1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Xây nhà sau phỉ phù hợp công trình trước"

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Jeus, 13/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    "Xây nhà sau phỉ phù hợp công trình trước"

    Trên tuyến phố, nhà xây sau phải phù hợp màu sắc, độ cao, cốt nền với các nhà xây trước, không được xây thêm tum, bể nước trên tầng thượng. Ông Lê Đình Tri, Vụ phó Vụ Quản lý kiến trúc quy hoạch, Bộ Xây dựng, trao đổi với VnExpress về quy định kiến trúc mới ban hành.
    >Cấm nhà siêu mỏng, sơn màu phản cảm

    - Thưa ông, điểm đáng lưu ý của Nghị định quản lý kiến trúc đô thị vừa ban hành là gì?

    - Các thành phố, thị trấn sẽ phải có quy chế quản lý kiến trúc riêng cho từng đô thị. Mỗi công trình quy định màu sơn hài hòa, tương hợp với nhà bên cạnh, màu sắc phải gần gũi thiên nhiên như xanh, trắng nhạt, sữa hoặc giả đá, đỏ nâu, đá ong. Đây là những màu vật liệu thường có, đã quen với người Việt Nam từ nhiều đời nay, phù hợp yêu cầu tạo dựng và phát huy giá trị truyền thống. Đặc biệt, chủ công trình không được sử dụng những màu "chói" như đỏ, đen có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người đi đường.

    Ngoài ra, chủ nhà không được đưa những loại như tum, bể nước, điện thờ, cột ăng ten viễn thông lên trên tầng thượng làm vượt độ cao đã được cấp phép. Thực tế, vấn đề này đã được nói đến nhiều nhưng văn bản pháp lý thì chưa có. Nhiều nhà ở được đắp phù điêu, tượng, hai cột nhà có 2 con nhân ngư, sử tử, hay chó đá, kín cổng cao tường... khác xa với phong cách người Việt.

    - Khi người dân đưa thêm các hạng mục nhỏ vào công trình, cơ quan quản lý sẽ kiểm soát bằng cách nào?

    - Công trình đều phải có giấy phép xây dựng, trên giấy thể hiện độ cao, kiến trúc và các hình vẽ thêm. Khi cấp phép, cơ quan quản lý phải xem xét chi tiết chiều cao, màu sơn, mặt trước, mặt sau... Khi xây dựng, nếu chủ nhà đắp thêm các chi tiết là sai phép, chính quyền sở tại được yêu cầu dỡ bỏ.

    Tuy nhiên, tôi cho rằng, lâu nay người ta bỏ quên khâu kiểm tra sau cấp phép, không biết rằng kết quả có thực hiện đúng hay không. Do vậy, thanh tra xây dựng các cấp phải thường xuyên báo cáo về tình trạng sai phạm và xử lý. Hiện nay, chúng ta thường gác ở cổng thứ nhất là khâu cấp phép, còn buông lỏng ở cổng thứ hai là khâu kiểm tra.

    - Cơ quan quản lý đã phát hiện chậm một số công trình lớn xây sai phép ở Hà Nội, liệu cơ quan này đủ sức xử lý các hạng mục nhỏ?

    - Tôi nghĩ, không phải là địa phương thiếu nhân lực và thời gian, có thể là do khi đơn vị kiểm tra không phát hiện, hoặc chủ nhà đã tìm cách "bôi trơn". Bây giờ không thể như vậy được. Khi có quy định cụ thể, dân có thể giám sát được việc xử lý.

    - Nhiều người cho rằng, họ có quyền tự do lựa chọn màu sơn ưa thích, sử dụng các hình khối lạ mắt để trang trí cho ngôi nhà của mình, nhà nước không nên can thiệp, quan điểm của ông ra sao?

    - Tôi không đồng ý suy nghĩ đó. Một công trình không chỉ là của cá nhân mà là sản phẩm chung cộng đồng khi nó quay ra đường phố. Do vậy, cả dãy phố phải tạo ra sự thống nhất hài hòa, đảm bảo quyền lợi chung của nhiều người, không vì ý thích riêng của một người. Cảnh quan đô thị là biểu hiện văn hóa của cả cộng đồng nên phải tuân thủ theo quy chế.

    Quy chế đô thị phải tôn trọng đặc điểm phong tục của mỗi vùng miền, thậm chí tùy theo từng chức năng đô thị. Nếu khu vực dân cư thuần túy thì chỉ cho phép xây dựng mái nhà thông dụng, không được đưa các kiến trúc xa lạ vào áp dụng. Khi người xây dựng lên mà thấy thay đổi so với giấy phép thì sẽ phải buộc dỡ bỏ.

    - Với các công trình gây mất mỹ quan trong đô thị đang tồn tại, sẽ được xử lý ra sao?

    - Nghị định chỉ áp dụng với các công trình xây mới, cải tạo chỉnh trang, còn những công trình đã xây dựng thì chấp nhận hiện trạng. Không thể bắt người dân phải thay đổi trong giai đoạn hiện nay. Trước mắt chưa thể áp dụng cứng theo bảng màu, nhưng về lâu dài, có thể sẽ quy định chặt hơn.

    Bộ Xây dựng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn trong tháng 4. Chính quyền địa phương sẽ ban quy chế quản lý chậm nhất từ 6 tháng đến 1 năm.

    Nguồn : http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/03/3B9F3D08/

    ----------------------

    -Nếu cái "công trình trước" này nó lởm khởm, và không" tiên tiến đậm đà bản sắc" thì nhà sau có nên và có cần phù hợp với nó không??? Đến cả nhà cửa mà cũng có tinh thần " kính lão đắc thọ" và "sống lâu lên lão làng" roài!
    - Suy đồi!
  2. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ngớ ngẩn
  3. INTRUDER

    INTRUDER Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    2.851
    Đã được thích:
    0
    Đấy ạ, làm to nó thế đấy ạ.Mie, đúng là vạ miệng...
  4. lemox

    lemox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Có thể dùng quan điểm cá nhân để trả lời phỏng vấn, để hành nghề, thậm chí là đăng đàn tranh biện trên bục diễn giả hay kể cả là viết sách....Nhưng áp quan điểm đó thành luật hay văn bản tính chất tương đương thì là .........
    -------------------------------------------------------------
    Vừa tìm lại cái Link cụ LTD nói về vụ Series "CUT Building" mà không được. Nôm na đại ý: Cùng một diện tích, cùng một công năng mà nơi được xây cao, nơi xây thấp thì là cố tình làm sai ( Đại ý vậy, không có "ngoặc kép" ). Nhìn nhận về quy hoạch chiều cao như vậy liệu có đúng tính chuyên môn !?, mà bỏ chuyên môn qua một bên thì có phải là hủ nho về mặt quản lý xã hội !?

Chia sẻ trang này