1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

XHCN hay TBCN là ưu việt - Dưới góc độ kinh tế !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi saobang1, 26/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saobang1

    saobang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    XHCN hay TBCN là ưu việt - Dưới góc độ kinh tế !

    Qua topic " Nước Mỹ giầu tại sao" chúng ta đã thấy, đa số đều đánh giá Mỹ là quốc gia lý tưởng, cũng có thể nói là có cảm tình rất lớn với chế độ và chính quyền của họ! -theo tôi có lẽ đó là do nhìn về góc độ kinh tế, và sức mạnh trong thời điểm hiện tại .
    Tuy nhiên, xét một cách lâu dài và toàn diện thì những ý kiến đó thật tầm thường !, thiếu hiểu biết. Nước Mỹ giầu lên bằng cách nào thực chất cả topic chưa ai nói ra cả- . Chế độ đó rất rất không phải lả tốt đẹp !. Nó thể hiện rất rõ bản chất của TBCN. Tôi đồng tình với quan điểm thống nhất thế giới về một mối. Còn gì tốt đẹp hơn khi cả TG cùng nhau nghiên cứu phát triển KHKT-Kinh tế. Chắc chắn đời sống con người sẽ nâng lên một tầm cao mới . Nếu tôi đứng đầu một Quốc Gia mạnh mẽ như Mỹ hiện nay tôi cũng sẽ tiến hành thâu tóm TG. Mỹ hiện nay cũng như vậy, nhưng họ lại thâu tóm TG không phải để thâu tóm. Tức là họ không muốn công việc đó hoàn thành, mà chỉ nhằm buộc mọi nước khác phải lệ thuộc vào họ, phục vụ cho họ ! Họ không muốn mình mạnh nhất để lãnh đại tất cả cùng mạnh lên mà chỉ muốn một mình họ lớn mạnh và mãi mãi một mình lớn mạnh ..
    Dưới đường lối TBCN Nước Mỹ cần hơn một trăm năm để lớn mạnh với đầy đủ thiên thời địa lợi ! Còn Liên Xô Cũ với phương thức SX CNXH cần mấy chục năm để từ mắt xích yếu nhất của TBCN thành cường quốc số 1 số 2 trên TG. Ai có thể phủ nhận sự thần kỳ của những lần thực hiện kế hoạch 5 năm???
    Tóm lại theo tôi, khi làm việc gì vì lý tưởng, với tinh thần tự nguyện kết quả còn cao hơn gấp nhiều lần vì lợi ích cá nhân .
  2. txdsvn

    txdsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là hiện nay không có một thế lực nào (cả về tinh thần và vật chất) có thể huy động hoặc buộc con người ta làm việc quên mình vì tập thể. Vì vậy, việc so sánh ở đây là không cần thiết.
    Nền kinh tế kế hoạch có nhiều ưu điểm - điều đó không thể phủ nhận. Chính những nước TB cũng đã áp dụng những mặt tích cực của nền kinh tế kế hoạch, chẳng hạn như việc Nhà nước can thiệp, điều tiết nền kinh tế chứ không phó mặc cho các lực lượng thị trường... Tuy nhiên, để áp dụng triệt để kinh tế kế hoạch hoá tập trung có hiệu quả, Nhà nước cần bộ máy lẵnh đạo tài năng cũng làm việc hết mình vì tập thể, một bàn tay sắt và bộ máy "cưỡng bức" thực hiện chặt chẽ. Lịch sử cho thấy không thể duy trì một bộ máy như vậy trong thời gian dài. Kết quả là mọi điểm yếu của nền kinh tế kế hoạch bộc lộ.
    Có thể bạn nói đúng về tham vọng của nước Mỹ nhưng cho dù thống nhất thế giới vì mục đích gì đi nữa thì cũng là điều không thể xảy ra. Điều này tôi chưa chứng minh được - chỉ là suy nghĩ mà thôi. Nhưng hy vọng là không có ai chứng minh điều ngược lại bằng chiến tranh chinh phục.
  3. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Bạn từng nghe tên Giáo sư Paul Krugman của học viện MIT chưa vậy, ông ta là một Giáo sư nghiên cứu kinh tế quốc tế và là một người đã đưa ra nhiều lý thuyết hoàn toàn mới so với những gì mà trước giờ người khác vẫn nghĩ. Nên ông ta cực kỳ nổi tiếng.
    Bạn hãy đọc bài của ông ta trong cái liên kết bên dưới để hiểu tại sao Liên Xô và các nước XHCN ban đầu thành công và sau này lại thất bại thảm hại đến như vậy.
    http://web.mit.edu/krugman/www/myth.html
    ]Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
    Còn gian khổ sẽ thuộc phần ai !!
  4. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Krugman đã chuyển sang Đại học Princenton. Bài viết này khá hay, về LX có thể đúng nhưng về Đông Á thì không hoàn toàn. Bác goimaitenem dọc khá nhiều nhỉ.
    AT76
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bác nào làm ơn dịch hộ tài liệu của tác giả Krugman cái, em dốt tiếng Anh lắm, ko đọc nổi, bác nào làm xong, em xin hậu tạ 5 sao.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  6. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    1 trong những quy luật vĩnh hằng của vạn vật là
    "kẻ mạnh sẽ thắng"
    ai trái lại nó sẽ chết thôi
    và khi hiểu nó phải hiểu là
    "kẻ thắng là kẻ mạnh"
    bàn làm cái gì
  7. Pete

    Pete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cái gì hơn thì thực tế đã trả lời. Bạn đừng cố gân cổ nữa. Nếu tôi phân tích thì thành nhạy cảm mất.
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào ken, cậu có chắc quan điểm của cậu ko đó. Mỗi người có một thế mạnh riêng, làm sao mà đánh đồng là chỉ có một thế mạnh được.
    VD: Mỹ mạnh hơn ta rất nhiều về quân sự, kĩ thuật,... tại sao vẫn thua ta? Có phải là ta mạnh hơn họ về quân sự ko?
    Mỹ có phải cái gì cũng dẫn đầu về khoa học công nghệ ko?...
    Kẻ mạnh chưa chắc là kẻ thắng, mà kẻ thắng là kẻ biết tận dụng các thế mạnh của mình.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  9. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    hãy hiểu kẻ thắng là kẻ mạnh chứ không phải là kẻ mạnh sẽ chiến thắng, luuthuy à.
    Cũng giống như chân lý thuộc về kẻ mạnh vậy.
    Mạnh hay yếu còn phải tuỳ vào hoàn cảnh nữa chứ.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  10. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Bài của Paul Krugman dài lắm đó bác ơi. Chỉ riêng typing đã mệt rồi chưa nói là dịch. Em đọc lâu rồi, giờ lười đọc lại nhưng theo em nhớ thì đại ý của nó là thế này bác ạ. Tăng trưởng thì có thể do 2 lý do:
    1. tăng nguồn lực đầu vào từ đó làm tăng đầu ra. Ví dụ trước kia bác chỉ có 1 nhà máy nay bác có hai. Khi đó, GDP sẽ tăng lên gấp đôi.
    2. tăng năng xuất, tăng trình độ công nghệ (productivity) nên với cùng một đầu vào, bạn làm ra nhiều sản phẩm hơn, hoặc sản phẩm có giá trị cao hơn.
    Và Krugman cho rằng (cái này có nhiều nguời dùng kinh tế lượng để tính toán bằng số liệu thực tế) tăng trưởng kinh tế ở LX và các nước Đông Âu cũ chủ yếu là tăng trưởng ở dạng 1, nghĩa là tăng trưởng theo chiều rộng cơ học. Đây thực ra cũng là một thành công trong việc khai thác tối đa các nguồn lực xã hội. Đó là nguồn lực con nguời: đưa ngày càng nhiều nguời vào quá trình sản xuất công nghiệp và nguồn lực tự nhiên, nguồn vốn (capital): khai thác nhiều tài nguyên cho sản xuất, đầu tư nhiều cho sản xuất. Với công nghệ giả sử không đổi, chỉ riêng việc tăng số lượng lao động và số lượng nguyên liệu, số lượng vốn vào sản xuất đã làm tăng tổng sản lượng quốc dân. LX là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên, và với tinh thần cộng sản, và kế hoạch hoá thì dễ hiểu là có thể đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian đầu.
    Tuy nhiên, tăng trưởng theo hình thức này có hạn chế ở chỗ: nguồn lực con nguời và vốn có hạn. Khi đã huy động hết nguồn này thì không còn chỗ để huy động thêm nữa. Hơn nữa, theo qui luật năng xuất của các yếu tố giảm dần, thì tổng sản phẩm biên sẽ giảm dần với mỗi đơn vị đầu vào tăng thêm. Do đó, càng ngày tốc độ tăng trưởng càng giảm dần. Đó là lý do LX và các nước XHCN Đông Âu đã ko thể duy trì tốc độ tăng trưỏng cao liên tục.
    Tăng trưởng theo kiểu thứ hai là dựa trên sự phát triển công nghệ và năng xuất. Do đó, nó có tiềm năng vô tận. Nó làm tăng hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào.
    Bài viết này viết năm 1994, thực ra không nhằm hoàn toàn giải thích về tăng trưởng kinh tế LX. Nó là nhằm đánh giá về tốc độ tăng trưởng thần kỳ ở Đông Á. Tuy nhiên, luận điểm của nó cũng là, các nước Đông Á (NICs và ASEAN 4) chủ yếu tăng trưởng do huy động nguồn lực vào sản xuất (dạng 1) mà sự đóng góp của những tiến bộ công nghệ (dạng 2) rất ít (điều này các bác có thể cảm thấy khó tin). Krugman phát biểu điều này dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm của Young và một số tác giả khác, khoảng năm 1991-1992, trong đó khảo sát các nhân tố quyết định tăng trưỏng ở Đông Á theo mô hình tăng trưởng Solow. Trong mô hình Solow, tăng trưởng có thể được giải thích do tăng trưởng lao động (L), tăng trưỏng vốn (C) và phần còn lại, ko được giải thích bởi hai yếu tố này được coi là phần đóng góp của công nghệ (productivity). Các nghiên cứu thực nghiệm trên tìm thấy sự đóng góp rất ít của yếu tố công nghệ. Và Krugman giải thích rằng, do đó, có thể nói tăng trưởng ở Đông Á cũng giốg như LX trước kia, rằng, nếu không có sự thay đổi và phát triển mạnh về công nghệ, tốc độ tăng trưởng ở Đông Á sẽ giảm dần.
    Cách phân tích thực nghiệm này không hoàn toàn đúng. Các bác quan tâm có thể đọc thêm về cách phân tích tăng trưỏng này, trong cuốn "Suy ngẫm lại về sự thần kỳ kinh tế Á Đông" đã dịch ra tiếng Việt và xuất bản (sách của Ngân hàng thế giới do Yasuf và Stiglitz chủ biên).
    Quan điểm của Krugman là một cách lý giải về tăng trưởng và suy sụp của kinh tế LX. Nó có thể đúng nhưng có thể chưa đầy đủ.
    AT76

Chia sẻ trang này