1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xếp hạng tự do báo chí toàn cầu

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi alexanderthegreat, 25/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Xếp hạng tự do báo chí toàn cầu

    Nguồn http://thoibaoviet.com/live/FrontPage06/Trang-nhat/News-page?contentId=15189

    Thứ ba 24.10.2006, 16:49

    Xếp hạng tự do báo chí toàn cầu
    Một số nước nghèo như Mauritania và Haiti cải thiện đáng kể chỉ số tự do báo chí toàn cầu năm nay trong khi Pháp, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục trượt dốc trên bảng xếp hạng 168 nước và vùng lãnh thổ

    Theo xếp hạng của tổ chức Nhà báo Không Biên giới (RWB) có trụ sở ở Paris, Pháp, chỉ số tự do báo chí của Triều Tiên, Cuba, Myanmar và Trung Quốc thuộc diện bét bảng. Triều Tiên đứng thứ 168, Cuba 165, Trung Quốc ở vị trí 163.
    Iran xếp hạng 162 giữa Saudi Arabia và Trung Quốc. Báo cáo cho biết tình hình tự do báo chí ở Nga và Belarus không có cải thiện. Việc giết hại nhà báo Nga, Anna Politkovskaya, theo tổ chức RWB, ?olà điềm gở cho năm tới?.

    Các nước Bắc Âu vẫn đứng đầu bảng vì được RWB cho là không có kiểm soát báo chí, không có đe dọa, trả thù của quan chức hay công chúng đối với nhà báo. Phần Lan giữ ngôi quán quân, Iceland á quân, Ireland thứ 3 và Hà Lan thứ 4.

    Đe dọa tính mạng họa sỹ và nhà xuất bản tạp chí in tranh biếm họa đấng tiên tri Hồi giáo Muhammad, khiến Đan Mạch rơi từ vị trí số 1 năm ngoái xuống vị trí 19 năm nay.

    Yemen, đứng thứ 149, trượt bốn hạng, chủ yếu bởi vụ bắt giữ các nhà báo và đóng cửa nhiều tòa soạn in lại tranh biếm họa.

    Mỹ, nước tự vỗ ngực là nơi tự do ngôn luận hết cỡ, hiện đứng thứ 53, giảm 9 bậc so với năm ngoái.

    ?oQuan hệ giữa báo chí và chính quyền Bush xấu đi trông thấy sau khi tổng thống viện cớ ?oan ninh quốc gia? để nghi ngờ bất cứ nhà báo nào nghi vấn về ?ocuộc chiến chống khủng bố? của ông?, RWB nói.

    Pháp, đứng thứ 35, tụt 5 bậc kể từ năm ngoái do sự khám xét văn phòng báo chí và nhà phóng viên cũng như tấn công nhà báo trong một vụ mâu thuẫn nghiệp đoàn.

    Chỉ số tự do báo chí được đánh giá dựa trên bảng câu hỏi về tự do báo chí đối với các nhà báo, tổ chức tự do báo chí, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động động vì quyền con người và nhiều người khác.

    RWB cũng xếp hạng cả Việt Nam, theo đó, thứ hạng tự do báo chí Việt Nam tăng 3 bậc.

    Nguyễn Đức

    =====================================

    Bài này đúng là điển hình cho cái gọi là "Tự do Báo chí" của VN. Đúng là "Việc nhà chưa tỏ, việc ngõ đã thông". Phục tác giả bài này thật, đọc hết cả bài mà vẫn không biết VN xếp hạng thứ bao nhiêu. Đành google 1 phát , hoá ra là thứ 155, trên tất cả các nước anh em http://www.rsf.org/article.php3?id_article=19388
  2. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Thật ra bạn có biết là hiện nay 1 số nước như Mĩ cũng đang rục rịch chuẩn bị thực hiện 1 việc đó là giám sát báo chí không? Vậy quyền tự do báo chí là ở đâu nếu giám sát thì thông tin đưa đến người dân sẽ như thế nào? Vậy thực ra không có tự do rồi phải không?
    Không bàn chuyện thiên hạ.Nói chuyện ở nước ta nhé! VN như thế theo tôi là tự do rồi.Báo chí và quyền lực cực lơn nếu không kiểm soát thì gây ảnh hưởng rất lớn.Bởi 1 thông tin sai lệch thì bạn biết nguy hiểm thế nào rồi đấy.Ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xh lắm. Vậy thì quản lí là điều đương nhiên thôi. Tự do trong khuôn khổ. Thà chúng ta mạnh về thứ hạng kinh tế còn hơn là đi nghĩ ngợi mấy chuyện thứ hạng tự do báo chí mà mấy cái tổ chức xếp hạng. Họ không biết về VN thì xếp hạng cái nỗi gì? Phải là người VN thì mới đánh giá chính xác về con người và cuộc sống ở VN.Ở một nơi xa đẩu đâu và ngồi 1 chỗ rồi được các chế độ thù địch cho tiền thì những cái đầu ấu trĩ ngại gì mà không cho ta 1 thứ hạng như mong muốn chủ quan của nhiều người dở hơi....
  3. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có tự do ... nhưng bây giờ chưa phải lúc. Đừng quên Hàn Quốc đã có thời cảnh sát cầm thước kẻ đứng ngoài đường để đo tóc của Nam - và váy của Nữ.
    Lo kiếm tiền đi , làm cho nước giàu , dân trí lên cao hẵng nói đến chuyện tự do. Thả ra bây giờ có mà loạn. Nhìn thằng Nga đấy.
  4. _taythinhaduong_

    _taythinhaduong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0

    mình thấy báo chí của nước ta như thế là quá tốt rồi còn gì. Nếu không có tự do thì sao các báo dám khui mấy vụ tham nhũng động trời nhu PU18?? MÌnh không đông ý với quan điểm tự do báo chí là có thể đăng tải cả những bí mật quốc gia, những lời nhận xét, bình phẩm tranh ảnh làm tổn hại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ ngoại giao với các nước khác. Như Đan Mạch ấy, tự do cho lắm vào rồi đăng tranh biếm hoạ đạo hồi, để bây giờ phải chịu tiếng xấu. Tự do đến đâu cũng phải có suy nghĩ và thận trọng chứ. Người ta nói trước khi nói phải uốn lưỡi 7 lần, mình thấy viết báo cũng phải suy nghĩ 7 lần đó.
  5. sinh_nham_tk

    sinh_nham_tk Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    mod xoá dùm em
    Được sinh_nham_tk sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 27/10/2006
  6. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Thành viên
    nhanchung không gửi được bài nên nhờ tôi gửi hộ
    ///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
    Cám ơn bạn đã nên vấn đề thảo luận
    Kiểm soát báo chí là đúng rồi. Báo chí là phải phục vụ lợi ích của dân tộc, chứ không phải chỉ là của 1 nhóm người nào đó.
    Câu hỏi là ai/nhóm người nào kiểm soát báo chí? Ai /nhóm nào là người đại diện chính đáng cho lợi ích dân tộc, cộng đồng?
    Liệu họ có lạm dụng quyền lực để kiểm soát báo chí theo hướng có lợi cho quyền lợi riêng của họ không? Cơ chế nào là tốt nhất để thực hiện quyền giám sát của người dân?
    Ở tất cả các quốc gia và văn hóa, việc chính phủ hoặc 1 tổ chức nào đó kể cả báo chí, được đặt dưới sự giám sát của 1 tổ chức, ví dụ như quốc hội, là 1 chuyện bình thường. Vấn đề là chuyện gì diễn ra trên thực tế. Các bác học triết vẫn biết là thực tiễn là thước đo duy nhất của chân lý mà.

Chia sẻ trang này