1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xếp hạng sư đoàn thiện chiến trong chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi My2Cents, 18/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đây là danh mục các đơn vị tham gia CTVN, nguồn: topic Lực lượng quân sự các bên trong CTVN. các bác tham khảo mà bình bầu nhé:
    tính đến 30-4-1975 (tạm chưa tính các sư đoàn phòng thủ miền Bắc, không tham gia chiến đấu trực tiếp).
    Bộ binh : - Quân đoàn 1 Quyết Thắng gồm 3 sư đoàn bộ binh : 308 (Quân Tiên Phong), 312 (Chiến Thắng), 320b (Đồng Bằng). - Quân đoàn 2 Hương Giang gồm 3 sư đoàn bộ binh : 304 (Vinh Quang), 324, 325 (Bình Trị Thiên). - Quân đoàn 3 Tây Nguyên gồm 3 sư đoàn bộ binh : 10 (Đắc Tô), 316, 320a (Đồng Bằng). - Quân đoàn 4 Cửu Long gồm 3 sư đoàn bộ binh : 6, 7, 341 (Sông Lam). Sư đoàn 6 chủ lực QK7, sư 341 chủ lực QK4 được phối thuộc cho quân đoàn 4. - Đoàn 232 (đơn vị lâm thời) gồm 3 sư đoàn bộ binh : 5, 8, 9. Sư đoàn 5 và 8 là chủ lực QK8, còn sư 9 vốn thuộc quân đoàn 4, được phối thuộc cho Đoàn 232. - Các sư đoàn độc lập : sư đoàn 2, 3 (Sao Vàng) và 711 chủ lực QK5, sư đoàn 3 chủ lực B2, sư đoàn 4 chủ lực QK9, sư đoàn 968 trực thuộc Đoàn 559 (binh đoàn Trường Sơn). Sư đoàn 2, 3, 711 của QK5 được giải thể vào năm 1970, sao đó tái lập để chuẩn bị cho cuộc tiến công 1972. Sư đoàn 4 QK9 và 8 QK8 thành lập sau khi hiệp định Paris kí kết. - Các đơn vị khác : lữ đoàn 52 chủ lực QK5, trung đoàn 95a trực thuộc Bộ, trung đoàn 24 và 88 chủ lực QK8, trung đoàn 25 Tây Nguyên, trung đoàn 866 và 335 quân tình nguyện Lào.... - Đoàn 559 (binh đoàn Trường Sơn) là 1 đơn vị đặc biệt, có quy mô tương đương quân đoàn, với tổ chức gồm : 4 sư đoàn công binh (470, 472, 473, 565), 2 sư đoàn ô tô vận tải (471, 571), 1 sư đoàn phòng không (377), 1 sư đoàn bộ binh (968), lực lượng trực thuộc gồm 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 1 trung đoàn vận tải sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện an dưỡng và 4 đoàn TNXP.
    Xe tăng thiết giáp : - Trung đoàn 202 thuộc quân đoàn 1. - Lữ đoàn 203 thuộc quân đoàn 2. - Trung đoàn 273 thuộc quân đoàn 3. - Trung đoàn 206 thuộc quân đoàn 4. - Trung đoàn 574 trực thuộc QK5. Lực lượng tăng thiết giáp của QĐNDVN được trang bị các loại xe tăng T-34, T-54/55, T-62, tăng lội nước PT-76, thiết giáp BTR-40/50/60/152, pháo tự hành SU-76 của LX; T-59, tăng nhẹ Type-62, tăng lội nước PT-85 (Type-63), thiết giáp K-63 (Type-63) của TQ. Xe chiến lợi phẩm có M-24, M-41, M-48, thiết giáp M-113 của Mĩ.
    Không quân : Sư đoàn 371 (Thăng Long) gồm có : - Trung đoàn vận tải 919 trang bị máy bay vận tải An-2, An-3, IL-14... - Trung đoàn trực thăng 918 trang bị Mi-4, Mi-6... - Trung đoàn tiêm kích 921 (Sao Đỏ) trang bị MiG-21. - Trung đoàn tiêm kích 923 trang bị MiG-17.. - Trung đoàn tiêm kích 925 trang bị J-6 (MiG-19 do TQ sản xuất). - Trung đoàn tiêm kích 927 (Lam Sơn) trang bị MiG-21.. - Trung đoàn huấn luyện bay 910. - 1 tiểu đoàn máy bay ném bom chiến thuật (không rõ phiên hiệu và trang bị, có thể là IL-28 và máy bay vận tải An-2, IL-14 mang bom). Sau năm 1975 KQNDVN có thêm sư đoàn 370 (Lê Lợi) và sư đoàn 372 (Hải Vân).
    Phòng không : - Sư đoàn 361, 363, 365, 367, 375, 377.... - Các trung đoàn pháo phòng không (hiện chưa thống kê được vì nhiều quá). PKVN được trang bị súng máy cao xạ 12,7mm, 14,5mm; pháo cao xạ 23mm, 37mm, 57mm, 85mm, 100mm; pháo cao xạ tự hành 37mm, 57mm; tên lửa phòng không SA-2/3, tên lửa vác vai SA-7.
    Pháo binh. Chủ yếu là các đơn vị thuộc quân khu, quân đoàn, sư đoàn. Chưa thống kê được. Pháo binh VN có các loại cối 60mm, 82mm, cối tầm xa 120mm, 160mm; pháo tầm xa 122mm, 130mm; pháo chống tăng 76,2mm, 85mm, 100mm; lựu pháo 105mm, 122mm; ĐKZ 57mm, 75mm, 82mm; pháo phản lực A-12, ĐKB, ĐKZB, H-12; tên lửa chống tăng B-72 (AT-3). Pháo chiến lợi phẩm có cối 81mm, cối tầm xa 106,7mm, lựu pháo 155mm, ĐKZ 75mm và 106,7mm.
    Đặc công : - Đặc công thủy có đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126. - Đặc công cạn có các đoàn : 113, 115, 116, 117, 429, các đoàn biệt động Z... và các tiểu đoàn đặc công của Bộ, quân khu, quân đoàn. Chưa thống kê được hết. Các đoàn đặc công này được cho là tương đương trung đoàn nhưng thực tế biên chế vượt lên nhiều : như đoàn 367 (tiền thân của đoàn 116) đã từng có 3 tiểu đoàn đặc công cạn, 3 tiểu đoàn biệt động, 1 đội đặc công thủy và 1 tiểu đoàn pháo cối. Tuy nhiên biên chế của tiểu đoàn đặc công ít hơn tiểu đoàn bộ binh rất nhiều. Năm 1975 tại miền Nam tổ chức đặc công cao nhất là sư đoàn, gồm sư đoàn 2 và sư đoàn 316. Sư đoàn đặc công 2 có đoàn 10 Rừng Sác, 113, 116. Sư đoàn đặc công 316 có đoàn Z22, Z23, tiểu đoàn biệt động 81.
    Công binh. Thuộc Đoàn 559 có 4 sư đoàn công binh (470, 472, 473, 565). Ngoài ra có các đơn vị công binh thuộc các quân đoàn, sư đoàn.
    Hải quân : - 6 phân đội tàu tuần tiễu, trang bị 24 tàu loại 79 tấn của LX). - Đoàn vận tải 125 : là đơn vị "tàu không số" hoạt động trên tuyến đường HCM trên biển, chuyển vũ khí cho các chiến trường xa ở miền Nam. Mĩ-ngụy đã gọi đây là những "con tàu ma". - Đoàn 135 tàu phóng lôi, trang bị 12 tàu phóng lôi của LX. - Đoàn 10 (Rừng Sác) và đoàn 126 đặc công thủy.
    (còn tiếp)
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 21:47 ngy 03/04/2007
  2. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Về pháo 85 (gọi là sơn pháo)của QDNDVN:
    Pháo 85mm đề cập đến trong biên chế các đơn vị QĐND VN năm 1975 là loại bắn thẳng dùng để phá lô cốt hoặc bắn xe tăng, nó thường có 1 tiểu đoàn (12 khẩu) nằm trong biên chế trung đoàn pháo của sư đoàn bộ binh nặng (có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo). Trung đoàn pháo này thường có 3 tiểu đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo 85mm bắn thẳng, 2 tiểu đoàn lựu pháo 122mm ( pháo cầu vồng-Towed Howitzer). Cũng có khi được thay bằng 1 tiểu đoàn cao xạ 37 hoặc toàn pháo 122mm. Cho đến nay pháo 85 mm bắn thẳng vẫn còn trong biên chế của QĐND VN . Pháo 85mm cầu vồng cũng có trong trang bị của QĐND VN, theo các sách thì nó xuất hiện tại mặt trận Quảng trị năm 1972 và một vài trận trước đó và được gọi là Canon 85mm, nó cũng được trang bị cho 1 số đơn vị phòng thủ bờ biển. Đây là loại pháo từ thế chiến 2, từ sau 1972 thì nó được cất vào kho. Năm 1972 cũng là năm pháo binh VN ra trận đông nhất từ trước đến lúc đó gồm rất nhiều chủng loại pháo, chủ yếu tập trung ở Quảng trị. Cầu vồng thì có 76,2mm, 57mm, 100mm, 85mm (Canong), 122mm lựu pháo, 122mm nòng dài D74, 130mm, 105mm ( chiến lợi phẩm), bắn thẳng 85mm, Tất cả các loại trên đều là pháo xe kéo. Ngoài ra còn cối, cao xạ, các loại hoả tiển DKB, BM13, H12, A12. Cùng 1 loại pháo và đạn nhưng có thể do nhiều nước khác nhau sản xuất. Do đó rất khó khăn cho tiếp tế, hậu cần, sửa chữa, ví dụ: cùng một loại đạn 130mm dó LX sản xuất nhưng có trọng lượng khác của TQ sản xuất và cũng khác của Rumania sx, do đó khi bắn cần bảng bắn khác nhau, tầm xa cũng khác nhau. Từ sau 1972 chủng loại pháo đã được giảm bớt, pháo của sư đoàn bộ binh chủ yếu chỉ còn 85mm bắn thẳng, 122mm lựu pháo. Pháo của các trung/lữ đoàn pháo độc lập chủ yếu là 122mm D74 nòng dài và 130mm nòng dài.
    Về pháo có thể xem thêm thống kê ở http://afvid.topcities.com/country/vietnam.html hoặc chi tiết ở http://www.probertencyclopaedia.com/FYE.HTM
    (còn tiếp)
  3. themkienthuc

    themkienthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    VNCH : - Có 13 sư đoàn bộ binh gồm : sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 23, 25, và 2 sư đoàn tổng trù bị là sư đoàn Dù và sư đoàn Lính thủy đánh bộ. - Liên đoàn 81 biệt kích dù. - 18 liên đoàn biệt động quân. - 65 tiểu đoàn pháo binh (1.500 khẩu). - 22 thiết đoàn và 57 chi đội xe tăng thiết giáp (gần 2.000 xe). - Hải quân VNCH có khoảng 600 tàu chiến các loại.
    Mĩ : - Sư đoàn kị binh số 1 (First Team). - Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3. - Sư đoàn bộ binh số 1 (Big Red One), nổi tiếng với tên tiếng Việt là "Anh cả đỏ". - Sư đoàn bộ binh số 4 (Ivy Division). - Sư đoàn bộ binh số 9 (Old Reliables). - Sư đoàn bộ binh số 23 (Americal). - Sư đoàn bộ binh số 25 (Tropic Lighting), tức sư đoàn Tia chớp nhiệt đới, nổi tiếng với những trận đụng độ với sư 9 chủ lực Miền và những cuộc càn quét căn cứ thép củ Chi. - Sư đoàn dù số 82 (All American). - Sư đoàn dù số 101 (Screaming Eagles). - Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 (Red Diamon). (Thống kê thương vong chỉ thấy có lữ 1 của sư 5 BBCG và lữ 3 của sư dù 82, hình như các đơn vị này không tham chiến cả sư đoàn)
    - Lữ đoàn dù số 173 (Sky Soldier). - Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 11 . - Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 196. - Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 198. - Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 199 (Redcatcher). - Lữ đoàn thông tin số 1 (không biết có dịch đúng không : 1st Signal Brigade). - Lữ đoàn kị binh thiết giáp số 11 (Black Horse). - Lữ đoàn không quân số 1 (có lẽ là trực thăng). Chắc chỉ tính só đóng căn cứ ở Nam VN, chưa kể lực lượng tham gia chiến tranh phá hoại miền Bắc.
    - Lực lượng đặc nhiệm đường không số 5 (lính Mũ Nồi Xanh).
    Hải quân Mĩ có hạm đội 7 tham gia phong toả và bắn phá miền Bắc VN.
    Không quân Mĩ có tập đoàn không quân 8 và không quân của Hạm đội 7.
    Tổng quân số của Mĩ vào lúc cao nhất là 531.000 người.
    Nam Hàn : - Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ. - Sư đoàn bộ binh Bạch Mã. - Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Thanh Long (nhà mình gọi là Rồng Xanh, nhưng em để thế nghe cho nó đồng bộ). Tổng quân số : 50.000 người.
    Thái Lan : - Sư đoàn bộ binh Hổ Mang. - 1 trung đoàn bộ binh (chưa rõ tên hay phiên hiệu). Tổng số quân ở VN là 13.000 người. Ngoài ra còn có lực lượng tham chiến ở Lào cùng quân Vàng Pao, chưa rõ quân số.
    Australia : Trung đoàn bộ binh Hoàng Gia, cùng 1 tàu khu trục và 1 biên đội máy bay (không rõ có tham chiến không). Tổng quân số : 7.000 người.
    New Zealand : Có 2 đại đội bộ binh và 1 đại đội pháo binh (nổi tiếng với cái tên Giàn giao hưởng Tân Tây Lan). Tổng quân số : 600 người.
    Philippines : Có 2 đại đội công binh. (Nói về bọn công binh này có 1 chuyện buồn cười, một lần lính Philippines đến 1 ngôi làng người dân tộc, mang theo 1 phiên dịch tiếng Anh. Nhưng hoá ra là đám lính này lại nói chuyện được với người dân tộc bằng... thổ ngữ. Chuyện này được lí giải là do có thể dân của ngôi làng này ngày xưa cùng nhóm ngôn ngữ với tổ tiên người Philippines).
    Đài Loan cử 29 cố vấn quân sự, Tây Ban Nha cử 13 cố vấn quân sự.
    Về phía đồng minh của VNDCCH, Bắc Triều Tiên cử sang 1 trung đoàn tiêm kích (trang bị MiG-19) và cố vấn quân sự, Trung Quốc cử một số đơn vị cao xạ, tên lửa phòng không và công binh giúp xây dựng đường xá và tham gia đánh máy bay Mĩ, Liên Xô có các cố vấn quân sự, giúp huấn luyện QĐNDVN, một số tham gia chiến đấu cùng các khẩu đội tên lửa phòng không trong giai đoạn đầu chiến tranh phá hoại. Không rõ phiên hiệu, quân số.
    Chiến trường khác : - Lào : VN có một số trung đoàn, tiểu đoàn quân tình nguyện, biên phòng. Chưa có thông tin của ngụy Lào, Pathet Lào và Thái Lan. - CPC : quân đội Khmer Đỏ CPC có 9 sư đoàn (164, 170, 290, 310, 450, 502, 703, 801, 920) và 4 trung đoàn (M21, 75, 152, 920). Tổng quân số 72.000 quân.
  4. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------------------------------------------------------------------
    TQLC vô địch từ t3 - 1972----->t2 -1973 thương vong khoảng 20.000 + 200 Sĩ quan = 2 lần quân số
  5. MemberXYZ

    MemberXYZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người lầm chữ biệt cách dù với biệt kích dù trong QLVNCH, theo tôi thì không biết biệt cách đúng hay là biệt kích đúng ?
    Thực sự biệt cách dù của VNCH có thực sự là tinh nhuệ thiện chiến đến vậy ko ?
    Ví dụ trận An Lộc nổi tiếng với 2 câu thơ :
    An Lộc địa sử ghi chiến tích
    Biệt cách dù vị quốc vong thân
    Trận đánh cuối cùng ở nột thành SG cũng là do liên đoàn 81 biệt cách dù đánh.
    Mong anh em vào bình luận và đánh giá thực lực cũng như những câu chuyện về biệt cách dù một cách khách quan và trung thực nhất !
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Các bác cho em hỏi Sư đoàn Anh Cả Đỏ là Infantry hay là Cavalry thế ạ?
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Anh cả Đỏ hay Big Red One là sư đoàn bộ binh bác ạ.
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Hồi trước tớ có thấy trên TV có hình lá cờ đỏ có số 1 rất to ở giữa rách tả tơi,trông rất chiến!tìm mãi chả thấy đâu!Có ai biết nó ở đâu kô cho tớ xem với
  9. saigonchungkhoan

    saigonchungkhoan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét khách quan thì mình thấy sư đoàn dù tổng trù bị của VNCH là một sư đoàn thiện chiến. Ngay lính mình cũng công nhận là ngại đụng độ với sư đoàn này nhất.
    Thông thường khi cần ứng cứu nơi nào Bộ tổng tham mưu VNCH cũng chỉ điều 1 lữ đoàn dù chứ hiếm khi điều động cả sư dù cũng chứng tỏ thực lực và chất lượng của sư đoàn này.
  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bé cái nhầm!Cái cờ đó là của tụi Marines cũng là Sư 1,đỏ lòm,tại lúc đó TV thuyết minh là sư đoàn Anh cả "chết" nên em cứ tưởng cái cờ đó đó là của sư Anh cả đỏ.Dù sao thì cũng kô thấy đâu cả.
    Có bác nào biết về sư trưởng sư Anh Cả đỏ Keith Ware kô?

Chia sẻ trang này