1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xem "Hà nội 12 ngày đêm" để biết trình độ làm phim của ta hiện nay ...

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi zazu, 19/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Bác Zazu nhắc Đặng Minh Tuấn làm em phải tra ngay vỏ não xem có cái tên này không,hình như bác nhầm sang bố đạo diễn họ Đỗ .Hôm nào cùng các bác tranh cãi về phim này,giờ hơi bận.
    Just call My Name And I'll Be There
  2. Prayer

    Prayer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    Mợ bu,biết ngay bác xixo máu cái đề tài này lãm mà.Vẫn còn tâm huyết với điện ảnh VIệt nam lãm,tuy chê nhưng vẫn đi xem ủng hộ hen.Tối nay đi xem rồi về chửi nhau nhá em bé mê phim.Mịa trong này nóng quá,tối ngày mai lại đi xem lại phim này lần nữa không mất tiền hehehe
    Èo sao ít bác đi xem phim này thía,bác longking chưa thấy đi họp MFC nhỉ,cho anh em gãp mãt cái.
  3. rena

    rena Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    755
    Đã được thích:
    0
    Bố sư nhà thủ quỹ . Tối mai đây mới đi xem nhưng chắc về chỉ chê được thôi . Ghét em Mai Thu Huyền đến xương tuỷ , cứ phim nào có em đấy là phim ấy thấy dở :-) , cho dù 7 hay 70 tỷ kinh phí đi nứa nhá .
    Noel năm nào chúng mình có nhau ... ​
  4. LongKing

    LongKing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    xem phim này tui có cảm tưởng chưa kịp thấy cái sự tàn phá khủng khiếp của B52 thì tên lửa của mình đã cho đi hàng loạt rùi hhehhehhêh, nhưng bà con ơi đi xem đê, ai muốn rủ ,tui đi xem phát nữa cũng đưọc,hêhhhehhêh, còn về đi họp thì em chưa đi lần nào cả ,để sau vậy, mất cơ hội rui` :D:D:D
    ================================================
    Khi mình sinh ra trên cõi đời, mình khóc, mọi người xung quanh đều cười, hãy sống làm sao để khi mình chết, mình cười, mọi người xung quanh khóc
  5. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Nghe chú Sean nói " Hãy xem kĩ xảo của phim với một tấm lòng rộng mở của một người dân Việt Nam,đừng có đứng trên quan điểm của một người xem nhiều phim Mỹ mà đi chê" nên tôi cũng không động đến vấn đề kỹ xão mà xin nói đến nhiều vấn đề khác.Đầu tiên xin nói luôn là TÔI CHÊ PHIM NÀY.Phân tích những lỗi:
    Đạo cụ:Các bạn có nhớ cảnh Chiều Xuân chạy tải đạn trên cầu Long Biên không,TRỜI ,chạy tải đạn mà đi giày cao gót.Rồi đến cốc nước chè hiện rõ trên màn ảnh ở mấy cảnh trước,cái cốc đó của Tàu mà và tôi nhớ nhà tôi đã từng dùng cái cốc đó trong 1-2 năm gần đây.Thế mà các bác làm phim lại cho nó vào bối cảnh năm 1972.CHỊU!
    Đến cảnh cuối giữa dòng người đi xem hoa Tết nổi nên một chị mặc áo đó đề chữ LION-áo này của China mà 3-4 năm gần đây mới có mà.
    ***g tiếng và ***g tiếng động:Có cảnh giữa lúc bắn phá ác liệt có nhạc sĩ chạy vào nhà dạo trên cây đàn piano để viết bài hát( cảnh này chôm của Schindler's List ) đây là một cảnh rất hay,sự đối lập giữa lãng mạn (không bi luy) và chết chóc bên ngoài nhưng lúc ***g tiếng đàn vào thì sai nhịp loạn xạ xem cực kỳ phản cảm.
    Quay phim:Đã có những bước tiến mới,những hình ảnh rung rung khi bom nổ (không biết có phải do các bác nhà mình nghĩ ra không) nhưng ảnh hưởng của chất Vờ-Gích ( VGIK) vẫn còn nặng lắm,nhiều cảnh chơi zoom đặc tả khuôn mặt và đôi mắt.Có hai cảnh mà tôi thấy rất ấn tượng:Cảnh nhiều thật nhiều làn đạn bắn lên trời trông thật hào hùng và hoành tráng ( nhớ lại cảnh trong Chiếc chìa khoá vàng của đạo diễn Lê Hoàng).Cảnh thứi hai là cảnh kết phim,một cô gái đi giữa hai hàng lúa vàng trĩu hạt.Một hình ảnh ẩn dụ rất hay,đó có phải là một tương lai ấm no hạnh phúc cho đứa con của cô nói riêng .Đồng ý với bác Zazu thủ pháp rút hình đúng là cho vào đây chả ra con giáp nào cả.Khó chịu hết sức.
    Diễn viên: Nói chung các diễn viên đóng tạm được,mà tôi không hiểu tại sao lại phải mời anh chàng Lê Trung Cương ra HN đóng làm gì nhỉ,nếu cần giọng miền Nam thì ***g tiếng là xong chứ gì( giọng miền Trung mà Công Lý còn làm được cơ mà).Các bạn nhớ lại cảnh hô hấp nhân tạo đi,xem ức không chịu được,giả tạo và gây khó chịu.Lúc đó người ngất mà là 1 chị thì chắc anh chàng đó không phải diễn như thế đâu nhể. Mà những cảnh mấy chú Mẽo diễn ăn mừng được về nhà xem ra còn hay hơn mấy cảnh chú bộ đội ăn mừng khi bắn hạ B52.Lại còn cảnh Chiều Xuân bị kẹt lại chứ,từ đêm rồi đến sáng mà nước vẫn không đầy ,rồi chờ nước gần đầy chị mới vẫy tay và được cứu.Vậy thời gian trước đó chị ngồi chơi à hay là học bơi?!
    Hoá trang:râu của nhân vật do Kim Lân thủ vai trông cứng và giả quá.
    Nội dung:Bắt tay với bác Zazu phát nữa Tình tiết cứ từ từ đi qua và trôi tuồn tuột ra khỏi đầu khán giả,không có sự gắn kết nào hết.Xem xong mà chỉ nhớ nhiều nhân vật chết ,cảnh bắn phá.HẾT.
    Âm nhạc:Rất hay,không còn tiếng sáo điếc ráy như nhiều phim khác,nhạc hùng tráng phù hợp với bộ phim.
    Báo động đỏ:
    1:Hết diễn viên:Quanh đi quẩn lại toàn khuôn mặt cũ mèm.May mà không có bác Quang tèo đóng vai vị tá nào của VN không thì tiêu bộ phim.
    2:Báo động về sự thiếu văn hoá của một bộ phận khán giả xem phim.Hôm đó xem mà ngồi trên có mấy đứa cứ buôn điếc cả ráy,mà không hiểu tại sao lại thế nhỉ,vào rạp để chỉ chỏ bộ phim,để buôn về diễn viên ,để nói chuyện đi tham quan thì vào làm cái gì nhể.Chán mớ đời!
    Chấm phim này 7 trên 10.Phim xem được,anh em cũng nên xem để biết được hơn hình dáng 7 tỷ ( nếu tôi không nhầm) nó như thế nào.
    Kết:Với bộ phim này không nên có những lõi mà tôi kể trên,những lỗi tưởng chừng nhỏi nhặt nhưng nó lại chính là những hạt sạn làm ê cảm xúc của khán giả.Đúng là không nên có nhất là khi phim này có tới 4 đạo diễn.
    Just call My Name And I'll Be There
  6. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Nói trên mạng không có hứng,hay là hôm nào mấy anh em mình chờ chú Sean ra HN rồi cãi nhau offline nhỉ.
    Just call My Name And I'll Be There
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Hị hị, hôm qua em cũng mới được xem cái phim 7 tỷ này. Nghĩ mà xót!!!
    Muối iốt, tôi cần muối iốt!!!!
  8. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Tôi cực lực phản đối hiện tượng một số thành viên MFC đi xem mảnh rồi về gửi bài bình luận tùm lum.
    Thanh niên MFC dạo này hư hỏng hết rồi, sao không cố nhịn để đi xem cùng mọi người nhỉ. Bực quá bực quá.
    Pằng pằng pằng pằng......bắn cho hả giận.

    :: Terminator ::

  9. ailoveu

    ailoveu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy đừng dzậy mà bác, thế hôm nay bác không đi rửa tội à.
    Tui cũng cực lực phản đối.

    phản đối phản đối phải phản đối chớ.

    Ngày mai không bao giờ đến
    Tôi là Notbad xin các bạn nhớ cho tôi là Notbad xin các bạn nhớ cho tôi là Notbad xin các bạn.
  10. lat_kt

    lat_kt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Tôi ở xa ko có điều kiện xem, nhưng nghe tả cũng đoán được phần nào, cộng với chuyện đã xem những phim được coi là to tiền hoành tránh trước đây thì cũng biết được trình độ làm phim của mấy ông đạo diễn nhà ta,hic, xót tiền dân quá.

    Vẫn không chệch bước...
    (10:37:00 25-12-02)
    (VASC Orient) - Phim ''Hà Nội 12 ngày đêm'' lập một số kỷ lục như thời gian làm phim kéo dài tới 7 năm, chi phí 7 tỷ đồng, lần đầu tiên được làm kỹ xảo ở nước ngoài...Đây cũng là bộ phim truyện mang tính tư liệu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam có tham vọng tái hiện toàn bộ 12 ngày đêm đau thương mà hào hùng đánh thắng bọn giặc trời trên bầu trời Hà Nội...
    Buổi ra mắt báo chí ở Hà Nội, nhiều nhà báo chau mặt cau mày về chất lượng phim, nhưng cũng chính họ sau đó lại buông lời khen trên báo chí. Vì sao vậy?
    Trò chơi game trên màn hình lớn?
    Cả đàn máy bay B52 và máy bay hộ tống dàn hàng ngang đặc trời, cánh máy bay này có thể chạm máy bay kia qủa là phép màu của kỹ thuật điện tử, không thể gây được cảm giác thực. Máy bay ta chiến đấu với máy bay địch, tên lửa ta phóng sang pháo đài bay, bom Mỹ hủy diệt trận địa tên lửa và bệnh viện Bạch Mai? những chùm lửa tóe ra vẫn còn nguyên vệt quét và dấu carô như trò chơi game. Đây là trò chơi của thiếu nhi hay là bài vỡ lòng kỹ xảo tại một trung tâm giá cả phải chăng ở Australia?
    Nghe nói 3 phút 38 giây kỹ xảo ấy có thể phải chi tới cả triệu đô la ở những hãng kỹ xảo xịn, nhưng ta chỉ dám tìm tới một trung tâm khiêm tốn với khoảng 40.000 đô la. Thà rằng không đủ kinh phí thì không bày đặt ra, tôi dám chắc những nhà điện ảnh thiếu tiền mà cao tay vẫn có cách xoay chuyển, sẽ sáng tạo kiểu khác chứ không tròn mắt ngây thơ bằng lòng với kỹ xảo chơi game như thế. Bộ phim rất cần cho nhân dân ta và bạn bè thế giới xem để sống lại những ngày oanh liệt, nhưng kỹ xảo đã gây phản cảm và người ta làm sao có thể tin những cảnh chiến đấu trên không chơi chơi như vậy?
    Sự lắp ghép giữa sự thật và hư cấu
    Phim thuộc thể loại docu-fiction (có người nhầm là phim sử thi), một dạng phim truyện tư liệu, kết hợp hiện thực lịch sử với sự hư cấu, nhằm làm cho lịch sử trở nên sinh động và chân thực hơn. 12 ngày đêm Hà Nội cuối năm 1972 được diễn tả khá trôi chảy, tuy chưa hẳn đã sâu sắc; như vậy phần lịch sử đã hiện ra như ý những người làm phim. Nhưng phần hư cấu với những nhân vật chàng trai cô gái bình thường đã được lắp ghép khiên cưỡng. Họ xuất hiện vì nhóm tác giả cần làm cho phần lịch sử thêm mát mẻ, dễ xem, chứ họ không được chăm chút cho dầy dặn hình hài nhân vật. Có cảm tưởng nhóm tác gỉa kịch bản ngồi với nhau và đưa ra những gạch đầu dòng theo kiểu: - phải cho vào đây một cô bác sĩ bệnh viện Bạch Mai - phải đưa vào một cô giáo - một cô nông dân - thêm cho tôi một anh bộ đội tên lửa - một anh phi công - một anh pháo tầm thấp nói giọng Nam Bộ... Công thức cứ thế mà được lập ra, mâm bát đã đầy đủ, gia vị cũng đã nhiều. Nhưng gia vị thập cẩm lắp ghép vào với nhau không đúng chỗ, nếu không nói là vá víu hời hợt.
    Tuyến nhân vật hư cấu vì vậy đã dàn hàng ngang mà tiến. Không có những nốt nhấn và những nét lướt, tất cả đều ngang bằng một tông, và hiệu qủa tất nhiên là không có gương mặt thực sự đáng nhớ, không có những tình huống thật sự gợi cảm, thật gây ấn tượng. Sự hy sinh của người phi công, của anh bộ đội tên lửa, của cô bác sĩ sẽ đau xót tột cùng, nếu như số phận và tính cách họ được khắc họa sâu hơn, bằng những chi tiết sinh động và đắt giá hơn.
    Diễn viên hay đạo diễn?
    Như mới nói ở trên, các nhân vật chưa đủ sức làm người ta quên đi người diễn viên đang tái hiện họ. Nhà văn Kim Lân chắp tay trước bàn thờ kể lể dông dài, từng chữ được nhả ra rời rạc cách nhau bao nhiêu khoảng cách sốt ruột. Có nhất thiết những điều kính cẩn thiêng liêng cứ phải nói ra đằng miệng, hay là hãy nói cô đúc hơn và là tiếng nói ngoài hình, trong tâm tưởng? Cô bác sĩ ''Mai Thu Huyền'' trước khi chết cũng thều thào quá dài làm tan loãng cảm xúc thương cảm. Cũng xin nhắc các nhà làm phim: giới chuyên môn y học cho biết trối trăng là điều khó thực hiện đối với người hấp hối, văn nghệ nhiều khi đã lạm dụng sự thiếu kiến thức y học.
    Không hẳn đã tại diễn viên. Những Quốc Tuấn, Chiều Xuân, Nhật Mai, Xuân Tùng...đã làm trọn vai trò đơn giản của họ. Nhân vật mới chỉ là khái niệm và nếu có khả ái thì chỉ là nhờ gương mặt khả ái của diễn viên. Đạo diễn đã in dấu ấn rất rõ trên diễn viên, lối diễn xuất già kịch non phim bao trùm hầu hết dàn diễn viên này. Những cảnh tuyên bố của phía đối phương chứng tỏ sự hiểu biết thô sơ đơn giản. Những cảnh chiến tranh lẽ ra phải đẩy tới trong một tiết tấu nhanh mạnh, thì người xem phải nhiều lần sốt ruột thay những anh bộ đội lững thững, những cô cáng thương lạch bạch đi qua mà ảnh. Dàn dựng cũng không có sự tiết chế về liều lượng: đám tang người cha của anh bộ đội tên lửa kéo dài như thể đạo diễn lúng túng không tìm ra điểm dừng. Người mẹ ôm quan tài khóc lóc kể lể, anh bộ đội chạy về cũng khóc thương kể lể, cho đến khi tiếng súng bom từ Hà Nội dội về. Anh chạy ra sân đòi chỉ huy cho phép mình trở về đơn vị chiến đấu, rồi quay vào quỳ xuống chắp tay trước quan tài người cha. Lẽ ra đạo diễn có thể cắt cảnh ở đó, nhưng ông không tin sự dàn dựng của mình đã đủ độ, không tin vào trình độ cảm nhận của người xem. Và cảnh khóc lóc giãi bày kéo dài thêm vài phút nữa.
    12 ngày đêm ấy mãi mãi làm cho chúng ta ngẩng đầu kiêu hãnh, đồng thời phải cúi đầu tưởng niệm. Người xem phim Hà Nội 12 ngày đêm cũng nhiều lúc phải cúi đầu, nhưng là vì sự dàn cảnh vụng, thô, gỉa tạo. Điện ảnh không chỉ là nghệ thuật của ánh sáng, của khuôn hình... điện ảnh nhiều khi còn là nghệ thuật của dựng phim montage. Trường đoạn kể trên còn chứng tỏ sự thiếu tinh tế trong cảm xúc, thiếu khả năng nắm bắt tâm lý người xem - cảm xúc mong manh của họ rất dễ đổi chiều thành phản cảm.
    Tự phê bình
    Thuộc số những nhà báo ngồi xem nhiều lần phải cúi đầu vì phản cảm, tôi đã định bắt chước các đồng nghiệp vừa chê đấy nhưng khi viết bài lại khen phim làm công phu, hoành tráng, kỹ xảo tuyệt vời, hiệu qủa cao về hình ảnh và âm thanh... Sao lại thế? Có phải vì phóng viên chuyên theo dõi điện ảnh không muốn đối đầu và còn giữ chỗ mà đi lại cộng tác với ngành?
    Vậy xin có đôi lời thẳng thắn, coi như một hình thức tự phê bình - cho mình và cho cả đồng nghiệp không tiện thẳng thắn.
    Công bằng mà nói, phim cũng có những trường đoạn xúc động: cô Chiều Xuân bị kẹt dưới hầm ngập nước, bàn tay kêu cứu thò ra dưới đống đổ nát. Và cái giọt nước mắt chỉ mới ứa ra, đọng trong khoé mắt cô bộ đội vẽ đường bay khi anh phi công không trở về...Phim càng hoành tráng càng cần những chi tiết nhỏ đắt giá như thế. Chỉ tiếc là quá ít.
    Sau 30 năm, cùng một đề tài lớn, bộ phim mới vẫn chưa bước chệch khỏi lối đi của phim Em bé Hà Nội, cả về tư tưởng, cả về nghệ thuật dàn dựng, diễn xuất...Liệu có thể xem đó là một lời khen?
    Nguyễn Bình Dưng
    Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN

Chia sẻ trang này