1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xét xử vụ đua xe ô tô kinh hoàng ở Sài Gòn: Bạn thấy thế nào về hình phạt cho các bị cáo???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vietfirm, 09/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Như trên iem đã nói rồi, nếu mà xét đến dấu hiệu "có thể gây nguy hiểm cho xã hội" thì cứ tham gia giao thông là đã có thể rồi, chả cần phải đua hay ko đua , cái mà ta xét đến là mức độ cao thấp khác nhau thôi.
    Có rất nhiều hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng ko phải tất cả những hành vi đó đều được điều chỉnh bởi Luật hình sự- chỉ từ một mức độ nhất định nào đó trở lên mà thôi. Trong trường hợp cụ thể này ko thể nói là việc A và B thi thố tài năng trên đường phố là có khả năng gây tai nạn là rất cao được (xét trên các phương diện : phương tiện đua (thi)/ cách thức thực hiện/ quy mô thực hiện ...) , như vậy thì xét về mức độ nguy hiểm ==> chưa cần thiết phải được điều chỉnh bởi 1 quy phạm cụ thể nào đó của Luật hình sự - tức là chưa cần thiết phải quy định đó là Tội phạm. Thêm nữa, ko phải cứ đua - tức là cố gắng hết sức để về đích là đi ẩu, đi bừa, cũng ko có nghĩa là trong khi ta cố gắng để đến 1 điểm đích nào đó thật nhanh là nguy hiểm - nếu mà nói vậy thì bác dạy trễ , bác 3 chân 4 cẳng phóng đến trường, cố gắng hết sức để kịp giờ tức là bác.. phạm tội a'' ? Iem nói như những người tham gia giao thông bình thường ko có nghĩa là họ đi thong thả, nhìn trời nhìn đất và ngắm.. các em như những người khác, mà tức là họ cũng là 1 chủ thể tham gia giao thông ko có gì đặc biệt hơn người khác (có khi trong số đó có khối chú ko đua mà vẫn phóng 80km/h í ấy chứ ).
    Em ko có bảo là chuyển từ đua trong tội Đua xe trái phép thành từ thi , một cuộc đua xe có tổ chức hợp pháp thì vẫn gọi là Đua xe, và ko hợp pháp thì vẫn là đua xe. Ko có dấu hiệu gì khác biệt giữa đua và thi cả, về bản chất nó là một, khác nhau là ở tính bất hợp pháp hay ko thôi.
    Em bảo rằng giả dụ thay vì gọi thoả thuận giữa A và B là đua thì gọi bằng từ thi : lúc này ta sẽ có cái nhìn thoáng hơn với ví dụ cụ thể mà bác đưa ra - nếu gọi rằng đó là Đua người ta thường suy nghĩ theo hướng.. bất hợp pháp. Tuy nhiên 1 thoả thuận đua như vậy thì tính nguy hiểm ko cao, và ko coi là Tội phạm.
    hìhi`, bác này có tư tưởng "triệt để" thật... Nếu mà bác tương lai có thành nhà làm luật thì iem phấp phỏng lém, làm gì cũng phải ngó trước coi sau, xem có tí teo dấu hiệu nguy hiểm nào ko, dính 1 tẹo thì cũng mang .. khinh tội (/trọng tội), đại triệt để .
    Iem cho rằng ko chỉ có biện pháp hình sự, mà còn nhiều phương thức khác để điều chỉnh những hành vi đó, ko nên .. hình sự hoá như vậy .
    Mong được trao đổi với bác nhiều hơn !
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một anh bạn rất có óc hài hước. Một lần anh ta nói với tôi rằng pháp chế là sự ch-'' nhạo pháp luật. Ngẫm ra lời nói châm biếm này không phải lúc nào cũng sai!
    Cái vụ án đua xe đó liệu được điều chỉnh bằng Điều 207 có phù hợp hay để an toàn thì ta cho vào phạm vi điều chỉnh của tội danh gây rối trật tự công cộng? Tôi xin nói là tôi không cổ vũ cho hành vi đua xe nhưng trong vụ án này tôi không cho rằng hành vi của các bị cáo trong vụ án đủ cấu thành hành vi phạm tội theo Điều 207. Để bị truy tố theo Điều này thì đua xe vì tôi không thấy hậu quả xảy ra cũng như các bị cáo chưa bị xử lý hành chính cho hành vi này trước đó. Vậy thì căn cứ vào đâu mà viện kiểm sát truy tố, toà án buộc tội?
    Hậu quả gây ra cho xã hội là yếu tố cơ bản để coi một hành vi phạm tội hình sự. Vì vậy chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn nhận về chủ thể của nguồn nguy hiểm cao độ. Thả trâu bò hay thậm chí cả người đi lại nghênh ngang trên đường cao tốc gây thiệt hại đến tính mạng của chủ phương tiện cơ giới có nên coi là hành vi phạm tội cản trở giao thông đường bộ hay không cũng là điều cần suy xét.
    Tôi mù mờ về luật hình lắm. Đưa hai ý kiến tham khảo cho vui.
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với ý kiến của bạn, rõ ràng trong trường hợp này không đủ căn cứ để khép các bị can vào tội Đua xe được - do không có yếu tố hậu quả vật chất xảy ra - và chưa bị xử lý vi phạm hành chính trước đó.
    Sở dĩ nói hậu quả vật chất - bởi éo le thay, vụ việc xảy ra trước vài ngày khi Nghị quyết 02 có hiệu lực mà theo đó NQ này quy định thêm rằng có thể truy tố tội danh này khi hành vi đua xe gây hậu quả phi vật chất.
    HĐXX theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo đã không thể khép các đồng chí này vào tội danh Đua xe được.
  4. babe83

    babe83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Mọi người phải hiểu rằng quy phạm pháp luật chỉ là một phần của quy phạm pháp luật. Có những trường hợp xét về mặt đạo đức thì cần phải bị trừng trị và trừng trị thật nặng nữa cơ nhưng xét về mặt pháp luật thì không thể xử lý. Đối với trường hợp này chỉ có phiên toà lương tâm của họ mới xử được họ mà thôi. Mọi người đừng bất bình vì thấy các đối tượng được xử lý nhẹ. Như vậy, tất cả đều tuân thủ và làm đúng pháp luật. Mức độ vi phạm như thế nào thì phải xử lý như vậy chứ không thể làm khác được.

    Ai nói sao tui nghe dzậy
    Ai nói bậy tui cũng nghe theo. hi`

    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 03/10/2003
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    A''n qua'' nhe. ! Cần phải rút bằng lái xe của mấy người này ít nhất là 3 năm .
    TM
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Ừ - tại sao toà không tuyên thêm hình phạt bổ sung này nhỉ. Rất hay. Cảm ơn bạn MinhTrinh.
    Bạn babe83 nói rất đúng - rõ ràng Pháp luật hình sự của chúng ta vẫn còn một số điểm rất bất cập. Nhưng bác yên tâm - Nghị quyết 02 đã ra đời rồi - sau khi vụ án này xảy ra 2 ngày - từ giờ thì kể cả không gây ra hậu quả vật chất - nhưng gây hậu quả phi vật chất hoặc đi ngược lại với chính sách chủ trương là sẽ bị xử thảm....
    Hy vọng luật của chúng ta sẽ dần dần chặt hơn, nghiêm khắc hơn và có tính giáo dục cao hơn nữa.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chưa biết gì nhiều về hình sự cả (đang học phần chung mà các bác) nhưng vào đây góp chuyện cho vui.
    1. Ý kiến của bác Remediot nói thì em không bình luận.
    2. Em có ý kiến thế này. Các quan hệ xã hội được Luật hình sự điều chỉnh là các quan hệ xã hội có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Hiện giờ thì hành vi đua các phương tiện giao thông đường bộ mà không có động cơ thì không bị hình sự hoá. Người ta giải thích là các hành vi đó chưa gây nguy hiểm cho xã hội đến mức Luật hình sự phải điều chỉnh.
    Thế nhưng giả sử như khoảng chục năm nữa (hay vài năm nữa cho nó có vẻ gần ), nếu người ta khảo sát được có sự xuất hiện rất phổ biến của hành vi đua xe không có động cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (vật chất và phi vật chất), khi đó thì liệu có phải sửa điều Luật này như bác LemieuxdeA3 nói không nhỉ? Vì Quy phạm pháp luật vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Khách quan là nó xuất phát từ các Quan hệ xã hội. Nhưng chủ quan là nó lại có thể được thay đổi bởi ý chí con người. >>>>> Quan hệ xã hội thay đổi thì tất yếu QPPL phải thay đổi đẻ điều chỉnh cho phù hợp. + Và ý chí nhà làm luật nhận định rằng cần phải thay đổi >>>>> QPPL không bất biến.
    Đây là em giả thiết vui vậy thôi.

    Nhưng biết đâu đấy vì nghe "Tây nó đồn" là khoảng 10 năm nữa thì ở VN sẽ không còn sử dụng phổ biến xe máy nữa mà thay vào đó là xe ô tô, xe buýt, các phương tiện giao thông công cộng và xe... đạp.
    3. Thế các bác có nghe đến cái vụ xe đạp điện không? Giá 5 triệu / 1 chiếc ý. Giờ mà nếu đua loại xe đó có bị khép vào tội đua xe không nhỉ? Đừng bảo xe đạp diện là không có động cơ nhé. (Mà em cũng giả sử các điều kiện của điều kiện như là : hậu quả vật chất, phi vật chất; xử lý vi phạm hành chính, .... là đáp ứng được hết rồi.)
    Mấy hôm nay bị đau mắt (do hậu quả ngồi vi tính quá nhiểu tuần trước) nên đang cai nhưng thấy diễn đàn vui quá, ghé chơi tham gia với các bác cho vui. Em thì chả biết gì nhiều về hính sự cả nên có gì sơ suất, các bác lượng thứ nhá.

    No sign!!!
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    =========
    Xin được có ý kiến dựa theo sự hiểu biết về Luật trước 1975 .
    1/ Đua xe, tự ý thoát y chạy rông ngoài phố, thậm chí ...chạy bộ đua mà không xin phép, không được chấp thuận cũng đều vi phạm luật : Hành động phá rối trị an hoặc là vi phạm an ninh, trật tự công cộng .
    2/ Tất cả các hành động phá rối trật tự trị an nếu gây ra thiệt hại về sinh mạng, tài sản lại bị xử thêm về hình sự cùng với trách nhiệm dân sự ( hộ sự )
    Trong những năm gần đây, Chúng tôi thấy ở VN hay nhắc đến luật pháp, quy định ...và cùng 1 hành vi, tại địa phương A thì không có gì, tại nơi B lại coi là phạm pháp ...chung quy cũng chỉ vì việc giải thích luật pháp thiếu rõ ràng và luật pháp được thể hiện theo quan điểm của người có quyền nhiều hơn là tinh thần của điều luật .
    Thực ra, ở các quốc gia khác cũng chẳng khác gì nếu cùng chung 1 tình trạng xã hội như ở VN ...điểm quan trọng nhất vẫn là ý thức dân chủ , trình độ dân trí của mọi công dân .
    TM
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 05/10/2003
  9. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận làm gì cho lắm , đằng nào thì Toà cũng đã xử rồi .
    Luật pháp không quan trọng , chỉ có cách áp dụng nó như thế nào mới quan trọng thôi . Mà những người áp dụng thì có bao nhiêu là cách ... .
  10. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chú "GIA ĐÌNH CM" or "GIA ĐÌNH GỐC CỔ THỤ" đây Các bác nào học LUẬT xin giải thích thêm giùm, như vậy có phải " MỌI CÔNG DÂN ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT" không???
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Sau vụ con nghiện - cán bộ xã đâm chết cảnh sát, có gì khuất tất?



    Một chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra một vụ án mạng xảy ra trước đó đã phát hiện một cán bộ xã sử dụng ma tuý. Bị ngăn cản, con nghiện đã dùng heroin bom vào ngực đồng thời bóp cổ, dẫm chết chiến sĩ cảnh sát đó. Nhưng tên giết người chỉ phải nhận 19 năm tù.
    Nỗi đau của mẹ
    Trung tá Kim Anh Tú, Trưởng phòng CSHS CA tỉnh Vĩnh Phúc kể lại: "Nguyễn Trung Kiên năm nay mới 26 tuổi, sau khi tốt nghiệp ĐH CS về công tác tại Phòng CSHS CA tỉnh. Kiên là chiến sĩ có đạo đức tốt, hết lòng vì nhiệm vụ được giao. Anh đã bị giết hại trong khi được cử đi điều tra một vụ án giết người. Sự hy sinh của anh là một tổn thất lớn đối với chúng tôi".
    Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2002, tại xã Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường) đã xảy ra một vụ án giết người, cướp của vô cùng dã man. Nạn nhân của vụ án là bà Chu Thị Tơ, đã bị kẻ gian đột nhập vào nhà giết hại. Sau nhiều tháng, Công an tỉnh vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

    Đúng vào lúc này, thiếu uý Nguyễn Trung Kiên đã nhận được lệnh về nằm vùng tại xã để khoanh vùng đối tượng. Sau nhiều ngày bám sát, sàng lọc các đối tượng, 20 giờ ngày 18.8.2002, anh Nguyễn Trung Kiên đã đến nhà Lê Xuân Tùng (cán bộ UBND xã Tân Tiến và cũng là con nghiện, nghi can số một của vụ án giết bà Chu Thị Tơ) để rủ Tùng về thị xã Vĩnh Yên. Trên đường đi, anh Kiên điều khiển xe máy, Tùng ngồi phía sau.

    Ra đến ngã tư xóm Nội, Tùng mua một gói thuốc lá Vinataba, sau đó anh Kiên chở Tùng đi ra quốc lộ 2A xuôi về Vĩnh Yên. Lúc này Tùng thấy thèm ma tuý nên bảo anh Kiên đứng lại, cho Tùng mượn xe để vào thị xã một lát. Tưởng thật, anh Kiên đã cho Tùng mượn xe, nhưng Tùng không vào thị xã mà vòng vào đường phía sau sân vận động để mua heroin.

    Sau khi mua được heroin, bơm tiêm, nước cất, Tùng giấu vào trong túi áo rồi đi xe máy đến chỗ anh Kiên. Anh Kiên tiếp tục điều khiển xe máy, đèo Tùng xuôi về phía Hà Nội. Khi đến gần bến xe ôtô khách Vĩnh Yên, Tùng thấy bên phải có nhà nghỉ trọ. Tùng bảo anh Kiên cho xe vào nhà nghỉ của chị Nguyễn Thị Huệ xin nghỉ 1 tiếng.
    Vào phòng trọ, Tùng lên giường ngồi quay mặt vào tường, lấy trong bao thuốc lá ra một điếu, rút đầu lọc ra sau đó đổ 1/2 gói heroin vào và lắp lại đầu lọc như cũ. Trong lúc này, anh Kiên đang mải cất đồ nên không biết Tùng cho heroin vào thuốc lá. Sau khi cho heroin vào thuốc xong, Tùng châm lửa hút một hơi rồi đưa cho anh Kiên hút.

    Khi anh Kiên hút gần hết điếu thuốc lá đó, Tùng lấy xilanh ra đổ nốt số heroin còn lại vào xilanh, xong cho nước cất vào lắc cho tan. Pha chế xong, Tùng hỏi anh Kiên: "Cho em làm tí cho đỡ vật". Thấy thế, anh Kiên nói: "Hôm nay tao có đủ chứng cứ để bắt mày, và bắt cả bọn Thổ Tang nữa". Thấy vậy Tùng nói: "Anh tha cho em". Anh Kiên trả lời: "Không tha".

    Mới nghe đến đó, Tùng cầm xi lanh có kim tiêm vừa pha chế heroin đâm vào ngực anh Kiên một nhát và vừa bơm heroin vào người anh Kiên vừa đập mạnh đuôi xilanh cho cắm sâu vào người. Cùng lúc, Tùng lấy tay trái bóp mạnh vào cổ anh Kiên, đẩy anh ngã xuống giường nằm đè lên tay phải của mình. Tùng ngồi lên bụng anh Kiên, dùng đầu gối đè nốt tay còn lại không cho anh giãy giụa đồng thời bơm heroin vào người anh Kiên.

    Hết heroin, Tùng rút xilanh ra, và dùng cả hai tay bóp vào cổ anh Kiên. Khi anh Kiên đã tắt thở, Tùng tiếp tục đứng dậy dùng hai chân giẫm đạp lên ngực anh Kiên nhiều lần làm máu trong người anh phụt ra ở cả miệng và hai lỗ mũi.
    Khi thấy xác anh Kiên đã mềm nhũn, Tùng mới thôi không giậm nữa mà nhặt xilanh kim tiêm lên đâm hai nhát vào bắp tay trái anh Kiên và đâm vào các đầu ngón tay anh Kiên nhằm giả dấu vết anh Kiên chết vì tiêm chích ma tuý.

    Vài giờ sau khi gây án, Tùng đã bị bắt giữ. Tại biên bản giám định pháp y đã cho thấy anh Kiên đã chết vì ngạt thở và đa chấn thương. Cơ thể bị nhiều vết kim tiêm đâm vào. Các xương sườn số 2,3 bên phải và các xương sườn 2, 3, 4, 5 bên trái đều bị gẫy ngang, trong phổi có tới 1,4 lít máu không đông màu đen. Bờ trong thuỳ đỉnh của hai phổi có ổ tụ máu dữ dội...
    Mẹ anh Kiên, bà Khổng Thị Định, ầng ậng nước mắt khi nhắc về anh: "Kiên là chỗ dựa cho cả gia đình nhà tôi. Nhà có 6 sào ruộng cho 7 miệng ăn, quanh năm thiếu thốn. Từ ngày Kiên ra nghề, nó là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho các em nó theo học. Nay nó mất đi, gia đình tôi mất hoàn toàn chỗ dựa. Đã thế Toà án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lại tuyên một bản án 19 năm tù cho kẻ phạm tội là quá vô lý khiến gia đình chúng tôi càng đau đớn".

    Có lẽ không chịu đựng được nỗi đau mất con, bố Kiên, ông Nguyễn Chí Quyết (thương binh hạng 2/4) sau cái chết của con cũng đã qua đời. Căn nhà của bà Định ở cuối xã Yên Lập đã heo hút vì nghèo nay lại có thêm hai cái tang lại càng trở nên héo hắt hơn.
    UBND xã có công văn xin giảm án
    Hành vi giết người của Lê Xuân Tùng là rất dã man. Thế nhưng bản án hình sự sơ thẩm TAND tỉnh Vĩnh Phúc lại cho rằng, hành vi của Tùng là bột phát (?!) và tuyên phạt Tùng 19 năm tù vì có xem xét đến tình tiết giảm nhẹ như: "Được địa phương có công văn đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo..."(?!).

    Ông Lê Văn Luận - Chủ tịch UBND xã Tân Tiến rất thẳng thắn rằng: "Tùng đúng là cháu ruột tôi, nhưng căn cứ vào lý lịch gia đình, bố nó (anh trai ông Luận) nguyên là Chủ tịch, rồi Bí thư xã nên chúng tôi đã làm công văn xin giảm án" Ông Luận cũng cho rằng: "Thằng Tùng cháu tôi không hề giết người, gia đình chúng tôi đã làm đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xét xử đúng người đúng tội".
    Với một mức án quá nhẹ đi kèm những nhận định không chính xác, bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã gây một sự bức xúc lớn cho rất nhiều cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự Công an Vĩnh Phúc. Trung tá Kim Anh Tú, Trưởng phòng CSHS đã tỏ ra rất buồn khi nói với chúng tôi: "Nguyễn Trung Kiên đã bị giết hại trong thời gian đi thi hành công vụ, vậy mà toà đã bỏ qua tình tiết này. Chính vì điều đó nên đến giờ Kiên vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ. Gia đình em vẫn chưa được bồi thường một xu nào. Thậm chí gia đình kẻ phạm tội cũng chẳng thèm đến thăm hỏi gia đình đến một lần".

    Phiên toà phúc thẩm vụ án sắp được đưa ra xét xử. Hy vọng rằng, tính tôn nghiêm của pháp luật sẽ được giữ vững ở phiên toà này.


Chia sẻ trang này