1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin các bác góp ý

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tytn, 09/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Xin các bác góp ý

    Ngày xưa, bạn Nguyễn Thế Hoàng Linh, hay còn gọi là Nguyễn Thế Thiên Tài, có một cái topic "xin các bác góp ý" bên box thi ca, sau rất được chuộng và thành ra nổi tiếng ( hoặc là "vỡ tiếng" - để nói lên cái sự không vững bền của tiếng tăm nhà anh này).

    Bây giờ em e là mình cũng phải học theo anh ấy.

    Số nó khổ là thế này:
    Hôm trước muốn in một quyển (đú với xu thế thời đại) mang bản thảo đến công ty sách XXX, anh giám đốc mở file của mình ra, đọc lướt lướt, bảo: để anh ?ongửi? chất văn của em (ôi tộ xư!), rồi quay sang hỏi: thế em có blog không? Em bảo: có, có nhiều người đọc, nhưng blog em cứ viết xong lại xoá. Lại hỏi tiếp: thế em có danh tiếng gì trong nghề báo không? Đến đây thì khó chịu quá, bảo: nổi tiếng không thì em cũng không muốn liên quan gì cả, đây là chuyện em viết văn. Anh ấy mới cười khì: anh hỏi thế để còn lên kế hoạch marketing.

    Sau hôm ấy thì em cũng chẳng hứng thú giục giã gì nhà anh này nữa, vì in sách thì xác định là bỏ tiền ra in lúc nào cũng được (chị Vi Thuỳ Linh làm quả ViLi in Láp kêu là mất 2 con Attila đập hộp thì mình cũng chơi một con, sợ đek gì). Thế nhưng ngẫm lại mới thấy đời nó bạc.

    Cứ giả thử cụ Thạch Lam sinh ra ở thời đại này. Cụ mang bản thảo quyển Ngày mới đến công ty 3X nọ. Đến đoạn hỏi blog với đã nổi tiếng chưa thì cụ ngớ ra. Rồi độ một tuần sau cụ sẽ nhận được cuộc điện thoại bảo: ?oLam à, em dùng tiếng Việt rất là tốt, phân tích tâm lý nhân vật rất có chiều sâu, anh chưa thấy ai như em. Nhưng sao em không tạo ra chi tiết cho truyện nó thêm phần kịch tính?. Lam nhà ta, hẳn là đang phải dùng một con Nokia 1200 bàn phím đã tróc hết, sẽ ngơ ngẩn mà hỏi: ?oÝ anh là em phải tập trung vào miêu tả sâu hơn đời sống ?~vợ chồng?T của đôi nhân vật trong truyện ấy hả anh?. Ông kia hẳn sẽ gật gù: ?oỪ, thế mới hợp với xu thế thời đại. Bây giờ họ thích cái ấy lắm em. Hoặc là em đẩy tính bi kịch lên một tý, truyện của em nó cứ đều đều?. Lam lại ngơ ngẩn hỏi: ?oKhổ ít hay khổ nhiều phụ thuộc vào độ dày mỏng của cuốn sách hả anh??

    ?oKhổ ít hay khổ nhiều phụ thuộc vào độ dày mỏng của cuốn sách? ?" đấy là câu mà cụ đã dùng để chửi những nhà văn thị trường cùng thế hệ với mình trong quyển Theo Dòng. Nếu mà cụ sinh thời bây giờ thật, thì em cũng mong các nhà xuất bản nó đừng in sách của cụ làm gì, vì cụ mà có tiếng ở thời đại này chắc cụ phải chửi? hết hơi.

    Thôi thì, để em nhờ các bác xem hộ. Nếu mà cái này đọc cũng tàm tạm, chỉ cần tàm tạm thôi, 4/10 điểm thôi, thì em sẽ blog bliếc, em sẽ gọi điện cho các mối báo chí em quen, em sẽ không tiếc công tiếc của để văn em thành ra nổi tiếng. Vì em chán cái cảnh đầu óc bọn trẻ con hay cả người nhớn bây giờ bị lũng đoạn bởi cái giống văn 3/10 hay là 2/10, những cái gì mà Phải viết văn như em, Chuyện tình dông dài ở Nữu Ước, Người đàn ông có đôi mắt đong lắm rồi. Chán lắm rồi.
  2. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Mùa mưa
    1.

    Mùa ấy là mùa mưa.
    Tôi ghét mùa mưa, vì mưa làm cho người ta ngại ra đường, kìm kẹp đáng kể cái bản tính thích rong chơi của những thằng lấy rong chơi làm lẽ sống. Và mùa mưa còn nhiều muỗi.
    Đang ngồi uống bia thì nhận được tin nhắn của em: ?oNhà em nhiều muỗi quá. Anh mua cho em một cái vợt muỗi nhé?.
    Mùa ấy là mùa mưa.
    Thế là tối, tôi đội một cơn mưa, mà có lẽ là nặng hạt và dai dẳng nhất từ đầu mùa mưa năm ấy, đi mua cho em một cái vợt muỗi. Vợt điện đập muỗi, cái thứ nằm trong lằn ranh của ?ochẳng ai cần? và ?oai cũng cần? ấy lúc muốn tìm lại không biết phải tìm ở đâu. Tôi đi những phố lớn. Phố lớn bây giờ thuê mặt bằng đắt lắm, người ta thuê để mở shop đồ Italia và điện thoại Phần Lan, không mở cửa hàng tạp hóa bán vợt muỗi. Tôi lại rẽ vào những phố nhỏ, những con phố mà ở cái đô thị này, dài ngoằn nghèo hay đôi khi ngắn củn chẳng theo quy luật nào như những vết chém của thằng say làng Vũ Đại lên cái mặt của chính nó. Ở đây có nhiều hàng tạp hóa. Bán sữa cho trẻ con, bán tăm tre, pin con thỏ hay cả quần lót. Nhưng người ta cũng không nhập vợt muỗi về làm gì. ?oBán chậm lắm? ?" tôi không nhớ rõ mình đã rẽ vào hỏi bao nhiêu nhà, chắc không dưới hai mươi.
    Cuối cùng, sau một tiếng đồng hồ rát mặt với cơn mưa dai đến quái ác, tôi tìm thấy cái vợt muỗi ở một cửa hàng bán đồ điện gia dụng, không lớn không nhỏ, trên một con phố không ngắn không dài.
    Tôi đem đến, nhận lời cám ơn của em với một thái độ cố vui vẻ. Trong lòng tôi bực lắm. Không phải bực em, không phải bực các cửa hàng đã chẳng nhập thứ đồ mà không nhắc nhớ thì người ta cũng quên mất nó đã tồn tại trên đời này, cũng không phải bực cơn mưa. Tôi chẳng lý giải được mình bực bội điều gì.
    Hãy tưởng tượng bạn đang xem một gameshow truyền hình, trường hợp của tôi được đưa ra. Hẳn sẽ có một thí sinh nào, với khuôn mặt khôi ngô, có đeo một cặp kính lấp lánh, bấm chuông nhanh nhảu rằng: ?oEm sẽ lập một website cung cấp các địa điểm bán đồ gia dụng?. Hàng loạt các ý tưởng long lanh sẽ nối tiếp: nào là website sẽ xây dựng trên mô hình mở, cho cộng đồng tự cập nhật thông tin, nào là sẽ có phần thống kê-phân tích văn hóa tiêu dùng của người Việt, mà các nhà kinh doanh trong và ngoài nước có thể sử dụng?
    Tôi thì tôi đã có phương án giải quyết sự bực bội của mình ngay buổi sáng hôm sau. Tôi sẽ mở một cửa hàng vợt muỗi khổng lồ!
    2.
    Tôi mở cửa hàng nhẹ như nhung. Chẳng cần vay mượn ai. Mẹ tôi, vừa cố tìm chiếc chìa khoá xe, vừa nghe phương án kinh doanh của tôi. Bà chỉ khẽ nhíu mày ở đoạn ?ovợt muỗi?, rồi mở két. Thằng con không lấy rong chơi làm lẽ sống nữa là bà vui lắm rồi. Vui thì bà mở két ?" tôi nắm vững điều ấy từ khi biết tiêu tiền.
    Tôi lên kế hoạch kinh doanh, háo hức như lần đầu chơi bộ xếp hình người máy mẹ ném cho sau chuyến đi công tác một nước khỉ nào. Sẽ là một đoạn quảng cáo trên dăm tờ báo bán chạy nhất cả nước.
    ?oTheo thống kê chính thức, hàng năm muỗi truyền bệnh cho 700 triệu người trên khắp thế giới và hàng triệu người trong số đó tử vong.
    Còn theo thống kê không chính thức, hàng năm muỗi gây stress cho 85 triệu người Việt Nam và hơn 80 triệu trong số đó giảm hiệu quả làm việc vào các buổi sáng hôm sau??
    Như thế, tôi sẽ chỉ cho người ta thấy rằng vợt muỗi không hẳn là công cụ diệt muỗi. Nó là công cụ xả stress. Một con muỗi vo ve thách thức và ?oBụp!?. Con người ta luôn có mong muốn xả những ham muốn bạo lực từ bản năng của mình ra, làm nguội đi phần Con, cái phần luôn có xu hướng bị kích thích bởi muôn vàn ức chế mà cái xã hội tân thời này tạo ra trong họ. 5 phút chạy quanh nhà, hạ 10 con muỗi, rồi cố nhấn nút thêm một lần để nghe tiếng nổ lép bép trên vợt, chắc hẳn thoải mái tinh thần và có tính thể thao hơn việc giết 1000 mạng trên trò chơi bắn súng.
    Tôi mở cửa hàng ở một con phố lớn, để không còn ai phải đội mưa đi tìm mua một chiếc vợt muỗi nữa. Decor thật đẹp. 20 kiểu cán vợt được thiết kế: loại nhựa mềm thông thường, loại có đầu để? gãi, loại bằng gỗ tùng cho những người nhà giàu, loại có đèn pin ở đáy, loại có gắn máy mp3 Trung Quốc phát nhạc tự chọn,? Tôi còn liên hệ với mấy thằng bạn đang làm nghiên cứu sinh nước ngoài, nhờ chúng nó tìm được loại siêu âm dụ muỗi đến cho người ta vụt tha hồ?
    3.
    Cửa hàng mở ra vắng ngắt. Tôi tự an ủi mình bằng những cơn mưa. Mưa triền miên trắng trời. Mưa như thể ông trời mới tới thăm nhà một ông bạn giàu có nào, rồi hâm mộ cái bức tường đá ong nhà ấy quá, nên về cố đục cho thế giới của mình lỗ chỗ rách nát một cách thật sành điệu bằng những giọt mưa. Mưa đang hành hạ con người một cách rất lấy làm khoái thú chứ không phải ông trời đang tức giận như lối so sánh kinh điển nữa.
    Tôi thì ghét sự kinh điển, bạn đã kịp nhận ra rồi.
    Thế mà cuối cùng cũng có một người đến mua vợt muỗi. Một anh đi bộ. Cởi áo mưa ra thì cũng ướt hết. Mặc một bộ quần áo bảo hộ dày và đội cái mũ cối. Tôi chẳng ngạc nhiên khi người tới thăm mình đầu tiên có bộ dạng như thế: tôi chưa từng hi vọng ai sống trong căn phòng có cửa sổ do thợ giỏi đo li, khi đóng lại thì khít khịt, lại có máy lạnh như phòng mình ở nhà tới đây tìm mua vợt muỗi. Tôi chào anh và nói anh xem hàng.
    Cơ man là những màu sắc, những kiểu dáng, nhưng anh không ngợp. Anh chọn cái rẻ nhất. Tôi cũng đoán trước được điều này.
    Thanh toán xong thì tôi lấy thêm một cái ghế và mời anh ngồi chơi. Mưa to quá, mặt đường sắp thành đá ong cho thỏa cái thú của giời rồi. Mà áo mưa giấy của anh thì đã rách tơi vì mưa và gió hết. Dù sao anh cũng là khách hàng đầu tiên của cửa hàng, là người đầu tiên tôi gặp trong ngày hôm nay. Sáng sớm tỉnh dậy thì mẹ đã đi đến một buổi họp ở khách sạn sang trọng nào trong thành phố. Hôm nay bà không mất nhiều thời gian để tìm chìa khoá xe.
    Thấy anh xuýt xoa và ngạc nhiên về cái cửa hàng khổng lồ chỉ bán có vợt muỗi, tôi bảo anh mình ở quê lên đi làm thuê cho cửa hàng nhà người ta thôi, vì cũng chẳng biết giải thích thế nào. Dăm ba câu nữa, như tìm đựơc sự đồng cảm về cái sự tha phương, anh kể chuyện của mình.
    Chuyện đơn giản lắm. Chỉ là có đứa em ở quê đến lớp 12 rồi. Nhà thì khổ quá, mà để nó học xong đi làm ruộng thì còn khổ đến biết bao giờ nữa. Anh lên thành phố tìm mãi mới được một việc trong nhà máy xi măng, rồi làm ở đấy, dè sẻn chờ em lên thi đại học. Một năm cũng để được một món, bằng tôi đăng quảng cáo trên một số báo, đủ để em lên thi.
    Anh đưa tay cầm điếu thuốc tôi đưa châm lửa hút. Chú hút thuốc này tốn lắm, phải biết tiết kiệm để dành, còn ông bà già ở quê. Tôi thấy trên mu bàn tay anh có hình xăm chữ ?oKiếp nghèo?. Một vết xăm khác, không màu, méo mó và sâu hơn, chắc là bằng một con dao sắc ở cánh tay bên kia. Chắc là đôi bàn tay ấy cũng gạt qua một thời ngang dọc, một thời bất cần và liều lĩnh, để quay lại tìm lại một cái gì, hoặc nhờ đứa em ham học tìm hộ ở cuộc đời này.
    Nhà anh ở trọ nằm tít sâu trong một khu làng nào bên rìa thành phố, tôi cũng chưa từng nghe tên. Nhiều cống rãnh và muỗi. Con bé em lên thi rồi. Từ đầu mùa mưa. Nhưng đêm nó không học nổi vì muỗi. Đốt hương thì sợ hại, chắc dùng cái vợt muỗi thì đỡ hơn. Loài nào cũng thế, thấy cái mùi chết chóc của đồng loại thì không dám bu lại nữa.
    Tạnh mưa, tôi đút túi áo anh cả bao thuốc.
    4.
    Phải mấy ngày sau mới có người khách thứ hai. Lần này đi ô tô, C230. Tôi không chịu được xe ô tô từ bé, nếu không tôi cũng đã vòi mẹ mua C-Class rồi. Đẹp và khỏe khoắn. Người đàn ông bước ra từ trong xe cũng đẹp và khỏe khoắn. Một kiểu đường hoàng ở người đàn ông thành đạt tuổi tứ tuần mà người ta hay gọi bằng một từ ?ophong độ?.
    Ông đỗ C230 ở lề đường, cuống quýt chạy từ xe vào cửa hàng tôi. Thế mà cũng ướt hết.
    Trong suốt mấy ngày vắng khách ấy, tôi cũng chẳng gặp được ai. Mẹ tôi vẫn thế. Còn em, đang giận dỗi tôi vì một điều gì không rõ. Có lẽ vì tôi quá mải mê với cái dự án mà em cho là điên khùng này. Và vì thế, bằng một cách nào đấy, tôi đã kéo được ông khách ở lại cùng nói chuyện với mình, sau khi ông chọn mua chiếc vợt muỗi có cán bằng gỗ tùng đã lên nước. Ông không muốn lại lao ra đường để rồi kẹt cứng trong đám xe cộ đang nghẽn lại vì mưa kia.
    Và ông lại kể câu chuyện của mình.
    Ông đi lên từ tay trắng. Nghèo lắm. Chắt nhặt từng hào, rồi đến từng đồng, từng chục đồng. Ông cười cười, bảo tôi rằng đã bao giờ anh có cảm giác này: cho một cái kẹo cao su vào miệng nhai bằng răng hàm bên phải thật lâu, tới tận khi mỏi, rồi đổi sang hàm bên trái. Lúc ấy, anh có nhai hàm bên trái bao lâu thì anh cũng sẽ cảm giác không lâu bằng khi trước. Ấy là khi người ta bị ám ảnh bởi một sự mất cân bằng mơ hồ, không đong đếm được. Ông cũng có một nỗi ám ảnh như thế. Một cậu bé trải qua tuổi thơ quá khổ, sự thiếu thốn về những thứ vật chất bình thường nhất đã ám thành một nếp hằn trên vỏ não, để rồi sau này bao nhiêu tiền của kiếm được cũng không bù nổi những ngày tháng ấy.
    Ông tự nhận mình là một kẻ say tiền. Để đến lúc vợ mình ngã vào vòng tay người khác rồi cũng chẳng thế trách ai. Tình yêu là cái cây cảnh người ta phải nuôi nấng. Chỉ khổ thân đứa trẻ con.
    Mùa này là mùa mưa. Muỗi nhiều, điều hoà và cửa nhôm kính cũng không đỡ được bao nhiêu. Đứa bé mới lên ba không có mẹ khó ngủ, cứ nghe tiếng vo ve mà trằn trọc. Ông bảo rằng cái vợt muỗi này, cũng chỉ là để ông đi loanh quanh trong những đêm mất ngủ mà làm điều gì đấy mình tin là có ý nghĩa cho con. Lại là một lần ám ảnh về sự mất cân bằng, làm điều gì cũng không khiến cái cân thẳng trở lại.
    Hoá ra cái nét ?ogiải trí? mà tôi gán cho những cái vợt muỗi ấy, bây giờ lại có một ý nghĩa khác như thế.
    5.
    Người thứ ba đến cửa hàng là một bà lão. Tôi đã chờ đợi để đón nhận một câu chuyện nữa. Về một cặp vợ chồng quá bận bịu với công việc mưu sinh, mà để đứa cháu cho bà chăm chẳng hạn. Cái vợt muỗi, qua câu chuyện của hai người khách, tự dưng trong tôi lại trở thành một hình ảnh của sự chăm sóc và che chở từ bao giờ.
    Nhưng bà lão không có câu chuyện. Bà sống một mình trong căn nhà nhỏ ở đầu phố. Sống một mình, và bà cần một chiếc vợt muỗi để làm công việc nguyên bản của nó.
    6.
    Tôi quyết định đóng cửa hàng. Lúc ấy trời vừa hửng nắng.
    Tôi đến công ty mẹ. Trên đường, tôi mua một chiếc móc đeo chìa khoá hình một con búp bê thật lớn. Tôi nhắn tin cho em: ?oMình cưới nhau nhé!?.
    Lúc tôi lẳng lặng đeo con búp bê vào chìa khoá xe, bà đã khóc nức nở.
    Tôi đã lang thang để đi tìm ý nghĩa sống của mình lâu quá. Tôi, cũng như bao con người khác trên trái đất này, luôn tin rằng cứ phải đi, cứ phải nhìn, phải nghe, phải ngắm, phải cười, phải nói, người ta mới có thể trưởng thành. Một sự cuồng tín.
    Mùa ấy đang là mùa mưa. Và những cơn mưa đã làm tôi đứng lại. Để nhận ra rằng đôi khi dừng một chỗ và lắng nghe cuộc sống thì thào quanh mình, người ta dễ nhìn thấy chính mình hơn.
    Cuộc đời con người, luôn cần nhiều hơn một mùa mưa như thế.
  3. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nắng lỡ qua thềm
    1.
    Tôi đã từng tin rằng cái ngày mà nàng đến, là một thảm họa. Nàng đảo lộn cuộc sống của cả gia đình tôi. Không phải bởi những bài toán sinh hoạt bình thường, dù cũng có đôi chút bất tiện khi nàng sống cùng. Đóng một chiếc giường mới, một chiếc bàn mới, thêm bát thêm đũa, cũng chẳng phải điều gì quá vất vả. Cái mà nàng làm đảo lộn nhiều nhất, là tâm trí chúng tôi.
    Chúng tôi chưa bao giờ biết tới sự hiện diện của một bóng dáng con gái trong ngôi nhà này. Với ngôi nhà gỗ sồi trốn quá kỹ giữa cánh rừng phủ đầy những tán cây rậm rịt và những truyền thuyết ghê người này, mà ngôi làng gần nhất, nơi vài năm một lần anh em thay phiên nhau tới đổi những thức mà chúng tôi không tự tạo được, cũng cách xa đây nhiều dặm, thì số lần chúng tôi từng gặp phụ nữ cũng chỉ được đếm trên đầu ngón tay ngắn củn của mình. Họ là một thực thể xa lạ.
    Vài bác thợ săn dũng cảm nhất của những vùng quanh đây, cũng thi thoảng theo chân những con thú dữ vào thật sâu trong rừng, và ghé qua chỗ anh em chúng tôi nghỉ nhờ qua đêm. Trong những buổi tối ấy, khi môi tất cả đã bóng nhẫy những thức thịt mà họ săn được, và hơi thở đặc mùi của loại rượu chúng tôi tự cất, họ đã kể cho chúng tôi nhiều chuyện của đời sống bên ngoài. Tôi cũng không biết có phải họ, những người bỏ theo cái công việc chết chóc này đi quanh năm suốt tháng, bỏ người phụ nữ của mình tha thẩn ở nhà, không mấy khi có một gia đình hạnh phúc hay không, mà những ấn tượng về phụ nữ họ truyền cho tôi luôn rất xấu.
    Và một phần vì những ấn tượng ấy, ngay khi tôi hiểu rằng nàng sẽ ở lại cùng chúng tôi, thì dù thương, trong lòng tôi vẫn dấy lên một nỗi bất an mơ hồ.
    Nhưng đừng ai vì thế mà nghĩ rằng tôi ghét nàng. Trong lúc cái bất an trong tôi chưa thể định hình và gọi tên, thì hãy cứ để việc có một người, đầu tiên là một vị khách cao quý, sau lại là một người bạn đáng yêu trong ngôi nhà nhỏ bé này tạm thời là một niềm vui đi đã.
    Nàng hòa nhập với cuộc sống mới rất nhanh. Tôi rất thích dạy nàng làm những công việc mà xưa kia nàng chưa từng được động tay trong cung cấm. Tôi thích nhìn ánh mắt háo hức của nàng mỗi khi tôi giải thích về công thức một món ăn nào đó, tác dụng của loại rau gia vị này với loại thịt kia, hay thậm chí chỉ là cách đều tay quét nhà. Ánh mắt ấy, hồn nhiên và thánh thiện. Nó cho tôi cảm giác an lành hơn bất cứ thứ gì tôi từng nhìn thấy, dù là những đồng cỏ bao la hay những chú hươu con vụng về tìm núm vú mẹ. Sự vô tư trong đôi mắt đen láy của nàng, làm tôi quên đi rằng trên đời này tồn tại muôn vàn điều xấu xa, độc ác, tồn tại một thế giới của những nỗi khổ đau và tủi nhục, những thứ mà cái kiếp người lùn của chúng tôi, mang một hình hài trong mắt số đông là dị dạng, đã phải nếm trải nhiều.
    2.
    Tôi ngồi nhìn anh cả say sưa dạy cho Bạch Tuyết nấu món thỏ hầm bên bếp lửa. Tôi chưa bao giờ thấy anh như thế. Chỉ cần chú ý một chút là có thể nhận ra, mỗi khi nàng nói hay hỏi điều gì, là chiếc muỗng trong tay anh lại khua vòng bối rối trong nồi.
    Tôi đang hút thuốc. Những bác thợ săn già đã tặng tôi một chiếc tẩu cũ và thi thoảng mang đến cho tôi những gói nhỏ thuốc lá như lời cảm ơn khi chúng tôi cho họ nghỉ nhờ qua đêm trong ngôi nhà bé nhỏ của mình, thay vì phải nhóm lửa ngoài trời. Những lúc căng thẳng, như khi công việc trong cái mỏ muối mà anh em chúng tôi tự tìm thấy và khai thác để đổi lương thực, có khó khăn gì, là tôi lại hút thuốc. Lúc này tôi không căng thẳng, nhưng tôi cần một thứ gì đó để trấn an những cảm xúc kỳ lạ đang trỗi dậy trong mình.
    Đám thợ săn già là những người duy nhất đối xử tử tế với chúng tôi. Những tay trẻ hơn thì luôn cố tỏ ra thân thiện, nhưng tôi vẫn nhận ra sự khinh khỉnh từ họ. Những con thú nhỏ họ bỏ lại, hay lời cảm ơn và những nụ cười gượng gạo mà họ dành cho chúng tôi lúc chia tay, chỉ là một hành động hòng cố chứng tỏ sự sòng phẳng của mình. Tôi đem chuyện ấy hỏi những bác già, thì họ giải thích rằng những chàng trai trẻ, nhất là những chàng trai đầy sức mạnh và được nhiều người nể phục như họ, luôn mang theo mình, dù ít dù nhiều, một chút tự mãn nào đấy. Nhưng thẳm sâu trong mỗi con người, luôn có một sự tự ti. Sự tự ti ấy bắt những chàng trai trẻ so sánh mình với tất thảy những người xung quanh, dù là những người hoàn toàn khác biệt như chúng tôi, mong muốn tìm ra những điểm mình mạnh hơn, góp nhặt những chút tự tin một cách cực kỳ ích kỷ. Các bác thở dài, nói rằng mình cũng đã từng có thời như thế, nhưng sau này, khi tuổi xuân và sức lực qua đi, những niềm tự hào hư vô về địa vị hay vật chất cũng qua đi, thì họ chỉ tìm thấy niềm vui trong những tấm lòng. Họ yêu quý chúng tôi vì chúng tôi là những người tốt. Tôi cũng yêu quý họ - nhưng dù đã cố quên đi, đôi lúc tôi vẫn nhìn thấy ở họ những ánh mắt thương cảm. Trong lòng họ vẫn có chút gì đó thương hại những người như anh em tôi.
    Bởi tôi không mấy khi cùng anh em vào làng, nên tình cảm tôi cảm nhận được từ mình với đám thợ săn già, là sắc thái tình cảm duy nhất tôi có, ngoài tình anh em. Bây giờ, khi có sự xuất hiện của cô gái tóc đen như gỗ mun kia trong ngôi nhà này, lại có những xao động rất kỳ lạ dấy lên trong tôi. Thứ tình cảm nàng dành cho bảy anh em không có chút gì thương hại hay khinh bỉ, thậm chí cả không hàm ơn. Nó là một thứ tình cảm thuần khiết không điều kiện.
    3.
    Nàng đang ngồi ngoài thềm và bắt đầu hát. Trong kia, anh cả vẫn ngồi thơ thẩn bên bếp lửa còn anh hai vẫn hút thuốc liên tục, chưa bao giờ tôi thấy anh hút nhiều như thế.
    Bài hát của nàng nói về một nàng công chúa bất hạnh, giống như nàng vậy. Nàng công chúa đem lòng yêu một con ếch, mà sau này, chỉ nhờ nụ hôn của nàng, con ếch mới hóa thành một chàng hoàng tử khôi ngô. Bài hát đó nàng đã từng hát nhiều lần. Tôi từng hỏi nàng rằng: nếu như ngay từ ban đầu nàng đã yêu một chàng hoàng tử đẹp trai, rồi sau này chàng mới hóa thành ếch, thì nàng có còn yêu nữa không.
    ?oKhi một người con gái đã yêu, thì chẳng quan trọng đó là một chú ếch hay một chàng hoàng tử? ?" nàng đã trả lời như thế.
    Nàng cũng kể cho tôi nghe về chàng hoàng tử của mình. Rất say sưa, về những ngày tháng bé thơ mà hai người cùng sống bên nhau. Nhưng đến cuối, nàng hay tự hỏi mình rằng không biết tình cảm nàng dành cho hoàng tử là gì, đó có phải là tình yêu không, hay hoàng tử chỉ là đại diện cho nỗi khao khát nhớ nhung về một cuộc sống êm đềm trong kỷ niệm. Bây giờ, tất cả những điều nàng muốn chỉ là được ở lại đây cùng anh em chúng tôi. Tôi thầm sung sướng vì câu nói ấy.
    Tôi không nói với nàng rằng tôi đã nghe những lời đồn đại rằng ở đâu đó bên kia những dãy núi, có một chàng hoàng tử đang cưỡi ngựa trắng đi tìm người công chúa của mình. Tôi sợ mất nàng ghê gớm. Sợ tới mức hốt hoảng mỗi khi nghe thấy những âm thanh làm tôi liên tưởng tới tiếng vó ngựa. Tôi không hiểu thứ tình cảm mình đang dành cho nàng có giống như tình cảm mà con ếch dành cho công chúa trong bài hát không. Dù có thế, dù nó có là ?otình yêu? theo cách gọi của thế giới bên ngoài đi nữa, thì tôi biết chắc rằng, dù nàng có hôn tôi, tôi cũng không thể hóa thành chàng hoàng tử được. Tôi không nói gì với nàng, chỉ dám nhìn bằng những ánh mắt trìu mến và ép con tim mình thôi không đập những tiếng quá rộn rã mỗi khi ngồi cạnh nàng.
    4.
    Nàng chết rồi sao?
    Tôi cứ đứng thẫn ra đấy, nước mắt chảy ra tự lúc nào. Nàng nằm trên sàn, đôi môi đã không còn đỏ như máu, mà tái đen đi. Anh cả đang xốc đầu nàng ôm trong lòng mình, hình như anh cũng đang khóc. Chết ư? Tức là nàng sẽ vĩnh viễn biến mất, tức là chúng tôi sẽ quay lại cuộc sống khi chưa có nàng. Đơn giản thế thôi sao?
    Tôi đã sống rất bình thường trước khi nàng đến. Một cuộc sống bình thường, tức là người ta sống để sống tiếp. Tôi đã chẳng mảy may tự hỏi mình rằng ?osống để làm gì?. Khi nàng xuất hiện, nàng trở thành tất cả. Nàng trở thành cuộc sống. Tôi đã sống để nhìn nàng, để nghe nàng hát và cười. Tôi đã sống để chăm sóc nàng.
    Quay lại. Quay lại thế nào khi tôi đã kịp nhận ra cuộc sống khi không có nàng thật vô nghĩa. Vô nghĩa chứ không phải bình thường. Câu hỏi ?otôi sống để làm gì? sẽ giày vò tôi cho đến lúc chết.
    Và làm sao tôi thôi tự trách mình vì đã để mất nàng?
    .
    Anh cả khóc. Mỗi lúc một nức nở hơn. Anh ôm nàng mà lay mãi, lay mãi. Anh cũng giống tôi. Có quá nhiều lý do để sợ. Nàng đi rồi và sẽ không còn biết gì nữa, nhưng chúng tôi phải đối mặt với một cuộc sống không đáng sống. Anh không dám tin và vì thế không muốn tin.
    Anh lay mãi đến khi cái lược trên tóc nàng rơi ra.
    5.
    Chúng tôi biết đến một nỗi sợ mới: nỗi sợ mất nàng. Chúng tôi đã đoàn kết với nhau để chống lại thú dữ, chống lại lũ cướp rừng, chống lại thiên tai và cả những cơn đói khát. Chúng tôi đã từng tin rằng mình đủ mạnh mẽ để không còn sợ điều gì nữa. Nhưng bây giờ chúng tôi sợ hãi thực sự. Sợ phải đối mặt với nỗi sợ khi để mất nàng. Và khi chúng tôi cùng nhận ra rằng nỗi sợ ấy lớn hơn tất cả những lần đối mặt với bầy sói trong rừng đêm hay những khi ngôi nhà nhỏ rung lên vì gió bão, chúng tôi cùng đồng thời nhận ra rằng: nàng đã quan trọng hơn cả chính bản thân mỗi chúng tôi.
    Nàng hình như hơi khó chịu khi tôi ngồi căn vặn và dặn dò nàng phải cảnh giác với mụ già bán rong. Nàng quá thánh thiện để có thể tin rằng một bà lão có vẻ ngoài như thế lại muốn giết mình. Nàng khăng khăng rằng đó chỉ là một cơn trúng gió thôi, rằng tại sao mọi người cứ phải nghi ngờ người khác. Chính tôi cũng không trả lời được câu hỏi này, rằng tại sao người ta cứ phải nghi ngờ nhau đến cùng kiệt, phải ?omột lần bất tín vạn lần bất tin? mà không tính đến khả năng mình đã nhận định sai về người khác. Nàng chút nữa đã thuyết phục ngược lại tôi.
    Tuy thế chúng tôi vẫn làm thêm một lần hàng rào nữa bằng những cây gai và một cánh cổng mới bằng gỗ cây tùng thật chắc chắn. Trong một vài tuần, chúng tôi cử một anh em ở nhà cùng nàng. Nhưng sau đó, trong mỏ muối quá nhiều việc, vả lại, mụ già kia, nếu thực sự có ý hại nàng thật, có lẽ đã tin rằng nàng chết. Cả bảy anh em quyết định khoá cánh cổng gỗ tùng thật chặt rồi cùng đi làm.
    6.
    Tôi chạy băng qua những cánh rừng bằng đôi chân ngắn của mình. Tôi trốn các anh em khác đi. Chúng tôi đã khóc ba ngày ba đêm quanh chiếc quan tài bằng kính ấy rồi. Chúng tôi đã chải lại mái tóc đen như gỗ mun ấy không biết bao nhiêu lần, đã nới áo cho nàng, đã tìm khắp người nàng dấu hiệu của chất độc như hai lần trước. ?oNàng chết thật rồi? ?" anh ba nói trong nước mắt.
    Tôi không muốn tin vào điều ấy. Nàng vẫn hồng hào, vẫn như chỉ đang nằm ngủ thôi. Phải làm điều gì đó, phải còn điều gì đó khác để làm, tôi tự nhủ mình như vậy rồi khẽ trốn đi. Các anh em khác không muốn tôi đi, sợ rằng tôi đã hoá điên. Họ thuyết phục tôi rằng nàng đã chết trong khi chính họ cũng không tin vậy.
    Tôi đi tìm chàng hoàng tử mà tôi đã nghe tới. Chàng sẽ có cách nào đó để cứu nàng sống lại. Cái cảm giác đứng dưới nhìn lên người khác bao nhiêu năm dường như đã tạo cho chúng tôi cảm giác về những điều mình không thể làm được, rằng những người cao lớn kia, họ có một quyền năng gì đó mà chúng tôi vĩnh viễn không thể có được.
    Tôi tìm được chàng khi bàn chân đã rách nát. Chàng đẹp quá, uy nghi như một pho tượng và có một vầng ánh sáng toả quanh. Chàng ngồi trên lưng con ngựa trắng, nghe tôi kể chuyện rồi kéo tôi lên ngựa.
    Chàng lo lắng lắm, những giọt mồ hôi rịn ra trên khuôn mặt lung linh, thúc ngựa chạy thật nhanh. Con ngựa trắng phi nhanh như một mũi tên, băng qua cánh rừng. Phía sau, đoàn binh lính chạy theo tất tưởi. Tôi chợt nhìn xuống bàn chân rướm máu của mình, tự hỏi mình đang làm đúng hay sai?
    .7
    Anh thứ sáu đã đúng. Một phần nào đó. Rằng vẫn còn có cách khiến nàng tỉnh lại.
    Chỉ cần làm cho nàng nôn miếng táo trong cổ họng ra.
    Chàng hoàng tử là người duy nhất có thể làm việc đó, hay chàng là người biết nuôi hi vọng hơn chúng tôi, những kẻ đã quá nhu nhược và dễ dàng từ bỏ? Hay chàng đơn thuần chỉ là một người may mắn. May mắn, đó là thứ luôn dành cho những người cao lớn?
    Và nàng đã bỏ chúng tôi mà đi. Đi theo chàng hoàng tử. Tại sao? Vì chàng có quyền lực, có thể bảo vệ nàng? Vì chàng là ân nhân đã cứu sống? Hay chỉ bởi nguyên do đơn giản nhất, bởi chàng là một người Bình Thường?
    Tôi đã đứng bên bìa rừng, cạnh những anh em như hoá đá của mình và quay cuồng trong những câu hỏi ấy rất lâu khi nhìn bóng hai người trên con ngựa trắng khuất xa về phía những dãy núi.
    Rồi tôi nghe thấy tiếng anh ba nói.
    ?oKhông ai trong chúng ta dám nói rằng mình yêu nàng?.
    Đúng là không ai trong chúng tôi đã đủ dũng cảm để nói ra điều ấy.
    Và nàng đã ra đi.
  4. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Ngoài kia có ánh đèn
    1.
    Tôi sẽ chết.
    Hẳn các bạn sẽ cho rằng đây là một quyết định điên khùng. Nhưng nếu để trả lời câu hỏi: ý nghĩa của cuộc sống là gì?, chắc sẽ có nhiều bạn đắn đo, gạch xoá hoặc nếu đang typing thì sẽ phải sử dụng nhiều lần phím Backspace trước khi đưa ra một câu trả lời, mà tôi cũng tin rằng phần nhiều sẽ là sáo rỗng, và không thể thuyết phục được một kẻ đang muốn chết như tôi.
    Trường hợp của tôi khá đặc biệt. Đúng là tôi chán cuộc sống này, theo một mặt nào đó. Nhưng không phải vì tôi thất tình, tôi phá sản, tôi vướng vào một scandal để rồi bị xã hội ruồng bỏ... như những ca quyên sinh mà các bạn thấy trên mặt báo. Tôi muốn chết để được nổi tiếng.
    Chết để được nổi tiếng. Tôi đang viết cuốn tiểu thuyết, mà theo dự định, sẽ là cuối cùng của đời mình. Và nếu tác giả chết ngay sau khi sách được xuất bản, hẳn nó sẽ là một tác phẩm để đời.
    2.
    Tôi đã không còn tìm thấy nhiều điều thú vị ở cuộc sống này. Cuối cùng một người đàn ông sinh ra để làm gì?
    Năm cuộc tình, năm vết chém thành sẹo đã khô, và tôi đã không còn tìm được cảm xúc trong ******** hay tình yêu. Và như thế thì lấy vợ để làm gì, khi chức năng của hôn nhân chỉ là để tạo ra một gia đình, còn tôi thì không cảm thấy mình đủ dũng cảm để gánh vác một trách nhiệm lớn, bao gồm 1 tỷ thứ trách nhiệm nhỏ, không tên và nhức đầu như thế, dù cho tôi biết, đó cũng là một niềm vui sống ở đời. Tôi biết chứ!
    Vật chất? Tôi cũng không còn cảm giác thiếu thốn từ lâu. Vị thế của một nhà văn nổi tiếng, cuốn sách sau phá kỷ lục bán chạy của cuốn sách trước, những bài viết nhẹ nhàng trong bốn lăm phút đồng hồ được các báo trả cả tháng lương công chức, đã cho tôi cơ hội hưởng nhiều thứ ở đời mà người ta vẫn hay gọi chung bằng danh từ ?ovật chất?.
    Danh vọng? Đó là thứ duy nhất tôi còn cảm thấy thiếu, và không biết có phải tôi đã vay quá nhiều tham vọng từ thuở ấu thơ khốn khó, rồi trả món nợ tham vọng ấy quá tích cực và thành công khi mới chỉ trưởng thành, nên bây giờ, khi chưa tới bốn mươi tuổi tôi đã kịp thành một nhân vật quốc gia, có dịp xuất hiện cùng lúc ở 3 chương trình trên 3 kênh Tây Ta khác nhau, có đủ vị thế để ngã giá với những nhà xuất bản danh tiếng ở Nhật hay ở Mỹ muốn dịch sách của mình. Tôi đã đứng trên đỉnh núi, và không còn biết cách nào để bay lên. Và tôi muốn chết. Chết để được bay lên.
    Nếu tôi chết, cuốn sách tôi đang viết dở, chắc chắn sẽ phá kỷ lục của Nếu Romeo không chết, quyển sách tự tôi cho là ba xu, lại được New York Times tán tụng là ?okhiến Shakespeare sẽ phải rút ngay điện thoại mà gọi cho tác giả của nó?. Người ta sẽ mua vì hiếu kỳ, và họ sẽ đọc nó kỹ lưỡng hơn, say mê hơn, gửi gắm nhiều chiêm nghiệm hơn. Rồi họ cũng sẽ giở lại những cuốn sách cũ của tôi mà làm điều tương tự. Các nhà chuyên môn cũng sẽ như vậy, và cộng cả với cái vị thế đáng thương của tôi lúc họ làm xong công việc phân tích tán tụng của mình, một nhúm chất hữu cơ đang phân huỷ, tôi sẽ được tôn vinh ở buổi lễ duy nhất tôi chưa từng có mặt: lễ trao giải Nobel.
    Người ta thích mua sách của những người không còn, hoặc sắp không còn ở cùng thế giới với họ nữa. Và phần nhiều không phải vì chất lượng của cuốn sách ấy, không phải vì cái nhu cầu cảm thụ văn học đơn thuần, minh chứng rõ ràng là họ vẫn để những cuốn sách của Kawabata hay Bunin nằm phủ bụi trên giá các nhà sách. Họ hiếu kỳ, họ đọc báo ở đâu đó nghe thấy một ca thương tâm như thế, và họ cố đi tìm mua. Sau đó thì họ tán tụng, hoặc cố gắng tìm ra luận điểm để tán tụng với bạn bè mình. Người ta (muốn) thấy rằng cái sản phẩm mà con người kia đã làm khi cuộc sống chẳng còn được bao lăm thật ý nghĩa, nhưng thật ra chẳng không mấy khi ý thức được điều đó trong chính cái cuộc sống dài đằng đẵng sau khi gấp cuốn sách lại của mình.
    Tôi sẽ chết để làm được cái việc để đời mà ai cũng muốn có: được đời sau nhắc tên. Biết đâu 20 năm nữa, một nhà quản lý đô thị nào đó, trước tấm bản đồ khổng lồ và nhằng nhịt của cái thành phố đang bành trướng khủng khiếp này, lại chẳng sực nhớ ra tên tôi và đặt cho một con phố nhỏ êm đềm nào đó?
    3.
    Tôi kể ý định này với phụ trách nhà xuất bản. Một người bạn thân, kể cả trong khía cạnh cuộc sống và công việc. Chính anh ta là người đã đọc những dòng đầu tiên tôi viết khi mới 20 tuổi, và động viên tôi trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Anh đã đưa tôi lên, và lợi nhuận được chia từ những cuốn sách mà báo chí gọi là mega-book của tôi cũng đưa anh lên. Và chính bởi cái cử chỉ đầu tiên của anh đối với những con chữ, những nỗi niềm của tôi, mà về mãi sau này, khi anh cũng chỉ ca ngợi tôi như bao người khác, tôi vẫn tin rằng anh là người hiểu tôi nhất. Mà cái sự hiểu ấy quý giá biết bao, đối với một kẻ cô đơn từ khi mới sinh ra, làm cái công việc cô đơn từ khi mới bắt đầu như tôi.
    Tất nhiên là anh gàn tôi. Chửi mắng có, cầu khẩn có. Tôi chỉ cười. Tôi hài hước và hay cười lắm, một lợi thế to lớn trong những show truyền hình hay clip quảng cáo. Tôi thuyết phục anh một cách hài hước rằng nhà xuất bản của anh sẽ thu được hàng mớ lợi nhuận nếu nắm được bản quyền của của một cuốn sách vĩ đại, ăn dài không hết. Như Atlantic Record nắm được bản quyền những ca khúc đầu tiên của Ray Charles ấy. Và không chỉ thế, khối tài sản của tôi, đem quyên vào các quỹ từ thiện, sẽ cứu ngay được bao nhiêu cuộc đời mà nếu tôi tiếp tục sống thì họ sẽ phải chờ 30 năm nữa để được giúp đỡ.
    Rồi tôi cụp máy. Tôi tin rằng anh sẽ hiểu tôi như bao lần khác. Anh đủ hiểu tôi để ý thức rằng tôi sẽ không suy nghĩ và hành xử theo bất kỳ quy luật nào của cuộc sống. Đó cũng chính là điều đã khiến tôi trở thành một nhà văn lớn.
    4.
    Tôi bắt đầu viết. Viết về một nhà văn. Về cuộc sống của anh ta, những bi kịch vật chất khi của một cậu bé nghèo và những bi kịch tinh thần của một chàng trai cô đơn. Đây sẽ là tác phẩm để đời nhất của tôi không chỉ bởi tôi sẽ chết. Tôi sẽ gửi gắm vào nó tất cả những đúc kết quý giá nhất mình đã có trong cái hành trình lang thang gần 40 năm khắp thế giới của bản thân. Tôi sẽ cho anh ta hai, hay không, ba kẻ thù, ba người bạn. Một trong ba người đó sẽ giết anh ta, nhưng độc giả sẽ không đoán được ai đã làm. Tôi sẽ cho họ cơ sở để tin vào động cơ của cả ba, và cũng cho họ cả lý do để gạt bỏ cả ba. Để độc giả thấy rằng chính bản thân mình cũng là một khối mâu thuẫn, thấy rằng đôi khi một ai đó trong cuộc sống trở thành phản diện chỉ bởi chính cảm nhận, đôi khi là ích kỷ, của họ. Các nhà nghiên cứu sẽ phải tranh cãi rất nhiều xem ai trong ba con người kia đã giết nhà văn của chúng ta. Các báo lá cải sẽ làm trắc nghiệm đoán tính cách qua việc độc giả của mình chọn ai....
    Trong gần hai tuần, tôi không đi ra khỏi nhà. Những khi căng thẳng quá tôi vẽ tranh. Tôi rất thích vẽ tranh và vẽ đẹp. Lại một lợi thế nữa cho thương hiệu của tôi. Bức tranh tôi đang vẽ dở có cảnh hồ, từ chính cửa sổ nhà nhìn ra. Tôi vừa vẽ vừa gặm lê. Bạn văn của tôi hầu hết nghiện thuốc nặng, còn tôi chỉ ăn lê trong lúc căng thẳng.
    Năm ngày sau khi tôi bắt đầu viết, anh gọi cho tôi. Anh hỏi với giọng rất từ tốn, vẫn pha chút gì đó sợ hãi, rằng tôi đã suy nghĩ kỹ chưa? Sau khi tôi khẳng định và thuyết phục lại anh một lần nữa, anh hỏi kế hoạch của tôi. Tôi nói rằng mình sẽ tự sát, và tạo hiện trường như một vụ đầu độc. Anh sẽ đến nhà tôi, phát hiện ra cái xác, báo cho công an. Bản thảo sẽ được tôi ký hợp đồng độc quyền vĩnh viễn với nhà xuất bản của anh và anh có thể lấy nó đi sau khi công an làm xong việc của mình. Những kế hoạch PR, và kinh phí cho việc này tôi sẽ chuẩn bị và đưa trước cho anh sau khi tôi hoàn thành việc sáng tác. Một kế hoạch chỉn chu. Tôi nghe thấy tiếng anh thở dài. Anh chỉ nói một câu não nuột rằng hi vọng sẽ tôi sẽ không tạo ra một Kurt Cobain thứ hai, rồi cúp máy.
    Tôi đã viết cuốn sách của mình trong một tháng rưỡi và không tiếp xúc với bất kỳ ai. Tất nhiên là tôi cũng không cười. Tôi quá căng thẳng để thực hiện hành động xa xỉ đó. Không phải căng thẳng với cái chết, mà căng thẳng với đứa con vĩ đại nhất mà mình sắp sản sinh. Tôi phải đảm bảo độ thành công của cuốn sách là 100%, vì sẽ không bao giờ có cơ hội làm lại. Bức tranh bên hồ của tôi, vì thế, cũng gần xong.
    Tới ngày thứ 16 thì tôi chỉ còn cần một cái kết. Một hiện trường cho cái kết. Lúc ấy tôi chợt nhìn vào bức tranh đang vẽ dở. Tôi quyết định rằng khi nhân vật chính mở cửa bước vào nhà mình, con thuyền đang neo gần bờ hồ trong bức tranh sẽ có thêm một cánh buồm màu đỏ máu. Vì một trong ba người bạn rất thích màu đỏ. Còn hai người kia? Phải rồi. Tấm lau chân trên bậc cửa sẽ được xếp ngay ngắn lại, vì một người luôn rất chỉn chu. Rèm cửa sẽ được kéo lại, dù nhà văn luôn nhìn ra hồ tìm cảm hứng, vì người thứ ba từng một lần bị lạc ngoài đồng khi bé và luôn sợ những không gian thoáng rộng... Độc giả sẽ bị làm khó hết mức.
    5.
    Tôi đã chuyển tiền và fax kế hoạch PR cho anh, như một bản đề án bình thường khác với mỗi cuốn sách của mình. Việc lập di chúc để quyên toàn bộ tài sản vào quỹ từ thiện thì tôi đã làm từ 2 năm trước, khi tôi chính thức thừa nhận thực tế mình sẽ không đủ dũng cảm để có con. Tôi quyết định ra ngoài, có thể là lần cuối cùng.
    Khi lái chiếc xe bóng bẩy của mình ngoài phố đêm. Tôi, lần đầu tiên sau một tháng rưỡi, lại được nhìn thấy khung cảnh lung linh đã trở thành cảm hứng cho mình biết bao lần. Tôi nhìn thấy những đôi chân dài mượt của các thiếu nữ, lướt qua một tấm lưng còng bên cái đèn dầu của bà bán nước chè, ngắm những vòng tay ôm xiết qua eo của những đôi tình nhân. Và hơn hết là những ánh đèn neon màu, nó cho tôi thấy lại cảm giác về một thế giới muôn sắc mà tôi đã và vẫn đang sống. Nhưng có thể chỉ vài ngày hay vài giờ nữa thôi, tôi sẽ rời xa nó để đến một thế giới khác. Không biết thế giới bên kia có nhiều màu không nhỉ? Hay sẽ chỉ có hai màu trắng đen?
    Tôi gọi cho anh, và nói với anh rằng suy nghĩ hối tiếc vừa thoáng qua đầu tôi. Tôi nói rằng mình cảm thấy thú vị với ý nghĩ rằng mình sắp huỷ kế hoạch quan trọng nhất của cuộc đời chỉ vì một phút cảm xúc vu vơ.
    Tôi chỉ nói vậy thôi, cái kế hoạch tự tử vẫn cố định trong đầu như một nhát chém của một kẻ gàn.
    Tôi bước vào nhà. Tôi giật mình khi thấy tấm thảm chùi chân đã được xếp ngay ngắn bên thềm cửa. Khi bước vào vòng khách, rèm cửa đã được kéo lại, và trên bức tranh, có thêm một vệt màu đỏ máu ngay phía trên con thuyền.
    Tôi sợ hãi. Tất cả cửa vẫn khoá và lần đầu tiên trong đời tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Sợ hãi cùng cực. Tôi với một quả lê và cắn.
    Cổ họng bỏng rát sau miếng lê thứ hai. Tôi khuỵu xuống và hiểu chuyện gì đang diễn ra. Cuối cùng tôi đã thuyết phục được anh rằng cuốn sách của tôi sẽ trở nên vĩ đại, và anh đang lo sợ điều đó không xảy ra. Anh thậm chí còn thông minh hơn tôi. Tôi thì chỉ nghĩ đến cái chết, còn anh thậm chí phát hiện ra rằng nếu tôi chết theo đúng kịch bản đã viết ra trong sách, sẽ là một đòn tiếp thị tuyệt vời. Quả là một nhà kinh doanh đại tài!
    Tôi dựa vào thành bàn, nhìn thấy bức tranh mình đang vẽ dở. Đột nhiên tôi cảm thấy hổi tiếc tại sao mình đã không hoàn thành nó. Tôi nhìn quả lê trong tay. Quả lê cũng đang cắn dở. Sao lúc này tôi nhận ra mình còn chưa làm được nhiều việc thế? Trong tôi chỉ còn một chút nhỏ nhoi sức lực. Và tôi sẽ phải làm gì đó. Không thể bỏ phí chút sức lực cuối cùng này được. Tôi phải làm gì?
    Tôi chợt nhớ ra rằng đã gần hai tháng mình chưa cười. Tại sao tôi lại lãng quên điều đó? Tôi đưa quả lê lên tay mình, vừa gặm hối hả vừa cười thật to như hoá dại.
    Nhưng tôi đã không thể ăn xong quả lê ấy.
    Giá mà tôi có thể cười với các bạn một lần nữa, độc giả của tôi.
  5. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tâm hồn thuỷ tinh
    1.
    Ngọn hải đăng hôm nay có một chiếc bóng đèn mới. Anh phụ trách hải đăng mới đã phải đánh vật non ngày trời để lắp chiếc bóng mới vào giàn đèn. Hải đăng nhỏ quá, tỉnh lại nghèo quá, nên người trông đèn phải làm cả những việc này, thay vì cả một đội bảo dưỡng hùng hậu sẽ đến như những hải đăng lớn hơn. Ông già cũ làm nhanh lắm. Bọn bóng đèn xung quanh càu nhàu. Anh này thì cứ cuống cuồng cả lên. Hình như anh có hẹn trong đất liền buổi tối.

    Hải đăng nằm trên một đảo nhỏ chỉ cách đất liền chưa tới 3 cây số. Như thể sau một cơn hờn giận những cơn sóng, bờ biển giẫy mình, thế là đứa con tội nghiệp này bị văng ra đứng bơ vơ, gần mà xa. Người ta vẫn hay có xu hướng hất tung tất cả, không quan tâm gì đến hậu quả trong những phút giận dỗi của tình yêu như thế. Mối tình sâu đậm và nhiều truyền thuyết của bờ biển và những con sóng, hẳn ai cũng đã từng nghe qua rồi.
    Đến chập tối, chiếc bóng đèn mới biết được công việc của mình ở đây là gì. Rực sáng lên và chiếu một luồng chói lọi ra tận xa khơi. Bóng đèn thú lắm. Cứ chiếu sáng và quay liên tục. Nó được ngắm nhìn biển đêm, với những bóng con tàu ngủ im lìm trên cái chiếu bạc mà mặt trăng trên cao dát xuống mặt biển đen. Nó được ngắm nhìn bờ biển. Bờ biển ở đây không ngủ. Con đường chạy dọc bờ cát vàng rực màu của những chiếc đèn cao áp, và tấp nập những chiếc xe đi qua lại. Những hàng quán sáng đèn thâu đêm. Một khu du lịch sầm uất.
    Bóng đèn mới ngắm nhìn say sưa tất cả những thứ ấy. Mỗi cảnh trí, mỗi con người xuất hiện bên bờ biển với nó lại là một khái niệm mới lạ và xa xôi. Nó nhìn, nó ghi nhớ và cả tưởng tượng về cuộc sống trong đất liền kia. Đến trời sáng thì bóng đèn thấy mệt và ngủ thiếp đi trong khoan khoái.
    Ngày thứ hai, ngày thứ ba cũng vẫn thế, bóng đèn vẫn mê say khám phá cái thế giới lạ lẫm xung quanh mình.
    Nhưng tới ngày thứ tư, nó băn khoăn tự hỏi: sao mình cứ phải quay mãi thế, sao con người lại muốn mình quay mãi thế?
    Anh phụ trách trẻ đã không nói cho nó biết tại sao nó ở đây và nó chiếu sáng để làm gì. Ông già cũ thì làm như thế với mỗi cái bóng mới. Ông vuốt ve, lau chùi và kể chuyện cho chúng trước khi lắp vào giàn đèn. Ông nói cho chúng biết rằng chúng ở đây là để làm nhiệm vụ của những chiếc bóng đèn cao quý nhất, dắt lối cho những chiếc tàu phiêu bạt ngoài xa khơi, đi chơi hay đi kiếm ăn, biết lối về đất mẹ, lối về nhà.
    Nhưng bóng đèn mới thì không biết. Nó vẫn băn khoăn tự hỏi.
    Mục đích tồn tại của mình là gì?
    Mình quay bốn bề để làm gì?
    Mình đang phải tìm kiếm điều gì?
    Hay loài người muốn tìm kiếm điều gì cho họ?
    2.
    Thuỷ tinh là thứ vật chất lãng mạn. Vì nó được nung từ cát. Những bờ cát xưa nay vẫn là nơi con người kể những câu chuyện lãng mạn nhất của mình. Họ viết tên nhau lên bờ cát, vẽ những trái tim lên bờ cát. Họ ôm ấp, thủ thỉ, hát cho nhau nghe, cõng nhau chạy và ******** trên bờ cát. Nếu cát để nung chiếc bóng đèn của chúng ta đến từ bờ sông Đuống, thì có khi nó còn được dòng sông kể cho nghe câu chuyện về một chàng thi sĩ đã mải mê đi tìm chiếc lá diêu bông suốt thời trai trẻ của mình để làm quà đính ước cho một mối tình vô vọng. Đấy, bờ cát còn là nơi loài người làm một trong những công việc quen thuộc nhất của mình: trao cho nhau những lời hứa không bao giờ được thực hiện.
    Và như thế, thuỷ tinh, hay chiếc bóng đèn của chúng ta, lãng mạn và nhạy cảm ghê gớm lắm.
    Và cũng bởi thế, độc giả của tôi, hãy hiểu cho cách tư duy đa cảm và mong manh của chiếc bóng đèn tôi đang kể đến trong phần sau của câu chuyện này.
    3.
    Bóng đèn thấy một cô gái lang thang trên bờ biển. Thật ra nó đã thấy cô trên bãi biển nhiều ngày nay. Một ngoại hình không mấy đáng chú ý, nhưng thái độ của cô thì không khỏi khiến bóng đèn quan tâm.
    Buổi chiều nào cũng vậy, cô rảo bước trên bãi cát, khi mặt trời bắt đầu lặn và hải đăng bắt đầu những vòng quay của mình. Cô cúi mặt xuống bờ cát, cứ thế đi, thi thoảng mới dừng lại nhìn thật lâu về phía biển. Cô cúi mặt thế thôi, nhưng không tìm kiếm điều gì, hoặc nếu có thì nó không ở trên bờ cát mà ở trong chính cô. Một thái độ hờ hững và bí ẩn. Đối lập hoàn toàn với thế giới ồn ào của một khu du lịch, nơi tiếng cười đùa hoà với tiếng sóng tạo thành một bản nhạc lạ kỳ.
    Bóng đèn lãng mạn chăm chú ngắm nhìn hình bóng ấy. Một cái gì khác lạ so với khái niệm ?ocon người? mà bóng đèn mới định hình được qua vài ngày. Một nỗi thách thức sự tò mò của tâm hồn non nớt. Một điều gì...
    Cô chỉ xuất hiện vào buổi chiều tối. Bóng đèn không thể biết cô đã trốn ở đâu trong suốt thời gian nó không quay. Một phần vì không nhìn đủ xa khi không phát sáng, một phần, vì bãi biển những khi còn mặt trời nhiều người quá. Đôi lúc nó tự hỏi người ta đến đây để nghỉ ngơi hay để xả năng lượng. Mà nghỉ ngơi cũng có đôi ba cách, tại sao con người hầu như chỉ chọn cười đùa cùng con sóng, thay vì tận hưởng sự yên bình mà biển cả mang lại?
    Và cô chỉ xuất hiện khi bờ biển dịu lại. Cái thế giới kia từ chối cô hay cô chối bỏ thế giới ấy? Không biết. Chỉ biết điều ấy càng làm cho bóng đèn cảm thấy đối tượng quan sát của mình trở nên thú vị hơn. Cô thường dạo trên bãi biển chừng hai tiếng đồng hồ, cho tới khi phía kia chân trời mặt trời khuất hẳn, lúc người ta có thể nhìn lên bầu trời trong một cách kỳ lạ ở vùng biển này và thấy những ngôi sao sáng nhất, lúc mặt biển đã chuyển hẳn từ màu xanh hiền hoà sang màu đen huyền bí và độc ác mà những ánh sáng đèn lẻ loi từ bờ hắt xuống chỉ càng làm cho người ta thấy được sự rộng lớn đến hoang mang của nó. Lúc ấy cô từ bãi biển về khách sạn. Cô ở tầng 4, phòng thứ hai từ cầu thang ra, có cửa sổ nhìn ra biển. Bóng đèn biết điều ấy vì khoảng chừng một tiếng sau khi vào khách sạn, cô ra ban công phòng ấy chống tay nhìn ra bờ biển. Vẫn cái điệu bộ u sầu đầy bí ẩn, vẫn cặp mắt như tìm kiếm điều gì trên bờ cát. Rồi được một lúc, cô lại quay vào, lại một tiếng nữa, lại ra ban công.
    Cái nhịp độ dạo bờ cát ?" vào khách sạn ?" ra ban công ?" quay vào ?" ra ban công ấy lặp đi lặp lại mỗi ngày như được điều khiển bằng xung của một viên quarzt tinh khiết nhất. Chỉ có thời gian cô ngồi bên ban công là dài ngắn khác nhau, số lần cũng tuỳ mỗi đêm, hoặc thời gian cô quay về khách sạn từ bờ cát. Có đôi khi mặt trời lặn muộn hơn.
    4.
    Bóng đèn cứ quay mỗi đêm. Quay cùng với những câu hỏi của mình, về cô gái trên bờ cát và về ý nghĩa sống của nó. Không biết có phải trái đất này quay vì trong lòng nó, trong lòng những sinh vật có 23 cặp nhiễm sắc thể phủ đầy trên nó và cả những vật có hay không có tri giác khác nữa, chứa đầy những thắc mắc về chính bản thân mình hay không? Cô gái vẫn lặp đi lặp lại cái vòng quay bí ẩn của mình. Bóng đèn không biết, có phải cô cũng giống như nó, bị mắc kẹt trong một vòng quay dài mà không tìm được điều mình muốn tìm. Không biết tại sao, nhưng nó tự kết luận rằng nếu cô tìm thấy cái điều cô tìm kiếm khi nhìn ra biển cả xa xăm, cô sẽ vui vẻ hơn. Nó chắc cũng sẽ vui vẻ lắm nếu nó tự trả lời được câu hỏi về ý nghĩa sống của mình. À, hay là cô cũng đang đi tìm ý nghĩa sống cho mình?
    Rồi một hôm, nó thấy một người khác nữa cùng cô trên ban công. Một người đàn ông. Chính là anh phụ trách hải đăng trẻ đã quên không dặn nó về công việc của mình. Hai người giằng co. Anh phụ trách gào thét, kéo tay cô thật mạnh như để hỏi điều gì. Cô vẫn chỉ giữ khuôn mặt u ám của mình, không hé môi. Nó chưa bao giờ thấy cô hé môi. Cuộc sống đã trát quá nhiều đau buồn lên khuôn mặt ấy, và nó cô đặc lại thành một cái mặt nạ của riêng cô chăng? Anh khóc, kéo cô mạnh hơn, cố ôm cô vào lòng, cô vẫn chỉ mím môi cố đẩy anh ra. Rồi anh gục xuống. Cô chạy ra khỏi phòng. Nó không nhớ anh đã khóc bao lâu trước khi đứng dậy quay về đảo.
    Từ hôm ấy anh uống nhiều. Cứ ngồi trên bờ đảo, nhìn về phía bờ biển ngồi uống và khóc. Cô thì vẫn lặp lại cái thời gian biểu của mình: lang thang trên bờ cát, quay về phòng rồi ra ban công sau mỗi tiếng đồng hồ trong phòng.
    Có lẽ một tuần, hay hai tuần sau, bóng đèn mới hiểu câu chuyện. Ấy là một hôm cửa căn phòng thứ hai từ cầu thang tầng 4 ấy không kéo rèm. Nó có thể nhìn qua cửa sổ. Trong cửa sổ, bóng đèn thấy một người đàn ông. Không phải một, mà là nhiều người đàn ông, mỗi người xuất hiện trong vòng một tiếng đồng hồ. Sau mỗi tiếng đồng hồ, hay đúng hơn là sau mỗi người đàn ông, cô gái lại ra ban công nhìn về phía biển. Cho tới khi người đàn ông khác bước vào phòng. Một tình huống quen thuộc bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ khu du lịch nào, và bóng đèn hiểu.
    Anh chàng kia đã đi tìm cô gái từ một miền quê xa thẳm nào đến đây rồi phải chứng kiến bi kịch này? Hay anh cũng chỉ đi tìm một điều gì vô định như cô gái và bóng đèn, để rồi bắt gặp điều mình tìm kiếm ở trong căn phòng ấy? Nó không biết. Cho đến lúc ấy nó chỉ chắc chắn một điều: cô đúng là đang mắc kẹt trong cái vòng quay một-tiếng-đồng-hồ của mình, không biết vì lý do gì. Và, có thể, chỉ có thể thôi, cô cũng đang tìm một điều gì từ phía biển để thoát ra khỏi cái vòng quay ấy. Vô vọng, nhưng biển cả rộng lớn và bí ẩn biết đâu lại chứa đựng một niềm hi vọng nào đấy, một tia sáng vô hình nào con người ta có thể tìm thấy trong chính họ khi hướng về biển...
    5.
    Tối hôm ấy, một ông già đi vào trong khách sạn. Bóng đèn nhìn thấy, bởi nó vẫn đang quan sát cái lịch trình quen thuộc của cô gái. Ông gây chú ý vì điệu bộ và kiểu cách của mình. Xơ xác, tiều tuỵ, chân dép lê, nhưng áo sơ mi và quần tây, đều cũ cả, cắm thùng. Khó diễn tả, nhưng giống một ông nông dân từ xã lên cơ quan tỉnh xin xỏ hay đề xuất điều gì, hoặc đi họp gương chăn nuôi trồng cấy. Nghèo đấy, xác xơ đấy, nhưng vẫn phải cố chỉn chu nhất so với chính mình. Ông làm xộc xệch cả một cái hành lang khách sạn bóng nhẫy toàn những khách du lịch đến chữa bệnh bội thực tiền.
    Cậu tiếp tân cố niềm nở chào ông già. Hẳn trong đầu cậu nghĩ rằng ông cũng mới bội thực tiền. Mấy chục mẫu đất ruộng bị lấy làm khu công nghiệp hoặc gì đấy. Và cậu tặng cho ông một nụ cười chào mời. Nụ cười mà bóng đèn đã nhìn thấy cậu xoè ra với nhiều người đàn ông trong căn phòng tầng 4 kia rồi. Ông già lắp bắp nói những gì, mà cậu tiếp tân nghe xong mặt tái mét. Cậu chạy ra đầu kia hành lang, gọi một cô phục vụ, cuống quýt.
    Ông già ngồi trên ghế ở sảnh chờ cậu tiếp tân. Ở trên tầng 4, rèm cửa vẫn mở, và cô gái vẫn đang làm công việc một-tiếng-đồng-hồ quen thuộc của mình với một người đàn ông. Họ mới chỉ bắt đầu. Trên bờ cát bên này đảo, anh phụ trách vẫn đang vùi đầu mình xuống cát, xung quanh là vỏ chai.
    Rồi một-tiếng-đồng-hồ kết thúc. Cô gái không ra ban công, mà chạy ra cửa. Cô phục vụ khi nãy gõ cửa phòng. Họ tất tả cùng nhau chạy xuống cầu thang.
    Một lúc sau, nó thấy cô gái tới bên cạnh ông già. Cô đã mặc bộ đồ của cô phục vụ. Không còn dáng vẻ thờ ơ u sầu nữa, không còn cái mặt nạ thạch cao khô cứng quen thuộc nữa. Cô cười. Lần đầu tiên nó được thấy cô cười. Hồn nhiên như trẻ thơ và đẹp như một đoá hoa muống biển tươi tắn trên nền cát. Ông già mừng lắm. Rối rít. Hoá ra ông không lên tỉnh họp gương nông dân, mà lên thăm con gái. Ông xoa đầu con mà cười như khóc. Rồi lôi ra trong cái túi du lịch cũ những gì, như hộp ruốc, túi gạo với mấy gói gì nữa không rõ. Vừa tha lôi cái đống đồ quý giá mà chắc bà già ở nhà gửi gắm ấy ra, vừa gật gù dặn dò con những gì, lại ngước lên nhìn cậu tiếp tân với ánh mắt biết ơn, nói câu gì nhờ vả. Cậu tiếp tân khi ấy như trót nuốt mất nụ cười làm ăn của mình rồi, đứng đơ ra nhìn câu chuyện đáng khóc ấy ở sảnh.
    Bên bờ cát, anh phụ trách đang khóc. Anh cào tay lên bờ cát, nhưng không bấu víu được gì
    6.
    Hôm sau, khi xế chiều, anh phụ trách lên kiểm tra hải đăng thì đã thấy vỡ mất một bóng.
    Thế giới này không thuộc về những tâm hồn thuỷ tinh. Như những chiếc bóng đèn xung quanh bình luận lại với tôi, là: đáng đời những đứa nào thích đi tìm bản chất của cái thế giới con người, mà lại quá đỗi mong manh dễ vỡ. Thế giới này không thuộc về những tâm hồn thuỷ tinh.
    Hoặc tôi có một giả thiết khác. Rằng cái bóng đèn đã tự vỡ vì nó bị mắc kẹt trong vòng quay của những thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời một cách quá sâu đậm. Và khi nó nhìn thấy bi kịch ấy, nó hiểu rằng cuộc sống là một cái vòng Moebius, người ta có thể đi và nhìn thấy cả hai mặt trắng đen, tốt xấu của cái vòng, nhưng cứ thế đi mãi, quay mãi, không bao giờ tìm thấy điều mình muốn tìm. Tìm thấy lối ra, ít ra là cho tâm hồn mình thôi. Biển cả cũng không thể cho ta lời đáp. Ừ, đáng đời thật.
    Thế giới này chỉ thích hợp với những tâm hồn như chúng ta, như bạn đọc của tôi, mà tôi biết là một số người đã kêu lên rằng mình trót phí tiền để mua một câu chuyện quá thường, quá ít tính giải trí.
    Không phù hợp với bọn thuỷ tinh nhạy cảm đâu!
  6. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    truyện thứ 1: bác có thể tự tin đi in nếu có được 20 truyện như thế!
    truyện thứ 2: bác nên dịch sang tiếng Anh hoặc bất kỳ thứ tiếng châu Âu nào khác!
    còn lại: đây là những cái nên cho vào blog!
    kết luận: trước khi viết bác nên bỏ qua cái viễn tưởng về một cuộc sống của "người công chúng" trong tương lai, về những chuyện của riêng bản thân trong hiện tại. Nên viết cho tất cả mọi người, khi bác đã có mẫu số chung thì okie, em sẽ mua tác phẩm của bác!
  7. hdcongdong

    hdcongdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2007
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mình đánh giá bản thân mình thật khó.
    Nếu bạn tự tin, hãy gửi các truyện này đến các báo liên quan đến văn học nghệ thuật, đến giới trẻ như Sinh viên, HHT 2!, Thế Giới Học Đường, Văn nghệ...để xem người biên tập sẽ nói gì với bạn - một yếu tố bạn nên để ý cho kế hoạch phát triển con đường văn chương của mình.
    Con đường trở thành nổi tiếng cũng có trăm ngả khác nhau. Quan trọng là bạn có muốn, có tự tin hay không mà thôi.
  8. KieuPhan

    KieuPhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2008
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết thế này là giỏi hơn nhiều người rồi đấy. Mình chưa có thời gian đọc hết ba truyện của bạn, mới đọc truyện một. Mình có vài dòng nhận xét thế này:
    - Bạn có khả năng làm văn chứ chưa đủ khả năng viết văn;
    - Truyện Mùa Mưa thiếu sinh động, sắc nét và sự kết dính. Phần 1 miêu tả dài dòng về hành trình tìm vợt muỗi với mục đích qua hình tượng vợt muỗi đưa một thông điệp về cuộc sống trong phần 6. Bạn có vẻ hụt hơi khi thực hiện điều này: Bạn chọn ba nhân vật ở ba tầng lớp khác nhau, nhưng đáng tiếc không thành công khi nâng ba người này thành tâm điểm của truyện, trở thành ba số phận điển hình và vì không điển hình nên việc truyền tải thông điệp không ấn tượng. Chi tiết về cuộc đời của ba người này không đặc sắc nếu không muốn nói là khá tầm thường. Nhân vật tôi mờ nhạt, chỉ được miêu tả bằng đôi ba câu cho người đọc hiểu rằng anh ta là kẻ ham chơi, tuy vậy sự ?olấy rong chơi làm lẽ sống? của anh ta trong truyện dường như chẳng thấy đâu;
    - Truyện lạm dùng nhiều câu trần thuật khiến truyện kém sức hút. Tớ nhìn lướt qua hai truyện còn lại thì thấy 90% được viết bằng câu trần thuật;
    - Mạch văn ru ngủ, không cao trào. Để viết được thể loại văn "xoay đều, xoay đều" như kiểu văn Nhật, bạn phải rất chắc tay mới viết được. Ngoài ra, yếu tố cảm xúc của người viết là vô cùng quan trọng. Với kiểu văn này, nhìn cái vỏ của cả câu chuyện thì dường như tác giả dửng dưng, bàng quan với nhân vật của mình, nhưng thực ra thái độ (yêu, ghét, thương hại?), tình cảm (đau, vui, xót xa?) của người viết thể hiện trong từng câu văn (thậm chí từng chữ, vì thế mới có thuật ngữ ?onhãn tự? để chỉ những chữ đắt giá mà tác giả dùng có chủ ý). Bạn có thể tham khảo ?oTrái tim của sói? để hiểu hơn;
    - Bạn không nên chê Chuyện Tình New York. Nếu bạn chê nó, bạn không hiểu gì về văn. Truyện này có thể không có giá trị gì về mặt nghệ thuật, bút pháp nhưng về mặt nội dung mình đánh giá đó là một câu chuyện rất sống động, có thắt nút, mở nút. Nhân vật trong truyện (từ chính đến phụ) đều sinh động, cá tính và ai cũng có nét đặc trưng riêng biệt: cách họ cư xử, tư duy, giải quyết tình huống đều độc đáo, mang đậm cái Tôi. Tình tiết trong truyện được sắp xếp không khác gì cấu trúc của một bộ phim điện ảnh, khá ?oxi nê?. Quan trọng hơn, truyện hay (với mình hay = sống động + chân thực) bao giờ cũng được và chỉ được viết ra từ cảm xúc thật của người viết;
    - Truyện này có cơ hội được đăng ở Hoa Học Trò, còn để đóng quyển, bán ngoài thị trường thì chưa đủ tầm với./.
    Được KieuPhan sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 09/11/2008
  9. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ em lại bắt chước bước 2 của anh Nguyễn Thế Hoàng Linh: tranh luận với mọi người. Ở đây chúng ta ngang hàng, em không biết các bác ở ngoài đời có làm lý luận phê bình không, còn các bác cũng không biết vị thế của em. Giả thử em mà là Phan Nhật Chiêu, Y Ban hay Đỗ Hoàng Diệu gì đó thì sao, rite?
    Đầu tiên là em viết văn vì một câu nói của cụ Lam: "Nếu họ ít viết đi thì ta sẽ thích viết hơn" (cụ trích của ai đó). Bác Chu Lai đã có lần nói: "Nhà văn bây giờ làm báo tháng cũng được 20 triệu" - và bản thân các bác nhà văn lão thành bây giờ cũng phải chạy đôn khắp các tòa soạn kiếm cơm. Em làm báo được từng ấy tiền, nên câu chuyện em có trở thành cái gì nhờ viết văn hay không em không quan tâm. Cái em sợ là thứ đang được gọi là "văn học Việt Nam" - nó đáng sợ lắm! Em tự tin về câu bác Sole nói: "Viết cho mọi người".
    Nếu bác KieuPhan khen Chuyện tình New York là một câu chuyện hay, thì em nhận. Nhưng đó không phải là một tác phẩm văn học, như chính bác (gián tiếp) thừa nhận. Và việc nó trở thành một trong quyển sách bán chạy nhất 2007 cũng đáng suy nghĩ lắm chứ. Việc người ta lăng xê nó đã "đánh cắp" bao nhiêu là thời gian đáng ra nên dành để đọc những thứ có giá trị bồi đắp tinh thần, bồi đắp vốn từ ngữ hơn. Còn một câu chuyện hay, bất chấp ngôn ngữ kể, xin giới thiệu với bác một hàng DVD chất lượng cao trên Hai Bà Trưng, có một giá phim Hàn.
    Và bây giờ ta đi sâu vào Mùa mưa.
    Em xin nhận những điều bác nói. Ngôn ngữ và cách diễn đạt của em còn chưa đầu tư. Nhưng nếu bác cần định hình rõ nét nhân vật, để khơi gợi ra tận chân răng cảm xúc, thì xin giới thiệu với bác "Tàu chở hàng đi Trung Quốc" của Murakami (và hầu hết mọi nhân vật tôi trong truyện ngắn của ông này đều không cần miêu tả tính cách). Bác nói rằng chi tiết cuộc đời 3 nhân vật trong truyện "khá tầm thường", hay là bác lại muốn em "khổ ít hay khổ nhiều phụ thuộc vào độ dày mỏng của cuốn sách". Em thì không tin là cứ phải kể chuyện gì thật là đặc sắc, éo le, như kiểu chồng chết rồi mới phát hiện ra là dùng trym giả trong bao nhiêu năm (Xuân Từ Chiều - Y Ban), hai anh chị bị nhốt trong một căn hộ "mười lẻ một đêm", rồi "xin lỗi em chỉ là con kve" mới gọi là "viết văn".
    Nếu bác cần một bài văn nhiều câu đối thoại, câu hỏi, cảm thán thay vì trần thuật xin giới thiệu với bác tập Giày đỏ của Dương Bình Nguyên. 100% câu trần thuật từ đầu đến cuối. Quyển này đã tái bản lần thứ 4.
    Hoặc bác có thể đọc quyển em đã nêu lên làm dẫn chứng trong bài đầu tiên: Ngày mới của Thạch Lam. Rồi bác chỉ cho em xem là nó cao trào ở đâu.
    Em không so sánh mình với các vị trên, nhưng phải chăng là bác đang đánh giá em với tư cách chiếu trên nên nó mới vậy?
    Hơn nữa, ý tưởng điên rồ về việc mở một cửa hàng vợt muỗi, việc mỉa mai về cái cuộc gameshow tưởng tượng, việc nắm vững cách xin tiền mẹ, những cái đấy em thấy là đủ để hình dung về tính cách nhân vật của em. Em không chỉ dùng một câu để tả như bác quy kết.
    Dù sao, em rất cảm ơn bác.
    Người ta không thể tự làm mình giật mình được. Luôn cần những người khác làm việc đó. Bác đã làm rồi đấy! Em hơi giật mình về cái mà người ta đang tưởng tượng về việc xây dựng lên một tác phẩm văn học.
    Được Tytn sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 10/11/2008
  10. Tytn

    Tytn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Còn một chuyện nữa: đầy truyện bán ở ngoài bây giờ không đủ tư cách đăng trên Hoa Học trò đâu bác. Bác đọc ít rồi.

Chia sẻ trang này