1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xây dựng Đà Nẵng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi kass, 06/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng từ lâu được xem là một tỉnh thành quan trọng của đất nước, tương tự như Hà Nội ở miền Bắc, thành phố Hồ Chí Minh ở miền Đông Nam Bộ và Cần Thơ ở miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, đến năm 1997, khi Chính phủ quyết định tách Đà Nẵng ra khỏi Quảng Nam thì thành phố này mới thực sự có được cơ hội để vươn lên tìm kiếm một hướng đi thích hợp cho sự giàu mạnh, tiến bộ và phát triển. Giờ đây, trước thềm thế kỷ 21, chúng ta thử nhìn lại một cách hệ thống hơn những thế mạnh và tiềm năng to lớn của vùng đất này, một vùng đất mà chẳng bao lâu nữa có thể giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập đất nước vào khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Quốc tế.
    Trước hết, về mặt địa lý, phải thừa nhận rằng Đà Nẵng đã được thiên nhiên ưu đãi một cách khá đặc biệt. Với diện tích hơn 15.942 km2, nằm ở trung độ cả nước, cách thủ đô Hà Nội 759 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 917 km, Đà Nẵng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam với đầy đủ các loại địa hình rừng núi (Hòa Bắc, Hòa Phú,...), trung du (Hòa Khương, Hòa Sơn,...), đồng bằng (các phường xã vùng ven) và hải đảo (Hoàng Sa). Sự phong phú về địa hình đã mang lại cho Đà Nẵng những nguồn tài nguyên vô giá. Huyện đảo Hoàng Sa với tổng diện tích 15.000 km2, gồm hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách Đà Nẵng 390 km đường biển, được dự báo là nơi có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn của thềm lục địa Việt Nam. Tuy hiện nay vẫn còn trong giai đoạn khảo sát, thăm dò, nhưng nếu một lúc nào đó, tình hình an ninh cho phép khai thác thì đây sẽ là một nguồn lợi lớn để làm giàu cho đất nước.Với một bờ biển chạy dài hàng chục kilômet, Đà Nẵng có một ngư trường lớn chứa đựng nhiều nguồn lợi hải sản dồi dào gồm đủ các loại cá quý như thu, ngừ... và các loại tôm, mực cao cấp phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, các loại cá cơm, cá nục...sinh sống trong các luồng nguyên liệu hải sản quý để chế biến ra một loại nước mắm đặc sắc không thua gì nước mắm Hà Tiên hay Phú Quốc. Trước mặt là biển Đông mênh mông luôn tiềm tàng nhiều nguồn lợi thủy sản, sau lưng Đà Nẵng là những dãy núi ăn thông vào những cánh rừng Trường Sơn trùng điệp với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Phía Tây Thành Phố, tính từ Bắc vào Nam có các ngọn Hải Vân, Cu Đê, Xuân Dương, Phò Nam, Giáo Lao, Bà Nà, Phước Tường, Nam Hổ, Tượng Võng, Phú Túc, Đồng Xanh,...Phía Đông có ngọn Sơn Trà và cụm Ngũ Hành Sơn. Các ngọn Hải Vân (1.172m), Bà Nà (1487m), Sơn Trà (693m)...là nơi tập trung hàng trăm loài động thực vật bậc cao. Riêng khu Bà Nà có hơn 540 loài thực vật thuộc 136 họ, trong đó có những loài quý như sến, mật gụ, lau, trầm hương...và 256 loài động vật, trong đó có các loài quý hiếm như trĩ sao, vượn má hung...Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà rộng 3.000 ha cũng có đến 289 loài thực vật quý như Cẩm Lai, Giáng Hương...và các loài động vật hiếm như voọc vá, gà mật đỏ, khỉ...Dãy Phước Tường kéo dài từ Tây Nam đến Tây Bắc gồm nhiều ngọn đồi cao trên dưới 280m là một mỏ đá lộ thiên cung cấp các loại đá cho ngành xây dựng. Cụm Non Nước là một mỏ đá hoa cương, cẩm thạch nhiều màu hiếm có, phục vụ trang trí nội thất, điêu khắc mỹ nghệ và trang sức được ưa chuộng ở cả trong và ngoài nước. Suối nước nóng Phước Nhơn ở Hòa Khương với nhiệt độ trung bình 450 nếu được khai thác tốt sẽ là một nguồn lợi lớn về kinh tế và du lịch.
    Với vị trí tự nhiên nằm ở tọa độ 108017''30'''' kinh tuyến Đông và 16017''30'''' vĩ tuyến Bắc, Đà Nẵng lại có thêm một lợi thế về thời tiết, khí hậu. Ở đây mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng, nhiệt độ trung bình 270 là một nhiệt độ tương đối dễ chịu ở một xứ nhiệt đới. Thời tiết chia 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng không quá khô hạn và mùa mưa thường không kéo dài, không có những đợt mưa dầm dề từ ngày này sang ngày khác làm cản trở giao thông, thương mại... như ở nhiều nơi khác. Dãy Sơn Trà án ngự mặt biển Đông, như một bức bình phong thiên nhiên giúp thành phố tránh được sức tàn phá nặng nề của những cơn bão lớn cũng là một thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm xây dựng những công trình kiến trúc quy mô trong thể kỷ tới.
    Một thế mạnh nổi bật khác của Đà Nẵng là hệ thống giao thông vận tải vô cùng thuận tiện với các loại đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không nằm ở ngay trung độ của đất nước và khu vực.
    Về đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.
    Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam. Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước ta, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
    Về đường sông, Đà Nẵng có các con sông Thủy Tú (dài 40km), Cẩm Lệ (dài 12km) bắt nguồn từ các dãy núi phía tây chảy xuống phía đông thành phố tạo ra một sự giao thương khá thuận lợi giữa đồng bằng và miền núi. Riêng sông Hàn (hợp lưu giữa sông Cẩm Lệ và một nhánh sông Thu Bồn) có độ sâu từ 4-5m, rộng trên dưới 1000m, có lưu lượng dòng chảy 3m3 /giây là một cảng sông lớn, có khả năng tiếp nhận các loại tàu buôn, tàu du lịch, có trọng tải 3000- 4000 tấn. Sông Hàn còn là đầu mối giao thông thủy, nối liền Đà Nẵng với các huyện đồng bằng, miền núi của tỉnh Quảng Nam.
    Về đường bộ, Đà Nẵng có quốc lộ 1 chạy theo rìa phía tây nối thông với tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là với Hà Nội (763km) và thành phố Hồ Chí Minh (936km). Đường 14 nối cảng sâu Đà Nẵng (còn gọi là cảng Tiên Sa) vói các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Hạ Lào bằng đường 18. Rồi đây, khi các dự án nâng cấp, mở rộng đường 14B đoạn Hòa Cầm - Giằng, dự án đường hầm xuyên Hải Vân với 4 làn xe ô tô và 1 đường xe lửa, rút ngắn đèo Hải Vân còn 8-10km và dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đoạn Liên Chiểu. Dung Quất hoàn thành (dự kiến từ 2003 - 2005) thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trung tâm điều phối quan trọng trong giao nhận hàng hóa của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời là cửa ngõ xuất nhập khẩu của Nam Lào và Đông Thái Lan qua đường 9 đến Savanakhet và Muedahan.
    Tuyến đường sắt xuyên việt với các đoàn tàu tốc hành hiện đang ngày đêm vào ga Đà Nẵng, trong tương lai sẽ được gắn lại đoạn Hòa Khánh - Phước Tường cũng là một đầu mối quan trọng trong vận chuyển vật tư, hàng hóa, hành khách đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi các nơi khác. Trong đó có các hàng hóa phát xuất từ cảng Đà Nẵng.
    Là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất nước (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Hồng Kông. Macao, Băng Cốc, Manila, Bắc Kinh...và nhiều nước khác trong vùng là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế.
    Tóm lại, cộng tất cả những lợi thế về đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không, Đà Nẵng có một thế mạnh nổi bật về giao thông vận tải. Bước vào thế kỷ 21, khi các loại phương tiện giao thông như tàu thủy, xe hơi, xe lửa, máy bay...được cải tiến theo hướng hiện đại hóa những lợi thế này sẽ càng nổi rõ hơn.
    Là đô thị lớn thứ hai của miền nam, lớn thứ ba của cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) Đà Nẵng có một hệ thống cơ sơ hạ tầng rất phát triển với một mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông xếp vào loại hiện đại, một hệ thống ngân hàng đa dạng, một mạng lưới điện, nước ổn định và nhiều cơ sở vật chất khác ngày càng hoàn thiện, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của kinh doanh, sản xuất và đời sống.
    Về bưu chính viễn thông, Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa ...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.
    Với gần 1000 cán bộ nhân viên (trong đó có 24% trình độ đại học và trên đại học) làm việc tại hàng chục trung tâm khoa học kỹ thuật và 61 bưu cục (bình quân 11.000 dân/1 bưu cục), Bưu điện Đà Nẵng có khả năng đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Trong tương lai, các mạng Internet, mạng thông tin di động đa truy nhập CDMA...sẽ giúp cho các nhà đầu tư nắm được những thông tin kinh tế toàn cầu mới nhất chỉ sau vài giây đồng hồ.
    Về ngân hàng, Đà Nẵng có một hệ thống đầy đủ các loại hình ngân hàng với gần 20 hội sở nằm rải rác trong toàn thành phố. Các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng mạnh, có vốn lớn, có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng trên thế giới, tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua hệ thống SWIFT, Money Gram..., sẵn sàng thực hiện tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các thành phần kinh tế. Chuyển tiền nhanh dưới mọi hình thức, tài trợ ngoại tệ và tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước...các ngân hàng thương mại cổ phần như hàng hải, Xuất nhập khẩu, ngoài quốc doanh, Á châu, kỹ thương,...và ngân hàng liên doanh Vid Public cũng góp phần đáng kể trong việc cung ứng vốn cho các nhà doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Một nền kinh tế phát triển của thế kỷ 21 đương nhiên phải gắn liền với các hoạt động ngân hàng, vì vậy, một hệ thống ngân hàng phát triển là một đảm bảo chắc chắn cho các hoạt động kinh tế khác.
    Điện lực Đà Nẵng hiện nay đã hóa mạng với điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 500KV Hoà Cầm và các trạm 220KV tại Hoà Khánh, Liên Chiểu, Bắc Mỹ An,...110KV tại Hòa Khánh, Xuân Hà, Liên Trì, An Đồn,...đã và sẽ ổn định nguồn điện cung cấp cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Mạng đường dây nội hạt cũng đang được đầu tư cải tạo để nâng cao khả năng truyền tải đến tất cả các nơi trong thành phố, đặc biệt là đến các khu công nghiệp và khu chế xuất. Hệ thống cấp thoát nước của thành phố cũng đang được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đường ống dẫn và hệ thống cống thoát nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Nước Thủy Tú (8.000m3/ ngày đêm), Điện Nam (65.000m3) và Cầu Đỏ (120.000m3) sẽ đủ khả năng cung ứng lượng nước cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất.
    Cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng còn phải kể đến một hệ thống phục vụ hoàn chỉnh gồm sân bay Đà Nẵng, với các trang thiết bị phục vụ hiện đại có khả năng tiếp nhận các loại máy bay vận tải hành khách và hàng hóa cỡ lớn như Boeing, Airbus..., ga Đà Nẵng hiện nay và ga Hòa Mỹ trong tương lai có thể đón nhận hàng chục đoàn tàu và hàng vạn hành khách đi, đến trong vòng 24 giờ, bến xe tải Khuê Trung và bến khách Đà Nẵng với hàng trăm đầu xe đời mới có thể vận chuyển hàng hóa và hành khách đến mọi miền của Tổ Quốc và các nước bạn một cách nhanh chóng, cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn và cảng Liên Chiểu trong tương lai có khả năng đón nhận mỗi năm hàng triệu lượt khách và hàng chục triệu tấn hàng hóa, riêng cảng Liên Chiểu có khả năng tiếp nhận các loại tàu có trọng tải trên 30.000 tấn. Bên cạnh đó còn phải kể đến mạng lưới hàng trăm kilomét đường giao thông nội hạt hoàn chỉnh với những con đường xinh đẹp, tiên tiến như Điện Biên Phủ, Lê Đình Lý, Nguyễn Văn Linh, Đường 2-9, Tiểu La, Bạch Đằng Tây, Bạch Đằng Đông, Ngô Quyền... và 3 chiếc cầu nối liền 2 bờ Đông Tây của thành phố, trong đó cây cầu quay sẽ là một tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Toàn thành phố hiện có hàng trăm đầu xe taxi túc trực phục vụ khách hàng 24/24, hàng trăm xe lam, nhiều xe búyt thường xuyên phục vụ hành khách trên các tuyến nội thành. 80% đường phố ban đêm đã được chiếu sáng bằng đèn cao áp thủy ngân hoặc Sodium...Mạng lưới giáo dục, y tế, an ninh - quốc phòng...được phát triển đồng bộ, đều khắp và ngày càng nâng cao hiệu quả phục vụ...tất cả những điều đó đã làm cho Đà Nẵng ngày nay có dáng vẻ của một thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng là đô thị hạt nhân của Miền Trung và Tây Nguyên.
    Khi nói đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến một tiềm năng to lớn mà không phải bất cứ nơi nào có thể có được. Đó là du lịch, điều đó xét cho cùng là hoàn toàn hợp lý, bởi vì ngoài cảnh quan thơ mộng, hữu tình của một thành phố hội tụ đủ cả núi, sông và biển, Đà Nẵng còn là nơi hấp dẫn du khách vì đây là tâm điểm của những tour du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử. Trong vòng bán kính 100km, tức chưa đầy 2 giờ đi ô tô, du khách có thể xuất phát từ Đà Nẵng để đến thăm các di tích văn hóa - lịch sử như cố đô Huế, đèo Hải Vân, thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô Trà Kiệu của người Chăm, các tháp chàm Bàng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ, phố cổ Hội An, các hang động Ngũ Hành Sơn...rồi trở về trung tâm thành phố thăm Bảo tàng Chăm, Thành Điện Hải, văn bia Chùa Long Thủ, Nghĩa trũng Phước Ninh, v.v...nếu muốn du lịch theo hướng sinh thái, du khách có thể lên khu nghỉ mát Bà Nà nổi tiếng để nhìn ngắm Suối Mơ, hồ Thùy Dương...leo núi Sơn Trà để về nơi hoang sơ như bãi Bụt, bãi Bắc...hoặc tìm đến những bãi biển trong xanh như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Bình, Xuân Thiều, Nam Ô, xa hơn một chút là Cù Lao Chàm, Cửa Đại, Kỳ Hà, Phú Ninh, Lăng Cô,..v.v...với cơ sở hạ tầng gần 60 khách sạn 2 sao trở lên, hàng trăm hướng dẫn viên du lịch, hàng chục nhà hàng đặc sản. Năm 1998, ngành du lịch thành phố đã thu hút 219.000 lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu ước đạt 163 tỷ đồng, chiếm 6% cơ cấu GDP toàn thành phố. Rồi đây khi các du lịch Bà Nà - Núi Chúa, Nước Mặn, Ngũ Hành Sơn - Bàu Bà Sáu, Nam Thọ, 2/9, Sơn Trà...được đưa vào khai thác thì ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có thêm điều kiện để cạnh tranh với các nước trong khu vực.
  2. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Ngoài tiềm năng du lịch, Đà Nẵng còn có những tiềm năng khác về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm - ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ...những tiềm năng này tuy không lớn song vẫn là một lợi thế của Đà Nẵng đã so với các địa phương khác. Hiện nay thành phố Đà Nẵng đã có nhiều ngành công nghiệp phát triển như công nghiệp xây dựng (xi măng, sắt, thép...), công nghiệp chế tạo cơ khí (đóng sửa tàu, thuyền, ô tô...), công nghiệp gia công chế biến (cao su, nhựa, thủy tinh, nông lâm sản...), công nghiệp điện tử (chế tạo, lắp ráp), công nghiệp nhẹ (giày, da, dệt, nhuộn, may mặc,...),... Năm 1998, giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố đạt 2.262 tỷ đồng, tăng 15,4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 165 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 1997. Dự kiến đến cuối năm 2000, những con số này sẽ là 3.975 tỷ và 120 triệu USD . Bước vào thế kỷ 21, khi 9 khu công nghiệp Liên Chiểu - Nam Ô, Thủy Tú, Hòa Khánh, Tiên Sa, Thuận Phước, An Đồn, Điện Ngọc - Điện Nam, Hòa Thọ - Hòa Cầm và Hòa Khương đi vào hoạt động thì Đà Nẵng sẽ có nhiều cơ hội để nhanh chóng hội nhập vào tiến trình phục hưng kinh tế của toàn vùng. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có khả năng khai thác tốt hơn sức đóng góp của các ngành tiểu thủ công nghiệp qua việc khơi dậy tiềm năng của các nghề truyền thống và thủ công mỹ nghệ như làng đá Hòa Hải, làng chiếu Yến Nê, làng hoa Hoà Cường, Phước Mỹ,... với những cánh đồng hẹp nhưng màu mỡ bao quanh thành phố và với những đồi núi còn hoang vu ở phía Tây, Đà Nẵng có thể phát triển vùng chuyên canh rau xanh, hoa quả và chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại. Những vùng nước lợ cuối sông đầu biển ở Nam Ô, Hòa Cường, Cẩm Lệ,...là môi trường tốt để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu. Nếu đầu tư đóng mới thêm nhiều đội tàu trên 500 sức ngựa để tăng cường khả năng đánh bắt xa bờ thì Đà Nẵng chắc chắn sẽ thu được một nguồn lợi lớn từ việc khai thác, đánh bắt hải sản. Điều quan trọng là phải tìm kiếm thêm bạn hàng, ổn định và khép kín đầu ra của sản phẩm để phát huy hết công suất thiết kế của các nhà máy, cơ sở đông lạnh, chế biến thủy sản (hiện chỉ đạt 20%) và khai thác tối đa trữ lượng dồi dào của ngư trường (1 triệu tấn/năm).
    Một trong những động lực không thể thiếu được để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội là con người. Xét về mặt này, Đà Nẵng có một tiềm lực khá dồi dào với hàng chục vạn lao động trẻ, khỏe, có tay nghề cao, ham học hỏi, chịu khó và có óc cầu tiến. Nguồn nhân lực này luôn được bổ sung từ những công nhân trẻ mới vào đời và một phần khác từ lực lượng lao động của các tỉnh bạn như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...Viện Đại học Đà Nẵng gồm nhiều trường đại học, cao đẳng trực thuộc với một đội ngũ gần 1000 cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ, phó tiến sĩ...và hơn 25.000 sinh viên đang theo học tại các chuyên ngành là nơi đào tạo cho thành phố những cán bộ khoa học kỹ thuật và những nhà quản lý giỏi trong tương lai. Ngoài ra Đà Nẵng còn có trường Đại học Dân lập Duy Tân đang trên đường phát triển hoàn chỉnh về mọi phương diện đào tạo, từ nguồn nhân lực đến cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các trường trung cấp chuyên nghề cũng là nơi đào tạo những người thợ bậc cao, sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ những người lao động tại các công trường, nhà máy, xí nghiệp,...
    Với tất cả những thế mạnh và tiềm năng phong phú vừa kể, Đà Nẵng có nhiều điểm thuận lợi để phấn đấu trở thành một đô thị hạt nhân, một đầu cầu chiến lược của Việt Nam trước thềm thế kỷ 21. Khi liên khu công nghiệp Liên Chiểu - Chu Lai - Dung Quất hình thành, Đà Nẵng sẽ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, giữ nhiệm vụ điều phối các hoạt động kinh tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời là một mắt xích quan trọng trên hành lang thương mại Việt Nam - Lào - Camphuchia - Thái Lan.
    Theo xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế toàn cầu, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Châu Á - Thái Bình Dương. Đà Nẵng nằm trên vòng cung trông ra Thái Bình Dương, giữa các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế, nối liền lục địa và các hải đảo, lại hội đủ những yếu tố để hình thành những khu chế xuất và đặc khu kinh tế mở (cơ sở hạ tầng phát triển, giá nhân công rẻ, chi phí vận chuyển thấp, v.v...), trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành một vùng đất năng động đầy sức hút đối với các nhà đầu tư khu vực và quốc tế.
    Vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao để tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, một cơ chế đầu tư ổn định và công bằng, một hành lang pháp lý an toàn và bền vững để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chịu bỏ vốn vào hợp tác làm ăn. Mặt khác, tiềm năng trong lòng đất, trong lòng biển,... để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, tự khẳng định vai trò đầu tàu của mình trong nền kinh tế quốc gia, xứng đáng với truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh cách mạng của người Đà Nẵng từ bao đời qua. Một thế kỷ mới đang đến. Một thời cơ lớn đang chờ đợi chính quyền và nhân dân thành phố. Người Đà Nẵng hôm nay đang biến thời cơ thành vận hội, biến thế mạnh thành một sức mạnh cho ngày mai...
    Đây là bài viết của một người viết về Đà Nẵng, tôi copy lại, hy vọng mọi người "xem xét, đánh giá" !
  3. be_con_xi_xon

    be_con_xi_xon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    1.875
    Đã được thích:
    0
    hì.. nghe mà tự ái dễ sợ, không biết bạn ni sinh ra và có đang lớn lên ở Đè Nẽng kô hè, mà răng dùng cái từ mất gốc nghe kinh dị rứa hè... Không biết quan điểm của bạn ra làm răng, nhưng xin bạn ni nhỏ nhẹ xí,cho dù bọn mình có mất gốc thiệt thì xin bạn ni chỉ bảo làm răng cho hết mất gốc , chứ ai đời để người ta họ biết mình mất gốc chớ bạn ni hè... chê thì chê rứa thôi,chớ bạn tự hào về Đn mình lắm... biết bao nhiu thứ đẻ tự hào.. những con đường khang trang mới sửa,những công trình đang làm ... tùm lum thứ để tự hào đó chớ ...Riêng về cái giọng nói là đặc trưng có một không hai. Chê thì chê thôi,dân Miền trung mình chất phác mà,ăn nhìu nói thiệt nó quen mà bạn ni ... có chi bạn ni cũng nhẹ nhàng dịu dàng xí nghe bạn ni
  4. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, có lẽ tôi dùng từ hơi wá đáng !
    Nhưng nếu bạn nói chỉ dạy thì tôi không dám, lại mang tiếng "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" !
  5. be_con_xi_xon

    be_con_xi_xon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    1.875
    Đã được thích:
    0
    Không sao cả... kô cần phải xin lỗi như thế đâu bạn ... Hi vọng được nhìn thấy bạn nick bạn thường xuyên ở box Đà Nẵng.<~~ hoa hồng tặng bạn,làm quen nha
  6. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Mọi người bớt 8 chút đi . Quay lại chủ đề chính nhé
    Bài viết mà xml_q84 trích dẫn cũng hay đấy. Nhưng mà quan trọng hơn là thấy được cái gì dở để khắc phục, chứ ca ngợi nhiều quá thì cũng không hay lắm, phải không nào . Tớ hay vào cái trang www.danang.gov.vn đó, xem tin tức ở trong đó. Thấy toàn ca ngợi không à, trong khi những báo như Thanh niên, Tuổi trẻ, vietnamnet thì họ có khen có chê, rõ ràng là khách quan hơn khi nhận xét bởi con mắt của người bên ngoài.
    Đại khái thế, chiều nay rảnh rỗi ngồi bàn luận tầm phào chơi
    Anyway, thanks xml_q84 vì một bài viết thú vị
  7. daygoneby

    daygoneby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Vì anh bạn Kass đã dẫn chứng sơ sơ 1 vài điểm" chuối" trong bài viết mà xml_q84 post lên, nên daygoneby cũng không bổ sung gì nữa. Mà bà con box Đà Nẵng hiền quá đi, hình thành một văn hoá nhường nhịn,down vài giá để tránh tranh luận thì làm sao box Đà Nẵng của mình ngày một sôi nổi, đông vui được.
    Vài lời góp ý!!!
    Được daygoneby sửa chữa / chuyển vào 09:26 ngày 07/03/2005
  8. Ngannammaytrang

    Ngannammaytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Rất vui vì phát hiện ra cái Thảo luận này. Cảm ơn "chủ nhà" và cảm ơn các bạn đã dành tình cảm cho Đà Nẵng của chúng mình. Tất nhiên, giữa bề bộn như một "công trình", ĐN bao giờ cũng có hai mặt hay và dở, được và chưa đưọc, những cái mà cả nưóc phải nhưóng mày lên để "học" theo và cũng có những "vấn đề" mà ĐN cần phải "xách dép" lên để chạy cho kịp các địa phưong khác...
    _________________________________________________
    Chào trân trọng!
    Hẹn sớm tái ngộ, và khi có thời gian "nghiên cứu" kỹ những "vấn đề" mà các bạn đang bàn ở đây, mình sẽ tham gia một cách nhiệt tình. Thân mến.
  9. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0

    thấy điều gì qua bài báo trên.
    Người ta nói xây đã khó mà giữ còn khó hơn. Không chỉ đường Ng Tất Thành mà đường Bạch Đằng Đông cũng đang lâm vào cảnh tương tự
    Những con đường này đều là niềm tự hào của thành phố, nhưng dường như nó quá dài- quá lớn nên chính quyền không đủ nhân lực - thời gian đê ngó ngàng tới. Xây dựng nhiều, đường sá ngang dọc .. nhưng điều đó hoàn toàn vô nghĩa nếu xấy xong rồi bỏ hoang không chăm sóc, đổ nát, nhếch nhác lãng phí tiền của.
  10. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Đà Nẵng là một cái thùng phi rỗng không ruột, một cái thùng phi với cái vỏ ngoài rất sặc sở rất đẹp nhưng bên trong lại rỗng tuếch.
    Cái võ săc sỡ đó cũng không được hoàng chỉnh. Đã Nẵng được những con đường dọc biển dọc sông rất đẹp, có con sông Hàn và nhưng bãi biển tuyệt vời ...v.v.v...Nhưng cái cách quy hoạch của ĐN rất thiếu khoa học :
    - Đường phố thì không được rộng lắm, nếu sau nay VN vao WTO giá ô tô rẽ đi, số lượng ô tô sẽ tăng => đường phố sẽ rất chật chội. Ở các TP lớn khác, Vd Hà Nội, khi người ta quy hoạch đường, nếu chưa đủ $$ làm đường lớn hoặc chưa cần thiết, thì người ta chừa ra con lương ở giữa rất rộng, để sau này có thể nới rộng đường được mà không cần giải toả thêm, hơn nữa trên những con lương rộng lớn đấy, người ta có thể trồng cây trồng cỏ làm xanh đẹp thành phố.
    - Cách quy hoạch đất mang nặng tính an chia, kinh tế, thiếu tính thẩm mỹ. Nhưng khu dân cư quy hoạch mới ở ĐN, vd khu trên đường 2/9, Hoà cường, hay trên đường Liên Chiểu Thuận Phước .v.v người ta toàn mang đất chia từng lô, từng lô rất nhỏ ( Bề ngang khoảng 5m) để bán. Sau này, khi nhà cửa mọc lên, sẽ san sát nhau, chi chít,không có khoảng không khoảng trống, thành phố sẽ trở nên kín mít , ngột ngạt như Sài Gòn bây giờ, TP sẽ rất xấu. Tại sao lại không quy hoạch từng khu rộng, với những toà chung cư cao cấp cao tầng ( 16-25 tầng)(bán nha chung cư cũng thu được $$),ở tâng 1,2 là các cửa hàng,văn phòng, chung quanh là khu biệt thự,và trồng cây xanh, bể bơi, khu vui chơi thể thao, giải tri, làm từng khu tưng khu đầy đủ, tổng thể như vậy thì TP sẽ trông sang trọng, hiện đại và đẹp hơn rất nhiều, ví dụ khu Làng Quốc Tế Thăng Long ở HN, khu Trung Hoà Nhân Chính hay Mỹ Đình ở HN.
    - Các đường dọc biển, dọc sông ( Liên chiểu thuận phước, bạch đằng đông), có VIEW đẹp như thế lai đem chia lô chia đất bán. Dọc nhưng đường như thế mà xây khách sạn sang trọng, khu văn phòng cao tầng, hay siêu thị, khu mua sắm .v.v cho dân chúng mua sắm,di dao thì mới có ý nghĩa và mới đẹp.
    Nhắc đến khách sạn mới nói, ĐN có hướng phát triễn du lịch mà lại không thấy được Khách sạn nào tầm cở trừ Furama. Nhìn qua Nha Trang, có mỗi một con đưòng dọc biển mà biết bao nhiêu Khách sạn sang trọng tầm cỡ (4 sao). Như thế thì làm sao giũ chân được khách nước ngoài dừng chân qua đêm ở ĐN, mà đa số khách lại đi vào Hội An để ngủ. Sản phẩm du lịch của ĐN quá ít so với tầm cở của thành phố nên không đủ sức giữ chân khách du lịch lại nhiều ngày.
    Nói ĐN kô có ruột vì nhìn khắp TP thì thấy có quá ít cái để làm ra tiền, mang lại thu nhập cho TP so với tầm cỡ của một TP loại 1. Tổng doanh thu thua HN, SG thì không nói, nhưng thua cả Khanh Hoa, Bình Dương , Đồng Nai.. ngang với Kiên Giang mới là cái đáng nói. Công nghiệp thì lèo tèo vài cái ở khu Hòa Khánh, quận Sơn Trà, Du lịch thì như đã nói ở trên, giá trị dịch vụ thì không nhiều v.v. Thế mà các nhà lãnh đạo của ĐN lại không lo phát triễn cái để tạo ra thu nhập cho thành phố mà cứ lo làm đường, làm cầu, bán đất, bán nhà để an chia, tạo nguồn thu cho mình. Không có thu nhập thì lấy đâu ra $$$ để xây cầu, để làm đường. Nếu cứ đà này thì sau khi " nhà độc tài " Nguyễn Bá Thanh đi nơi khác hoặc nghĩ hưu thì con cháu ông sẽ lo vắt chân lên đít mà đi trả nợ.
    Trên đây chỉ là một vài cảm nhận và suy nghĩ thẳng thắng của Gravity về thành phố quê hương than yeu cua minh, mong các bạn góp ý

Chia sẻ trang này