1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xây dựng những tiêu chuẩn về an toàn trong tập luyện các môn dưỡng sinh.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 03/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Trong một lớp học, có ng học rất nhanh nhưng cũng có ng học rất chậm, có ng nói ra bao nhiêu hiểu và làm đc bấy nhiêu thì cũng có ng chả hiểu làm dc gì cả. Câu trả lời thường đc nghe là do căn cơ của từng người khác nhau lúc nhập môn.
    Thế nói rằng ng có căn cơ sẽ học nhanh tiến thì ng ấy phải đi thẳng tới đích, thế sao lại có rất nhiều ng bước đầu học rất nhanh, về sau chậm lại, có ng ko tiến dc mà còn thối lui, có người hoá tâm thần điên loạn ?
    Có cả những bậc làm huynh trưởng, làm thầy rồi mà vẫn còn mắc phải tai biến này.
    Điều này ta gặp trong rất nhiều môn phái, từ dưỡng sinh tới võ thuật và có khi cả trong tu hành nữa. Vì đâu ra nông nỗi, mà ta xác định rõ là ko phải do căn cơ ban đầu.
    Với vài kiến thức nông cạn, Nh có kiến giải như sau, có thể là còn sai lầm nên mong các vị sư huynh sư tỉ chỉ dạy:
    - Khi đã tới phần linh thì ng ấy đã tập khá lâu, và đã tập khá đúng ở bước đầu, rất siêng năng và cầu tiến. Nh liệt kê 3 nguyên nhân chính sau:
    1. Kiêu mạn, cho bản thân đã giỏi rồi, bắt đầu công kích ng khác, đồng môn rồi khác môn. Sau đó tự cho mình đã hơn thầy, nhiều khi phản thầy lập ra một môn mới. Chính sự kiêu mạn ấy ở những bước đầu chưa bộc phát, càng lên cao càng dễ lộ ra. Nhất là ở những người ít chịu tu tập sự khiêm tốn, và bồi dưỡng đạo đức, Khoe khoang và khoác lác cũng là nguyên nhân của thất bại này.
    2. Tham công năng. Các công năng chỉ là kết quả của một quá trình tu tập đạo đức và tập luyện công pháp sâu dầy. Có công năng càng phải lo sợ, vì đang nắm một con dao, có thể làm lợi cho người và cũng có thể giết mình. Còn có người đạo đức kém mà vẫn ham muốn công năng, cố tìm cách - dù là tà pháp- để nhằm có công năng sớm. kết quả là một tinh thần bất ổn, Càng lên cao đường đi càng hẹp, sẫy chân là mất toi công sức.
    3. Sử dụng sai công năng. cái mà ta có được ban đầu là sức khoẻ, đừng nghĩ rằng nó có là do ta may mắn và siêng năng tập luyện, mà phải nghĩ rằng cái này chỉ là vay mượn. Cũng như đi buôn, có ít sức ta quay ra làm lợi ích cho đời thì vốn ta càng đc nhiều, quay vào tu tập lại càng có kết quả, rồi lại mang ra giúp ng khác,...cứ vậy mà vững bền.
    Đừng đem sức ra mà hưởng thụ tiêu pha hoang phí hay đem đi hại người thì ngày vào BViện ko còn xa.
    Điều này cũng đúng với các môn dùng tha lực chân chính. Cái tha lực mà chúng ta vay mượn thầy tổ ko phải là vô hạn. Cứ cho là toàn bộ do thầy cho mượn, thì bạn phải mang nó ra mà làm lợi ích thêm để mà còn "sinh lời" cho phần bạn. Chứ nếu tiêu pha hụt vào phần "vốn" mà thầy cho vay thì ko những hại bạn, mà hại cả thầy nữa.
    Ko sự cho nào vô điều kiện, nên tha lực rất là nên cẩn thận, Nh nói đây là các môn chân chính. Và thầy ko phải là cái kho vô tận, nên nhiều khi ta đang tiêu phá trên chính mình mà ko hay biết. Chính vì vậy mà trong môn phái dùng tha lực, có rất ít người thực sự tập đc, chỉ có người có căn cơ cao (hay nói thẳng ra là có "vốn" nhiều) thì mới tập đc và tiến sâu vào các tầng cao.
    Nếu ng ấy ko giác ngộ ra điều này, một ngày nào đó sẽ đứng lại và tuột dần. Nhưng nếu biết cách vừa vay mượn vừa giúp người tạo nên lợi ích cho cộng đồng thì môn phái dùng tha lực rất có lợi ích thiết thực.
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Xuất phát điểm của nhà chú thì hoàn toàn tốt, có điều là "vzẽ rắn thêm chân". Cái chuyện "tự bảo kê" thì từ thời "hồng hoang" đến chừ, bất kỳ một môn phái, một đạo pháp hay một phương pháp tu tập trước khi nhập môn đều công bố các "cấm chế" của mình cả.
    Thiên hạ ai đó bị "dính chưởng" hay "vào ga" chẳng qua là học chửa thuộc bài, hoặc tự thị vzô ước,... nên dính là đương nhiên thui !
    Nhà chú không cách chi đưa ra một cái "khung pháp lý" chung cho chuyện nì với tất cả thiên hạ được. Rõa là nhà chú "lo bò trắng răng" !
  3. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    hihihi chí phải chí phải
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cám ơn bác KDHXĐ đã có "nhời'' góp ý.
    Sự "bảo kê" ây ko có gì là chắc chắn hết, đôi khi -nói trắng ra- là để trấn an và hù doạ học viên.
    Thực ra là có Tổ của từng môn (chỉ những môn có truyền thống lâu đời và chính danh). Và mỗi môn đều có môn quy chặt chẽ, thường là nếu chấp hành đúng thì rất khó có nguy hiểm gì.
    Nhưng...
    Đâu phải môn quy nào cũng chặt chẽ, và đâu phải ai cũng tuân thủ đúng ? Nhất là trong cái thời trắng đen lẫn lộn này, có nhiều môn phái thậm chí ko có môn quy.
    Nh viết cái này là ko phải là thừa, vì càng ngày càng có nhiều ng gặp tai nạn trong tập luyện, mà bản thân họ cũng ko biết tại sao.
    Ngay cả Nh biết cũng ko dám nói, sợ ...mích lòng !
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Quả là nhà chú có "bồ tát tâm" !
    Bị cái thiên hạ "dính chưởng" hoặc "vzô ga" đa phừn là dạng chỉ kkhoái món "mỳ ăn liền"; mờ đã khoái thứ nớ thì chỉ sợ nhà chú nói vzậy chớ nói cụ tỷ nữa thì họ cũng chả thèm nghe ! Thiện tai, thiện tai,... tại thiên, tại thiên...
    Cái "vzàng vzàng" của nhà chú thì chả có ai cãi nổi ! He he he !
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cám ơn bác KDHXĐ đã động viên khen ngợi, cái vụ Tâm gì đó xin hồi hướng cho những ace trên box này, hihi.
    Nh sắp viết tiếp loạt bài về "Tha Lực trong Dưỡng Sinh" và "Tác hại của tập cùng lúc nhiều môn". Nhưng xem ra phải nhờ các huynh trưởng đóng góp bài viết, chứ mình Nh là thì đuối sức quá !!!
  7. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Hoạ từ miệng ra, bệnh từ miệng vào...Mắc hoạ hay đắc quả trong tu tập là do nghiệp lực và phước lực. Vậy nên, đừng đổ lỗi ở người mà hãy biết nhận lỗi ở mình. Hãy trách mình trong quá khứ đã không biết gieo trồng công đức vô lượng sâu rộng. Mô Phật.
  8. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Hi hi có ai đổ lỗi cho người đâu và cũng chẳng đổ lỗi cho mình
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    kéo lại chủ đề này.

Chia sẻ trang này