1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

XÂY DỰNG KHO QUÂN SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Va_xi_lip, 27/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    XÂY DỰNG KHO QUÂN SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

    Trong kỳ offline 10/10 vừa rồi của KTQS và GDQP, nhiều anh em có ý tưởng xây dựng một trang web về quân sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chờ lâu chi bằng làm ngay, ta mèo nhỏ bắt chuột nhỏ => xây dựng trước một topic trên này để anh em muôn phương cùng đóng góp tư liệu làm tiền đề cho trang quân sử. Mời mọi người cùng tham gia xây dựng.

    Trước tiên xin đưa một chút tư liệu về Người Anh Cả của QĐND Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]

    1. Họ và tên (bí danh): VÕ NGUYÊN GIÁP (Văn)
    2. Năm sinh: Ngày 25/8/1911.
    3. Cấp bậc, chức vụ cao nhất: Đại tướng, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
    4. Quê quán: Làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
    5. Trú quán: Phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
    6. Thành phần: Nhà nho yêu nước.
    7. Năm tham gia cách mạng: Năm 1925.
    8. Năm nhập ngũ: Năm 1944.
    9. Ngày vào Đảng ?" Chính thức: Năm 1940.
    10. Năm phong quân hàm cấp tướng: Đại tướng năm 1948.
    11. Quá trình tham gia cách mạng:

    Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925 khi mới 14 tuổi. Năm 1929, đồng chí tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đảng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Không có chứng cớ, cuối cùng, chúng buộc tha đồng chí. Đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng trên mặt trận văn hoá, viết bài cho những tờ báo công khai như: Tin tức, Nhân dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động, làm biên tập viên cho các tờ báo của Đảng, dạy sử, địa cho Trường tư thục Thăng Long.

    Năm 1934, đồng chí kết duyên với Bà Nguyễn Thị Minh Thái, một Đảng viên Cộng sản, cộng sự đắc lực của đồng chí. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, hai vợ chồng đồng chí sống ở số nhà 46 phố Nam Ngư, Hà Nội. Sau này, Bà Nguyễn Thị Minh Thái bị thực dân Pháp bắt, giết chết bà trong ngục nhà tù Hoả Lò. Từ năm 1936 đến 1939, đồng chí tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, biên tập viên các tờ báo của Đảng, Chủ tịch Uỷ ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội.

    Năm 1939, đồng chí cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Được sự dìu dắt của Người, năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5 năm 1941, đồng chí trở về Cao Bằng, tham gia gây cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận *********, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Năm 1942, đồng chí phụ trách Ban Xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.

    Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã uỷ nhiệm cho đồng chí đứng ra tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đồng chí được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy.

    Tháng 3/1945, đồng chí đưa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến xuống phía Nam, hội quân với đội Cứu quốc quân của đồng chí Chu Văn Tấn ở vùng chợ Chu, Thái Nguyên để thống nhất tổ chức thành Việt Nam giải phóng quân.

    Ngày 4/8/1945, đồng chí là Uỷ viên Uỷ ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam Giải phóng quân, tham gia Uỷ ban Chỉ huy Lâm thời khu Giải phóng Việt Bắc.

    Đồng chí được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II, cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Uỷ viên Thường vụ ban Chấp hành Trung ương, tham gia Uỷ Ban Khởi nghĩa toàn quốc, Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Lâm thời.

    Tháng 1/1946, đồng chí được cử là Chủ tịch quân sự, Uỷ viên hội đồng trong Chính phủ Liên hiệp, Phó trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đàm phán với Pháp tại Hội nghị ở Đà Lạt. Năm 1946, đồng chí kết hôn với Bà Đặng Thị Bích Hà (Con gái cố Giáo sư Đặng Thai Mai).

    Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110/SL, phong đồng chí làm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 27/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết: ?oLập chế độ chính trị uỷ viên, đại diện chỉ huy kiêm Chính uỷ. Tháng 6/1950, có Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng chấn chỉnh tổ chức thành Bộ Quốc phòng, đồng chí là Tổng tư lệnh, Tổng chính uỷ, Bí thư Quân uỷ Trung ương. Đồng chí đảm nhiệm các cương vị trên từ năm 1945 đến năm 1975.

    Về Đảng, đồng chí liên tục được bầu là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá II (năm 1951), đến khoá VI (Ngày 20/12/ 1986), làm Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá từ khoá II đến khoá VI. Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khoá I (năm 1946) đến khoá VI (Năm 1986). Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn: Biên Giới năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.

    Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí cùng Bộ Chính Trị chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
    Năm 1980, đồng chí thôi giữ chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rút khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Cuối năm 1983, đồng chí được cử làm Chủ tịch Uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch. Cuối năm 1993, đồng chí được suy tôn làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
    Đồng chí là tác giả của nhiều tác phẩm và sách lý luận quân sự được xuất bản trong và ngoài nước. Từ năm 1948 đến nay, đồng chí có gần 70 đầu sách trong đó có sách văn học, có sách viết về đề tài khoa học kỹ thuật, kinh tế, có cuốn tái bản đến 5,6 lần. Ngoài ra còn có 21 tuyển tập gồm các lệnh động viên, báo cáo tổng kết, diễn văn, huấn thị, chỉ thị.
    12. Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

    - Huân chương Sao vàng.

    - Hai Huân chương Hồ Chí Minh.

    - Hai Huân chương Quân công hạng nhất.

    - Huân chương Chiến thắng hạng nhất.

    - Huân chương Chiến công hạng nhất.

    - Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

    - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

    Đồng chí được Nhà nước Lào tặng Huân chương vàng Quốc gia Lào, Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co. Đồng chí được Đảng, Chính phủ các nước tặng nhiều Huân chương cao quý.
  2. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội. Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến, Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị, Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.
    Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số, cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
    1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
    2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình
    4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng
    11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
    13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
    14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên
    18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng
    19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn
    21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
    24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng
    26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
    29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Em làm cái bảng hộ chị vá xì lịp.
    [​IMG]
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Hay quá! Anh vaxilip đã phất cờ, chúng em xin nhiệt liệt hưởng ứng. Hiện thời chưa có trang web, anh nghiên cứu xây dựng cái khung, cương mục, rồi dần dần ta đắp thịt vào cho nó anh ạ. Gộp vào một topic, em e ta bị tẩu hoả nhập ma mất.
  5. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Ý tưởng này hay quá, theo mình để thêm phần hoành tráng thì topic nên sửa lại đầu đề một chút:
    60 NĂM QUÂN SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
    Tất nhiên là quân đội ta đã trải qua 62 mùa xuân rồi, nhưng có lẽ cái tên 60 năm mang tính ước lệ sẽ làm tôn thêm chủ đề.
    Mạo muội góp chút ý mọn nhé
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Mạn phép bác Va_xi_lip, em đổi tên chủ đề.
    Em cũng đồng ý với bác Tuấn là trước mắt ta bàn về cấu trúc của nó đã, rồi đắp tư liệu vào cũng chưa muộn.
    Hôm 10/10 em không đi được nên chưa có dịp trình bày, ý tưởng của em là 1 website giới thiệu về QĐNDVN anh hùng như sau :
    Phần 1 : Thông tin cơ bản về QĐNDVN
    1.1. Tổ chức, các ban ngành đoàn thể của BQP.
    1.2. Hệ thống các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn.
    1.3 Hệ thống các nhà trường quân sự (phục vụ các bạn trẻ có nguyện vọng gia nhập quân đội).
    1.4. Hệ thống quân hàm, quân hiệu, quân phục qua các thời kì.
    1.5. Luật NVQS.
    1.7. Các ngày kỉ niệm quan trọng : ngày thành lập, ngày truyền thống các quân binh chủng.....
    1.8. Những thứ lặt vặt khác như 10 lời thề danh dự, 10 bài hát truyền thống....
    Phần 2 : QĐNDVN qua các thời kì lịch sử
    2.1. Tóm tắt lịch sử 60 năm QĐNDVN :
    2.1.1. Giai đoạn hình thành : 1944-1945.
    2.1.2. Giai đoạn chống Pháp : 1945-1954.
    2.1.3. Giai đoạn chống Mĩ : 1955-1975.
    2.1.4. Giai đoạn chiến tranh biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế : 1976-1989.
    2.1.5. Hiện nay : 1990-20xx.
    Một bài tổng kết cho mỗi giai đoạn (nếu có điều kiện thì bổ sung các cuốn về LS 2 cuộc kháng chiến - nhưng sẽ rất khó).
    2.2. Lịch sử các quân binh chủng.
    Một bài tổng kết + tư liệu lịch sử cho mỗi binh chủng.
    2.3. Lịch sử các quân khu.
    Một bài tổng kết + tư liệu lịch sử cho mỗi quân khu.
    2.4. Lịch sử các ban ngành đoàn thể.
    Một bài tổng kết + tư liệu lịch sử (nếu có) cho mỗi ngành.
    2.5. Lịch sử các đơn vị.
    Đây là phần chủ đạo gồm quân sử các đơn vị từ sư đoàn trở xuống, sẽ phân chia theo quân binh chủng, từ cấp cao xuống thấp.
    2.6. Giới thiệu một số trận đánh tiêu biểu.
    Tóm tắt, tổng hợp, thống kê, bản đồ.... về những trận đánh hay chiến dịch nổi tiếng nhất.
    2.7. Tư liệu.
    Hơi khó diễn đạt, dành cho những tư liệu nghiên cứu về chiến tranh được phát hành công khai, không đi sâu về 1 đơn vị nào. Thôi lấy tạm 1 VD như là quyển "Tóm tắt các chiến dịch trong KCCM...".
    2.8. Tướng lĩnh QĐNDVN.
    2.8.1. Tiểu sử tướng lĩnh QĐNDVN (Mục này được cụ nào hay cụ đó)
    2.8.2. Hồi ký tướng lĩnh QĐNDVN.
    2.9. Anh hùng QĐNDVN.
    2.9.1. Các đơn vị Anh hùng.
    2.9.2. Các cá nhân Anh hùng.
    2.9.3. Bà mẹ VN Anh hùng.
    Phần 3 : tạm đặt tên là Hình ảnh Anh bộ đội *****
    3.1. Tập hợp các ca khúc nổi tiếng về QĐNDVN (lên nhạc số nhiều lắm).
    3.2. Tập hợp các tác phẩm văn học nổi tiếng về đề tài chiến tranh.
    3.3. Tập hợp những bộ phim hay của VN về đề tài chiến tranh (chắc không nhiều lắm, được phim nào hay phim đó).
    3.4. Hình ảnh về QĐNDVN, phần này sẽ cố gắng chọn lựa những hình ảnh đẹp, có tính nghệ thuật, không lấy tạp nham. Cũng chia ra các thời kì :
    3.4.1. Giai đoạn 1944-1945.
    3.4.2. Giai đoạn chống Pháp.
    3.4.3. Giai đoạn chống Mĩ.
    3.4.4. Giai đoạn chiến tranh biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế.
    3.4.5. QĐNDVN ngày nay : phần này ta sẽ chọn toàn ảnh đẹp, nét, vũ khí không han gỉ chắp vá.... để khè BC chơi
    Phần 4 : Tư liệu tham khảo của nước ngoài về QĐNDVN
    Phần này ta sẽ đưa lên các sách vở của nước ngoài viết về QĐNDVN và CTVN. Tạm chia thành 2 mục là đã dịch và chưa dịch
    Phần 5 : Diễn đàn
    Phần này có cũng được, không có cũng được vì đằng nào ta cũng có box GDQP rồi
    Sơ bộ là như vậy, theo em là không hề đơn giản, nhưng ta cứ tiến hành từ từ, góp gió thành bão. Quân đội ta có truyền thống như vậy, cũng xứng đáng có 1 website đàng hoàng lắm chứ
    p/s : tất cả những thứ đưa lên website đều phải thuộc nhóm không nhạy cảm, dân thường có thể tiếp cận công khai
    u?c chiangshan s?a vo 19:57 ngy 27/10/2006
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Mình góp ý nên có thêm một mục nữa là:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu với Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Nói về những kỷ niệm của chủ tịch HCM với bộ đội ta, những kỳ công, chiến tích, những gương anh hùng của bộ đội để xứng đáng với Bác Hồ, ví dụ như câu chuyện Bác xòe bàn tay 5 ngón trong chiến dịch Đông Xuân, hình ảnh chiến sỹ Diệp Minh Châu vẽ Bác Hồ bằng máu, câu chuyện về các chiến sỹ quyết tử bảo vệ phủ chủ tịch v..v.
    Mục này chắc chắn có rất nhiều chuyện kể, huyền thoại, kỳ tích để viết và khai thác.
  8. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em thấy ý kiến của bác chiang rất hay, mặc dầu nó vượt ra xa hơn vấn đề quân sử mà chị Vá-xì lịp đang nói tới.
    Em chỉ bắt chước thằng ku Đần Ngốc đề nghị thêm một phần nữa thôi, đó là phần "ký ức chiến tranh" của các cựu chiến binh QĐNDVN. Ở trên diễn đàn này, chắc bác nào nếu không phải là đã từng trực tiếp cầm súng, trong nhà cũng có một vài người thân là cựu chiến binh. Chúng ta có thể lấy ngay từ những nguồn này hay sưu tầm từ báo chí truyền thông.
    Em cũng biết là xin được những cựu chiến binh chia sẻ với lớp trẻ chúng ta những kỷ niệm chiến trường ngày xưa không phải là điều dễ, nhưng sẽ càng đáng tiếc hơn nếu những kỷ niệm này bị lãng quên.
  9. ColdAir

    ColdAir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Trước khi chính thức xây dựng và ra mắt, em thấy các Bác - nhất là các mods liên hệ với Tổng cục 2, A25, A22 ... chút đi, nội dung tốt nhưng có mối quan hệ khá lớn đấy!
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Mấy hôm nay diễn đàn đìu hiu quá, hôm nay lên gặp chủ đề này huyết áp tăng trở lại. Mừng quá! Mừng vì nếu thực hiện được việc này, không nói đâu xa, cá nhân em sẽ thấy mình đã làm được điều gì đó xứng đáng với lớp lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì thống nhất Tổ quốc. Làm được một điều gì đó... không phải cho ai cả, mà là cho chính bản thân em.
    Em đề nghị thêm mục Huyền thoại của thế kỷ 20, nói về những câu chuyện cảm động về quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến.
    MỌi nguời góp ý cái đề mục của bác Chiangsan, khi đã hòm hòm ta chia sẻ tài liệu, phân công mỗi nhóm phụ trách một phần, đây chắc chăn không phải là một nhiệm vụ bất khả thi.
    Bác ColdAir lo xa, ta bây giờ khá thoáng rồi, có khi anh em làm cái này còn được hỗ trợ kinh phí.

Chia sẻ trang này