1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xây dựng EBOOK ghi nhận các ca??m xúc vê?? Câ??n Thơ, ti??nh yêu quê hương...

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi ilct, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bạn 1inbox mến, cho mình hỏi thăm với, ngôi trường tiểu học mà bạn kể là trưòng nào vậy?? các trường học ở CT hầu như đều xây kiểu Pháp. Mình từng học trường Đòan Thị Điểm và Châu Văn Liêm, 2 ngôi trường rất đẹp , còn trường bạn nói đến là trường nào thế?? khi mình học cấp 1, trường Đoàn Thị Điểm là trường cấp 1 của mình ( lúc ấy có tên là An Cư 1). Có phải bạn nói đến trường Lê Quý Đôn ở đại lộ Hoà Bình?? mình xin lỗi đã hỏi lung tung, nhưng vì mình hiện giờ kg biết nhiều về tin tức ở Ct như trước.
  2. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    ùa, trường tiểu học đó trên đại lộ hòa bình, cách con đường nhỏ là khách sạn số 5 hòa bình.
    am ur inbox
  3. 00si

    00si Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    1. tui ko sống ở cần thơ nhưng quê nội, ngoại tui ở cần thơ. đường rạch ngỗng ngày xưa nhỏ xíu, cỏ mọc ra tận đường, hai bên tàn là ruộng, bi giờ thành đại lộ mậu thân bự chảng.
    đô thị hóa đã biến cần thơ tĩnh lặng, mộc mạc của tui thành một thành phố lớn nhộn nhịp. bê tông đổ khắp nơi. những cây cổ thụ thời ông ngoại tui còn nhỏ bi giờ đã bị đốn bỏ. hồi đó tui sợ cây da xà chỗ tòa án. cái cây đó bự nhứt và lâu năm nhất của cần thơ cũng đã bị hạ. hồi đó, cần thơ tuy nhà còn thấp nhưng rộng rãi, cây xanh phủ mát khắp nơi, đi bộ ko cần fải đội nón. bi giờ, thành phố nắng chang chang. những nhà phố hộp chĩa ra tận đường.
    tui mong sao cần thơ trong nhịp điệu phát triển hối hả, đừng làm mất đi những ngôi nhà cổ, những mái trường xưa, những cây xanh cổ. tui mong ước được thấy cần thơ hiền hòa, rợp mát và êm đềm.
    điệp viên 00 thấy
  4. secresun

    secresun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    cảm xúc hả ? tui nhiều cảm xúc lắm đó, với cần thơ. tui thấy các bạn trong box cần thơ hiền ơi là hiền, hông giống như ngưòi hà nội hay sài gòn. mấy bạn lun né tránh những chuyện tui gọi là tế nhị. ví dụ như những chuyện có thể đụng chạm tới chánh quyền là mấy bạn dọt tuốt.
    nè, ví dụ như tui dám nói tới cái việc xây trụ sở ubnd tỉnh cần thơ. cảm xúc của tui là thấy hông ổn. tui đi tất cả các tỉnh đồng bằng cửu long đều thấy gần như nhau là trụ sở ubnd tỉnh nào cũng bự nhất. hễ cái nhà nào bự nhất thì đó là trụ sở tỉnh uỷ hay ubnd tỉnh. là công dân, mấy bạn thấy điều đó có nên hông ? có cần fải vậy hông ? nếu bạn là chủ tịch tỉnh, bạn có làm vậy hông ?
    nói về cần thơ, chỗ đó là dinh tỉnh trưởng. hồi đó chú tui là ********* oánh vô đó đó. sau đó, tỉnh hậu giang cho nó thành cung thiếu nhi. tui thấy lúc ấy chỗ đó vui lắm, đôi khi làm hội chợ nữa. lần đầu người cần thơ mới được vô khu vực đó chơi. con nít được học và sinh hoạt trong đó.
    còn bi giờ trụ sở ubnd như cái cung điện. người dân có việc vô rất là ngại ngần sợ sình bùn trây trét làm dơ bẩn ngôi nhà đẹp.
    trụ sở làm việc thì bự sự nhưng hông có chỗ nào cho thanh thiếu nhi chơi bời, sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao ? mấy bạn chỉ tui coi coi. đây làm cảm xúc của tui đó.
    i'm a secre1
  5. ilct

    ilct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi,
    Trước tiên mình sẽ nói về ngôi trường mà các bạn đã post lên nhé. Đó là Trường Tiểu Học Tân An. Đây là theo Quy hoạch của Thành Phố. Ngôi trường Tân An sẽ được chuyển sang một nơi khác đẹp hơn và khang trang hơn. Tại vị trí cũ của Trường sẽ mọc lên một Siêu Thị Lớn chuyên bán lẻ phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân thành phố. Đây là một sự thay đổi theo nhu cầu phát triển của Thành Phố.
    Thứ hai, mình nói về vấn đề mà có bạn đã nói thêm về chuyện thay đổi Cung Thiếu Nhi để xây dựng UB. Bạn ạ, có lẽ bạn đã quên nói thêm các vấn đề khác. Khi thành phố phát triển chúng ta phải Quy hoạch lại cho phù hợp với tầm vóc và quy mô phát triển của Đô thị. Tuy nhiên chúng ta cũng không bao giờ quên đến sự phát triển cho thế hệ kế thừa. Hiện nay, tại Thành Phố Cần Thơ đã xuất hiện rất nhiều điểm vui chơi bổ ích cho thiếu nhi và các lứa tuổi khác.
    Mình có thể kể cho bạn nghe thêm một số điểm vui chơi mới tại Thành Phố mình như: Khu Vui Chơi Công Viên Nước Cần Thơ, Các Hồ bơi như Hồ Thiên Thảo, Hồ bơi Khu Văn Hoá Quốc Phòng... Công Viên Văn Hoá Quốc Phòng, Khu Du Lịch Tân Bình,.. Khu TDTT Liên hợp ... ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động thường xuyên tại nhà văn hoá thành phố, Công viên Lưu Hữu Phước như: dạy về thanh nhạc, nhạc cụ, hội hoạ, TD nhịp điệu, võ thuật....
    Thiếu nhi Cần Thơ bây giờ cũng không thua gì so với thiếu nhi phương Tây đâu (vì tôi cũng đã đi và đã thấy), chỉ có khác là thiếu nhi Việt Nam được gần gũi nhiều hơn với Cha Mẹ..
    Những lần sau mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn hình ảnh minh hoạ về những công trình mà mình đã giới thiệu ở chuyên đề Hình Ảnh về Thành Phố Cần Thơ. Hãy ghé vào đấy nha các bạn.
    Hãy có một cái nhìn lạc quan, bạn sẽ thấy được những điều lạc quan của cuộc sống.
    Hãy sống cho gia đình và bè bạn,
    Cho quê hương thân yêu.
    Được ilct sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 04/01/2004
    Được ilct sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 04/01/2004
    Được ilct sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 04/01/2004
  6. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Nhận định của bạn đúng một phần nhưng hơi khập khiểng, thiên lệch. Nếu chúng ta ngồi với nhau để nói tất cả các mặt xấu, chưa tốt của xã hội thì còn lâu mới hết. Chúng tôi tôn trọng chính kiến của bạn. Không phải chỉ riêng bạn mà cả tôi cũng vậy. Tuy không phải là học sinh chính thức của trường Tân An 1, nhưng tôi cũng đã nhiều năm tôi học ở đó. Đối với tôi chẳng nhẽ không có kỷ niệm gì sao ? Bạn chỉ bày tỏ cảm xúc của mình đối với trường thôi, không phải bạn phản đối quyết định của chính quyền, đúng không ? Để xác định quyết định đó đúng hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa như quy hoạch thành phố Cần Thơ như thế nào cho hợp lý, vừa nhẹ nhàng, vừa hiện đại, mà vẫn gần gũi với những người dân địa phương, vừa nâng suy nghĩ của người địa phương sao cho phù hợp với xu thế phát triển của cả khu vực, để đẩy mạnh sự phát triển của Cần Thơ nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.
    Được ngthhuan sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 05/01/2004
  7. thistle

    thistle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Mình được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cần Thơ, hiện nay mình đang sống và làm việc tại TP. HCM... dù rất muốn nhưng mỗi năm mình chỉ về được 3-4 lần. cho nên khi vào forum Cantho mình cảm thấy như được trở về nhà mình vậy !!! (nhất là nhìn những cảnh ở miền quê - vì nhà mình ở dưới quê mà !)

  8. hoacomay

    hoacomay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ vốn dĩ hiền hòa như dòng sông Hậu rồi. Ngồi nhìn trời mưa, thấy cảnh và người đìu hiu ảm đạm một chút. Mình mê lắm các bài hát viết về Cần Thơ " Nghe vọng Cần Thơ, con sông Hậu hiền hoà............ wuuuuuuuu"
  9. hoacomay

    hoacomay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    ?oCon đi trường học, mẹ...!?
    Hơn 30 năm! Vâng, hơn 30 năm kể từ khi theo cha về làm dâu xứ ruộng đồng Tân Bình này, mẹ làm việc quần quật suốt ngày, chưa bao giờ được nghỉ ngơi như những gia đình khá giả khác!
    Bốn giờ sáng, sau khi chuẩn bị sẵn nồi cơm cho bốn anh em tôi ăn đi học, mẹ theo cha bơi xuồng ra sông chài lưới. Nhiều khi chúng tôi tan học về gặp mẹ vẫn còn đội thau cá trên đầu đi bán dưới trời nắng chang chang.
    Mẹ vốn người thấp nhỏ, thau cá trên đầu thì to, cái nón lá mẹ sợ hư nên không dám đội mà lấy che cho thau cá, sợ cá chết bán không được giá. Bán cá xong, mẹ lại đội thau gạo về với một ít thức ăn cho buổi chiều vì buổi sáng đã có cá vụn rồi. Chúng tôi đã lớn lên cũng như mẹ đã già yếu đi rất nhiều trong nghèo khó và vất vả, đổi cá lấy gạo quanh năm!
    Bây giờ, mỗi lần nghe mẹ ngồi võng ru cháu nội của mẹ, tức là con của tôi, rằng ?o... ầu... ơ... con đi trường học, mẹ đi trường đời?, lần nào tôi cũng không cầm được nước mắt, câu hát đúng với cuộc đời mẹ quá! Bởi bốn anh em chúng tôi bây giờ học hành đến nơi đến chốn, được đi đây đi đó, nhưng suốt đời mẹ, mẹ có được học chữ nào đâu, chỉ biết có con cá, ngọn rau, đầu trần chân đất, thật thà như tiếng bìm bịp kêu con nước lớn, nước ròng.
    Mẹ ít chữ nên quan tâm đến việc học hành của chúng tôi cũng bằng cách riêng của mẹ. Ngày nào mấy anh em tôi đi học về mẹ cũng hỏi: ?oBữa nay có đứa nào bị 1 điểm không, đứa nào điểm 10 mai mẹ thưởng cho con tôm lóng?. Nhà nghèo nên mẹ không hơn thua gì với con cái nhà người khác, chỉ mong sao con mình đừng bị điểm kém là mừng rồi.
    Phần thưởng của mẹ cho chúng tôi khi có điểm 10 là mỗi đứa một con tôm lóng, chỉ vậy thôi mà anh em chúng tôi mừng lắm. Hôm nào không có tôm lóng, mẹ lại thưởng bằng cách khác, đó là đứa nào được điểm 10 thì tối ngủ mẹ cho nằm gần. Chúng tôi đứa nào cũng muốn được nằm gần mẹ nên đua nhau học.
    Nhớ ngày tôi tốt nghiệp đại học, nhà không còn tiền, mẹ đã đi vay nóng bên ngoài được 200.000 đồng rồi đón xe lên thành phố dự lễ phát bằng của tôi. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời mẹ bước ra khỏi kênh rạch, ruộng đồng, ?obiết được thành phố nó như thế nào rồi? - như lời mẹ nói. Khi tôi đang đứng trên bục nhận bằng, mẹ đã chạy từ dưới hội trường lên ôm tôi khóc thật nhiều mà không thành tiếng.
    Khi tôi giải thích xong, cả hội trường lặng im xúc động, một số thầy cô và nhiều bạn bè tôi cũng khóc như tôi! Không ai có thể vui mừng hơn người mẹ khi thấy con mình ăn học nên người, nhất là đối với những gia đình ở nông thôn túng thiếu! Mười mấy năm học hành đỗ đạt là đánh đổi bằng tuổi thọ thiêng liêng của cha mẹ mình, phải giành giật với gian lao và bệnh tật mới có được!
    Bây giờ mẹ đã có dâu, có cháu ẵm bồng, nhưng mẹ đã ?onhư chuối chín cây?, mấy anh em tôi dù phụng dưỡng mẹ chu đáo đến đâu cũng không thể bù lại được phần sức khỏe đã mất vì phải làm việc nặng nhọc suốt mấy mươi năm trời để nuôi nấng chúng tôi nên người. Những lúc đứng nhìn mẹ ngồi chải mái tóc bạc phơ, lòng tôi lại lo sợ một cơn gió sẽ ?olay mẹ rụng? lúc nào không hay!
    Văn Thuận (Cần Thơ)
    Báo Tuổi Trẻ
  10. hoacomay

    hoacomay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    Bằng lăng tím...
    Mùa hè ở thành phố của tôi thường bắt đầu bằng nhiều dấu ấn: Mặt trời chói chang nóng bỏng trên nóc phố, những chùm hoa phượng rực cháy... nhưng còn một dấu ấn khác, dường như là nét "đặc trưng" đó là sắc tím bằng lăng.
    Ít có loài hoa nào trong vòng một tuần, thậm chí vài ngày lại "mãn khai" đến hết mình như muốn nhuộm cả không gian thành màu tím si mê, tím đến nao lòng...
    Không rõ nguyên cớ vì đâu, màu tím lại tượng trưng cho lòng chung thuỷ của con người? Có người bảo tôi rằng từ xửa từ xưa có một đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng cha mẹ người con gái không tác thành cho họ vì chê nhà trai nghèo khó... Phẫn chí, chàng trai rời quê hương quyết tâm đi tìm giàu sang, phú quý. Khi đi, chàng chỉ dặn nàng một câu: "Hãy tin rằng một ngày kia anh sẽ trở về...".
    Thời gian trôi đi, chàng trở thành người giàu sang, nhưng khi chàng trở về với mối tình xưa thì người mình yêu không còn nữa. Không chịu đựng nổi những ngày tháng cô đơn, chờ đợi mỏi mòn, người con gái đã tuẫn tiết, giữ nguyên tấm lòng trinh bạch...
    Bên nấm mồ nàng mọc lên một cái cây, tán lá dày xanh tốt. Tiếc thương nàng vô hạn, chàng ngồi bên gốc cây, khóc thảm thiết. Bỗng một sớm mai chàng sửng sốt khi thấy trên tất cả các nhành cây bừng nở một màu hoa tím, đung đưa trong gió như chào đón chàng. Cảm phục tấm lòng thuỷ chung của nàng, chàng trai mang hạt cây đi trồng ở khắp nơi; chàng muốn niềm hy vọng và sự thuỷ chung được nhân lên trong mỗi con người...
    Bằng sự trở về của chàng, tấm lòng thuỷ chung của cô gái ít nhiều đã được đền đáp. Nhưng tiếc thay sự đời, không phải niềm hy vọng và tấm lòng thuỷ chung nào cũng được đền đáp như vậy...
    Tiến Chước

Chia sẻ trang này