1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xây dựng những tiêu chuẩn về an toàn trong tập luyện các môn dưỡng sinh.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 03/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Xây dựng những tiêu chuẩn về an toàn trong tập luyện các môn dưỡng sinh.

    Nh thấy có quá nhiều bài viết về các biến chứng trong tập luyện, nào là Yoga, KC, Thiền,... môn nào cũng có ng than phiền về biến chứng. Có thể đó ko phải là biến chứng trong tập luyện môn đó, và cũng có thể là ng ta đặt điều vu khống. Nhưng để xây dựng một sự an toàn cho những ng từ là tự tập cho tới tập với thầy, là một điều rất cần thiết.
    Nh thấy trên đây có gần như đầy đủ các môn dưỡng sinh, nhưng lại ko thấy ai đề cập tới an toàn tai nạn trong tập luyện. Từ topic của NXHT, Nh nãy ra ý tưởng xây dựng một topic chung
    cho các môn và từ đó chia ra từng môn, sao cho dù ng nào dù là táy máy nhãy vào cũng ko bị tác hại gì nặng nề.
    Mong các bác lâu năm và cao tay nhiều kinh nghiệm cùng đóng góp. Là một ng tìm hiểu nhiều nhưng ko có gì là sâu, Nh xin đề xuất và nhường các nhận xét lại cho các bậc đại diện từng môn.
    Nh lập topic này thay lời cám ơn Thầy Lâm, người dạy võ cho Nh những ngày còn thơ, người giúp Nh có ý thức rất lớn việc an toàn trong tập luyện.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    An toàn là gì ?
    An toàn là yêu cầu thiết yếu nhất trong bất cứ lĩnh vực nào của con người, an toàn của con người luôn phải được xem trọng nhất. Sức khỏe và tinh thần của con người luôn là yếu tố quyết định, vd an toàn thực phẩm, an toàn lao động, an toàn thi đấu, an toàn tập luyện,...
    Vì sức khỏe là một trong những thứ quý nhất của con người, chúng ta tập luyện vì sức khỏe chứ ko liều mạng để có rủi ro mất luôn nó. Hơn nữa, một số môn dưỡng sinh còn chú trọng tới vấn đề tinh thần, đây là thứ còn nhạy cảm hơn sức khỏe rất nhiều lần. Một đấu sĩ dù khỏe mạnh nhưng tinh thần đã mất luôn thất bại trong thi đấu, một con người vô bệnh nhưng tinh thần yếu đuối cũng sẽ thành bệnh mà thôi. Vì tinh thần cực kỳ quan trọng nên chúng ta lại càng phải bảo vệ nó bằng những biện pháp an toàn, dù là tập luyện hay là nghĩ ngơi.
    Tập dưỡng sinh khác tập võ, và khác với tập thể thao, dù rằng mỗi thứ đều có những nguy hiểm khác nhau. Một võ sinh nhập môn thì việc xây xát da, bầm tím hay chãy máu tí chút là bình thường, nhưng một võ sinh đã có đẳng cấp thì nhất cử nhất động đều phải cẩn thận, vì mỗi động tác đều có thể giết người. ngày mình nhập môn thì dần nhau chí chóe cũng ko sao, khi dai mình có màu rồi thì vào thi đấu là phải đeo bảo hộ, từ thân, đầu tay chân tới "croki" bảo hộ hạ bộ,.. Khi ai gây thương tích đối thủ đều bị kỹ luật rất nặng, từ hít đất tới đuổi học.
    Rồi mình chơi thể thao đá bóng, sứt móng bầm chân là bình thường. sau này mình mới thấy ng ta bảo hộ ống chân cho cầu thủ khi thi đấu. tập dưỡng sinh ko gây những tai nạn ngoài da như thế, chúng ta chỉ có từ ngồi yên tới vung tay chân như TCQ hay DCKinh là nhiều, hoặc uốn éo vài tư thế khó trong Yoga....
    Nhưng tác hại mà các môn dưỡng sinh gây ra lại vô cùng to lớn hơn võ thuật và thể thao rất nhiều, các chấn thương ko còn ngoài da mà có khi là gân, nội tạng, khớp xương, não,...
    Vì vậy, theo Nh an toàn là phải bảo đảm về thể chất lẫn tinh thần. Các biểu hiện khác lạ phải ko gây khó chịu cho ng tập, các biểu hiện tai nạn trong tinh thần thì tiềm ẩn và khó thấy hơn, nhưng ít ra thì ng tập luyện phải sảng khoái hơn và yêu đời hơn.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Dưỡng Sinh là gì ?
    Dưỡng Sinh là bảo vệ sức khỏe, tập dưỡng sinh là tập các môn nào đó để ngõ hầu bảo vệ cái sức khỏe quý giá của chúng ta.
    Ngày nay, các môn dưỡng sinh ko còn giống như các cụ ông cụ bà múa quạt hay gậy hay tập TCQ trong CViên, hay các chị em tập chạy bộ giúp eo thon thả mỗi ngày buổi sáng,....
    Vì cuộc sống quá nhanh và bận rộn, con người bị ảnh hưởng rất nặng. Sức khỏe kém do ô nhiễm khói bụi tiếng ồn, do stress. Tâm thần thì bấn loạn vì tốc độ công việc, ko hiếm trường hợp vì áp lực quá nặng sinh ra tự tữ,...
    Dưỡng Sinh ngày nay bao gồm từ tập thể dục ngoài CV, chạy bộ, tập TCQ,..cho tới ngồi bất động vận Khí Công, Tọa Thiền, Uống trà cắm hoa, làm thơ,...bất cứ lãnh vực nào làm cho con người trở nên trong sáng ra, cải thiện sức khỏe đều là dưỡng sinh.
    Tuy nhiên dưỡng sinh ko phải là hùng hục tập tạ để tăng cơ bắp hay là relax bên dàn máy nhạc giao hưởng.
    Tập tức là có làm gì đó với chủ tâm, đôi khi chỉ là trong suy nghĩ. Tập luyện ko cần phải hùng hục, hay ép xác, hay chỉ ngồi đó...nghe nhạc rock.
    Dưỡng sinh ko phải là tập họp một lực lượng quần chúng đông đúc để rồi lấy đó là sức mạnh vì những mục đích cá nhân, đó là chính trị. Dưỡng sinh cũng ko phải là mê tín huyền hoặc.
    Dưỡng Sinh là một môn rất là khoa học có đầy đủ hệ thống lý luận và chứng minh cụ thể. Dưỡng Sinh phải đc Bộ Y Tế chấp nhận và được nhà nước cho ban hành rộng rãi thì mới hợp pháp.
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nước ta chưa có một quy định cụ thể nào về các môn dưỡng sinh. Chỉ có cái nào "CẤM" thì mới gọi là bất hợp pháp. Một số môn dưỡng sinh hợp pháp khi có một Đoàn Thể
    hợp pháp đứng ra bảo lãnh. Vd như Viện Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Ngừoi, Bộ Y tế, Sở TDTT,Liên Đoàn Võ Thuật,...
    Còn lại một số nơi tự mở lớp dạy, cũng là dưỡng sinh nhưng cần phải có giấy phép hợp pháp và các cam kết về an toàn tập luyện. Đây là vấn đề nhạy cảm hiện nay, nhiều chỗ tự xưng môn phái này kia, cũng xin được cái mộc đỏ trên cái gọi là giấy phép (nhưng ko hiểu ông cấp giấy là ông nào) mà tuyệt nhiên ko hề có gì là an toàn tập luyện hết. Vấn đề này sẽ bàn sau.
    Nếu bạn tập Vovinam, mà có chấn thương trong tập luyện thì ng đầu tiên chịu trách nhiệm là thầy đứng lớp, ông ta có bằng cấp do Liên Đoàn Vovinam cấp thì LĐ ấy phải đứng ra lãnh trách nhiệm. Nếu sai phạm thuộc về cách tập thì LĐ đó phải đứng ra nhận trách nhiệm.
    Còn nếu bạn tập một môn Dưỡng Sinh lớn mà có gặp biến chứng (dù tuận thủ hoàn toàn các quy định về an toàn tập luyện) thì trước tiên môn phái đó sẽ bị mất uy tín, thầy đứng lớp sẽ phải chịu trách nhiệm với Pháp Luật.
    Vd. môn NLSH là thuộc TTNCTNCN, do các vị Giáo Sư Tiến Sỹ và Tướng tá bảo trợ. Nếu có tai nạn là ảnh hưởng rất lớn uy tín các vị ấy, nên mọi yêu cầu an toàn phải tối đa, việc bạn trặc hay gãy cột sống ko là gì với uy tín của Trung Tâm bị sụp đổ.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Vì thế, khi chọn lựa một môn tập, một địa điểm tập dưỡng sinh, các bạn cần phải đặt và trả lời các câu hỏi về an toàn tập luyện:
    -Lỡ mình gặp tai nạn biến chứng thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm? Một đoàn thể lớn hay chỉ là một trang web ảo trên mạng, uy tín của một vị tông sư hay là một vị nào đó thuê mặt bằng khi có sự cố là bỏ chỗ chạy mất ?
    Đành là chẳng ai đền bù được những mất mát lớn lao đó, nhưng ít ra ng ta cũng phải quan tâm tới an toàn của mình chứ ko thể vô trách nhiệm đc. Đành là cũng đau nhưng sẽ đau hơn khi biết mình đã bị lừa gạt.
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh tự biết nói tới đây là đụng chạm rồi, nhưng sắp tới sẽ còn đụng chạm nhiều nữa. thôi thì làm liều nói hết rồi mai mốt đi đâu che mặt, giang hồ hiểm ác bạn ít mà thù nhiều !
    Khi đã chọn xong một môn và chỗ để tập luyện có uy tín và có hội đủ các điều kiện an toàn, thì hầu như ai cũng đều được học các môn quy từ thấp tới cao. Các quy định ấy có khi chỉ là các an toàn tập luyện cơ bản, khi càng lên cao sẽ phải biết thêm các quy định khác chứ ko phải chỉ học 1 lần. Càng lên lớp cao quy định càng chặt.
    Như trong võ đường lớn nào cũng bắt môn sinh nhập môn phải học rất nhiều về môn quy, về thầy tổ, uý kỵ,...
    Một môn dưỡng sinh có nền tảng vững bền cũng bắt môn sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, có cái chung có cái riêng biệt với mỗi môn phái, vd Khí Công cho uống rựu còn Thiền thì cấm,
    Nhưng có 3 điều cơ bản Nh mong các bạn nên tuân thủ ngoài tất cả các quy định riêng chung ấy, đó là:
    1. phải luôn kính trọng thầy tổ từ khai môn lập phái cho tới thầy hiện dạy và ngay cả các huynh chỉ dạy kèm mình, sự kính trọng ấy giúp chúng ta kềm đc các việc làm sai, và ít ra củng đc các vị tổ che chở khi bước vào giai đoạn cao.
    2. Rèn luyện đạo đức, ko khoe khoang ra vẻ, không được công kích chê bai môn phái khác. Đoàn kết trong nội bộ, thương yêu huynh đệ. (một số môn còn lưu địa chỉ và số Đt các huynh đệ đồng khoá hay các huynh trưởng vào một hồ sơ nhỏ, in ra phát cho môn sinh để tương trợ lẫn nhau khi có chuyện, điều này gia tăng an toàn tập luyện).
    3. Phải hướng ra mà làm lợi ích cho XH, có sức khoẻ ko phải để mà hưởng thụ, mà là để xây dựng và giúp đỡ cộng đồng. Cái này làm củng cố thêm sức bản thân. Người chăm chỉ tập luyện vì tư lợi xấu thì sớm muộn gì cũng gặp trở ngại.
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các biến chứng vật lý nơi thân và các biện pháp an toàn tập luyện.
    Các biến chứng tai nạn noi thân thì thuộc vật lý, phòng và chữa cũng không khó. Tuỳ từng môn dưỡng sinh cụ thể có các biến chứng khác nhau. Nhưng trong phần tổng quát thì chúng ta nên tôn trọng nguyên tắc an toàn chung sau đây:
    1. Trước khi tập luyện cần kiểm tra sức khoẻ thật kỹ và cung cấp thật chi tiết cho Thầy hướng dẫn. Điều này thật sự cần thiết mà nhiều khi vì lớp đông quá ko thầy nào nắm hết từng trường hợp, cứ theo sức khoẻ chung mà ra bài tập rất nguy hiểm cho người đang có bệnh.
    Không phải có bệnh thì cấm tập, có bệnh càng cần tập nhiều hơn. Vd một người bị thoái hoá khớp vẫn có thể tập các tư thế anasa từ nhẹ dần nâng cao kèm theo các bài tập kết hợp khác.
    Trong chúng ta, chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt ham tìm hiểu, còn lại phần đông là có bệnh thật nặng rồi mới tìm tới các môn dưỡng sinh nhằm níu kéo như cái phao cuối cùng.
    Những ng ấy thể chất đã gần như cạn kiệt mà lại rất muốn tập nhiều để sớm phục hồi, thật là nguy hiểm !
    Có những ng mang bệnh truyền nhiễm mà giấu ko nói ra, khi vào tập lây cho ng còn khoẻ mạnh. Điều này cần phải tự giác và trực giác nhạy bén của Thầy. Nh đã từng nhiều lần làm liều theo học những lớp mà nhìn quanh mình toàn là bệnh nan y !!!!
    Bệnh Nan y chỉ pótay Tây Y thôi, vẫn chữa được ko nhiều thì ít. Quan trọng là tự mình biết mình và biết tôn trọng người khác thì bản thân mình cũng mau bình phục, thầy tổ cũng quan tâm chăm sóc.
    2. Cố gắng (gần như là bắt buộc) theo lớp từ những ngày đầu tiên. Vì những gì đc dạy trong những ngày đầu đều là cơ bản tối quan trọng ! Đừng tự cho mình đã giỏi mà học nhãy lớp hoặc xem thường những căn bản đầu tiên, chân lý thường nằm trong điều đơn giản ấy. Nhiều ng đã học hết 1 khoá mà cứ bị kẹt lại ko tiến bộ đc, hỏi ra mới biết là bị vướng những cái thật là cơ bản. Và chính vì ko có đủ kiến thức nên rất dễ tập sai đường gây nguy hiểm, cái gì mà sai từ gốc thì phần thân ngọn ko thể sửa đc nữa.
    3. Phải khởi động thật kỹ trước khi vào bài tập, rất nhiều trường hợp đánh giá thấp phần khởi động mà gặp biến chứng. Có ng sẽ hỏi: đâu phải tập võ hay chơi đá banh gì đâu mà cần khởi động lâu thế ? Xin thưa, "múa" một bài TCQ mà cho đúng là toát hết mồ hôi ra đấy, dù thoạt trông thì nhẹ nhàng lắm ! ngồi Thiền tưởng là chỉ cần ngồi xuống tập cái tâm, hoàn toàn sai ! Phải khởi động cho nó dẽo từ khớp cổ khớp vai....cho tới khớp chân ngón chân ngón tay ! Nếu không bạn sẽ không thể chịu nổi dù chỉ 15phút !
    Mỗi môn sẽ có cách khởi động khác nhau, bạn nên tôn trọng thời gian khởi động mà làm cho đúng mức vượt yêu cầu 1 chút. Một vài chỗ dạy, Thầy giao cho huynh trưởng hướng dẫn gặp ông làm biếng thì khởi động qua loa, rất tai hại ! Có thể tạo những tai hại mà mới đầu mình chưa thấy, tới lúc mình nhận ra thì ôi thôi khắc phục khó vô cùng.
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    4. Không được cố gắng tập quá sức mình, dù rằng tập nhiều thì tốt, nhưng nhấn mạnh rằng cái nhiều đó phải đều đặn và dần tiến chứ ko phải tập lung tung ko giờ giấc, lúc hứng thì tập cố sức rồi buông một thời gian dài. Tập cố sức còn làm cho cơ thể quá tải, nếu các tư thế quá khó mà cứ cố gắng sẽ gây tai hại. Không phải là môn tập sai, bài tập sai mà chính ta là cho nó có hại.
    Như trong tập Thiền, ngồi sai mà cứ lì ngồi thiền dù ko có chút Định nào, sẽ gây nguy hiểm đến khả năng chân và cả xương sống nữa. Tập thở KC hay Yoga mà cố nín sẽ gây mất Oxy não. đành là các ng tập lâu cũng thời gian ấy ko sao, còn chúng ta tập quá sức lại tự hại mình. Trong tập võ thì rách cơ và dộp bẻ là rất hay gặp phải khi cố gắng quá. Mức bạn chỉ phá nổi 2 tấm ván, cho 3 tấm vào thì sẽ ra sao, dập tay là nhẹ nhất, nặng hơn là trật gãy khớp.
    5. Tuân thủ thứ tự bài tập, tuyệt đối cấm nhãy lớp. Thứ tự bài tập đã đc các bậc sư phụ kiểm duyệt qua, chúng ta ko đủ thông minh để làm ngược lại. Đó là chưa kể những ng tự cho mình là đã giỏi, cần phải rút ngắn thời gian để mau lên lớp cao, thật là sai lầm ! Nhiều ng chỉ cần một bài tập đơn giản mà tập cả đời sức khoẻ vẫn tráng kiện.
    Tập Dưỡng Sinh đâu phải để tranh hơn nhau công năng, mà là để hoàn thiện dần bản thân. Có thể ở mức này bạn đã giỏi, xem nó là tầm thường, nhưng với mức kề trên nó thì bạn chỉ là ng mới bắt đầu.
    Nhãy lớp tức là còn có ý nghĩ chê thầy hướng dẫn ko đánh giá đúng mình, bản thân kiêu mạn thì thất bại về sau là điều chắc chắn.
    6. Cấm tuyệt đối không đc tự chế tạo ra bài tập. Tác hại sẽ ko thể đoán đc nên khi tai hại xãy ra thì rất khó xữ lý. Bài tập là do thầy tổ sáng tạo ra, bạn tự cho mình giỏi bằng thầy thì cũng ko nên theo học nữa. Một tội nữa tuy nhẹ hơn, là nghịch phá với công năng của mình trên thân mình, vài ng có khí cảm và biết về huyệt đạo đã "thử" dẫn khí đi các lối "sáng tạo" hậu quả nhẹ là xáo trộn chức năng nội tạng, ói mữa và rối loạn tiêu hoá, nặng thì khó thở và...điên luôn (nhất là nghịch khí vùng trên đầu)
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cách xử lý tai nạn vật lý trong dưỡng sinh.
    Thường thì các tai nạn vật lý thì hết 50% là do tưởng tượng, sẽ tự hết sau vài ngày. Thầy chỉ cần nói đó là do vài nguyên nhân phụ và thường nói là các triệu chứng tốt, chủ yếu làm đệ tử an tâm. Còn 50% còn lại thì có nhiều trường hợp từ nhẹ tới nặng, đa số là thường gặp nên đã có cách phòng ngừa và khắc phục. Có rất rất nhiều, từ trặc cái khớp, trặc cổ, đau cột sống, ngứa,..cho tới nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp, thở gấp, mất ngủ hay ngủ li bì,...
    Các bậc thầy thật sự đều biết trước bạn sẽ gặp phải trở ngại nào, và khi gặp biến chứng thì có cách xữ lý thích hợp. Các "ranh sư" thì cứ cho đó là bình thường rồi ai ủi đệ tử vài ngày sau là hết. Thật ra, các biến chứng về thân nếu sớm phát hiện thì 99% là sẽ chữa trị hết, nếu ko hết thì ngưng tập một thời gian sẽ tự khỏi.
    Chỉ sợ là bạn bị biến chứng tinh thần rồi mới ảnh hưởng ra thân thì rất khó trị, hoặc bị ảo tưởng rồi tự hại mình (thử rạch da xem có chãy máu ko, nhãy lầu xem có...sao ko, sờ dây điện xem...có điện ko ?)
    Một số biến chứng phát sinh từ ăn uống, xuất phát từ các môn phái kêu gọi thay đổi cách ăn, nhưng lại ko xem kỹ tiền án bệnh nhân. Nhiều ng bị suy dinh dưỡng nặng vì chay trường hoặc nhịn ăn, uống nước chanh muối,...mà ko tiên liệu sức bản thân. Đôi khi cách chữa trị ko có sai, mà ng áp dụng sai nguyên tắc thành ra tác hại, mà cứ kiên trì không chịu báo cáo với thầy.
    Một số trường hợp viêm nhiễm thay vì chỉ cần vài viên kháng sinh hay bôi vào da là hết, hay chỉ cần vài thủ thuật đơn giản,.. Nhưng vì quá tin vào tác dụng môn phái (mà bản thân thì chưa có đủ công năng)
    Chúng ta cứ cần phải xác định mục tiêu, qua sông chỉ cần vài ngàn tiền đò, hay là bỏ cả đời luyện thuật phi thân chỉ để qua sông ?
    Đôi khi các tác hại cũng khá hài ra nước mắt. Vd nếu tập Khí Công mà vận khí qua Trường Cường - Hội Âm thì sẽ "bị" tăng sinh dục, tập Yoga mà kích thích đốt sống cuối hay LX1 thì sẽ bị cuồng dâm.
    Đó cũng là các tai nạn chứ ko phải là thành công kết quả gì cả, vì trong trường hợp cuồng dâm này là bạn đang đốt chân Âm nguyên khí dữ đội, sẽ sớm hết. Mà hết nguyên khí rồi thì xem như tàn đời. Ngay bản thân mình cũng bị rất nhiều biến chứng, do tự dấn thân vào các đam mê khám phá. Mình từng bị ói và ngứa vì vận khí và tập Yoga quá quyết liệt. sau này nhìn lại mới biết nguyên nhân tại sao.
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các tai nạn phần tinh thần mới là đáng kể ! vì tác hại vô cùng lớn và chữa trị rất khó. Đó là các dạng bệnh tâm thần từ nhẹ tới nặng, hoang tưởng, ảo giác và có thể điên (vì hư hoại vật lý phần não)
    Có thể kể tới vài dạng bệnh còn rùng rợn hơn như đa nhân cách, tâm thần phân liệt, ma nhập và Tổ vật.
    Đó là những tai nạn xuất hiện khi đã tập lâu ngày, có công năng và chứng đắc. Thường là những bậc huynh trưởng, lão làng hay cả bậctự xưng là "thầy" cũng đôi khi mắc phải.
    Nói về các vấn đề này thì Nh chưa đủ độ sâu để bàn tới. Vì Nh chỉ nghiên cứu Thiền, còn các môn khác chỉ "cưõi ngựa hái hoa" thôi nên ko có thực chứng.
    Ngay cả trong Thiền, cũng có khá nhiều trường hợp tai nạn rất nặng và thương tâm. Vì mình nghiên cứu môn này nên thấy nó có vẻ là dễ gây tai nạn nhất torng các môn, là môn nguy hiểm vô cùng.
    Ảo giác là những cảm giác (trên 5 giác quan chứ ko chỉ có mắt hay tai nghe) ko có thật nhưng mình lại cảm nhận rất rõ. Với mình thì "nó" hoàn toàn tồn tại vì mình thấy nghe sờ nếm ngưõi đc. Nhưng người khác thì ko nhận thấy gì cả. "nó" tồn tại chủ quan với ng mắc phải. Ảo giác có thể là bất cứ cái gì mà tâm thầm kín của mình muốn. Ảo giác là bước đầu của hoang tưởng.
    Hoang tưởng là cứ nghĩ mình là cái này cái nọ, có khi tưởng mình đã chứng quả cao lắm mà thực ra chưa có gì cả. Hoang tưởng làm tổn giảm tinh thần và công đức, có thể dẫn tới bệnh tâm thần và điên loạn.
    Chúng ta ngồi đây khoẻ mạnh xin đừng chê cười những ng mắc phải ảo giác và hoang tưởng, mắc phải rồi là rất khó thoát ra. Mà đâu phải nó phân biệt rạch ròi, nó tiến triển dần dần, tới một lúc nào đó trở thành ảo giác rõ ràng thì dù có biết và muốn thoát ra cũng ko xong !

Chia sẻ trang này