 võ sư ngoài Hn (còn rất trẻ) diễn vài đòn ... chưa cảm thấy vẻ đẹp thật sự

    Lonelymanus
  6. vuhongthai

    vuhongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Co' phải trong mục " câu chuyện thể thao " ko bác?
    Em thây' ông ấy chả có thần gì cả. Đánh cũng chẳng có gì đặc sắc. Nếu để xem thì cũng vui mắt , còn để chiến đấu thực sự thì đó ko phải là XA`QUYỀN.....
    Vũ Hồng Thái
  7. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    đúng là trong mục " câu chuyện thể thao " có đồng chí Bắc Hiệp NVL nói về xà, nhưng trình độ không cao lắm.
    Xem xà hình ở cao thủ mới thấy được cái hay của nó. Đâu phải chỉ có bàn tay ở kiểu xà là thành xà quyền. cao thủ XQ khi biểu diễn phải toát ra cái thần của bài quyền, tạo uy lực trong cả đòn nhu lẫn cương. Ngoài ra, xà hình còn được thể hiện trong binh khí ở võ ta....
    "Thiết Xà Thương" là một trong những bài võ sở trường mà Vua Quang Trung sử dụng rất nhuần nhuyễn trong những trận chiến với quân Thanh xâm lăng. ?oThiết Xà Thương? là biểu tượng cho con rắn dài chuyên để đánh những đòn xa và thấp bao gồm 4 mặt, gồm: 1) Ngồi trên lưng ngựa dùng thương để đâm, thọc, ngoáy; 2) Chống cán thương để nhảy từ lưng con ngựa đang cưỡi sang con ngựa khác; 3) Dùng cán thương để đập, vớt, xóc; 4) Dùng mũi cây thương tượng trưng cho đầu rắn nhắm vào yếu huyệt của đối phương như tim, yết hầu... hoặc đòn xa thì nhắm phóng. Ngoài ra, ?oThiết Xà Thương? được thực hiện với 45 động tác bao gồm 9 thế chính: 1) Ðâm xuống chân ngựa; 2) Ðâm lên yết hầu người; 3) Xỉa mũi thương vào huyệt Ðan điền giữa ngực đối phương; 4)Ðâm vào tim đối thủ; 5) Giả bộ bỏ chạy, quay đầu lại dùng thế hồi mã thương; 6) Ðảo người đâm vào huyệt Cữu Vĩ ngay chấn thủy; 7) Xoạc ngang xỉa vào huyệt Kỳ môn bên hông địch; 8) Ðâm vào huyệt Tàn khuyết (dưới lỗ tai) ; 9) Thế cuối cùng, đâm hạ bộ dứt điểm.
    "Bạch Xà Kiếm" biểu hiện cho những thế võ của loài rắn trắng được nữ tướng Bùi Thị Xuân (đời Vua Nguyễn Huệ) sử dụng rất điêu luyện và gây nhiều tiếng vang trong giới võ lâm. Thanh kiếm tượng trưng cho sự nối dài cánh tay để sử dụng với những đối thủ đối diện tầm xa. Sở trường của ?oBạch Xà Kiếm? dùng để tấn công những đòn xa như đâm, phóng, thọc, ngoáy, đảo, lộn, bổ, xóc, lao, lách, cương, nhu và tấn thoái. Những thế võ trên chủ yếu nhắm vào các yếu huyệt của đối phương rất hiểm độc, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng như loài rắn khi tấn công các loài thú khác. ?oBạch Xà Kiếm? bao gồm 40 động tác với 6 thế chém dứt điểm được biểu diễn kéo dài khoảng 1 phút.
    Theo Lao Ðộng
    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?
  8. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    bạn hiền nào có tài liệu về xà quyền như sách, VCD... làm ơn chỉ giúp!!!
    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?
  9. WCWHT

    WCWHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Thay vì đọc sách sao bác ko hỏi luôn thày của bác , rồi xem ông ấy biểu diễn luôn hoặc ông ấy giới thiẹu bác tới ai đo. Bác có bát được bài đó hay ko thì còn tuy vào khả năng của bác , của người biểu diễn và tính nhiệt tình , tận tâm của người biểu diễn..Chứ vừa biểu diễn vừa dấu thì hỏng bét....
    Thieuhoa
  10. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    nếu mà được thế thì quá tốt, nhưng tìm cao thủ về Xà khó quá, hỏi mãi rồi mà không có. Ngày trước có lần xem cao đồ của Bình định gia biểu diễn xà quyền, nhưng chỉ thấy uốn éo về hình một chút chứ kô thấy chút uy lực nào...hơi thất vọng.
    Làm sao? Như thế nào? Làm sao?

Chia sẻ trang này