1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xét xử vụ đua xe ô tô kinh hoàng ở Sài Gòn: Bạn thấy thế nào về hình phạt cho các bị cáo???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vietfirm, 09/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên chủ toạ HĐXX đã giải thích rằng:
    - Do Cường có nhân thân tốt - gia đình là gia đình cách mạng, phạm tội lần đầu.
    - Vai trò trong vụ án không phải là vai trò chính
    - Trong cả hai tội đều bị truy tố theo khoản 1 với tội gây rối mức cao nhất là 2 năm tù. Khoản 1 tội hối lộ có mức cao nhất là 6 năm tù.

    Thưa các bác, trình độ hiểu biết về pháp luật của em thì nó hạn chế lắm ạ, nên em đ..ch hiểu được là tại sao mỗi lần ra tòa thì các chú cứ "Gia đình em CÁCH MẠNG, Gia đình em có công với tổ quốc". Đáng lẽ ra, trước Pháp Luật, Mọi công dân đều bình đẳng Cứ đem mấy cái "Gia đình CÁCH MẠNG, Gia đình có công với tổ quốc" ra toà thế có khác đ..ch gì MIỄN TỬ BÀI thời phong kiến hì hì. Nói chung là em không dám chỉ trích gì cả hệ thống pháp luật của VN đâu ạ. hì, kẻo về già không có đất dung thân thì khốn. Với lại gia đình em không có "Gia đình CÁCH MẠNG, Gia đình có công với tổ quốc"
  2. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    To bác Nofear em thì chịu bác khoảng này rồi, nhưng để em suy nghĩ kĩ thêm đã
    To bác I_Love_hanoi : thật ra việc phân hóa tội phạm và hình phạt là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự mà, 1 người tái phạm nhiều lần , hay phạm tội có tính chất côn đồ ....thì phải bị xử nặng hơn những người phạm tội lần đầu có nhân thân tốt , hay đã có đóng góp lớn cho nhà nước chứ bác ...Tuy vậy em nghi ngờ việc gia đình có công với đất nước thì hình phạt sẽ nhẹ hơn , để về coi lại , còn nếu người đó đã từng có công với đất nước thì xử nhẹ hơn là đúng rồi
  3. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác hcmt, em đây ngày xưa cũng có lên ĐH Luật học được vài tháng cho vui, hì, mà lên đấy mấy cô sv xinh quá nên chẳng có chữ nào vào đầu được cả Nên em chẳng biết nhiều lắm về cái chuyện ưu tiên cho "Gia đình CM,gia đình có công" gì đấy nên có gì thất thố khi tranh luận mong bác bỏ quá cho. Nhưng theo thiển ý của em, những chú đua xe í, cha mẹ hay ông bà các chú ấy có công với tổ quốc chứ các chú ấy đã làm được đ...ch gì mà đòi hỏi. Thế chẳng hóa ra cái MIỄN TỬ BÀI ấy nó sẽ được truyền đến đời chắt, chút, chít của các chú ấy à? Nếu thế thì tiếc thật. Ông bà em là dân kháng chiến, bố em là tù Côn Đảo, mà em lại quên bảo các cụ xin cho em cái MIỄN TỬ BÀI ấy để em phòng thân hề hề
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Bạn I_love_ha_noi thân mến! Khi nào bạn phạm tội - nhất định bên điều tra người ta sẽ xét tới yếu tố nhân thân của bạn mà không cần đến việc trước kia bạn có "xin" cái mà bạn gọi là Miễn tử bài từ ông bà, bố mẹ của bạn hay không. Đây là một yếu tố bất di bất dịch trong Luật hình sự VN, xét đến nhân thân người phạm tội là một trong những nguyên tắc cơ bản và việc làm không thể thiếu được của HĐXX trước khi ra bản án. Thế cho nên bạn yên tâm.
    Còn nói đến việc ông bà, cha mẹ người phạm tội có công chứ có phải người phạm tội có công đâu cũng là một cách suy nghĩ. Nhưng chính sách khoan hồng của Nhà nước ta là như thế. Gia đình có công với cách mạng cũng là một yếu tố để xét giảm (tuy từng trường hợp thôi).
    Quan điểm cá nhân tôi chỉ nhận xét một điều: "bản án dành cho 7 bị cáo trong vụ án này" nếu xét về phương diện nào đó "có thể" (có thể thôi nhé) chỉ mang tính giáo dục đối với chính họ. Tuy nhiên, tính giáo dục đối với xã hội là chưa cao. Nếu không muốn nói là chưa nghiêm minh.
    Xin hết!
  5. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    To bác No_fear: hì, em chịu bác rồi đấy Thế thì pháp luật của ta nhân đạo quá bác nhể.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nhân thân tốt thì cứ chẳng phải là gia đình có công , gia đình có công chỉ là 1 yếu tố của thân nhân tốt thôi
    trong 1 vụ hình sự người ta đâu chỉ có xét mỗi yếu tố này, mà còn tổng hợp các yếu tố khác , các trường hợp tăng nặng giảm nhẹ khác , chứ đâu phải chỉ có mỗi 1 yếu tố là đã có cái miễn tử bài, ví dụ người đó tuy có thân nhân tốt nhưng không ăn năng hối cải, khai báo thành khẩn ( thú nhận những tội của mình mà không đợi công an điều tra ra ), hay giúp đỡ công an điều tra ( chỉ ra người phạm tội khác mà công an chưa điều tra ra ) thì vẫn án cao như thường
    Luật tuy có qui định những trường hợp giảm nhẹ hình phạt , nhưng không qui định giảm nhẹ bao nhiêu , vậy tuy người đó nằm trong trường hợp giảm nhẹ nhưng HĐXX thấy không xứng đáng thì cho giảm nhẹ rất ít thì sao
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  7. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    trước khi xử vụ này, bọn tớ đã ngồi cá cược với nhau là án sẽ là thế nào. Chỉ có 2 đứa là nghiêng về giả thiết là sẽ được xử nhẹ vì toàn gia đình ?ocó thế?, sẽ biết chạy chỗ nào và chạy như thế nào. Còn lại (7) đều cho rằng với những gì mà báo chí đã đưa, những gì mà các quan chức chính phủ đã nói thì đây sẽ là một vụ nghiêm minh, đầy tính pháp luật và có tính công khai nhất.
    Kết quả thế nào thì mọi người đã rõ. Chỉ tội nghiệp cho 2 đứa bạn thắng cuộc không nhận chầu trả cược, lí do đưa ra là ?oquá thất vọng, thất vọng đến nỗi không muốn nghĩ đến nữa?, giống như khi đi thi ấy, tụi nó cá sẽ rớt để ít ra cũng vớt vát được 1 niềm vui dù thế nào đi chăng nữa.
    Hôm nay lang thang vào đây, thấy topic này mới nhớ ra, lôi nó lên để mà ?ongẫm sự đới?, và trách là sao mình không được giàu có để được tha bổng trong mọi trường hợp. Và để an ủi 2 đứa bạn đen đủi.
    Ở đời muôn sự của chung
    Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
  8. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa bác No-fear, em xin có ý kiến thế này:
    - Bác cứ giải thích cho người ta la HĐXX xử đã làm đúng Luật nhưng bác đã quên đi mất một thực tế Luật hình của ta quy định về tội danh Đua xe trái phép là chưa hợp lý. Nếu như ta đọc kỹ điều 207 Bộ luật Hình sự quy định về Tội đua xe trái phép thì sẽ thấy rất khó để kết tội một người vào tội danh này: "Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm."
    Vì thế cho nên hầu như các đối tượng đua xe mà chưa gây ra hậu quả thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của người khác thì đều được xử theo tội Gây rối trật tự công công và tội này dĩ nhiên tội này có khung hình phạt thấp hơn Tội đua xe. Tại sao lại thế hả anh Nofear????
    - Thứ hai, về Tình tiết giảm nhẹ, đây là một trong những biện pháp nhân đạo của nhà nước ta, ý nghĩa của nó rất đáng ghi nhận nếu chúng ta thực hiện đúng, tuy nhiên đây cũng là một kẽ hở để "chạy tội".
    - Thứ ba, e xin có ý kiến về cái Tội đua xe trái phép này: Có nên chăng bỏ đi dấu hiệu gây thiệt hại cho sức khoẻ , tài sản của người khác. Theo e đã có ý định chủ quan ''đua xe'' và hành vi thực hiện '' đã đua'' là có thể xử cấu thành tội Đua xe trái phép rồi. Ngoài ra đoạn đầu của tội này quy đinh: " Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ", theo e thì không nên giới hạn chỉ xe gắn động cơ, mà đua bất cứ xe gì cũng là đua hết. Em xin láy Ví dụ để chứng minh cho sự bất cập của việc quy đinh như thế này:
    " A là xe ôm, B là thợ sửa xe đạp ở góc đường Hồ Hoàn Kiếm, vào một chiều đông buồn tẻ, không có khách, hai người rủ nhau chạy đua một vòng hồ cho vui. Điều kiện là A sẽ dùng xe máy, B sẽ dùng xe đạp, và A phải chấp B 1/2 vòng Hồ, mức cược là 50 000VND. Hai người bắt đầu chạy với sự làm chứng của cô C làm nghề Bán nước chè. Khi chạy sắp về đến đích A đâm phải một cụ già, hậu quả thương tật vĩnh viễn."
    Theo anh thì sẽ truy tố tội gì cho A, B ??????????
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xe không có động cơ - ví dụ xe đạp, xích lô, xe do súc vật kéo.. ==> những loại phương tiện này thường là có mức độ nguy hiểm ko cao, do vậy trong tội đua xe trái phép nhà làm luật chỉ giới hạn với những xe có động cơ (cũng tương tự như điều khiển xe đạp, xích lô hoặc xe có phân khối dưới 50km/h thì ko cần có bằng lái do mức độ có thể gây nguy hại của những loại phương tiện này ít nghiêm trọng). Iem cho rằng như vậy là hợp lý .
    Cái được gọi là "dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội" của hành vi ở đây là không đáng kể - mà có thể coi là ko - vì cứ tham gia giao thông là có nguy cơ /khả năng gây tai nạn ==> cũng nguy hiểm , nếu mà tất thảy đều bị quy kết là có "dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội" thì có khi phải thêm vài tập về Luật HS nữa mới điều chỉnh hết.
    Về thoả thuận giữa A và B, thay vì chữ đua , ta dùng chữ "thi" xem ai về trước, ở đây bản chất là một nhưng thay đổi từ ngữ đi 1 chút sẽ nhìn thoáng hơn . A và B không phạm tội gì cả khi thoả thuận như vậy, B đi trước nửa vòng hồ, A điều khiển xe máy đi sau như những người tham gia giao thông bình thường, ko có dấu hiệu gì được coi là nguy hiểm cho xã hội cả (trừ phi có biểu hiện vi phạm luật giao thông đường bộ). Không thể vì thoả thuận đó mà có thể cấm A và B tham gia giao thông, hoặc coi việc tham gia giao thông như vậy là vi phạm pháp luật. Thêm nữa, nếu coi chuyện cá cược + thực hiện việc cá cược đó của A và B mà cũng bị coi là tội phạm thì 2 chữ "Tự do" chắc đang chu du trong chiếc chai dưới đáy Đại Tây Dương .
    Còn việc A điều khiển xe máy và đâm phải một cụ già gây thương tật thì tuỳ từng trường hợp :
    - Chẳng hạn A vượt đèn đỏ và đâm phải cụ già đang qua đường ==> Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Ko dính dáng gì đến chuyện đua
    - Trong trường hợp A ko vi phạm luật lệ giao thông, việc đâm vào cụ già có thể do sơ ý, hoặc do lỗi của cụ già, hoặc do phải tránh một phương tiện khác và đâm phải cụ già ==> Giải quyết thông qua con đường dân sự.
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
  10. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cái được gọi là "dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội" của hành vi ở đây là không đáng kể - mà có thể coi là ko - vì cứ tham gia giao thông là có nguy cơ /khả năng gây tai nạn ==> cũng nguy hiểm , nếu mà tất thảy đều bị quy kết là có "dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội" thì có khi phải thêm vài tập về Luật HS nữa mới điều chỉnh hết.
    Về thoả thuận giữa A và B, thay vì chữ đua , ta dùng chữ "thi" xem ai về trước, ở đây bản chất là một nhưng thay đổi từ ngữ đi 1 chút sẽ nhìn thoáng hơn . A và B không phạm tội gì cả khi thoả thuận như vậy, B đi trước nửa vòng hồ, A điều khiển xe máy đi sau như những người tham gia giao thông bình thường, ko có dấu hiệu gì được coi là nguy hiểm cho xã hội cả (trừ phi có biểu hiện vi phạm luật giao thông đường bộ). Không thể vì thoả thuận đó mà có thể cấm A và B tham gia giao thông, hoặc coi việc tham gia giao thông như vậy là vi phạm pháp luật. Thêm nữa, nếu coi chuyện cá cược + thực hiện việc cá cược đó của A và B mà cũng bị coi là tội phạm thì 2 chữ "Tự do" chắc đang chu du trong chiếc chai dưới đáy Đại Tây Dương .
    Còn việc A điều khiển xe máy và đâm phải một cụ già gây thương tật thì tuỳ từng trường hợp :
    - Chẳng hạn A vượt đèn đỏ và đâm phải cụ già đang qua đường ==> Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Ko dính dáng gì đến chuyện đua
    - Trong trường hợp A ko vi phạm luật lệ giao thông, việc đâm vào cụ già có thể do sơ ý, hoặc do lỗi của cụ già, hoặc do phải tránh một phương tiện khác và đâm phải cụ già ==> Giải quyết thông qua con đường dân sự.
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
    [/QUOTE]
    Trong trường hợp này mà bác bảo không có dấu hiệu nguy hiểm cho XH thì e cũng thấy hơi lạ. Đường phố là nơi để mọi người dân tham gia giao thông thì 2 bác A và B lại đem ra để thi thố tài năng, và nhất là khi chạy đua như vậy, rủi ro gây tai nạn cho người đi đường là rất cao.
    Còn về chuyện thay đổi từ ngữ thì e lại càng thấy vô lý, chẳng nhẽ nếu e cũng chuyển từ Đua trong tội Đua xe trái phép thành từ Thi thì sẽ nhẹ hơn à? Theo e là nên xét về bản chất thì hơn. Rõ ràng ở đây có dấu hiệu đua. Còn về chuyện B đi sau A như những người giao thông bình thường thì theo e không có đâu. Đã gọi là đua để giành thắng lợi hơn nữa đây lại còn có cả cá độ thì làm gì có chuyện đó. Cả hai đều phải chạy hết kha năng của mình và rủi ro cho người khác là rất cao.
    Theo ý kiến của em thì nên đổi cái hậu quả gây thiệt hại cho sức khoẻ , tài sản của người khác vào phần tình tiết tăng nặng thì hợp lý hơn.
    Chứ bác cứ nghĩ mà xem, hồi cách đây hơn một năm (hồi đó e còn ở VN, bây giờ e không biết) tự nhiên hàng sáng lại rộ lên phong trào Đua xe Xích lô, sáng sớm ngày ra cứ khoảng 5, 6 chú Xích lô đua ầm ầm qua nhà em, mấy cô gì chú bác đi tập thể dục buổi sáng sợ run cả người. Đấy là em còn không biết là có đâm vào ai không? Rõ ràng đây là hành vi nguy hiểm cho XH rồi.
    Có gì anh e mình thảo luận tiếp nhé. Hân hạnh được tiếp chuyện bác!!!!!

Chia sẻ trang này