1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin bà con giúp đỡ!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi chuotchu13, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuotchu13

    chuotchu13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Xin bà con giúp đỡ!

    E đang làm luận văn tốt nghiệp, bác nào hiểu biết xin giúp đỡ em cái:
    - Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp: xử lý 2 thành phần TSS và COD
    - Định giá xử lý: khoảng bao nhiêu tiền để xử lý 1 kg tải lượng ô nhiễm.
    - Và vấn đề sử dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm khu công nghiệp.
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Hi chuotchu13
    TSS(total suspended solid): Để xử lý chất rắn lơ lửng này có rất nhiều phương pháp
    1. Lý học:
    + Phương pháp lắng: tuỳ thuộc vào thời gian và hiệu quả của từng loại bể lắng. Hiệu suất của các loại bể lắng thông thường dao động từ 50-70%. Các loại bể lắng thường được áp dụng: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng li tâm.
    + Phương pháp lọc: mang lại hiệu quả xử lý TSS cao hơn bể lắng. Các loại bể lọc thường đưọc áp dụng hiện nay là: bể lọc nhanh và bể lọc áp lực.

    2. Hóa học:
    + Phương pháp keo tụ: dùng quá trình keo tụ tạo bông để khử các cặn lơ lửng. Loại phèn thường sử dụng là phèn nhôm và phèn sắt. Hiệu suất của khử SS của phương pháp này thường khá cao: từ 80-95%. Để nâng cao hiệu quả keo tụ, người ta thường cho thêm các chất trợ keo tụ hiện nay người ta thường dùng polymer.
    Các phương pháp trên ngoài khả năng khử TSS, chúng còn khả năng khử được BOD. Nếu nước thải có thành phần BOD keo cao, qua phương pháp keo tụ có thể khử được trên 95% BOD.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  3. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    COD (chemical oxygen demand)
    Trong thành phần COD có 2 thành phần khác là các chất có khả năng phân huỷ sinh học (chính là BOD đấy) và các chất không có khả năng phân huỷ sinh học.
    Phương pháp xử lý BOD:
    +Phương pháp hiếu khí:
    Dùng vi sinh vật hiếu khí dạng lơ lửng và dính bám để làm giảm lượng BOD có trong nước thải. Các bể xử lý thường dùng nhất: Bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học.
    +Phương pháp kị khí:
    Dùng vi sinh vật khị khí phân huỷ chất hữu cơ. Bể UASB, hồ khị khí (đang được áp dụng tại dự án Thoát nước & VSMT thành phố Đà Nẵng) là những phương tiện xử lý thông dụng.
    Nếu nước thải có tải trọng lớn (nước thải thực phẩm, thuỷ sản, rỉ rác .v.v.) để đảm bảo tính kinh tế, người ta thường chia làm 2 bậc xử lý bậc một dùng phương pháp kỵ khí sau đó qua bậc 2 để xử lý triệt để trước khi xả ra ngoài.
    Để đảm bảo xử lý triệt để cả chất hữu cơ, N, P người ta thường dùng tảo trong các hồ sinh học. Để kiểm soát sự phát triển của tảo, người ta nuôi các loại bèo tấm trên mặt nước để cách ly tảo với ánh sáng mặt trời
    Phương pháp xử lý các chất không có khả năng phân huỷ sinh học
    Thường áp dụng phương pháp hoá học để xử lý: keo tụ tạo bông, kết tủa hoá học, oxi hoá.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  4. chuotchu13

    chuotchu13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác nhiều lắm!
  5. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Ban cu tim quyen xu li nuoc thai cua Ngo thi Nga va Tran van Nhan la co het. Quyen do co nhieu cong thuc tinh hay lam day. Noi chung no la quyen ve nuoc thai ma minh thay hay nhat trong cac sach cua VN.

Chia sẻ trang này