1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xài xe công thì xử, còn lạm dụng báo... công thì sao?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi cuc_ky_cu_chuoi, 19/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuc_ky_cu_chuoi

    cuc_ky_cu_chuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Xài xe công thì xử, còn lạm dụng báo... công thì sao?

    Xài xe công thì xử, còn lạm dụng báo... công thì sao?
    Nhân chuyện đ/c Hữu Ước tức giận vì cô PV V.Hoài nào đó của tờ Tuổi Trẻ dám viết bài phê bình vở kịch "không ra gì" của ông ấy (lâu nay ổng quen nghe mọi người xung quanh khen nức khen nở rồi.),
    lại cô PV yếu ớt, nhỏ bé...

    Đây, đưa cho mọi người xem:

    Thứ Hai, 16/01/2006, 05:07 (GMT+7)
    Đường dây chạy quota lên kịch
    TT - Tiếng chuông vừa mới qua giai đoạn tổng dượt để chuẩn bị ra mắt vào dịp tết (tên ban đầu của kịch là Tiếng chuông chùa, nhưng sau đó được cắt bớt phần cuối để thành tiếng chuông cảnh tỉnh).
    Từ một vụ án gây xôn xao dư luận hồi năm ngoái và hiện vẫn còn nguyên tính thời sự: những cuộc ăn chơi của ?othiếu gia? Mai Thanh Hải và đường dây chạy quota mà mấu chốt là nguyên thứ trưởng Mai Văn Dâu, tác giả Hữu Ước đã ?ochuyển báo thành kịch? để cho ra đời Tiếng chuông.
    Với thời lượng ngắn (khoảng 90 phút), sân khấu bài trí rất đơn giản, vở kịch có được ưu điểm là gọn gàng và năng động nếu đi lưu diễn. Hai diễn viên chính là Đức Khuê (ông Trần Cảnh - vai giám đốc sở thương mại) và Anh Tú (ông Đức - giám đốc sở công an) diễn xuất rất có nghề, làm chủ sân khấu và cố gắng diễn ngay cả ở những chỗ mà kịch bản không dành cho họ một chút đất diễn nào đã khiến sân khấu có được mươi phút thật sự là sân khấu kịch (cảnh ông Đức và ông Cảnh đối thoại trước khi ông Đức quyết định cho ban chuyên án của mình vào cuộc).
    Ngoài ra, khán giả thật sự tiếc cho Tiếng chuông, đạo diễn dày dạn kinh nghiệm Xuân Huyền đã không tìm ra được mảnh đất nào dù nhỏ hẹp để xoay xở và thi thố tài năng.
    Hai tuyến chủ đề song song của vở kịch (nếu như nó thật sự có chủ đề) - cuộc đấu tranh của cái thiện chống lại cái ác (đại diện là ông Đức với cha con ông Cảnh), cuộc đấu tranh trong mỗi gia đình, mỗi con người để dung hòa được các quan hệ xã hội và để tìm được niềm vui sống đích thực của mình (mâu thuẫn giữa vợ chồng ông Đức về việc ông làm công an, còn bà chỉ muốn vào chùa để tụng kinh gõ mõ cầu nguyện cho những ?oviệc ác? mà ông đã làm ở cõi này) - đã không được tác giả đào xới và giải quyết rốt ráo như nó đáng được thế.
    Khơi gợi ra các vấn đề xã hội rất rộng lớn, chỉ bằng vài câu thoại, rồi bỏ lửng và kết vội vàng hình như không chỉ là ?obệnh? riêng của Tiếng chuông mà còn là hiện tượng lặp đi lặp lại của rất nhiều vở diễn trên sân khấu kịch Hà Nội gần đây.
    Thêm một ?ođiểm trừ? nữa cho Tiếng chuông: khoảng cách quá xa về trình độ diễn xuất giữa Anh Tú, Đức Khuê và các diễn viên trẻ. Một lý do để bào chữa cho diễn viên: lời thoại chưa hấp dẫn, thậm chí hơi sáo và... nhạt. Có thể so sánh ngay ở một diễn viên: cũng Quách Thu Phương ấy, mới vài tháng trước vào vai Kiều Loan sao mà quyến rũ, còn bây giờ căng cứng, gượng gạo và nhạt nhẽo với vai á hậu Quỳnh Nga
    Tuy nhiên, vẫn còn hi vọng: vở diễn chưa ra mắt chính thức, các nghệ sĩ nổi tiếng mát tay của Nhà hát Tuổi Trẻ còn có dịp để trau chuốt, chỉnh sửa, nhất là đạo diễn gạo cội Xuân Huyền. Nếu họ làm được điều đó, Tiếng chuông sẽ đi xa hơn một vở diễn chạy theo thời sự thông thường.
    V.HOÀI

    Còn đây là "phản đòn" của Hữu Ước trên tờ CAND:

    Xung quanh bài viết về vở kịch "Tiếng chuông? trên báo Tuổi trẻ
    6:32, 18/01/2006

    Trên trang 12 Báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/1/2006 đăng bài ?oĐường dây chạy quota lên kịch? của tác giả V. Hoài về vở kịch ?oTiếng chuông? (tác giả kịch bản: nhà văn Hữu Ước, đạo diễn: NSƯT Xuân Huyền) do Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn. Đây là một bài báo thiếu trung thực, với lối viết mang tính áp đặt, thiếu tính xây dựng. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã tới gặp một số văn nghệ sĩ đã xem vở diễn ?oTiếng chuông? để tìm hiểu ý kiến của họ về những nhận định ác ý đã được nêu ra trong bài báo trên.

    Nhà biên kịch Sỹ Hanh:
    Khen chê là việc của thiên hạ, nhưng nói như bài báo trên tờ Tuổi trẻ là vô lối, không thể chấp nhận được. Tôi vốn là người nệ cổ nên hơn 20 năm làm biên kịch, cứ trước khi đọc tác phẩm nào đều phải tắm rửa sạch sẽ, thắp hương rồi mới đọc. Đó vừa là tâm linh, vừa là tôn trọng người sáng tạo. Mà để hiểu được tác phẩm nghệ thuật một cách sâu sắc phải đọc rất nhiều. Còn giờ đây, lắm khi các bạn trẻ vừa xem kịch, vừa nhai kẹo cao su hay cắn hạt dưa, vừa tán thì làm sao hiểu được cái đẹp, cái hay của một vở kịch.
    Với kịch bản "Tiếng chuông", tôi cũng đọc một cách cẩn trọng. Đây quả là một vở diễn sạch sẽ, nghiêm túc, không ồn ào và có tầm văn hóa. Đặc biệt, tính triết học sâu sắc. Kinh nhà Phật dạy: Muốn tránh "đời là bể khổ", phải diệt tham-sân-si. Từ ba nhân vật chính: Lê Đức, Trần Cảnh và bà vợ Lê Đức, đến các nhân vật "xúc tác" đều là minh chứng cho điều này. Trần Cảnh vì tham mà khổ; Trần Hoạt, Quỳnh Nga cũng vì si mà khổ? Riêng Lê Đức biết đứng ngoài sự tham-sân-si nên mới tránh được nỗi khổ của đời.
    Với việc ca ngợi con người sống tử tế, vở diễn đã vượt lên khỏi tính thời sự, vượt lên khỏi cả sự ca ngợi người Công an, mà đi sâu vào tâm linh con người, đưa ra những vấn đề thời đại. Kết thúc vở kịch, sau bao chạy chọt, giằng xé, đấu tranh, Trần Cảnh đã hiểu được "nếu tất cả đều vì tình riêng thì đất nước này sẽ đi đến đâu" để mà sám hối. Đây là sự cao cả của văn học nghệ thuật, mà nếu không có nó thì vứt! Nhà văn muốn viết sao thì viết, nhưng phải có tính công dân tốt và "Tiếng chuông" đã có điều đó.
    Là người giàu kinh nghiệm, NSƯT Xuân Huyền đã cùng NSƯT Anh Tú đạo diễn "Tiếng chuông" khá vững vàng. Xuân Huyền có nhiều "miếng" hay đột xuất trong vở này. Đó là cảnh Trần Cảnh tìm lối thoát, nhưng đã bị những cánh tay của các chiến sĩ Công an đan xen nhau cùng chặn lại. Hay ở "miếng" cuối đầy sáng tạo với tiếng chuông chùa rền vang, gây ấn tượng bằng lối diễn biểu tượng của các diễn viên chứ không cần cụ thể, đã tạo được một cái kết rất hay. Một số cảnh không cần lời thoại nhưng hiệu quả lại cao. Các vấn đề xã hội mà tác giả đặt ra đã được giải quyết tốt, nhưng theo cách của nghệ thuật là chỉ gợi ra, còn ước muốn thì vô cùng.
    Với tài năng của mình, các diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ đã nói được điều tác giả định nói bằng khả năng diễn xuất không mấy chênh nhau. Ở "Tiếng chuông", các diễn viên diễn theo lối biểu thức, chứ không phải diễn theo lối sinh hoạt mà nhiều người quen xem, vì thế, ngoài sự rung động của trái tim, ít nhất cũng đòi hỏi ở khán giả một tầm tri thức nhất định. NSƯT Anh Tú, Đức Khuê, Xuân Tùng vẫn là những diễn viên "sừng sỏ" của Nhà hát.

    NSƯT Xuân Huyền:
    Nói như V. Hoài chứng tỏ đó là người không hiểu gì về sân khấu và văn học. Mà hình như nhà báo này không xem kịch đã viết nên ?ophán? cái gì cũng trật. Thêm vào đó là lại là một thái độ kẻ cả đến mức hợm hĩnh và độc ác. ?oTiếng chuông" là một vở diễn cực kỳ nhân văn khi đã nói được sự phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, khi trong chiến hào xen lẫn ta và địch và nỗi đau là không phải của riêng ai. Có lẽ phải là một người trong cuộc như tác giả mới viết được thành công về chủ đề như thế. Đây không phải là một vở diễn về luật pháp, mà là về con người, bởi văn học là nhân học, sân khấu cũng là bộ môn nghệ thuật nói về con người.
    Việc xử lý vụ án đường dây chạy quota đã có các cơ quan pháp luật đảm nhiệm, còn ở "Tiếng chuông", tác giả và đạo diễn chỉ khai thác những biến động tâm lý, suy nghĩ, tình cảm của những người trong cuộc trước những tình huống xung đột, gay cấn xuất hiện. Các tình tiết vở diễn không lắt léo, lời thoại rất đời thường chứ không văn chương sáo rỗng, bởi nếu làm mượt mà là hỏng, do không lột tả được bản chất của sự việc như nó có. Chúng tôi tránh xây dựng vở diễn theo kiểu vụ án với những tình tiết ly kỳ, mà đi sâu vào tâm lý các nhân vật. Người chiến sĩ Công an ở đây không phải là người sắt đá nên có lúc phải chịu những xung đột cá nhân, những dằn vặt trong tâm trạng? Nhưng cuối cùng, họ đã đặt cái chung lên trên cái riêng để xử lý các mối quan hệ.
    Khi sự việc tiêu cực xảy ra, vì người phạm tội là nhân vật có chức, có quyền, lại là chỗ bạn bè thân thiết nên tình huống kịch càng trở nên gay gắt và đau lòng hơn. Đúng, người cán bộ Công an "có quyền bắt thì bắt, tha thì tha", nhưng họ không lạm dụng quyền lực được giao và đã tìm ra được cách xử lý đúng luật pháp, đúng lương tâm. Và vì thế, chúng ta càng thấy rõ hơn sự cao cả, sự hy sinh ngay cả trong tình cảm của những người Công an chân chính.
    Theo tôi, vở diễn "Tiếng chuông" là một thành công mới của tập thể những người văn nghệ sĩ đã góp tay vào công trình nghệ thuật này. Đấy là ý kiến của người làm nghề chứ không phải vì mình làm mà mình tự khen mình đâu. Tôi tin rằng, những khán giả chân chính cũng sẽ cảm nhận như tôi khi xem kịch. Tôi rất mong ông TBT và Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ hãy đọc kịch bản và xem vở diễn để thấy được phóng viên của mình có phải là ngòi bút trung thực hay không.

    Nhà thơ Phạm Tiến Duật:
    Tôi đọc bài báo của V. Hoài mà không thể không bày tỏ sự công phẫn với những điều đã được nêu ra trong bài báo. Rõ ràng là V. Hoài đã cố tình bóp méo mọi sự với một thái độ bới lông tìm vết, không có cũng cố ép người ta phải có ?ovết? cho bằng được.
    Tôi còn nhớ, trước đây, cũng trên báo Tuổi trẻ đã có một số bài viết đầy ác ý về một vở diễn thành công khác của nhà văn Hữu Ước là vở ?oNgười đàn bà uống rượu?. Hãy tin tôi, tôi là một cựu chiến binh ở Trường Sơn, khi xem ?oNgười đàn bà uống rượu?, tôi đã xúc động đến mức không cầm được nước mắt. Thế mà bài báo trên tờ Tuổi trẻ lại nói toàn điều ngược lại. Tôi thực sự khó hiểu đối với phóng viên Hoài Hương và phóng viên V. Hoài của Báo Tuổi trẻ. Họ có văn hóa và hiểu gì về kịch không nhỉ?
    Thực sự ?oTiếng chuông?, theo tôi, là một vở diễn tốt, dám áp sát vào thực tế với những gợi mở nhân văn. Khi xem vở kịch này trên sàn diễn của Nhà hát Tuổi trẻ, điều đầu tiên tôi cảm nhận được chính là cái triết lý nhân sinh "sống gửi, thác về", những sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người là chuyện nhỏ, còn chuyện "thác về" mới là chuyện lớn, đã từng thấm nhuần trong nhiều tác phẩm của Hữu Ước.
    Riêng vở "Tiếng chuông" đã bộc lộ rõ cái vốn tích lũy, trải nghiệm của nhà văn từ vùng quê Hưng Yên, những vất vả đời thường từ lúc anh vào chiến trường đến những va chạm hàng ngày, kể cả những hoạn nạn không đáng có đã rơi vào anh và cũng chứng tỏ anh đã đọc và xem rất nhiều kịch của các tác gia trong nước và thế giới. Những mâu thuẫn, xung đột nêu lên không chỉ diễn ra với những người chiến sĩ Công an, mà còn diễn ra ở chính trong tâm hồn mỗi người. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác chính là cuộc đấu tranh của việc "làm người".
    "Tiếng chuông" đã khai thác đúng những trăn trở lớn của bất kỳ một cán bộ, chiến sĩ Công an nào. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy là không trọn vẹn, việc người vợ muốn tìm đến cửa thiền đã nâng vở kịch lên một tầm cao mới. Tiếng chuông vào cõi hư vô là một đối ảnh với thực tại, hay nói khác đi là cái đẹp của đời sống hiện tại được soi vào cái đẹp vĩnh cửu. Điều này đã làm cho vở diễn không chỉ dừng lại ở vụ việc, không dừng lại ở việc khắc họa hình tượng người chiến sĩ CAND, mà đã vươn lên bao quát cái đẹp của cõi làm người.
    Tôi nghĩ rằng, điều hấp dẫn lớn nhất với khán giả là vở kịch đã giải quyết mâu thuẫn kịch theo hệ thống mở, nghĩa là Hữu Ước dành việc kết luận cho mỗi người xem. "Tiếng chuông" đã thực sự đóng góp vào việc nâng cao cái thiện trong đời sống xã hội và nghệ thuật viết kịch của văn học nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

    PGS.TS sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái:
    Tôi đã xem bài báo trên tờ Tuổi trẻ. Thực là khủng khiếp! Không thể nói cho sướng miệng, trịnh thượng một cách vô lối như tác giả V. Hoài. Có cảm giác như nhà báo này chẳng hiểu mô tê gì về nghệ thuật sân khấu cả. Lê Hùng từng có lần đã phải thốt lên lời kêu gọi: Các nhà báo ơi, hãy đọc kịch bản văn học đi rồi mới bình phẩm về vở diễn. Thực đáng tiếc là một tờ báo như Tuổi trẻ lại đăng một bài báo thiếu tính chuyên nghiệp và độc địa như thế.
    Tôi may mắn được xem vở kịch này do hai kíp diễn khác nhau biểu diễn, kíp thứ nhất do đạo diễn Thu Phương với đội kịch của Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Tp.HCM biểu diễn và lần này do đạo diễn NSƯT Xuân Huyền dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ. Theo tôi, hình thức chuyển tải thông điệp của kịch trực tiếp nhất; thêm nữa, "Tiếng chuông" lại chạm đến một vấn đề nóng, bức xúc mà cả xã hội đang quan tâm là nạn tham nhũng, trong đó có những vấn đề lớn cần phải giải quyết: quan hệ giữa tình và lý. "Tiếng chuông" có tình yêu, tình cha con, chồng vợ, bạn hữu, đồng nghiệp và cả tình thông gia, thì ắt nó sẽ đối thoại được với người xem.
    Trước đây, tôi đã có lần trao đổi, giúp diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ nhận thức về lý thuyết biểu diễn tâm lý nhân vật trên cơ sở nguyên lý âm dương của phương Đông và họ đã rất thành công khi dàn dựng vở Macbeth. Tôi rất bất ngờ khi gặp lại lối diễn đó ở "Tiếng chuông". Một số nghệ sỹ như Anh Tú, Đức Khuê đã biết thả những khoảng lặng, ngưng lại để người xem suy ngẫm, để rồi lại dồn những kìm nén, để chất chứa xung đột. Anh Tú cũng có thể đi lại rất nhiều, vung tay rất nhiều nhưng tất cả những điều đó đã được tiết chế động tác một cách hợp lý, tránh những chi tiết thừa.
    NSƯT Xuân Huyền đã tạo ra những mảng miếng rất chặt, kết cấu mạch lạc, nhanh mà không bị rối, không lạm dụng cách xử lý trò "quăng bắt" vốn đang phổ biến trên sân khấu. Công bằng mà nói, kịch bản "Tiếng chuông" có thể được dàn dựng theo những yếu tố của kịch thị trường nhưng đạo diễn Xuân Huyền đã làm một cách giản dị, nghiêm ngắn nhưng vẫn đầy hiệu quả. Khán giả xem kịch có thể thu nhận được nhiều điều để chiêm nghiệm, để nghĩ về chính đời mình, cảnh ngộ của mình? Tôi cảm nhận "Tiếng chuông" đang chuyển tải một thông điệp sâu xa cho tất cả chúng ta.

    ------------------
    Hê hê, người ta lên án việc sử dụng xe công đi chùa, đi chợ đường biên, còn sử dụng hẳn một tờ báo "công" - tờ báo của ngành công an - để "oánh" lại một nhà báo, một tờ báo, cho thấy đ/c Hữu Ước đã tự hạ thấp mình thế nào...
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Tối diễn vở kịch này, tớ cũng được chị VH rủ đi xem cùng, nhưng tính mình lười, lại không hứng thú với tác giả HƯ lắm nên chối, chỉ chở chị ấy đến Nhà hát TT rồi té luôn!: may cho mình, đỡ mất thì giờ ngồi xem 1 quả tác phẩm như vậy, chỉ khổ thân chị VH vừa mất tiền cho cuốc xe ôm cho chiều về, lại bị các ông bà trí thức kia "oánh" hội đồng như thế
    Còn về những ông bà kia (những người trước khi đọc kịch bản đã phải trai giới, tắm gội cả tuần rồi phải thắp hương trầm lên mới đọc được) thì bó tay - người Trung Quốc có câu "Có tiền thì bắt quỷ xay lúa cũng được", nữa là mấy vị như thế! Cho qua tiết mục này đi
  3. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Báo chí mà, cãi nhau trên báo nhiều như gì, ngay ở một cái xó nhỏ nhỏ này thôi đã cái nhau chí chết, ai cũng bảo thủ cho mình đúng. Vậy thì thế cũng phải thôi, thấp cổ bé họng mà động vào cây cao thì phải chịu. Nếu ai chê các đồng chí thế, các đồng chí là TBT thì có phủ cho nó hết đất không?
  4. cuc_ky_cu_chuoi

    cuc_ky_cu_chuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Công bằng mà nói thì đ/c Hữu Ước có một số mặt cũng được, nhất là đối với anh em đồng nghiệp. Nhưng ông ấy có hai cái tệ khiến ngay anh chị em trong cùng cơ quan thấy... không thể ngửi được. Thứ nhất là vụ "bố trao giải nhất cho con" - ông Ước trao giải nhất cuộc thi viết của báo ANTG cho con gái là Quý Phương (hồi bé Phương còn đang học PV Báo chí, còn bây giờ hình như bé đang làm ở NB&CL), dù bài viết của bé rất non, xào lại tư liệu của một nhà báo đàn anh khác và nhất là không phải "đỉnh" như bố bé nghĩ. Thứ hai là vụ của V.Hoài. Trong làng PV văn hóa văn nghệ ai chẳng biết V.Hoài, chị ấy cũng khá được đấy chứ. Viết về văn hóa khá tốt vì có một cái nền kiến thức sâu, hơn nữa những bài "chê" của V.Hoài đâu phải chỉ có một vở kịch của Hữu Ước, có điều những người bị ''chê" khác không nhảy dựng lên như ông Ước nhà mình, có người tôi biết còn trở nên thân thiết và cảm ơn V.Hoài. Đáng buồn nhất trong vụ này - theo chính anh chị em báo CAND, là thái độ của những người "a dua" theo ông Ước "vùi dập" một nữ PV trên mặt báo, trong đó có "anh cả" Hồng Thanh Quang - TKTS tờ CAND, các "đàn anh, đàn chị" PTD, M.Th... Ô hô, buồn thay, chẳng nhẽ họ đã "lụi" cả rồi sao...
  5. lovelycinderella

    lovelycinderella Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    5.309
    Đã được thích:
    0
    Em thì ko có hiểu biết gì, chỉ có vài nhời mong mọi ng chỉ giáo.
    Theo em vấn đề là dư luận thực sự về vở kịch này như thế nào ạ?
    Nếu như mà dư luận chê vở kịch đó thật, thì chị V.H chả có lỗi gì bởi vì chị ý có quyền fê bình 1tác fẩm nghệ thuật trên báo chí dưới góc độ 1nhà báo, và chị ý đã fê bình đúng. (MÀ em fải công nhận chị VH có nhìu bài fê bình sắc mà hay, đúng thật!)
    Nếu mừ dư luận khen, tức là vở kịch đó ko đến nỗi như chị VH nói thì có 2khả năng như sau: Hoặc là nhà báo wá kém cỏi, ko đủ nền kiến thức và cảm nhận sâu sắc để thẩm thấu cái hay, cái đẹp của vở kịch (giống em HSG văn mà ko thấy được vẻ đẹp của Văn tế nghĩa sỹ CG ý nhờ!). Trong 1số thể loại nhất định, nhà báo có quyền được trực tiếp bộc lộ chính kiến của mình trên báo, nhưng fải cố gắng làm sao để cái Tôi của mình tiệm cận cái Chúng ta của công chúng. Nếu ko làm được điều này, nhà báo thực sự wá kém cỏi và ko nên viết những dạng bài đó. Khả năng thứ 2 là PV này có khả năng, thấy vở kịch này hay nhưng vì lý do nào đó mà bẻ cong ngòi bút. Như vậy thì nhà báo ko có đạo đức nghề nghiệp---> hỏng nốt.
    Đấy là ý kiến của em vì em nghĩ mình cứ nhìn đa diện 1tẹo cho nó fair nhở!
    Nhưng mà cũng fải nói thêm là em tin chị VH. Wa nhìu bài báo của chị và đôi lần may mắn được tiếp xúc với chị, em thấy chị ý vừa giỏi, lại vừa cá tính, khiến cho ng ta thấy nể khi tiếp xúc. Vì thế, chắc ko có chuyện chị dùng báo chí để làm việc này nọ đâu ạ.
  6. andu

    andu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Mai Quyên
    Về một lối phê bình tụng ca và khoa trương
    Đọc xong bài báo ?oTrái tim vừa ngọt ngào, vừa đắng đót? (An ninh thế giới cuối tháng, số 52, tháng 11.2005) tôi thật sự ?okinh ngạc? (chữ dùng trong bài báo). ?oKinh ngạc? nhưng không ?ocảm động? như tác giả Hồng Thanh Quang. Trước nay, tôi cũng đã gặp nhan nhản những bài báo viết về giới ca sĩ, giới làm phim, những bài phê bình âm nhạc, hội họa, văn chương, điện ảnh? sặc mùi quảng cáo, nhưng tôi không ngờ lại gặp chính nó trong một tờ báo là ?oấn phẩm được ưa chuộng bởi sự trang trọng vào loại hàng đầu? (Hồng Thanh Quang trong bài báo trên). Ngay trong số nguyệt báo đó cũng có hai bài ?oVăn nghệ thời? tiếp thị? và ?oCăn bệnh bán trời không văn tự? nói khá hay và khá chuẩn về tật chứng thổi phồng và đánh bóng tên tuổi mình theo kiểu bán thuốc của ?oSơn Đông mãi võ?. Buồn thay, bài báo của Hồng Thanh Quang lại vô tình ?ochửi lại? những luận điểm ở hai bài báo nói trên, đặc biệt là khi Tổng thư ký tòa soạn lại viết bài ca tụng ông Tổng biên tập một cách rùm beng vô lối ngay trên tờ báo của họ!
    Tôi vốn quý trọng Hữu Ước sau khi được xem đôi ba vở kịch, bộ phim mà anh là tác giả kịch bản. Anh có sự nhạy bén, dũng cảm khi đi vào những vấn đề thời sự gai góc. Nhưng, những vở kịch đó có ?onhân văn và sâu sắc?, ?ocó xu hướng trở thành ngụ ngôn? (Hồng Thanh Quang) hay không thì nên để dư luận khán giả và quy luật thời gian thẩm định, sàng lọc (Hình như vở kịch ?oTiếng chuông chùa? in trong tập sách hiện nay đang được dàn dựng) Anh là một tác giả kịch xông xáo và thành đạt, hiện tại chỉ có thể khẳng định như vậy.
    Nhưng tôi thật sự bất bình và phản cảm khi đọc Hồng Thanh Quang bình về thơ Hữu Ước. Trước mấy đoạn thơ trích không hẳn là dở nhưng không có gì là đặc sắc (nếu như không muốn nói là xoàng xĩnh) người đọc có cảm tưởng Hồng Thanh Quang đã phải bở hơi tai vì nhiều lần ?okinh ngạc và cảm động?, rồi lại phải loay hoay giở mọi ngón nghề lăng xê ra để cố chứng minh cho người đọc tin rằng đó là những tuyệt phẩm của thi ca! Chả thế mà anh đã phải viện dẫn tới nào là nhà thần học cổ La Mã, nào là nhà thơ Pháp thế kỷ 18, nào là nhà triết học thế kỷ 19, rồi cả Nguyễn Du nữa - để giúp những câu thơ gầy còm mòn sáo của tác giả mà anh hâm mộ được ?ođứng trên vai những người khổng lồ?. Anh đã vận dụng rất nhiều những cụm từ khoa trương: ?ophập phồng cảm xúc nhân văn?, ?ođứng ở tầm cao cống hiến và khổ ải của kiếp nhân sinh?, ?oở thế thượng phong của nhận thức và rung cảm?, ?ophong độ hiệp sĩ?, ?ophẩm chất nhân văn?, ?orất có chất thiền?, ?okẻ sĩ Bắc Hà?? Và dùng tới mức ê hề những từ ngữ to tát: ?okhoan dung?, ?ominh triết?, ?ođắc đạo?, ?osứ mệnh?, ?okhải huyền?, ?otrí tuệ?, ?otrái tim?, ?otử tế?, ?olương tri?,?
    Từ ?otrái tim? được dùng tới 9 lần (trong đó của đáng tội hai lần nằm ở thơ trích ?oTrái tim đầy vết đạn thời gian?), từ ?otử tế? 3 lần, từ ?otrí tuệ? 2 lần. Phải chăng tác giả bài báo muốn lưu ý ngầm cho bạn đọc rằng: trí tuệ và nhân cách của người làm thơ mới là điều quan trọng, còn nghệ thuật có thể châm chước? Tôi đã chịu khó đọc đi đọc lại mấy đoạn thơ trích (theo Hồng Thanh Quang nói là có 11 bài thơ trong tập sách) với một sự hoang mang: có khi mình chẳng hiểu gì về thơ cả! Hay là có một tiêu chí riêng biệt về thơ của các bài thơ ngạch báo An ninh mà mình không thể tiếp cận nổi? Nhưng anh đã đưa ra cho công chúng cùng thưởng thức thẩm bình thì không thể cứ nói lấy là được, bất chấp chuẩn mực chung. Cái ý tưởng ?ota là ai?? thật sự chẳng mới mẻ gì trong văn học nghệ thuật thế giới cổ kim, hơn thế đây lại là một sự ?othuổng? lại câu thơ quen thuộc của Chế Lan Viên: ?oTa là ai? Như ngọn gió siêu hình/ Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt?. Từ một câu hỏi đầy sự suy nghiệm triết học, nhà thơ họ Chế đã khái quát thành một thái độ sống xa lạ và đáng phê phán của cả một thế hệ. Còn đằng này, sau 4 lần lặp lại ?ota là ai? với những dấu chấm hỏi đầy đe dọa nhốt trong ngoặc đơn, thi sĩ họ Hữu đã quy về một quan điểm khá thực dụng: ?olà đứa hay là thằng?(?), ?olà khôn hay là dại (?). Chưa nói về câu chữ không chuẩn (?ođứa? so sánh với ?othằng? khiến cho câu thơ trở nên ngây ngô vô nghĩa) người đọc cảm thấy trong đó hình như chứa đựng một thái độ trâng tráo, miệt thị, một sự đong đếm sòng phẳng đến lạnh người (mà có thể chính tác giả thơ cũng không nhận ra?) Vậy thế nào là ?okhôn, dại?? Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: ?oTa dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chỗ lao xao? - thì mặc nhiên ông đã cho khái niệm ?odại khôn? một nội dung xã hội in đậm triết lý nhân sinh của cá nhân ông. Còn khi Hữu Ước viết: ?oKhôn thì ai cũng khôn/ Dại thì ai cũng dại/ Âu cũng một kiếp người/ Ta vừa dại vừa khôn/ Lúc vừa khôn vừa dại/ Thì cũng vậy thôi?, ta không hiểu nội dung xã hội của cái ?odại khôn? đó là gì. Tác giả dại khờ hay quá khôn ngoan khi chẳng để lộ ra chút gì quan niệm của riêng mình về hai chứ ?odại khôn? từng khiến nhiều thế hệ người băn khoăn? Rốt cục, tác giả chỉ làm mệt người đọc về cái điều ai cũng biết (ai mà chẳng ?ovừa dại vừa khôn??) bằng một hình thức phải nói là tầm thường, thô kệch. Thật là ?ohết khôn rồi đến dại? khi chơi trò tung hứng chữ nghĩa! Nhưng nếu để trong sổ tay riêng thì chẳng sao cả. Đằng này chúng lại được Hồng Thanh Quang say sưa tung hứng tiếp: ?oBài thơ đã vang lên lần đầu?, ?ovừa khoan dung vừa minh triết?, ?obài thơ nghe thực đắng lòng?, ?otôi thích nhất và xót nhất cho câu thơ cuối của anh ?oTôi và tôi và tôi?, ?ovà anh đã đạt được sự khải huyền, chân lý bao giờ cũng đơn giản: ?oà, ra đời là thế/ Ta vừa nhận vừa cho? (Điều này thì một học sinh PTTH với nhận thức bình bình và với lối học vẹt thường thấy cũng có thể nói được khi trả lời cho xong chuyện một câu hỏi đại loại: Hạnh phúc và ý nghĩa của đời người là gì? Giáo viên sẽ hào hứng giải thích: Nhận là hưởng thụ, cho là cống hiến, v.v?)
    Vâng, gần hết bài báo là một sự tán tụng theo kiểu ?oquá lời nguyện hết thành hoàng thổ công? như thế! Nếu như không có bài viết ?otrống giong cờ mở? kia (xin lỗi, hình như chính tôi cũng bị nhiễm ?ophong cách? đó mất rồi) biết đâu tôi, và chắc nhiều bạn đọc khác cũng thế, sẽ bỏ tiền ra mua cuốn sách mang tên Thế sự đọc cho vui, nhưng đến nước này thì? xin kiếu vậy! Rõ là, ?oyêu nhau như thế bằng mười phụ nhau??
    Đọc xong toàn bộ bài báo trên, tôi còn được thu hoạch thêm một điều nữa: tác giả của nó là một người sính khoe chữ, thích phô trương hiểu biết, lại hay bộp chộp nôn nóng dạy đời những điều mà chính anh cũng chưa hiểu là gì: ?oSống có nghĩa là thêm một lần làm mới lại cõi đời này. Đó là sứ mệnh của mỗi người chúng ta?. Sợ chưa? Nhưng thế nào là làm mới lại? Làm mới lại cái gì của cõi đời này? (Chắc mọi cái đều là cũ và đáng vứt đi cả, hoặc đều đáng phải rơ-tút lại hết để cho tất cả sáng bóng lên như chiếc đèn đồng!) Thế nào là ?othêm một lần?? Ngoa ngôn, nói cho sướng tai sướng miệng khiến cho không ít độc giả phải hoang mang và tự nhủ: ?oSao mà ta dốt nát mù mờ đến thế?! Nhưng điều an ủi sau cùng của độc giả là: ừ, cái giọng văn phỉnh phờ chói lói màu sắc tụng cả kia chính là để dành cho loại thơ văn đó, chứ sao!
    © 2006 talawas

Chia sẻ trang này