1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xẩm Hà Nội

Chủ đề trong 'Những người bạn VESPA' bởi tuhaibajai, 23/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuhaibajai

    tuhaibajai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Xẩm Hà Nội

    Vào tháng 10 Tứ Hải Quán dự định tổ chức một đêm hát xẩm (Xẩm Hà Nội). Chúng tôi sẽ thông báo ngày chính thức sau.

    http://tuhai.com.vn/forums/​
  2. votkavotkhot175

    votkavotkhot175 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Quá hay bác Hải ơi,mong tin của bản quán.
  3. ongxabeo

    ongxabeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2007
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Thứ 6 ở Tứ Hải quán có hát quan họ. Và các nghệ sĩ đôi khi cũng giới thiệu và hát một đoạn ngắn các thể loại khác như cải lương, xẩm.
    Lần trước qua quán được nghe bài Bà chúa thượng ngàn cũng khá hay.
    Hy vọng bác sẽ tổ chức được một chương trình nhẹ nhàng, ấm cúng và có chất.
    Em xin phép post vài thông tin khái quát về xẩm để mọi người tiện tham khảo ạ :) (nguồn wikipedia)
    Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
    Truyền thuyết về nguồn gốc
    Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống.[1] Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông. Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008.
    Nhạc cụ
    Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thuỷ là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng.[2] Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.
    Phân loại và làn điệu
    Xẩm có hai làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào. "Hát xẩm chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát xẩm cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát xẩm cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và nhị."[3]. Ngoài ra xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,...hoặc ngâm thơ[4]. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của xẩm. Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác:
    * Tên bài xẩm nổi tiếng: xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...
    * Theo mục đích, nội dung bài xẩm: xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...
    * Theo môi trường biểu diễn: ngoài xẩm chợ và xẩm cô đầu (hay còn gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà trò, xẩm huê tình) sau này còn có một dòng xẩm của Hà Nội gọi là xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.
    Ca từ
    Ca từ của xẩm là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận; nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát xẩm: thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính...
    Hát xẩm ngày nay
    Từ khi ra đời cho đến giữa thế kỷ 20, hát xẩm được nhiều người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, chợ búa hay lang thang trên những nẻo đường... Họ tổ chức thành các phường hội để truyền nghề và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Vào cuối năm 1954 đầu 1955, để chống lại việc người dân miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Genève, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tập trung nhiều nhóm hát xẩm (gồm nhiều nghệ nhân xẩm của các vùng Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội...), cử người viết bài và đến các vùng duyên hải phía Bắc biểu diễn nhằm vận động nhân dân không di cư. [5] Sau đó, khi Hội Người mù được thành lập, những người hát xẩm được dạy nghề về thủ công và chuyển sang sống bằng nghề mới này nên xẩm dần vắng bóng. Hát xẩm hiện nay chỉ đôi khi xuất hiện trên sóng phát thanh, sân khấu như một tiết mục văn nghệ thuần túy do những diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn chứ hát xẩm không còn tồn tại với hình thái xã hội vốn có của nó. Gần đây, khi công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn dân ca được chú trọng, các nghệ nhân hát xẩm hiếm hoi còn lại như bà Hà Thị Cầu đã được tổ chức truyền lại cho thế hệ sau loại hình dân ca này. Sau mấy chục năm gián đoạn, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (22 tháng 2 âm lịch), lễ giổ tổ nghề hát xẩm cũng đã được phục hồi và tổ chức một cách trọng thể tại Quốc tử giám, Hà Nội.
    Những nghệ nhân, nhà nghiên cứu
    * Nghệ nhân hát xẩm: Vũ Đức Sắc (Hà Nội), Thân Đức Chinh (Bắc Giang), NSUT Hà Thị Cầu (Ninh Bình), Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), Minh Sen, Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)...
    * Nhà nghiên cứu: Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Khê, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, Thao Giang...
    Dấu ấn văn hoá
    * Thành ngữ: Lần như xẩm.
    * Ca dao:
    Tham giàu lấy chú biện tuần
    Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan
    Thà rằng lấy chú xẩm xoan
    Công nợ không có hát tràn cung mây.
    Tối trời bắt xẩm trông sao
    Xẩm thề có thấy ông nào, xẩm đui.
  4. minhhai1506

    minhhai1506 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    1.317
    Đã được thích:
    0
    em rất khoái cái bộ môn Xẩm , hồi bé đã đc nghe nhiều xẩm của dân tù tội xẩm đá đỏ , đá đen
    hy vọng sẽ đc nghe lại những bài xẩm ngày xưa ở quán anh Hải
  5. vespanhidong

    vespanhidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    Mời các bạn đến với đêm Xẩm Hà Nội tại Tứ Hải quán vào lúc 20h thứ tư 15/10/2008.
    ĐC: Ngõ 124, ngách 55 đường Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội. ĐT: 04.7199784​
  6. tuhaibajai

    tuhaibajai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0

    Ad min ơi tuhaibajai gửi bài sao lại thành vespa nhi đồng nhỉ?
  7. dvha

    dvha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Cần gì phải hỏi ác-min, nhà có mỗi cái máy, bác lại không chịu lốc-ao, thành vespanhidong là đúng rồi.
  8. vuonggia79

    vuonggia79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đã "chốt hạ" vào thứ 4 ngày 15 tháng 10 rùi! Mừng quá vì em lần đầu tiên được dự một đêm của tứ hải tổ chức.
    Cho em hỏi thêm câu này các bác ơi! Đêm hát Xẩm hình như bác chủ quán còn mời cả đoàn ảo thuật nữa không biết thông tin này có đúng không bác chủ quán ơi!
  9. tuhaibajai

    tuhaibajai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Không lốc ao thì còn nói chuyện gì, tuhaibajai gửi bài, đến lúc cảm ơn sự đóng góp của bạn thì lại thành vespanhidong, thế mới phải giống lên một tiếng chứ ông súng không dài.
    Được tuhaibajai sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 30/09/2008
  10. tuhaibajai

    tuhaibajai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Hôm đó sẽ có một vài tiết mục ảo thuật do anh em đóng góp, chứ thuê cả đoàn ảo thuật thì không thành được đêm Xẩm Hà Nội

Chia sẻ trang này