1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

XE LÔI: Một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ !

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi WL, 12/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WL

    WL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    XE LÔI: Một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ !

    Các bạn box Ô tô - Xe máy thân mến!

    Khi các bạn đến với miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ.
    Bạn sẽ nhận thấy một điều rất đặc biệt, trên các ngă đường , từ những đại lộ đến những con hẻm nhỏ, thường xuyên có những chiếc xe hình dáng kỳ lạ xuôi ngược, như những con thoi đu đưa trên đường phố, người dân chúng tôi gọi đó là XE LÔI. Hình ảnh này đă trở nên quen thuộc, gắn bó với đời sống văn hoá, sinh hoạt của người dân ở đây.

    1. Lịch sử:



    Có nhiều ý kiến cho rằng, xe lôi ngày nay có lịch sử thoát thai từ chiếc xe kéo của thời Pháp thuộc. Cơ cấu chiếc xe gồm: thùng xe có mui che và băng ngồi phía sau, đặt trên hai bánh xe lớn và cặp gọng gỗ dài nhô ra phía trước, người phu xe còng lưng kéo xe. Ban đầu, loại xe kéo này chỉ phục vụ cho các quan Tây hoặc giới quan lại vương giả người Việt; dần dần xe kéo được xă hội hoá, nên đă trở thành phương tiện vận chuyển công cộng phục vụ rộng răi cho mọi tầng lớp trong xă hội.

    2. Hình thành và phát triển:

    Theo dòng thời gian, chiếc xe kéo đă được cải biên: cắt bỏ hai gọng gỗ, thay vào đó là một tấm ván gọt đẽo thành hình mũi tàu nhô lên ở giữa với một vòng sắt trên ở chóp nhọn, dùng để móc thanh sắt đinh ốc, hoặc hàn chặt vào sườn xe, và đă trở thành chiếc xe lôi như ngày nay.

    [​IMG]

    Vào trước năm 1975, chiếc xe lôi có cục gù nhô lên ở giữa, vì lúc đó mỗi xe chỉ được phép chở 4 người khách: hai người ngồi ở băng trước và 2 người ngồi ở băng sau, quay mặt đối diện lại với nhau. Mui xe chỉ che mát cho người ngồi ở băng sau, chỉ người ngồi ở băng trước thì phải chịu hứng nắng mưa. Do vậy, băng sau thường dành cho những người già hoặc phụ nữ còn băng trước là nam giới thanh niên...

    Đến sau năm 1975, theo nhu cầu của cuộc sống, cái mũi tàu kia không còn nhô lên như trước, mà nó phẳng lì và bầu tròn ở hai góc ngoài, để có thể chở được khoảng 5,6 người. Tấm ván gỗ cũng được thay thế bằng tấm nhôm cho sạch đẹp và sáng sủa.

    Vào thời kỳ đầu, xe lôi được kéo bằng xe đạp không có mui.

    [​IMG]

    Đến thập niên 1940-1960 đă xuất hiện xe lôi máy Mobylette của Pháp, xe gắn máy động cơ Sachs của Đức, lắp vào các loại sườn như Gobel, Bosch, Mamut... và hiện nay là các loại xe của Nhật như Honda, Suzuki, Yamaha... là đầu xe kéo được ưa chuộng, trong số đó thì loại Honda 67 được xem là mạnh và bền, được giới xe lôi sử dụng rộng răi đến ngày nay.

    [​IMG]

    Bên cạnh xe lôi hiện nay còn xuất hiện nhiều loại phương tiện vận chuyển công cộng khác như: xe buýt, taxi, Daihatsu, Honda "ôm", xe đạp "ôm"... và đặc biệt là xe ba gác:
    Không động cơ, không gây ô nhiễm môi trường

    [​IMG]

    [​IMG]


    và có thể dùng được nhiều việc, từ phế liệu, vật liệu xây dựng

    [​IMG]

    đến cả:

    [​IMG]

    3. Thú vị và thư giãn:

    Dù như vậy, nhưng vẫn còn số đông hành khách thích đi xe lôi. Sự tiện ích của xe lôi là có thể chở khách đến tận cùng ngõ hẻm, kể cả hành lư, giá cước, lại vừa túi tiền với mọi người nhất là dân lao động mua gánh bán bưng. Đi xe lôi cũng là thú vui của một số đông thanh niên học sinh: họ thích đi cùng vài người bạn trên chiếc xe lôi, vừa ngắm cảnh, hóng mát, chuyện trò vui vẻ thoải mái và không gian trên xe cũng vừa đủ ngồi, không ảnh hưởng mọi người xung quanh như trên xe buýt.

    4. Phân loại:

    Ở ĐBSCL, mỗi một tỉnh có riêng dáng vẻ khác nhau về phương tiện xe lôi. Xe lôi ở Cần Thơ có dáng mô phỏng của chiếc xích lô với mui che xếp lại được, còn gọi là "xe vua". Xe lôi Sóc Trăng có dạng như xe thổ mộ của Sài Gòn, có hai khoang mui kín và chở được nhiều người hơn so với xe lôi ở Cần Thơ. Đặc biệt, xe lôi Sóc Trăng rất tiện lợi đối với bạn hàng từ miệt vườn ra chợ buôn bán trái cây, rau quả... Nếu bạn có đến Phnôm Pênh (Campuchia) thì bạn sẽ thấy xe lôi ở Nam Vang giống với xe lôi ở Sóc Trăng! Còn ở Mỹ Tho (Tiền Giang) vẫn sử dụng xe xích lô như ở TP. HCM.

    [​IMG]

    Thường thì xe lôi có chung bến đỗ với các xe lớn để rước khách. Ở Cần Thơ, bến xe lôi lớn nhất là bến Ngô Quyền, bắc Cần Thơ, bến Võ Văn Tần... và ở khắp các ngă tư trên đường đi, lúc nào hành khách cũng có thể dễ dàng vẫy tay là có xe lôi dừng lại ngay.

    [​IMG]

    5. Số phận:

    Hiện Cần Thơ có khoảng trên 2.000 chiếc xe lôi do hợp tác xă quản lý, ngoài ra còn có khoảng 300 chiếc chạy "chui" không đăng ký. Hàng tháng, mỗi xe phải đóng thuế 52.000 đồng. Mỗi năm, xe lôi phải đóng các thứ thuế từ 200.000 đ - 300.000 đ. Nếu có dịp nhìn cảnh biết bao nhiêu chiếc xe lôi xếp hàng tại bến "chờ tài", bạn sẽ không khỏi xót xa và thầm khâm phục lòng nhẫn nại của họ! Giờ giấc chạy của xe lôi xem như "có mặt 24/24" để đón khách.

    [​IMG]

    Khách du lịch nước ngoài cũng rất thích sử dụng phương tiện này để tham quan thực tế.



    Quả thật, không thể phủ nhận, chiếc xe lôi vẫn luôn là hình ảnh quen thuộc của người dân đồng bằng Nam Bộ. Hình ảnh đó đă trở thành một nét văn hoá rất độc đáo, ghi đậm dấu ấn trong lòng du khách khi ghé bước đến nơi này. Nhưng nếu không có sự linh hoạt, điều chỉnh như xích lô Sansushi ở Hà Nội thì chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ đi vào dĩ vãng và xe lôi, xe ba gác... cũng sẽ trở thành những tên gọi về một loại phương tiện mang đậm nét Nam Bộ.

    Bài viết có sử dụng một số tư liệu và hình ảnh từ internet

    ---------------------------------o0o----------------------------------​
  2. timnigger

    timnigger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.301
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác hay quá!!! vote bác cái..
  3. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1

    Tui thật sự thán phục khi lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc xe Honda 67 với động cơ 49cc kéo theo sau cái rơmooc to đùng chở hàng đống hàng hóa hoặc có khi là 5-6 người lớn chạy ở miền Tây. Không hề xịt khói đen khói đỏ, không hề gầm rú hay ì ạch vượt dốc cầu mà nó cứ phăm phăm trên đường, thế mới đáng nói. Tuy các bác tài đã xóay nòng tăng công suất cho xe nhưng hầu hết phụ tùng vẫn còn là nguyên bản, với một chiếc xe từ thập niên 60 mà thời gian sử dụng như vậy thật đáng nể phải không các bác?
    Tui nghĩ các ông marketing Honda nên tặng huy chương cho các bác tài xe (67) lôi miền Tây và tài trợ cho họ phụ tùng thay thế, đồng thời thiết kế tour du lịch về miền Tây cho khách hàng của Honda cho họ xem tận mắt những chiếc xe Honda họat động bền bỉ như thế nào từ gần 40 năm qua.
  4. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Già xfng lĂn già kèo theo già xe lĂi, xe Ăm cùfng lĂn già tư? 2000-5000' so với bì?nh thươ?ng.
    ĐiĂ?u nà?y cà?ng là?m cho ngươ?i dĂn 'i xe buỳt nhiĂ?u hơn vì? rè? tiĂ?n và? an toà?n.
  5. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.286
    Đã được thích:
    6.734
    Tôi nghĩ ý bác Kasanova hay lắm, có lẽ ai đó nên tìm cách liên hệ với Honda và một số người sử dụng 67 ở miền Tây, nối hai bên lại với nhau, vừa quảng cáo cho Honda vừa (hy vọng) cho mọi người biết thêm về các bác tài VN. Như đối với xe hơi, nhãn xe Volvo được xem là rất bền (nếu không muốn nói bền nhất). Hãng này dĩ nhiên không bỏ lỡ cơ hội lấy đó để quảng cáo, lập ra High Mileage Club (cho những xe đi trên 100.000 miles - chừng 160.000 km), thậm chí còn tìm ra chiếc xe đi nhiều nhất nữa:
    2,000,000 Miles and Counting
    Perhaps the single most stunning example of legendary Volvo durability is the shiny red 1966 Volvo P1800 owned by Irv Gordon. So far it has been driven a world-record-breaking 2,000,000 miles and counting.
    "http://www.volvocars.us/_Tier2/WhyVolvo/Quality/HighMileage.htm"
    Tính ra chiếc này làm năm 66 thì chỉ cùng thời với mấy chiếc 67 chứ mấy, vậy mà đã là kỷ lục thế giới rồi.

Chia sẻ trang này