1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xếp hạng các tay vợt, thế giới và Đông Nam Á (cập nhật)

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi tamock, 14/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Xếp hạng các tay vợt, thế giới và Đông Nam Á (cập nhật)

    Số thứ tự hiện nay / (Số thứ tự trước đó) / Điểm / Tên / Quốc gia

    Bảng xếp hạng tháng 8/2003:

    Thế giới:

    1. (2) 2236 BOLL Timo / Đức

    2. (3) 2208 SCHLAGER Werner / Áo

    3. (1) 2205 MA Lin / Trung Quốc

    4. (<<) 2178 SAMSONOV Vladimir / Belarus

    5. (<<) 2157 CHUAN Chih-Yuan / Đài Loan

    6. (<<) 2129 WANG Liqin / Tàu

    7. (<<) 2087 KONG Linghui / Tàu

    8. (<<) 2081 WANG Hao / Tàu

    9. (<<) 2061 KREANGA Kalinikos / Hy Lạp

    10. (<<) 1938 CHIANG Peng-Lung / Đài Loan
    ...
    Đông Nam Á:
    ...
    106. (107) 1324 BABOOR Chetan / Inđônexia

    115. (<<) 1272 DUAN Yong Jun / Singapore

    169. (<<) 1147 VŨ Mạnh Cường / Việt Nam

    213. (215) 1052 ZHANG Tai Yong / Singapore

    237. (238) 1023 TRẦN Tuấn Quỳnh / Việt Nam

    246. (247) 1011 KAMAL Achanta Sharath / Inđô

    250. (251) 1009 CAI Xiao Li / Singapore

    263. (265) 994 SUBRAMANYAM Raman / Inđô

    265 (267) 992 ĐOÀN Kiến Quốc / Việt Nam

    268. (271) 987 SANGUANSIN Phakphoom / Thái Lan

    283. (284) 965 ROY Soumyadeep / Inđô

    296 (297) 945 NGUYỄN Nam Hải / Việt Nam

    297. (299) 941 SANGUANSIN Phuchang / Thái
  2. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tháng hai, 3 tay vợt đứng đầu đều là người Trung Quốc: Malin, Wang Liqin, Wang Hao, bỏ xa các đối thủ. Chuyện tai tiếng yêu đương trong liên đoàn bóng bàn Trung Quốc có ảnh hưởng ít nhiều, nhất là với số 1 Malin. Malin thua Wang Hao trong trận chung kết Hy Lạp mở rộng, một giải quy tụ gần như tất cả anh tài thế giới. Mọi người đều lợi dụng giải này nhằm làm quen với Thế vận hội sắp tới tại đây.
    Cao nhất của Việt Nam là Vũ Mạnh Cường bây giờ thứ 199. Trần Tuấn Quỳnh vô địch SEA Games thì 268, bù lại là tay vợt trẻ dưới 21 tuổi đứng thứ 51. Tiếp theo của Việt Nam là Đoàn Kiến Quốc thì đứng gần 300 rồi.
    Nói chung thế hệ này của Việt Nam không ăn thua gì cả. Ngay tại đấu trường SEA Games, nếu Singapore, Thái Lan hay Philipines nhập thêm vài chú Tàu vét đĩa thì đã là khúc xương khó nhai với Quỳnh, Quốc, Hải... nhà ta. Hôm qua đọc phỏng vấn online Trần Tuấn Quỳnh, đấu trường Asiad với anh là chuyện không tưởng. Mà đúng thế thật, khi tại giải U17 thế giới Trung Quốc đã vét gần như sạch sẽ huy chương cả nam lẫn nữ, chừa lại tý cho đôi Nhật Bản. Với tình hình box bóng bàn thế này có lẽ thế hệ tiếp theo của Việt Nam chắc cũng không ăn thua gì nốt.
  3. QUEKINHBAC

    QUEKINHBAC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    CHAO CA LANG !
    Toi dang du hoc nen gac vot da 3 nam roi !!! hic hic ... thay nho kinh khung ! Den ca tin tuc ve bong ban gio cung mu nua .
    Ma toi tuong VU MANH CUONG xuong phong do tu lau roi chu ? the ma van xep hang cao vay co ah ?
  4. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    SEA Games 22 vừa rồi đúng là Mạnh Cường đã xuống phong độ thật, cộng thêm chuyện mổ ruột thừa làm Cường thua ngay Phakphoom S. (Thái Lan) , nhưng mà rốt cuộc Phakphoom lại thua Tuấn Quỳnh ở chung kết. Đúng là Thái Lan ngày càng tiến bộ, ngày xưa chỉ có vn với singapore, indo là đáng kể.
    CONAN-SHINICHIKẻ thám tử tự do lừng danh - Harry Potter của Nhật Bản
  5. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    SEA Games 22 vừa rồi đúng là Mạnh Cường đã xuống phong độ thật, cộng thêm chuyện mổ ruột thừa làm Cường thua ngay Phakphoom S. (Thái Lan) , nhưng mà rốt cuộc Phakphoom lại thua Tuấn Quỳnh ở chung kết. Đúng là Thái Lan ngày càng tiến bộ, ngày xưa chỉ có vn với singapore, indo là đáng kể. Cũng nhờ ở SEA Games này Malaysia không tham gia giải nam, nếu không cũng là 1 trở ngại cho Quỳnh.
    Còn nữa, cái chuyện nhập vđv Taù của Sing đúng là chán quá đi, làm vn hoài không ngẩng mặt lên được, nhất là ở giải nữ
    CONAN-SHINICHIKẻ thám tử tự do lừng danh - Harry Potter của Nhật Bản
  6. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tháng 3, ảnh hưởng mạnh nhất lên thứ tự xếp hạng của các cây vợt là giải vô địch đồng đội thế giới vừa diễn ra ở Quatar. Giải này Việt Nam không (thể) tham dự. Ấn tượng lớn nhất ở giải này, cũng như bảng xếp hạng tháng 3 là sự thống trị tuyệt đối của các tay vợt Tàu cả nam lẫn nữ. Trung Quốc chỉ thua một trận duy nhất: số 1 thế giới Ma Lin thất thủ trước đương kim vô địch thế giới người Áo Schlager, tuy nhiên Tàu thắng Áo chung cuộc 3-1, và thắng tất cả các đội khác 3-0. Đội tuyển Đức đứng thứ nhì, thứ 3 là Hàn.
    Trung Quốc có 5 tay vợt trong top 10 thế giới. Tài năng trẻ Chen Qi đứng thứ 5, tuy nhiên thậm chí không có tên trong danh sách đội tuyển Trung Quốc, chỉ ngồi xem và vỗ tay mỗi khi đàn anh thi đấu. Tiềm năng của Tàu nói chung đáng ngại. 3 tay vợt đứng đầu vẫn lần lượt là Ma Lin, Wang Liqin và Wang Hao. Lối đánh vợt dọc RBP (reverse penhold backhand) đã chứng tỏ sức mạnh của nó, khả năng chặn đẩy trái tay của Ma Lin và Wang Hao nói chung là siêu đẳng. Hai cựu binh khác của Tàu trong đội tuyển QG là Khổng Linh Huy và Liu Quozhen (Lưu Quốc Thắng??) đứng thứ 11 và 12. Châu Âu vẫn còn 4 bác quen thuộc trong top 10 là Samsonov (Belarus), Timo Boll (Đức), Schlager (Áo) và Kreanga (Hy Lạp). Tăng thứ hạng nhiều nhất là Chen Weixing của Áo từ 27 lên 22, một tay vợt phòng thủ.
    Bóng bàn nữ thế giới cũng tương tự, lâu nay dẫn đầu vẫn là Zhang Yining và Wang Nan. Trung Quốc có 6 tay vợt trong top 10, chưa kể 2 tay vợt Hồng Kông.
    Chi tiết xem ở www.ittf.com
    Về phần Việt Nam, các tay vợt của chúng ta giao lưu quốc tế quá ít, nếu không nói là không có giao lưu gì cả. Nên điểm số vẫn thế. Nếu như ai cũng biết Mạnh Cường đã xuống phong độ từ lâu thì trên bảng xếp hạng anh vẫn bỏ xa người thứ 2, có điều tháng này anh túc tắc trượt ra khỏi top... 200 của thế giới, xếp hạng 201. Tiếp theo là Trần Tuấn Quỳnh thứ 244. Rồi Đoàn Kiến Quốc 293. Bóng bàn Việt Nam có một kế hoạch phát triển rất kêu, xây dựng đã 5 năm nay và vẫn nằm trong tủ của các nhà quản lý, ngoài ra nó còn nằm ở đây.
  7. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Xin được hỏI bạn tamock 1 tí nghen:
    "Lối đánh vợt dọc RBP (reverse penhold backhand) đã chứng tỏ sức mạnh của nó, khả năng chặn đẩy trái tay của Ma Lin và Wang Hao nói chung là siêu đẳng"
    => lối cầm vợi RBP có gì khác với lối cầm vợt dọc thông thường ? Nghe nói thông thường cầm vợt dọc thì backhand 0 tấn công mạnh cho lắm (so sánh với backhand của cầm vợt ngang) ? Nhưng hình như Ma Lin cầm vợt dọc mà vẫn có thể giựt/bạt rất mạnh ? Tui hầu như 0 có dịp coi các giải quốc tế, xin cho hỏi là Ma Lin (cầm vợt dọc) lọt vào được 10 hạng đầu là nhờ gì vậy (phòng thủ hay tấn công ?) Hình như các tay vợt phòng thủ (choppers) khó lọt vào thứ hạng cao vì các tay vợt tấn công qúa dữ ? Nhưng nghe nói có 1 tay vợt của Đại Hàn (tui 0 nhớ tên) cắt bóng rất nặng ? Không biết tay vợt này đang đứng thứ mấy (hình như trong vòng top 20 thì phải ?) Xin cám ơn
  8. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Nào múa rìu (qua mắt thợ) một tí:
    1. RPB là cách đánh vợt dọc có sử dụng mặt thứ hai. Cách đánh này được Lưu Quốc Lượng phát triển. Được coi là một cuộc cách mạng với vợt dọc. Trước đó thì dân chơi vợt dọc hầu như chỉ sử dụng một mặt vợt, vì thế trái tay chỉ có thể chặn đẩy (block) mà thôi. Với kiểu chơi vợt dọc cổ điển như thế thì trái tay là điểm yếu chí tử, nhưng bù lại các tay vợt dọc đều có chuyển động chân (foot-work) cực tốt. Sau Lưu bây giờ Ma Lin và Wang Hao của Tàu đang phát triển lối chơi RPB này. Còn điển hình của cách chơi vợt dọc cổ điển có thể thấy ở Kim Taek So của Hàn. Bây giờ một tay vợt nổi tiếng khác của Hàn là Ryu Seu Ming cũng đang chơi kiểu cổ điển này, tay trái chỉ chặn đẩy, và dùng chân để bù lại điểm yếu bên trái. Với kiểu chơi vợt dọc hiện đại RPB thì mới có khái niệm giật bóng trái tay.
    Cách đây mấy hôm, trận bán kết giải Hàn Quốc mở rộng là Ryu Seu Ming gặp Wang Hao, đại diện cho 2 trường phái cổ điển và hiện đại, và Wang đã thắng.
    Đây là hình Wang Hao thể hiện lối chơi RPB, dùng mặt vợt thứ 2:
    [​IMG]
    2. Tớ không thể nói được vợt dọc hay vợt ngang thì vợt nào giật mạnh hơn, Kim Taek So (vợt dọc) từng rất nổi tiếng về quả giật của mình. Uy lực khủng khiếp.
    Ma Lin đứng số 1 thế giới không thể chỉ nhờ vào mỗi quả giật/bạt đâu. Chú này chơi rất thoàn diện và thông minh. Kỹ thuật tốt, ý chí chiến thắng tốt, luyện tập chăm chỉ. Ma Lin đỡ giao bóng xuất xắc, tấn công 3-rd ball (quả bóng thứ 3) cực tốt luôn. Giống như nhiều tay vợt dọc khác, Ma chơi bám sát bàn, di chuyển tốt, phản xạ nhanh, giật/bạt cũng khá uy lực.
    3. Các tay vợt phòng thủ tất nhiên có nhiều khó khăn do lối đánh phòng thủ dựa trên xoáy chứ không phải tốc độ. Họ thắng được thường là nhờ đối phương không quen với lối đánh đó. Tay vợt Hàn bạn nói đến là Joo Se Hyuk, từng thắng Ma Lin ở giải vô địch thế giới năm ngoái, và vào đến trận chung kết. Joo đánh thực ra là kết hợp cắt và giật, không hoàn toàn là phòng thủ. Trước giải đó Joo đứng thứ 61, còn bây giờ thứ 15. Còn mấy tay vợt cắt bóng nối tiếng khác là Chen Weixing (Áo), Masu****a (Nhật), Ding Song (Tàu). Bên nữ có Kim Kung Ah (Hàn).
    Update topic này một tý. Thứ hạng tháng 5 hầu như chẳng có gì thay đổi do không có giải đấu lớn nào. Nhưng tháng 6 tới có thể có soán ngôi giữa số 1Ma Lin và số 2 Wang Liqin (my favourite). Ở giải Korea Open vừa rồi Ma Lin bị loại từ vòng thứ 2 bởi tay vợt Đài Loan Chiang Peng Lung. Còn Wang Liqin thì thắng Wang Hao ở trận chung kết để đoạt ngôi vô địch. Khoảng cách giữa 2 đấu thủ hiện là 44 điểm, rất có thể sẽ bị vượt qua.
  9. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc hình không lên, muốn xem thế nào là RBP thì bấm vào link này vậy:
    http://www.usatt.org/events/2003worlds/day_four_online/pages/Wang%20Hao%20(CHN)%20demonstrates%20reverse%20penhold%20backhand.htm

Chia sẻ trang này