1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Người ta cũng đã phát hiện ra rằng để đạt khả năng xuyên giáp cao nhất thì khối nổ lỏm cần được đặt cách mục tiêu một khoảng cách nhất định(stand-off distance), thường là vào khoảng 5 lần đường kính khối nổ lỏm(charge diameter/CD). Nếu khoảng cách stand-off quá gần, luồng xuyên vẫn chưa được hình thành hoàn chỉnh sẽ làm giảm khả năng xuyên giáp. Nếu khoảng cách quá xa, thì sẽ diễn ra hiện tượng luồng xuyên bị tách rời thành hạt(jet particulation). Như đã nói ở trên, phần đầu luồng xuyên di chuyển với vận tốc rất cao(có thể lên đến 10km/s), trong khi phần đuôi di chuyển rất chậm(dưới 1km/s). Vì sự chênh lệch vận tốc này nên theo thời gian(hay khoảng cách đi được) luồn xuyên sẽ bị kéo giãn ra và cuối cùng bị tách rời thành từng hạt. Khi luồng xuyên bị tách rời, nó sẽ yếu đi bởi khi luồn xuyên đã bị tách rời thành hạt, các hạt này sẽ không còn năm trên một đường thẳng nữa mà sẽ tỏa ra trên một diện tích rộng hơn: hạt thứ nhất đập vào chính giữa, hạt thứ hai đập vào bên trái hạt thứ nhất, hạt thứ ba đập vào bên phải,...
    Khi kĩ thuật phát triển, người ta cũng có những cách để chống lại hiện tượng tách rời luồng xuyên. Thứ nhất là dùng những loại vật liệu có độ dẻo cao để làm chậm quá trình tách rời. Phần lớn các loại phễu kim loại hiện đại đều dùng các loại hợp kim khác nhau chứ không phải chỉ có đồng. Thứ hai là dùng công nghệ hiện đại chế tạo phễu kim loại có độ chính xác cao, cho phép ngay cả khi luồng xuyên bị tách thành hạt, các hạt này vẫn di chuyển theo một đường thẳng chứ không bị lệch đi.

    Một yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuyên giáp của đạn nổ lỏm là độ xoáy của đầu đạn. Nếu độ xoáy của đầu đạn quá cao, do ảnh hưởng của lực li tâm, luồng xuyên tạo ra sẽ bị tỏa ra và vì thế yếu đi. Đây là lí do tại sao hầu hết các loại đạn nổ lỏm hiện nay đều là đạn ổn định bằng cánh chứ không phải ổn định xoay. Tuy nhiên người ta cũng đã chế ra các loại phễu kim loại có rãnh xoáy(flutted liner để chống lại điều này, cho phép đạn nổ lỏm ổn định xoay cũng có thể đạt được khả năng xuyên giáp tương đối. Các loại đạn phóng lựu 40x53mm HEDP hay đạn 30x113mm HEDP của pháo M230 của trực thăng Apache là những loại dùng phễu kim loại rãnh xoáy. Tuy nhiên các loại đạn này có nhược điểm là khả năng xuyên giáp phụ thuộc vào độ xoáy của viên đạn, nếu viên đạn đã đi một khoảng cách xa hơn khoảng cách tối ưu, độ xoáy bị giảm đi thì sức xuyên giáp của đạn cũng giảm đi. Nói đơn giản là khả năng xuyên giáp của kiểu đạn này lệ thuộc vào tầm bắn.
    Sau khi luồn xuyên đã được tạo thành và đập vào lớp giáp, quá trình xuyên giáp diễn ra. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng quá trình xuyên giáp của đạn nổ lỏm là luồn xuyên đốt cháy giáp hay nung chảy giáp, vv... Nhưng theo những tài liệu tớ đã đọc thì người ta đều nói rằng quá trình xuyên giáp chỉ đơn thuần là luồn xuyên đập vào lớp giáp và đẩy vật chất của lớp giáp ra xung quanh.
    Sau khi luồn xuyên đã xuyên qua giáp, nó tạo ra các yếu tố sát thương chính là miểng còn sót lại của luồn xuyên và miểng tạo ra từ tấm giáp, các yếu tố sát thương phụ gồm có ánh sáng, áp suất, khói, nhiệt...
    Nguồn:
    http://cdn.preterhuman.net/texts/te...ped Charge Concept, An Overview - Walters.pdf
    http://www.ebook3000.com/mobile-ebooks/Terminal-Ballistics_158633.html
    http://cdn.preterhuman.net/texts/te...gh_Explosives_Technology_and_Applications.pdf
    http://www.scribd.com/doc/123691452/Military-Ballistics
    http://www.scribd.com/doc/55248764/Explosives-Engineering-Paul-W-Cooper-jW-jW
    http://www.dtic.mil/ndia/2008ballistics/Thursday/Held.pdf
    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a226401.pdf
    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a226772.pdf
    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a228492.pdf
    http://www.dtic.mil/get-tr-doc/pdf?AD=AD0389304
    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/246352.pdf
    http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a260285.pdf

    SAu khi đã nói về nguyên tắc của nổ lỏm thì ta nói tiếp đến vấn đề đang bàn là: Hiệu quả của đạn nổ lỏm khi được đặt cách lớp giáp 1m nó như thế nào.
    - Thứ nhất là theo như những tài liệu trên thì đúng là khi tăng khoảng cách stand-off, khả năng xuyên giáp có giảm đi, nhưng không phải là giảm theo cái kiểu ra xa 1 hay 2m là khả năng xuyên giáp biến mất hoàn toàn.
    - Thứ hai nữa là rất nhiều loại đạn HEAT đều không thể có thiết kế stand-off đạt tối ưu ở 5CD bởi vì làm như thế sẽ khiến viên đạn rất cồng kềnh và ảnh hưởng đến khí động học, hoặc người ta cố tình dùng stand-off nhỏ để tăng hiệu quả sau khi xuyên giáp mỏng. Trừ một số loại đạn RPG tandem, ATGM có thiết kế đầu đạn đặt ở chính giữa hay hía sau thân ra là có thể đặt được stand-off tối ưu.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Một quả đạn RPG bình thường đường kính 80-90mm khi nổ có CD=2 thì giờ có thêm 1m không khí vào thành CD=13 thì khả năng xuyên giáp nó giảm chả bao nhiêu hay nói đúng hơn là không hề giảm. Nếu như thay vì 1m không khí mà là 0,5m không khí chèn vào thì hiệu quả xuyên giáp của đạn còn tăng lên nữa. Muốn dùng stand-off lớn để chống đạn HEAT một cách hiệu quả thì phải dùng từ khoảng cách lớn hơn chứ 1m nó chả ăn thua gì. Một số loại đạn HEAT đời cũ như bazooka, panzerfaust thì stand-off của nó còn nhỏ hơn nữa, tăng thêm giáp hộp cũng chả làm được gì. Trong WW2, khi lính Mỹ đắp thêm bao cát, gỗ lên xe tank thì cũng có ý kiến cảnh báo về việc làm như thế có thể làm tăng stand-off khiến cho các loại đạn panzerfaust có thể xuyên giáp tốt hơn. Tương tự như việc Hồng Quân dùng giáp chuồng gà nhưng không có hiệu quả.

    Còn đối với đạn RPG tandem, ATGM có đường kính ~100mm, có stand-off tối ưu ở 5CD thì thì tăng thêm 1m không khí làm tăng stand-off lên 15CD có thể làm giảm hiệu quả xuyên giáp, nhưng chỉ giảm khoảng 30%. Nếu gặp những loại ATGM có đường kính lớn ~150mm thì 1m không khí chỉ làm giảm 15-20% khả năng xuyên giáp.
    bailamos_1986, hk111333halosun thích bài này.
  2. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    - BMPT nó không chở lính được.
    - Namer, Achzarit thì không thể lắp tháp pháo mang pháo tự động, tên lửa được.
    - Con BMP-3 trong ảnh nó mang các hộp ERA. Sở dĩ phải làm to như thế là để đảm bảo độ nổi của xe khi tăng thêm trọng lượng tự ERA để có thể bơi được.
    - Thế mấy can nước đó cản được đạn gì?
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đúng vậy, nhưng tài liệu này không nói rõ luồng xuyên đủ sức xuyên thủng giáp xe tăng (ví dụ T54) dài bao nhiêu. Họ chỉ nói chung chung xuyên được cỡ 280mm thép chẳng hạn. Cái này chúng ta hiểu ở điều kiện thử cơ bản mũi đạn chạm vào lớp thép ở góc vuông 90 độ.
    Nhưng khi thử ở vật liệu khác lại khác. Ví dụ đạn sơ khai Bazoka bắn thủng 750mm tường gạch.

    Vấn đề ở đây là đạn lõm chống tăng như đạn B41 chẳng hạn. Nó cũng có 1 lớp nhôm phía trong. Nó làm tăng mật độ và uy lực luồng xuyên. Qua khoảng cách gọi là luồng xuyên. Nó trở thành hạt nhân xuyên phá, có thể vẫn đủ sức xuyên qua lớp giáp mỏng của xe bọc thép hoặc thậm chí chỗ yếu của M1A1 (em lấy ví dụ cụ Huy Phúc nói, cá nhân em chỉ coi đó là may mắn). Các mảnh lìu tìu xung quanh lại thành mìn định hướng Claymo. Trò bắn đạn B41 thổi đất cát thành mìn định hướng nhà ta có nghề.

    Cái chúng ta cần phân biệt lại là luồng xuyên là khoảng cách có uy lực lớn nhất của đạn, dùng vào việc diệt xe tăng. Các ví dụ lìu tìu khác không nên tính.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Có một điều phổ biến là khi muốn xuyên giáp ở khoảng cách xa. Người ta ứng dụng nguyên lý hạt nhân xuyên phá.
    Ví dụ thì có nhiều:
    - Mìn chống trực thăng bay thấp.
    - Đạn pháo treo trên không bằng dù, dùng đầu dò tìm hồng ngoại, hạt nhân xuyên phá bắn đột nóc xe tăng.
    - Mìn ven đường chống thiết giáp..............
    Và các tài liệu cũng nói rõ, hạt nhân xuyên phá chỉ xuyên qua giáp mỏng. Cụ thể ở các ví dụ trên. Không ai nói hạt nhân xuyên phá đục thủng giáp tăng.

    Qua những thông tin trên, ta có thể hỏi ngược trở lại. Sao không ứng dụng nguyên lý luồng xuyên của đạn lõm ở khoảng cách xa. Nếu như nó vẫn xuyên tốt như nguồn của bác Năm bô.

    Câu trả lời ở thực tế.
    OnlySilverMoon, hk111333kuyomukotoho thích bài này.
  5. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Luồn xuyên đủ sức xuyên giáp T-54 dài bao nhiêu thì liên quan gì đến việc đang nói?
    Độ dài luồn xuyên cần để xuyên qua 1 lớp giáp đồng chất nguyên khối nó còn phụ thuộc vào tị trọng riêng của luồn xuyên và lớp giáp, độ bền của lớp giáp... nữa.

    Cái lớp nhôm trong đầu đạn B41 nó nằm ở chổ nào thế bạn mèo u chỉ ra giùm tớ.
    Mìn định hướng thì lại liên quan gì đến việc đang bàn? Mà nếu tớ nhớ không lầm thì cụ Huy hình như kêu rằng mìn claymore khi xài thì phải quay cái mặt có chữ 'front toward enemy' về phía mình, còn cái mặt có chữ 'back' về phía mình thì phải.

    Bạn gà không đọc kĩ rồi, tớ bảo là nổ lỏm nó vẫn xuyên tốt ở khoảng cách 1m cách mục tiêu, tức là khoảng chừng 13-15CD thì nó vẫn còn xuyên tương đối tốt, chứ tớ có kêu nó xuyên tốt ở khoảng cách chục mét trở lên đâu.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em lấy tạm cái hình này của bác để minh họa. Cái bộ phận thứ 3 trong hình đối với đạn B41 RPG7V làm bằng nhôm.
    Em đảm bảo 100%, chính em đã được sờ cái quả đạn B41 cắt bổ có cái phễu nhôm ấy.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cấu hình tối ưu của xe bọc thép dùng đánh bộ binh. Nói chung là đi đánh trẻ con.
    Các bác cứ xem các thể loại tăng nhẹ tăng trung tăng nặng trước thế chiến 2 là rõ. Toàn cấu hình oánh bộ binh. Xe to tháp pháo lắm nhưng pháo ngắn tũn, nhỏ tí tẹo, tốc độ chậm rì.

    Cấu hình cho xe tăng MBT đã chuẩn hóa từ lâu rồi. Xe nhỏ thấp, giáp dầy, hỏa lực mạnh, tốc độ cao tránh đạn. Chống đạn lõm bằng hàng công nghệ cao bắn chặn chủ động. Bây giờ thêm món bọc lớp vỏ tàng hình và hạn chế bức xạ hồng ngoại nữa là ổn.
    Tất nhiên tăng để dùng thịt xe tăng và xe bọc thép ngoài đồng trống. Bài tủ là đánh bao vây cắt tiếp viện ngoài đồng. Xe tăng đắt tiền không phù hợp món anh dũng xông lên diệt bộ binh trong thành phố. Kể cả việc chọc thủng hệ thống phòng ngự ngoài đồng cũng không phải việc của xe tăng. Một con xe hàng triệu đô bị dính quả mìn vài trăm đô đứt xích làm bia cho pháo bắn không phải là cảnh hay ho.

    Món trực tiếp yểm trợ hỏa lực để oánh nhau với bộ binh thuộc về cấu hình dòng xe bọc thép hiện đại ngày nay. Việc ưu tiên dòng nào còn tùy thuộc địa hình và đối tượng tác chiến mỗi nước.

    Hi vọng bệ mang thế hệ xe mới của Nga đáp ứng tất cả vấn đề trên. Tất nhiên khung xe tăng phải khác khung xe bọc thép rùi. Nhưng việc chuẩn hóa các chi tiết như động cơ, hệ thống truyền lực làm giảm chi phí vận hành. Các bác cứ tưởng tượng một con xe bọc thép có giáp dầy như xe tăng thì thú vị biết bao.
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Thế bác nghĩ sao nếu lúc viên đạn lao đến nó bẻ cong cái nan theo phương ngang.
    Và nếu như thay vì đạn lao vào khe mà nó lao thẳng vào thanh xuyên thì nó sẽ kích nổ, luồn xuyên khi đó cũng chưa chắc đã không xuyên nổi vỏ giáp đâu.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác bảo viên đạn bẻ cong cái nan. Bằng niềm tin à. Tốc độ cao như vậy thì đến nan đá nó cũng cắt được quả đạn. Hơn nữa đầu quả đạn lõm rất mỏng, chỉ là nhôm dập (kể cả là nhôm duyra đi nữa). Các hình trên mạng đều cho thấy nan gà cắt đứt đầu đạn đến phần thuốc nổ và sau đó là lớp thép dầy đít đạn mới chịu gẫy. Lúc đó quả đạn nát bét rồi còn gì, ngòi nổ áp điện trên đầu méo mó thì quả đạn có khác gì cục sắt không.

    Nếu đạn lao vào trúng nan gà, kích nổ sớm. OK. Thế là đúng ý nhà sản xuất rồi. Còn việc quả đạn khủng quá, cỡ RPG29 bắn thủng cả mét thép cán thì bó tay rùi. Giải pháp như trang trước đã post là làm cái ***g gà ra xa hơn nữa và giáp dầy hơn nữa. Cái gì cũng phải tiến hóa mà.
    Nhưng tôi cũng nói trước là xác suất bắn trúng cái nan gà rất thấp. Hầu hết đạn bắn vào khoảng giữa các nan. Lúc này thì đến RPG29 cũng chỉ là cục sắt thôi. Không có điều kiện đi xe mới, phải đi xe cũ thì phải tự an ủi là 90% nó bắn vào khe giữa nan gà.
    Nhưng nếu đạn có ngòi nổ đáy kiểu B40 thì có khi nổ chơi cũng diệt được thiết giáp vỏ mỏng. Giải pháp, tất nhiên là mua xe mới có giáp dầy hơn mà đi. Đối phương mua được đạn mới khủng thì mình cũng phải mua xe mới chứ.
  10. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Thế cái đạn bác cầm là loại nào, loại cũ hay loại mới :D

    Theo ý bác thì nếu như cái nan gà nó cắt đứt được đầu đạn, Vậy nếu như viên đạn nó trượt qua chứ không bị cắt đứt thì sao ạ, như bác saruman có nói rồi đấy, các loại đạn mới người ta sửa thiết kế để đói phó với nan gà. Nó xuyên được đến tấm thép dày 1cm.
    cái nan gà mà nó thần thánh thế thì người ta đầu tư giáp hộp nặng máy tấn làm gì ạ.

    Còn cái thống kê 90% đạn lao vào khe là ở đâu vậy ợ :D

Chia sẻ trang này