1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin các bác giúp đỡ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyennhuhuan, 08/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo tôi thì thế này:
    Xét trong hệ quy chiếu để thấy 2 điện tích đang chuyển động song song: khoảng cách giữa 2 điện tích chuyển động sẽ ổn định khi lực hút từ sinh ra bởi chuyển động cân bằng với lực đẩy tĩnh điện.
    Nhưng mặt khác, nếu chỉ có 2 điện tích chuyển động song song, xét trên trục chuyển động của chúng thì dòng điện là biến thiên (cường độ dòng điện cực đại tại 1 điểm khi điện tích đi qua, bằng 0 sau và trước khi điện tích đi qua). Điều này dẫn tới từ trường biến thiên, phát sinh điện trường biến thiên.
    Khi xét trên hệ quy chiếu gắn với 2 điện tích, dù không có chuyển động nhưng điện trường tạo bởi 2 điện tích bị ảnh hưởng thêm bởi sóng điện từ truyền về từ phía sau của chuyển động, theo tôi nghĩ sẽ là tác nhân làm thăng giáng điện trường tĩnh tạo bởi 2 điện tích theo cách như là 1 dòng điện xoay chiều nhưng luôn đồng pha -> gây 1 tác dụng giống như dòng điện 1 chiều trong trường hợp xét trên hệ quy chiếu kia -> thế là chúng nó vẫn giữ khỏang cách như vậy!!!!
  2. nguyennhuhuan

    nguyennhuhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chào bác cuongtransp1, bác royalgia và bác kien0989 và tất cả các bác!!!
    quả thật tôi vẫn chưa rõ lắm về cách giải thích của các bác!!
    Thôi ta chịu khó tưởng tượng lại như sau cho đơn giản hơn (cũng giống nhau thôi!): có hai điện tích điểm giống nhau giữ tại hai điểm cố định A, B trên mặt phẳng ngang (đứng yên đối với chúng ta). Nếu ta thả ra thì chăc chắn chúng sẽ đẩy nhau và chắc chắn khoảng cách giữa chúng (trong hệ QC đứng yên) sẽ tăng dần. Nhưng nếu lúc đó đối với hệ QC chuyển động hướng thẳng về phía hai điện tích theo hướng vuông góc với đoạn AB thì đốivới hệ QC này ta có hai dòng điện và vì thế ngoài lực đẩy tĩnh điện còn phải thêm lực từ (hút nhau). nếu vận tốc của hệ QC đủ lớn thì khoảng cách giữa chúng sẽ giảm dần.
    Tất nhiên ta phải vận dụng thuyết tương đối hẹp trong trường hợp này, nhưng nếu tôi nhớ không lầm thì nếu có hiệu ứng co ngắn khoảng cách thì cũng chỉ diễn ra theo phương chuyển động thôi chứ có phải không các bác??!
    Còn nếu chặt chẽ thì có lẽ ta phải áp dụng thuyết tương đối (hẹp) cụ thể vào bái toán trên! Nhưng vấn đề là vận dụng như thế nào để giải quyết mâu thuẫn? xin các bác tiếp tục ngưng coi world cup mà ra tay giúp đỡ!
    Tôi rất cảm ơn mọi đóng góp chỉ bảo của tất cả các bác!!
    thân chào!
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    hình như các bạn còn vài điểm chưa nhìn nhận kĩ lắm. Thứ nhất là thuyết tương đối chả có vai trò gì ở đây cả vì chúng ta không bàn đến vận tốc ở đây. Hãy nên nhớ rằng dòng điện tồn tại do sự chuyển động của các electron, rõ ràng vận tốc của sóng điện từ là c, nhưng đó ko phải vận tốc của e, vận tốc c đó chỉ là vận tốc truyền tương tác điện từ. Khi 2 điện tích chuyển động, chúng sinh ra từ trường trong toàn bộ đoạn đường chuyển động, lực hút phát sinh từ đó, đó là lực hút do từ trường trong vunbgf không gian quanh 2 điện tích nên trong mọi trường hợp dù bạn đứng trên hệ qui chiếu nào thì từ trường này vẫn tồn tại, đơn gian vì chỉ có hệ qui chiếu taị đó 2 điện tich là đứng yên so với nhau chú ko có hệ qui chiếu tại đó 2 điện tích đứng yên so với không gian xung quanh, rõ ràng là chính bạn đã cho nó chuyển động trong không gian.
  4. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi định luật tương tác giữa 2 dòng điện thẳng chỉ áp dụng đối với hai dòng điện chạy trong dây dẫn dài vô hạn nên bạn không áp dụng được đối với trường hợp 2 điện tích chuyển động. Trong trường hợp này phải xét lại tương tác điện từ giữa hau điện tích. Tương tác điện chính là tương tác Coulomb khiến chúng đẩy nhau, còn tương tác từ thì phải xét lại. Theo Maxwell thì điện trường biến thiên sinh ra từ trường, vậy khi điện tích chuyển động trong không gian tạo ra một điện truờng biến thiên trong không gian đó nên điện truờng biến thiên đó sẽ sinh ra từ truờng(Sorry, sửa lại một tẹo vì viết vội nên không chính xác). Nhưng nếu gắn hệ quy chiếu với điện tích chuyển động đó thì điện trường không biến thiên, nó là điện trường đều. Bởi vậy nếu hai điện tích chuyển động song song cùng vận tốc thì không có tương tác gây ra bởi lực từ.
    Kết quả là trường hợp bạn đưa ra thì hai điện tích ban đầu sẽ đẩy nhau và không còn chuyển động song song nữa.
    Bye!
    Được NoHellandHeaven sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 20/06/2006
  5. nguyennhuhuan

    nguyennhuhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả các bác!!!
    Nói thật là rất vui khi được các bác nhín chút thì giờ quý báu trong mùa world cup giải quyết giúp thắc mắc của tôi!
    Có một số điều tôi chưa thoả mãn trong các câu trả lời, nhưng trước hết xin các bác giúp tôi cách nào để chèn các công thức (tôi đã gõ trong word - hoặc gõ trực tiếp) để tôi có thể dễ dàng hơn khi trình bày các suy nghĩ của mình với các bác! (tôi đã thử mấy lần mà chẳng thấy gì cả !!! thậm chí muốn tô đậm chữ, tôi tô đậm rồi bấm vào chữ B mà vẫn không có kết quả!! - mệt lắm rồi). Các bác chỉ dẫn kỹ kỹ chút nhé! rất cám ơn các bác
    Rất cảm ơn các bác!!
    thân!!
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bạn gõ trong word thì nên save nó thành 1 file hình ảnh rồi up vào đây, còn paste thì ko được đâu
  7. nguyennhuhuan

    nguyennhuhuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác RAGNAROK !!
    Tôi thử rồi, nhưng bây giờ vấn đế khó khăn lại là làm sao có được các file có đuôi gif hay jpg? từ các công thức trong word?? hở bác? (tôi soạn các công thức trong word là dùng equation trong đó)
    Đúng là vào đây mà luẩn quẩn đi hỏi mấy điều này thì thật là xấu hổ, bác nhỉ ? nhưng quả thật tôi không biết nên mới hỏi, mong các bác lượng thứ mà chỉ giáo nhé!!
    chân thành cảm ơn rất nhiều!!
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    nếu tiện nhất thì bạn có thể gõ trong power point (như word) thì chuyển thành file gif dễ hơn. Lúc save chỉ việc chọn kiểu file là xong.
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Hai dòng điện ngắn hay dài đều tác dụng lẫn nhau. Ta thường thấy các bài toán cho là dòng điện dài vô hạn vì như vậy sẽ không phải tính phần đầu mút (khó).
    Chỉ tồn tại 1 electron chuyển động cũng tạo ra dòng điện. Tuy nhiên lúc này bài toán sẽ khác với hai dòng điện thông thường:
    1 điều cần phân biệt nữa là tương tác giữa các dòng điện là tương tác của 1 dòng vô số các điện tích (dòng 1A sẽ chảy tới gần 10mũ 19 electron qua mặt cắt của dây trong 1 giây) khác hoàn toàn với việc xem xét từng e một. Nếu 1 mạch điện chỉ có 1 e thì dòng điện sẽ có dạng xung (hàm delta). Dòng điện thông thường là một tập hợn cực lớn của các xung như thế này nên có thể coi là liên tục nên mới có công thức tương tác giữa hai dòng điện.
  10. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Quả thực câu hỏi của bạn Nguyenhuuhuan khá là thú vị, suy nghĩ một hồi cũng cảm thấy rối, tuy nhiên theo tôi có lẽ chúng ta chưa thật chắc chắn những kiến thức cơ bản.
    Bàn về vấn đề hệ quy chiếu của hai điện tích, tôi cũng đồng ý với ý kiến của Rag là thuyết tương đối không có bổn phận ở đây. Vận tốc chuyển dịch ( có hướng ) của các hạt điện tích trong dây dẫn nếu tôi nhớ không nhầm chỉ tầm vài cm/s mà thôi. Tuy nhiên bạn Rag lại chưa đi tới cùng, vẫn chưa trả lời được câu hỏi chính mặc dù theo bạn thì bạn công nhận có từ trường gây ra bởi 2 điện tích ở không gian xung quanh.
    Theo cách trả lời của KTY thì tôi không thoả mãn, tôi hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của bạn bằng một thí nghiệm. Tích điện cho 2 vật thẳng hình dây đủ dài ( đầu vê tròn để không có hiệu ứng mũi nhọn ) đặt song song với nhau. Như vậy thoả mãn được điều kiện vô số điện tích chuyển động. Còn định nghĩa dòng điện dạng xung của bạn như vậy có lẽ chưa thật đúng.
    Tôi nghiêng về cách giải thích của Heaven. Tôi chỉ xin tham gia một ý thế này.
    Chúng ta vẫn biết định nghĩa về dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Định nghĩa này quả là rộng, nhưng chúng ta không mấy để ý đến bản chất của chuyển động đó. Cần phân biệt dòng điện gây ra bởi một điện trường với một "dòng điện" được xác định bởi cđ tương đối. Các dòng điện công nghiệp, dân dụng hay trong thí nghiệm để tìm ra lực Ampe là dòng điện loại 1. Nếu phân loại như thế này thì theo tôi chúng ta có thể quay lại với hệ quy chiếu được rồi. Lúc này bạn hoàn toàn có thể lấy hệ quy chiếu là "điện trường mẹ" để trả lời câu hỏi. Ở trường hợp của bạn không có "điện trường mẹ".
    Theo tôi bạn có thể phân tích yếu tố năng lượng của hai dòng điện trên. Dòng điện loại2 của bạn trong mọi trường hợp chuyển động không hề bị hao hụt năng lượng. (VD về tụ điện) Nếu nó gây ra chuyển động về phía nhau của 2 dây, tự khắc nó sẽ mất năng lượng điện trường của chúng.
    Còn về các ý kiến cho rằng lực từ cân bằng với lực điện v v.. thì xin miễn bàn.
    Thời gian hạn hẹp, tôi sẽ tiếp tục lúc khác.
    Mong các bạn đóng góp ý kiến, mở mang cho anh em, xây dựng box ngày càng vững mạnh.

Chia sẻ trang này