1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xác định hành vi của tổ chức khi xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi cahoidusud, 01/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cahoidusud

    cahoidusud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    xác định hành vi của tổ chức khi xử lý vi phạm hành chính

    Pháp lẹnh xử lý vi phạm hành chính 2002 có xác định ngoài cá nhân, tổ chức cũng thuộc đối tượng bị xử phạt hành chính (điều 6 Pháp lệnh). Tuy nhiên, những hành vi nào được xem là hành vi của tổ chức để xác định hành vi vi phạm chưa được xác định rõ. Có phải là hành vi của người đứng đầu, người đại diện của tỏ chức (hay cả hành vi của nhân viên phát sinh trong quá trình thực hiện theo chỉ đạo của tổ chữc, lọai trừ trường hợp thực hiện vì ý chí cá nhân).

    Trong trường hợp tổ chức không trực tiếp thực hiện hành vi, mà tạo điều kiện, tổ chức các điều kiện để cá nhân thực hiện hành vi vi pham phải bị xử phạt hành chính. Trường hợp này tổ chức có bị xử phạt hành chính cùng với cá nhân không? (tương tự nguyên tắc đồng phạm trong luật hình sự)

    Các chuyên gia về luật pháp, xin hãy giúp đỡ để tôi có thể hiểu được cụ thể quy định này. Xin trân trọng cám ơn.
  2. cahoidusud

    cahoidusud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ vấn đề này quá khó nên chẳng chuyên gia nào có ý kiến. Buồn 5 phút
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn, mình trả lời cho bạn theo cái mình học cho nên nếu có thể bạn cũng cần phải xem cái nào là áp dụng cho bạn được cái nào là không thể áp dụng. Theo mình nghĩ nguyên tắc luật pháp sẽ là giống nhau. Tiếp theo bài của em ViThanh mình thật sự không biết bạn nói vi phạm hành chính có nghĩa rõ ràng là gì đâu nên assume là bạn đang nói về luật hành chính.
    (i) Trong luật hành chính mình học không có phân chia theo kiểu cá nhân và tổ chức. Luật hành chính là, ngoài những yếu tố khác (inter alia), control power của hành pháp là bảo đảm rằng hành pháp chỉ thực thi đúng quyền cho phép của luật pháp mà không đi hơn (ultra vires). Họ không quan tâm cá nhân hay tổ chức vi phạm quyền mà họ quan tâm là người được uỷ quyền theo luật cho phép (repository of power) có abuse quyền hay không.
    (ii) chuyện bạn hỏi không có phải như đồng phạm của luật hình sự nghĩa là hai người cùng chịu trách nhiệm pháp lý. Trong luật hành chính, nếu bạn vi phạm quyền, quyết định của bạn (decision maker) phải là vô hiệu. Khi bạn hỏi nếu người được uỷ quyền trong luật (repository) kêu người khác làm thì tính sao đây? Phán quyết cho cả hai hay chỉ cho repository? Theo mình biết là trách nhiệm thuộc về "tổ chức" mà bạn nói chứ không phải người được uỷ quyền tiếp theo sau đó.
    Nếu bạn có thắc mắc gì hoặc không hiểu thì hỏi mình biết điểm nào có thể giúp cho bạn thì mình sẽ trả lời.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:31 ngày 08/08/2007
  4. cahoidusud

    cahoidusud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn analyst vì đă nhiệt tình giải đáp. Tuy nhiên, vấn đề cahoi hỏi tập trung vào cơ chế quy kết trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể là pháp nhân.
    Nguyên tắc pháp luật ở từng quốc gia được xác định bởi điều kiện KT-CT-XH va truyền thống pháp luật từng quốc gia đó. Nên nó có thể sẽ khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
    Cahoi đă giới hạn phạm vi đề cập là trách nhiệm hành chính (administrative responsibility - responsabilité administrative mà một số nước còn gọi là responsabilité quasi-pénale) phát sinh khi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội.
    Một số quốc gia không tồn tại lọai trách nhiệm pháp lý này mà chỉ có trách nhiệm hình sự thôi.
    Trở lại với câu hỏi, cahoi đã giới hạn nó trong phạm vi quy định của Pháp lệnh xủ lý vi phạm hành chính năm 2002. Nếu có điều kiện bạn có thể nghiên cứu thêm vì vấn đề này khá thú vị và hiện tại chưa được nghiên cứu kỹ trứoc khi áp dụng.
  5. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung thêm cùng anh analyst, chủ yếu trong giới hạn về ngành luật hành chính VN nhé.
    @cahoi:
    mấy cái vàng vàng trên nghĩa là, bạn đã có sự nhầm lẫn, hoặc chưa rõ ràng khi gắn cái gọi là pháp nhân (mà ý ban đầu bạn dùng từ Tổ chức)vào trong phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính nói chung.
    Đề nghị nghiên cứu lại Chắc lại đang là sinh viên của một số thầy giáo tre trẻ đây
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Pna đã đề cập đến chuyện "hiểu sai" về luật hành chính này lần thứ hai rồi nghĩa là cái chuyện này phải có vấn đề. Nếu bạn là một sinh viên được học ra mà bạn hiểu sai như vậy có lẽ bạn cũng không nên buồn nếu bạn biết chắc chắn rằng không phải là do lỗi bạn "học xong trả hết lại cho thầy" mà là lo lỗi được giáo dục. Như mình đã nói với bạn Cahoi, khi mình học LHC, mình được dạy chỉ quan tâm đến quyết định đó có đúng thẩm quyền hay không (ultra vires). Nếu đúng thì quyết định có hiệu lực nếu không thì người ra quyết định decision maker phải xem lại và làm đúng theo thẩm quyền đã được cho phép trong luật. Họ không quan tâm đến "xử phạt hành chính" người ra quyết định. Nếu người bị ảnh hưởng bởi quyết định đó mà bị thiệt hại thì decision maker phải bồi thường cho họ nhưng đa số là vô hiệu hoá quyết định đã ra và người dân bình thường không cần phải làm theo quyết định đó nữa.
    Nếu về câu hỏi của bạn thì theo mình nghĩ họ sẽ không bắt người được uỷ quyền của "tổ chức" để "xử phạt hành chính" (theo lời bạn nói) mà "tổ chức" đó phải chịu trách nhiệm theo nguyên tắc principal - agent relationship.
  7. cahoidusud

    cahoidusud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn
    Cám ơn về sự nhiệt tình của bạn nhưng có lẽ cho phép tôi được giải thích cho bạn rõ hơn. Khái niệm pháp nhân có nội hàm nhỏ hơn khái niệm tổ chức, bởi lẽ không phải tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân nhưng ngược lại pháp nhân phải là một tổ chức.
    Việc tôi sử dụng khái niệm pháp nhân ở lần thứ hai thay cho tổ chức nhằm mục đích đơn giản hoá khi so sánh với pháp luật các nước, bởi lẽ khái niệm vệ một chủ thể pháp lý (ngoài cá nhân và pháp nhân) còn "tương đối" xa lạ với pháp luật các nước. Thậm chí ngay cả trong pháp luật Việt nam, để xác định địa vị pháp lý của các tổ chức không phải là pháp nhân cũng không phải đơn giản. Bạn có thể đối chiếu với quy định BLDS để hiểu thêm vấn đề này.
    Có lẽ trước khi phê phán vấn đề gì, bạn nên nghiên cứu kỹ hơn vấn đề đó. Chủ quan thường dẫn đến sai lầm.
    To : Analyzt
    cám ơn bạn về thông tin bổ sung nhưng theo luât việt nam, trách nhiệm hành chính còn được hiểu là trách nhiệm của cá nhân và tổ chức về hành vi vi phạm của họ đối với các quy định của pháp luật. Ví dụ : không tuân thủ quy định về an tòan giao thông đường bộ, vi phạm các quy định về tuyển dụng và sử dụng lao động. ..nhưng chua đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự..Đây là vấn đề mình quan tâm
    Ở đây mình chưa đề cập đến trách nhiệm của người ban hành các quyết định hành chính trái pháp luật.
  8. cahoidusud

    cahoidusud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung với pna : nếu pna đã từng học tại Pháp, chắc cũng hiểu khái niệm về TNHC (responsabilité administrative) trong luat canh tranh (droit de la concurence) va luat ve TTTC (droit des marchés financiers) áp dụng đối với cá nhân (personne physique) và pháp nhân (personne morale) bởi co quan AMF (Autorité des marchés financiers) rồi chứ.
  9. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Vừa login thì đọc được bài của bạn.
    Xin trả lời bạn thế này:
    Vấn đề không phải PNA đi phân tích/định nghĩa cùng bạn thế nào là Tổ chức, thế nào là Pháp nhân.
    Cũng nhân tiện xin nói luôn, ngay cả cách định nghĩa "Pháp nhân" một cách chính thống trong luật hiên hành (không chỉ có riêng bộ luật dân sự đâu bạn ạ)cũng đã không được phù hợp với cái gọi là "thông lệ quốc tế" lắm. Nếu cần, tớ sẽ nói sâu hơn với bạn về vấn đề này.
    Tiếp: Xin lỗi vì tớ đã hiểu nhầm ý bạn hỏi, nên phải sửa lại bài viết này.
    Được pna sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 09/08/2007
  10. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù đã nói lời xin lỗi cahoi trên kia rồi, nhưng thú thật là đi ăn cơm trưa mà mình vẫn thấy băn khoăn, nghỉ trưa xong đọc lại câu hỏi của bạn mới thấy mình đã hiểu lầm ý bạn hỏi.
    Quả thật vì đọc lướt qua, lại mải mê với những suy nghĩ về nền hành chính xin cho với nền hành chính phục vụ, mà đã hiểu đơn nhất tổ chức với chỉ các cơ quan hành chính nhà nước/và các đồng chí nhân danh nhà nước thực thi công quyền, mà bỏ qua những chủ thể khác - hiểu ở nghĩa là đối tượng có thể chịu trách nhiệm hành chính theo luật định - mà đây mới đúng là ý của bạn hỏi - về pháp nhân;
    Rất xin lỗi vì đã nhận xét hơi "hồ đồ" về bạn. Tặng bạn 5* nhé.
    Tóm lại, nếu là câu hỏi kiểm tra, thì PNA đã nhận điểm 0 vì hiểu sai đề bài ; trước đây, cũng đã một lần mình "ngớ ngẩn" khi đang trao đổi với anh bạn giáo viên ở khoa luật thì anh ấy hỏi mình, có biết cơ quan nào lập danh sách cử tri không? Mình ngẫm nghĩ một lúc và chịu không nhớ
    Được pna sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 09/08/2007

Chia sẻ trang này