1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xây dựng kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (Hồi ký của Trung tướng - PGS Lê Hữu Đức)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi quyenlinh66, 14/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quá trình tiếp tục nghiên cứu được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tổng tư lệnh, Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị, tổ Trung tâm xây dựng và dự thảo lần thứ 8 mới hoàn chỉnh. Quá trình ấy cũng có lúc ta nghiêng về Tổng khởi nghĩa, đặt Tổng khởi nghĩa lên hàng đầu thì phương hướng là các thành phố lớn, mục tiêu chủ yếu là Sài Gòn, Đà Nẵng; Sài Gòn là trọng điểm số 1, Đà Nẵng là trọng điểm số 2; còn Tây Nguyên và Quân khu 5 trở thành hướng phối hợp. Đó là dự thảo thứ 3 và lần thứ 6. Nhưng khi xây dựng kế hoạch ?ogiành thắng lợi ở miền Nam vài ba năm? thì phương hướng chính vẫn là các thành phố lớn. Mục tiêu hàng đầu là cơ quan đầu não của ngụy quân ngụy quyền: mục tiêu số 1 vẫn là Sài Gòn, tiêu diệt 3 sư đoàn ngụy, tạo điều kiện tấn công và nổi dậy ở Sài Gòn. Tây Nguyên-nam Quân khu 5 tiêu diệt 2 sư đoàn ngụy, giải phóng Tây Nguyên nối liền miền Đông Nam Bộ... Tiếp đó, lực lượng ta ở Tây Nguyên còn 3 sư đoàn thọc xuống miền Đông làm lực lượng dự bị cho tấn công Sài Gòn; đó là dự thảo lần thứ tư và thứ năm. Để hoàn chỉnh vùng giải phóng căn cứ rừng núi, mở rộng hành lang chiến lược, đợt tháng 3, 4 và 5-1975 ta mở một chiến dịch quy mô 1-2 sư đoàn phối hợp toàn miền, hướng chính là Tây Nguyên, nhằm giải phóng Đức Lập, Đắc Song; mở tiếp một chiến dịch tiêu diệt địch trên đường 14 giữa Plây-cu và Buôn Ma Thuột, phối hợp với Đức Lập (dự thảo lần thứ bảy ngày 30/9-8/10/1974).
    Đến cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng từ 18-12-1974 đến 2-1-1975, thông qua bản ?oKế hoạch chiến lược sắp tới? (tức bản cuối cùng) đề ra 3 phương án. Sở dĩ đề ra 3 phương án, vì phải phản ánh đầy đủ ý kiến chuẩn bị của tổ Trung tâm-Bộ Tổng tham mưu, ý kiến đề nghị của các chiến trường, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí trong Bộ Chính trị.
    Phương án 1: Tổng tiến công thực hiện đòn tiêu diệt chiến lược đi trước một bước, tích cực thúc đẩy nhanh chóng, tạo điều kiện nổi dậy ở các thành phố trung tâm, phối hợp Tổng tiến công và Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
    a/ Hướng chủ yếu. Tiêu diệt chiến lược là Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 6 tỉnh quân khu 6, phát triển về đông Sài Gòn. Diệt và làm tan rã trong thời gian ngắn hầu hết lực lượng chủ lực, binh quân chủng và quân địa phương thuộc quân khu 2-quân đoàn 2 ngụy; thực hành chia cắt làm đảo lộn hoàn toàn thế bố trí chiến lược của địch, tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác tấn công và nổi dậy...
    Ta tập trung ở đây 6 sư đoàn, có 1-2 sư đoàn dự bị và các binh chủng kỹ thuật.
    b/ Hướng tấn công chủ yếu và nổi dậy là miền Đông-Sài Gòn. Lực lượng lúc đầu là 5 sư đoàn và binh chủng kỹ thuật. Sau đó sẽ tăng thêm 2-3 sư đoàn.
    c/ Hướng Trị Thiên-Quảng Đà. Tiêu diệt từng sư đoàn địch, căng kìm địch; nếu chúng buộc phải điều chỉnh rút các sư đoàn về đối phó ở Sài Gòn, Tây Nguyên thì tranh thủ thời cơ diệt nhiều địch khi chúng rút lui. Lực lượng sử dụng 3-4 sư đoàn, chủ yếu của quân đoàn 2 và quân khu 5.
    d/ Lực lượng dự bị. Quân đoàn 1 (1 sư đoàn) trước mắt đứng chân ở nam quân khu 4. Sẽ sử dụng nên hướng Tây Nguyên và Trị Thiên-Quảng Đà để cùng lực lượng tại chỗ tiêu diệt các sư đoàn dự bị chiến lược của địch (sư đoàn dù và sư đoàn thủy quân lục chiến); sau đó chuyển vào Tây Nguyên-B3 làm dự bị cho Sài Gòn và miền Đông.
  2. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Phương án 2: Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa song song, tập trung lực lượng chủ yếu vào 2 trọng điểm.
    Hướng chủ yếu số 1 là Sài Gòn-miền Đông: hướng chủ yếu số 2 là Trị Thiên-Quảng Đà, tiêu diệt một số sư đoàn chủ lực tinh nhuệ nhất của ngụy ở Trị Thiên-Quảng Đà và tiêu diệt một số sư đoàn chủ lực ngụy ở miền Đông, tạo điều kiện Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn.
    Hướng Tây Nguyên-nam Quân khu 5, hướng đồng bằng sông Cửu Long là 2 hướng phối hợp.
    a/ Hướng Trị Thiên-Quảng Đà có 6 sư đoàn gồm 3 sư đoàn của Quân đoàn 2, Sư đoàn 2, Quân khu 5, Sư đoàn 341 và một sư đoàn của Quân khu 1. Tiêu diệt các sư đoàn dù và thủy quân lục chiến.
    b/ Hướng miền Đông-Sài Gòn có 7 sư đoàn gồm 5 sư đoàn của Đông Nam Bộ và 2 sư đoàn từ Tây Nguyên vào. Có nhiệm vụ: cắt giao thông tiếp tế cô lập Sài Gòn; tập kích bằng lực lượng tinh nhuệ; diệt các lực lượng cơ động của địch ở vòng ngoài như sư đoàn 18 và 25. Đặc biệt dùng lực lượng thê đội 2 và dự bị công kích khởi nghĩa Sài Gòn khi có điều kiện quần chúng nổi dậy.
    c/ Hướng Tây Nguyên và Quân khu 5. Ta có 2 sư đoàn (Sư đoàn 3, Quân khu 5 và Sư đoàn 968) có nhiệm vụ cắt giao thông, bao vây cô lập, giam giữ làm mất hiệu lực địch ở Tây Nguyên.
    Phương án 3: Nổi dậy của quần chúng ở các thành phố trọng tâm đi trước một bước, ta kịp thời Tổng khởi nghĩa kết hợp Tổng công kích, giành thắng lợi ở 2 trọng điểm chiến lược là Sài Gòn và Huế-Đà Nẵng.
    Lực lượng ta ở đâu đánh đấy, kịp thời phối hợp khởi nghĩa và công kích để giành thắng lợi và phát triển thắng lợi.
    Sẽ điều động 1-2 sư đoàn ở Tây Nguyên-B3 vào tăng cường cho miền Đông-Sài Gòn.
    Sẵn sàng sử dụng Quân đoàn 1 vào Trị Thiên, Quảng Đà cùng Quân đoàn 2 và lực lượng tại chỗ của Trị Thiên, bắc khu 5 tiêu diệt các sư đoàn dù và thủy quân lục chiến. Kết hợp Tổng khởi nghĩa và tổng tấn công giải phóng Huế-Đà Nẵng; phát triển tấn công tiêu diệt quân đoàn 2 địch và có lực lượng dự bị để nối tiếp tăng cường cho miền Đông-Sài Gòn (trích các trang 6-9/11 trang của bản dự thảo lần thứ tám ?oKế hoạch chiến lược sắp tới? số 288/Tg1).
    Thật là hạnh phúc cho toàn dân, toàn quân, toàn Đảng ta có một Bộ thống soái tối cao sáng suốt, tài giỏi, đoàn kết nhất trí cao, lắng nghe nhau, phân tích kỹ từng ý, từng lời; quán triệt và nắm chắc quy luật đấu tranh của chiến tranh cách mạng ở giai đoạn cuối cùng cần nhanh chóng tiêu diệt những tập đoàn tinh nhuệ lớn mạnh nhất của kẻ địch, nhanh chóng tạo so sánh hoàn toàn có lợi cho ta, đi đến giành thắng lợi, đã quyết định sáng suốt, đúng đắn nhất, tập trung vào phương án 1, trên cơ sở phân tích ưu điểm lớn nhất của phương án 1 là: ?oPhương án 1 có ưu điểm lớn nhất là bảo đảm trong thời gian ngắn, thực hiện đòn tiêu diệt chiến lược lớn có thể có từ một quân đoàn đến 2 quân đoàn và một số sư đoàn chủ lực của ngụy, tương đương 1/3 đến 1/2 toàn bộ lực lượng ngụy kể cả chủ lực và địa phương quân, giải phóng dân và một số tỉnh ở miền Nam, tạo điều kiện vững chắc cho cuộc Tổng tiến công, Tổng khởi nghĩa ở thành phố và chủ động xử trí mọi tình huống chiến lược, phức tạp, ngay cả trường hợp Mỹ can thiệp vào?.
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Về thời gian cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nên bắt đầu từ năm nào là thuận lợi nhất? Tất nhiên phải căn cứ khả năng chuẩn bị của ta là chính, nhưng tổ Trung tâm cũng nghiên cứu những kinh nghiệm đã qua. Chúng tôi cân nhắc 2 vấn đề: Một là, từ khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo thì cách mạng Việt Nam cứ 4-5 năm lại tạo được thắng lợi to lớn, như: năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn; năm 1945, Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công; năm 1950 chiến dịch Biên giới thắng lợi; Đông Xuân 1953-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ. Còn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: năm 1960, Đồng Khởi đánh bại chiến tranh đặc biệt; năm 1965, Mỹ đưa quân chiến đấu vào miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ; năm 1968, ta đánh bại chiến tranh cục bộ; năm 1972, ta tiến công chiến lược giành thắng lợi lớn ở bắc Quảng Trị, Kon Tum, Lộc Ninh-An Lộc. Hai là, tránh thành quy luật, địch sẽ phát hiện như năm 1968 và 1972, ta giành thắng lợi lại trùng vào ở Mỹ và miền Nam bầu tổng thống. Nếu ta bắt đầu năm 1976, thì ít nhất địch cũng dự đoán được. Chúng tôi thấy bắt đầu năm 1974 là bất ngờ nhất, nhưng xét mọi mặt công tác chuẩn bị của ta chưa bảo đảm chắc thắng, nên phải bắt đầu mùa Xuân 1975. Phải qua 8 lần thông qua của Bộ Chính trị-Quân ủy Trung ương-Bộ Tổng tư lệnh, thường xuyên chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư thứ nhất-Lê Duẩn, đồng chí Đại tướng Bộ trưởng-Tổng tư lệnh-Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp, đồng chí Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, lại được các quân khu, chiến trường, các tổng cục, các học viện đóng nhiều ý kiến quan trọng thì bản kế hoạch mới hoàn chỉnh, đầy đủ, chất lượng cao, chỉ đạo toàn quân thực hiện giành thắng lợi trọn vẹn trong 55 ngày đêm mùa Xuân toàn thắng 1975. Tuy đây mới chỉ là dự thảo bước đầu, những nét phác họa đầu tiên, nhưng những nội dung cơ bản, chủ yếu của bản kế hoạch giải phóng miền Nam đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua và lời nhận xét của đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã biểu dương, động viên rất lớn để tổ Trung tâm tiếp tục nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ.
  4. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Cũng về những hồi ức của những người tham gia trực tiếp trong Tổng hành dinh năm 1975.
    Tôi post thêm hồi ức "Tổng hành dinh trong mùa xuân năm ấy" của Đại tá Phạm Chí Nhân nguyên Cục phó Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị năm 1975.
  5. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tổng hành dinh trong mùa xuân năm ấy
    Khác với mọi lần, buổi giao ban thường lệ của Tổng cục Chính trị ngày 10-3-1975 có mặt đông đủ Chủ nhiệm Song Hào, các Phó chủ nhiệm Lê Quang Đạo, Lê Quang Hòa, Phạm Ngọc Mậu và thủ trưởng các cục. Lại có thêm một cán bộ Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu) đến dự. Mọi người phấn khởi đón một tin quan trọng: Sau khi cài xong thế chiến lược trên chiến trường, đúng 1 giờ 55 phút sáng hôm ấy, quân ta mở cuộc tiến công đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc mở đầu chiến dịch Tây Nguyên. Phấn khởi trong niềm vui chung, ai cũng nghĩ đến công việc phải làm để phục vụ chiến trường miền Nam đang nóng bỏng.
    Buổi giao ban kết thúc. Anh Lê Quang Đạo giữ tôi lại và bảo: - Chiến dịch này rất quan trọng. Tổng cục giao nhiệm vụ cho cậu sang thường trực ở Khu A, theo dõi tình hình chiến sự, giúp Tổng cục và Quân ủy chỉ đạo công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, báo chí và công tác cổ động chiến trường.
    Giữa Khu B của Tổng cục Chính trị và Khu A của Bộ Tổng tham mưu chỉ cách nhau vài trăm mét. Tôi lập tức sang nhận nhiệm vụ. Lúc này, anh Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng đã dẫn đầu Đoàn A75, cơ quan đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh vào chiến trường. Anh Hoàng Văn Thái vừa từ miền Nam ra, là Tổng tham mưu phó thứ nhất. Anh Cao Văn Khánh, Tổng Tham mưu phó, thủ trưởng cũ của tôi ở Đại đoàn 308, cho người thu xếp cho tôi một chỗ làm việc khá thuận lợi cạnh Văn phòng Quân ủy.
    Trong không khí khẩn trương của cơ quan tham mưu chiến lược ngày đầu tiên vào trận, tôi chợt nhớ lại thời gian giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thảo bài diễn văn kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập quân đội (22-12-1944 - 22-12-1974). Ra làm việc tại Đồ Sơn hồi ấy có các anh Đỗ Trình, phó giám đốc Học viện Quân sự cấp cao; Võ Quang Hồ, Cục phó Cục tác chiến; Bùi Đình Kế, thư ký của anh Văn và tôi. Chúng tôi ở tại một nhà nghỉ trong khu Pagốtđông (Pagodon). Riêng anh Võ Quang Hồ, người làm kế hoạch tác chiến tối mật, được bố trí ở một nơi khác, hằng ngày mọi tài liệu, ghi chép đều phải tuân thủ các quy định bảo mật chặt chẽ. Lại nhớ thêm cuộc mít tinh lớn tại sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) ngày 22-12-1974, mà tôi được phân công giới thiệu quan khách và dẫn chương trình. Tại đây, sau khi thay mặt các lực lượng vũ trang nhân dân lên nhận tấm huân chương Sao Vàng cao quý do Đảng, Nhà nước và Quốc hội tặng thưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố những lời đanh thép: ?o... Chúng ta nhiệt liệt chào mừng thắng lợi to lớn của đồng bào và chiến sĩ miền Nam và tin tưởng sắt đá rằng sự nghiệp cách mạng của nhân dân miền Nam tuy còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt, nhưng nhất định thắng lợi. Miền Nam nhất định sẽ hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà?. Hóa ra trong những tháng trước đó, tôi đã ở kề bên sự chuẩn bị cho một mùa xuân lịch sử mà không hề hay biết, vẫn tưởng là một kế hoạch mùa khô bình thường như mọi năm!
    Trong những ngày xuân này, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường có mặt tại Tổng hành dinh. Đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhanh nhẹn, sôi nổi, hừng hực ý chí tiến công, thường đến từ rất sớm. Đồng chí Trường Chinh điềm đạm, tình cảm, niềm nở bắt tay, gật đầu đáp lễ mọi người ra đón. Đồng chí Phạm Văn Đồng với đôi mắt sáng và vầng trán cao quắc thước, trước giờ họp thường đi đi lại lại trên sân điện Kính Thiên, tập trung suy nghĩ. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh ung dung trong phong thái của nhà ngoại giao lỗi lạc. Còn đồng chí Võ Nguyên Giáp, với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quân sự chiến lược của Đảng, đã ở luôn ngày đêm tại Sở chỉ huy, trực tiếp chỉ đạo các chiến trường tiến công và nổi dậy... Các học trò xuất sắc của Bác Hồ đang đem hết tinh thần và trí tuệ, ra những quyết sách chiến lược sáng tạo, sắc bén trong giai đoạn kết thúc chiến tranh.
  6. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Từ khi sang làm việc tại Tổng hành dinh, tôi thường xuyên dự giao ban ở Cục Tác chiến, và trở thành cầu nối giữa Bộ Tổng tham mưu với Tổng cục Chính trị, giữa Cục Tuyên huấn quân đội với Ban Tuyên huấn Trung ương và các cơ quan thông tin đại chúng, cung cấp tình hình chiến sự, truyền đạt ý kiến chỉ đạo công tác tư tưởng cho toàn quân và chủ trương tuyên truyền, bình luận công khai trên báo chí. Hằng tuần, không kể những lần đột xuất, cứ đến chiều thứ bảy, tại cuộc họp giao ban báo chí dưới sự chủ trì của anh Hoàng Tùng, Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, tôi báo cáo tình hình chiến sự và ý kiến của Quân ủy, của Tổng cục Chính trị về phương hướng tuyên truyền. Đến dự giao ban thường có các anh Hồng Hà, Hà Đăng ở báo Nhân Dân; Trần Lâm, Giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam; Nguyễn Đình Ước, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân; Hồng Lĩnh, Tổng biên tập báo Hà Nội mới; Hoàng Tuấn, Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Ngô Điền, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao... và một số chuyên viên. Anh Hoàng Tuấn cung cấp tin tức của báo chí và các hãng thông tấn nước ngoài. Anh Ngô Điền thường báo cáo về những động thái của Mỹ và các nước phương Tây về cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam Việt Nam. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Quân ủy và Ban Tuyên huấn Trung ương, tôi lại về báo cáo với Tổng cục Chính trị và truyền đạt cho phòng Phát thanh Quân đội nhân dân, phòng Thông tấn quân sự để thể hiện trên các chương trình và cung cấp bản tin chiến sự cho các báo. Cục Địch vận, nơi tôi là Phó Cục trưởng trước ngày Hiệp định Pa-ri được ký kết, cũng thường đến nghe để vận dụng vào công tác tuyên truyền vận động binh sĩ quân đội Sài Gòn và công tác nội tuyến.
    Từ sau chiến thắng Tây Nguyên, các báo hằng ngày bán chạy như tôm tươi, thường 9, 10 giờ sáng đã hết nhẵn. Nhiều người đeo luôn máy thu thanh bán dẫn bên mình để đón nghe những tin mới nhất. Tôi phải thức dậy từ rất sớm, 6 giờ sáng đã có mặt ở cơ quan, đến khuya mới về nhà. Trong những phút ít ỏi gặp tôi, bà con trong khu tập thể luôn hỏi một câu hầu như không thay đổi: ?oHôm nay quân ta đánh đến đâu rồi??.
    Công việc tuy căng thẳng, bận rộn, nhưng chiến trường đang sôi động lại được cấp trên và mọi người quan tâm, khuyến khích, nên tôi làm việc không biết mệt. Một lần, đang ngồi dự giao ban tại Cục Tác chiến, đồng chí Phó văn phòng Quân ủy Nguyễn Ruyến đến ghé tai tôi bảo:
    - Anh Văn gọi anh sang ?oNhà Con Rồng?.
    Vừa bước tới ngưỡng cửa Văn phòng họp rộng lớn, tôi hết sức ngỡ ngàng vì tại đây, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đang họp. Trông thấy tôi, đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng lên đề nghị và được Hội nghị đồng ý cho phép tôi được ngồi nghe để phục vụ Quân ủy lãnh đạo tư tưởng bộ đội và chỉ đạo công tác tuyên truyền. Thật không có sự khích lệ nào hơn!
    Trong cuộc họp hôm ấy, Bộ Thống soái tối cao thảo luận về khuếch trương chiến quả Buôn Ma Thuột. Trong không khí vui mừng, đoàn kết, phấn khởi, các đồng chí lãnh đạo đánh giá tình hình đang phát triển mau lẹ trên chiến trường miền Nam. Các trận thắng lớn mấy năm qua cho thấy thế và lực của ta đã mạnh lên nhanh chóng, vượt bậc. Năm 1974 có Thượng Đức, đầu năm 1975 lại có Phước Long. Những đòn trinh sát chiến lược ấy cho thấy thực lực của quân ngụy đã sa sút nghiêm trọng một khi không còn hỏa lực yểm trợ của Mỹ, và cũng làm bộc lộ sự hạn chế của Mỹ trong khả năng quay trở lại chiến trường Việt Nam. Hội nghị cũng cho ý kiến chỉ đạo công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền. Nhớ mãi câu nói của đồng chí Lê Đức Thọ, với kinh nghiệm trong những năm tháng đấu tranh ở Hội nghị Pa-ri: ?oĐể giữ bí mật về ý đồ chiến lược, tin chiến thắng Buôn Ma Thuột chỉ đưa ở mức bình thường. Với chúng ta lúc này, cần ?omiếng? hơn cần ?otiếng?.
    Trong những lần được ngồi nghe ở hành lang hội nghị, tôi học tập được nhiều điều. Đặc biệt sâu sắc là cuộc họp ngày 24-3-1975, khi Bộ Thống soái tối cao quyết định chuyển cuộc tiến công thành tổng tiến công. Sau khi anh Lê Trọng Tấn báo cáo về thắng lợi trên chiến trường Trị Thiên, quân địch đang rút chạy, anh Văn đề nghị đánh thật nhanh, tiêu diệt quân địch ở Huế và Đà Nẵng, không cho chúng co cụm vào Sài Gòn. Các anh trong Bộ Chính trị và Quân ủy đều thấy phải đề ra yêu cầu cao hơn, chuyển từ kế hoạch cơ bản giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 sang kế hoạch thời cơ, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa, không chờ đến năm 1976. Trên cơ sở nhận định: ?oCuộc Tổng tiến công chiến lược của ta bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên, thời cơ chiến lược mới đã đến?, Bộ Chính trị hạ quyết tâm nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian cao độ, tập trung nỗ lực của cả nước, tập trung nhanh nhất binh khí, kỹ thuật và vật chất vào phương hướng chủ yếu, hành động nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, đánh cho địch không kịp trở tay... Trước mắt, tiêu diệt quân địch ở Huế. Mở ngay Mặt trận Quảng Đà, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Đà Nẵng. Tiếp theo là mở trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn.
  7. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Rõ ràng, trí tuệ tập thể của Bộ Thống soái tối cao đã đưa đến một quyết tâm chiến lược hết sức dũng cảm, thông minh, phù hợp với thực tiễn chiến trường, đưa kháng chiến đến toàn thắng.
    Mặc dầu đã hạn chế tuyên truyền đến mức tối đa, nhưng do các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin rầm rộ, tình hình chiến trường miền Nam vẫn là mối quan tâm của cả trong nước và thế giới. Theo đà chiến thắng của cách mạng, dần dần các tít đỏ, ảnh lớn chiếm gần hết trang nhất của các báo, kể cả các báo phương Tây.
    Tuy được giao nhiệm vụ làm công tác cổ động chiến trường, nhưng hầu như tôi không làm được gì nhiều, bởi lẽ đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương vốn là một nhà chính trị nhạy bén, một nhà báo kỳ cựu, đã tự tay làm việc ấy một cách sinh động, kịp thời, không ai có thể làm thay được. Ở các thời điểm quyết định, đồng chí đã viết luôn vào trong các mệnh lệnh quân sự những tư tưởng chỉ đạo và những lời động viên tâm huyết. Điển hình là mệnh lệnh ngày 7-4-1975 gửi các quân đoàn, binh chủng đang hành quân vào chiến trường Nam Bộ: ?o1- Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2- Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ. Ký tên: Văn?. Hoặc bức điện gửi Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh Lê Trọng Tấn hồi 18 giờ 30 phút chiều 30-4-1975: ?oAnh Tấn ơi! Làm ăn tốt quá, phấn khởi quá! Chúc các anh khỏe và chuyển lời mừng chiến thắng của mình cho các Tướng trong đó?. Ngoài các nhiệm vụ được giao, tôi thường được yêu cầu báo cáo lại nội dung các lời phát biểu sắc sảo và sôi nổi của đồng chí Bí thư thứ nhất cho các anh Song Hào, Lê Quang Đạo, do các anh không quen nghe giọng nói miền Trung. Vốn là dân xứ Huế, tiếp xúc nhiều với bà con Quảng Trị, lại có thói quen ghi chép nhanh và đủ bằng một thứ tốc ký riêng, tôi thường được khen sau mỗi lần báo cáo, giúp các anh tiếp thu những ý tưởng sâu sắc, sáng tạo của anh Ba, một việc tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng.
    Là một cán bộ trưởng thành trong chiến đấu từ cơ sở, mặc dù được đào tạo cơ bản cả về quân sự và chính trị, nhưng tôi không am hiểu nhiều các vấn đề chiến lược. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, được về công tác tại cơ quan quân sự chiến lược, tôi đã cố gắng nghiên cứu, học hỏi nhưng vẫn thường được cấp trên nhắc nhở cần phải nâng cao hơn nữa kiến thức ở tầm chiến lược mới đáp ứng kịp yêu cầu. Những ngày làm việc tại Tổng hành dinh đã cho tôi nhiều bài học về chỉ đạo chiến lược còn sâu sắc, sinh động hơn so với những gì tiếp thu qua các khóa ở Học viện quân sự cấp cao mà tôi từng được dự. Trước hết là một cái nhìn toàn diện, toàn cục từ chiến trường đến hậu phương, từ quân sự đến chính trị, kinh tế, xã hội, trong nước và quốc tế... Đó là sự đánh giá âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, của ngụy quyền Sài Gòn, đánh giá so sánh lực lượng địch-ta, khả năng can thiệp của Mỹ... bằng phương pháp luận khoa học, biện chứng, đi đến những quyết định chiến lược thần tình trong giai đoạn cuối của chiến tranh: từ chủ trương chọn hướng chiến lược Tây Nguyên với mục tiêu tiến công đầu tiên là Buôn Ma Thuột, làm đảo lộn thế trận của địch trên toàn miền Nam, đến quyết định mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng, không cho địch thực hiện co cụm chiến lược để kéo dài chiến tranh, đặc biệt là quyết định lập cánh quân phía Đông và quyết định kịp thời giải phóng quần đảo Trường Sa là hai chủ trương chiến lược không nằm trong kế hoạch ban đầu, nhưng vô cùng quan trọng và lợi hại. Tôi nghĩ rằng những gì diễn ra tại Tổng hành dinh mùa Xuân 1975 chứa đựng những bài học quý báu về chỉ đạo chiến lược của học thuyết quân sự Việt Nam để lại cho ngày nay và mai sau.
  8. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Ký ức về những ngày phục vụ Bộ thống soái tối cao đến nay vẫn còn tươi rói. Suốt 55 ngày đêm, từ thủ trưởng đến cán bộ, nhân viên, mọi người làm việc không tiếc sức mình, giúp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường và hậu phương giành thắng lợi. Các chiến dịch đều diễn ra theo một kế hoạch thống nhất của Bộ Tổng tư lệnh, có sự phối hợp với nhau cả về kế hoạch và tình huống chiến dịch, tạo tiền đề cho nhau và cùng tạo ra điều kiện hình thành đòn chiến lược cuối cùng. Đặc biệt, hình ảnh ngày 30 tháng 4 lịch sử là không thể phai mờ: Khi có tin tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các đồng chí lãnh đạo ngừng họp, ra cả ngoài hành lang. Tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ. Đôi rồng đá trước thềm điện Kính Thiên cũng rạng rỡ hơn mọi ngày. Các hàng cây ngọc lan tỏa hương thơm ngát. Bộ Chính trị quyết định gửi điện khen quân và dân Sài Gòn-Gia Định, tuyên dương công trạng toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang đã chiến đấu anh dũng, đưa chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi vĩ đại.
    Anh Văn giao cho tôi thảo ngay thông cáo chiến thắng. Là người chuyên dự thảo các văn kiện chính trị, được anh em gọi vui là ?ochủ nhiệm hợp tác xã diễn văn?, với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi làm hết sức mình. Chỉ 30 phút sau, bản thông cáo với những số liệu tổng hợp đầu tiên chưa thật đầy đủ do Cục Tác chiến cung cấp, đã được thông qua và chuyển ngay sang Thông tấn xã. Đài Tiếng nói Việt Nam ngừng buổi phát thanh thường lệ, phát đi phát lại những dòng tin sôi nổi mà muôn vạn trái tim đang đón đợi: ?o... Sau khi đập tan các tập đoàn và căn cứ phòng ngự của địch ở ngoại vi, thực hiện triệt để bao vây, chia cắt quân địch, đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, các lực lượng vũ trang Giải phóng đã từ các hướng mở cuộc tổng tiến công vào thành phố Sài Gòn-Gia Định. Trước sức tấn công và nổi dậy mãnh liệt của quân và dân ta, hồi 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4-1975, địch đã phải ngừng chống cự và hạ vũ khí. Đúng 11 giờ 30 phút cùng ngày, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đã giành được toàn thắng?.
    Ở các thành phố lớn trên miền Bắc, nhân dân đổ cả ra đường. Lẫn vào tiếng loa phóng thanh, tiếng reo hò, hoan hô vang dậy.
    Tại sở chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi lại cùng Thiếu tướng Cao Văn Khánh, Tổng Tham mưu phó, Đại tá Lê Hữu Đức, Cục trưởng Tác chiến, Đại tá Nguyễn Trọng Yên, Cục trưởng Tuyên huấn và tôi. Không ai nghĩ đến nghỉ ngơi, cơm nước. Được sống trong giờ phút lịch sử, ai cũng muốn ghi lại hình ảnh vô giá này. Anh Văn cho phép chụp ảnh kỷ niệm. Trước tấm bản đồ thành phố Sài Gòn-Gia Định, mọi người đứng dậy. Thượng úy Nguyễn Tiến Trỗ, cán bộ bảo vệ, nhà nhiếp ảnh nghiệp dư với chiếc máy ảnh hiệu Kiép, đã bấm liền ba kiểu ở góc độ thích hợp nhất.
    Ngày hôm sau, 1 tháng 5, mặc dù còn bộn bề công việc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn tranh thủ đến thăm Cục Tác chiến và Cục Tuyên huấn, hai cơ quan thường xuyên phục vụ Bộ thống soái tối cao. Tại Cục Tuyên huấn, Phó chủ nhiệm Lê Quang Đạo thay mặt Tổng Cục Chính trị và toàn thể cán bộ, chiến sĩ chào đón anh Văn rất nồng nhiệt. Trong không khí tưng bừng chiến thắng, đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương biểu dương những đóng góp của Cục trên mặt trận tư tưởng, dư luận, và không quên nhắc lại lời dạy của Bác Hồ: ?oThắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu trên con đường vạn dặm của cách mạng. Tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn?.
    Ba mươi năm đã trôi qua kể từ những ngày tháng sôi động, hào hùng ấy mà ký ức vẫn còn in đậm nét trong tôi.
    Trong niềm tự hào vô hạn với ngày lịch sử 30 tháng 4, sáng lên hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và của dân tộc, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Người, bàn tay chèo lái của Người đã dẫn dắt dân tộc ta đi đến ngày toàn thắng. Câu hát ?oNhư có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng? còn văng vẳng đâu đây...
    Phạm Chí Nhân

Chia sẻ trang này