1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin các bác phân tích công tội của Hồ Quý Ly hộ em cái !!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi hum_xam, 09/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hum_xam

    hum_xam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Xin các bác phân tích công tội của Hồ Quý Ly hộ em cái !!

    Trong lịch sử VN em thấy nhân vật này bị chê rất nhiều nhưng lại có một số tài liệu lại nói HQL là một nhà cách tân và nói nhân vật này không gặp thời . Mong bác nào hiểu biết chỉ giáo giúp em với . Cám ơn nhiều

    HUM XAM MUNICH
  2. Quach_Tuong_new

    Quach_Tuong_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Hồ Quý Ly (1336 - 1407) quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
    Ông có 2 bà cô được làm cung phi nhà Trần, cộng thêm tài năng chính trị nên dần dần thâu tóm mọi quyền hành của vua Trần nhu nhược.
    Trước hết, phải nói rằng HQL có nhiều tài năng và đã làm được rất nhiều việc đáng kể góp phần cải cách đất nước.
    Về chính trị, ông tăng cường sức mạnh chính quyền trung ương, thu hẹp tình trạng cát cứ của các vương công quý tộc Trần. Ông cho đo đạc, phân phối lại ruộng đất, hạn chế lãnh địa, hạn chế số nô tì mà các quý tộc có. Ông cho xây dựng kinh đô mới là Tây Đô ở Thanh Hoá.
    Về hành chính, ông tiến hành lập sổ hộ tịch.
    Về quân sự, ông tích cực xây dựng quân đội, phòng tuyến, chiến thuyền để chống quân Minh.
    Về kinh tế, ngoài vấn đề ruộng đất ra, cải cách lớn nhất của ông là cho lưu hành tiền giấy, cấm dùng tiền đồng. Ông là vị vua đầu tiên làm như vậy.
    Về văn hoá, HQL cũng là vị vua VN đầu tiên có ý định dùng chữ Nôm như 1 công cụ để xây dựng nền văn hoá dân tộc.
    Tuy có nhiều tư tưởng tích cực như vậy, những cải cách của ông lại chẳng thu được hiệu quả mấy tí.
    Nguyên nhân chính có lẽ bởi vì ông cũng là 1 nhà chính trị khá tàn bạo khi muốn đạt mục đích của mình. Ông không "khéo" lấy lòng dân. Chẳng hạn:
    Việc ông cướp ngôi nhà Trần rõ ràng là không êm thắm bằng Trần Thủ Độ đối với nhà Lý. Tôi không nhớ rõ (hình như ông bức tử vua thì phải?) nhưng chỉ biết là công khai, "trắng trợn" khiến không chỉ tầng lớp quan lại, quý tộc, nho sĩ bất bình mà nhân dân cũng hoài nghi, không theo.
    Ông lại thi hành những chính sách thu hẹp quyền lợi của quý tộc thì họ chống đối là lẽ tất nhiên.
    Đối với nhân dân, những cải cách kinh tế, văn hoá ích lợi chwa thấy đâu thì sau bao năm mất mùa, loạn lạc, dân lại phải è cổ ra nộp sưu thuế, đi lính, đi lao dịch xây thành trì..., việc cấm tiền đồng cũng gây nhiều phiền toái --> phản kháng!

    Tóm lại, HQL thiếu cái "mềm dẻo" cần có với nhà chính trị.
    Trong hoàn cảnh đó nhà Minh xâm lược thì chỉ cần câu nói của Hồ Nguyên Trừng, con cả HQL là đủ biết tình hình: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo"
    ----> Tội nghiệp HQL, THẤT BẠI !!!!
    Dòng sông xưa rừng táo trắng hoa nở đôi bờ, lặng lờ trôi mặt nước đã loang sương mờ...
  3. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Có thể đọc nhiều tác phẩm về Hồ Quí Ly, gần đây nhất có tiểu thuyết Hồ Quí Ly được đánh giá cao.
    Có một bài viết như thế này, khá mới mẻ về cách nhìn nhận Hồ Quí Ly, tạm thời xin phép không ghi tên tác giả. Tất nhiên cách nhìn nhận của tác giả còn cần nhiều dẫn chứng chính xác, minh bạch hơn để viện dẫn, nhưng đây cũng là một ý tưởng rất mới lạ và táo bạo, nếu không nói là khá hấp dẫn
    ================================================
    Trong một thời gian cách nhau hơn một thế kỷ, nước ta đã có hai trường hợp cướp ngôi. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527. Hai trường hợp khởi đầu trong một kịch bản tương đối giống nhau: một dòng họ hư đốn làm cho đất nước suy đồi, rồi một đại thần phế bỏ vua, tự lập lên ngôi. Trong cả hai trường hợp, vị vua cũ bị giết hại. Trong cả hai trường hợp, các triều thần của dòng vua cũ được mời ở lại giúp vua mới. Nhưng kết quả đã khác nhau, và sự phán xét của lịch sử đã rất lạ lùng.
    Hồ Quí Ly là một đại thần bất lực, bên trong làm cho đất nước suy đồi, bên ngoài thì không giữ được bờ cõi. Quân Chiêm Thành ra vào cướp phá như chỗ không người, kinh đô mấy lần bị rơi vào tay quân địch, Hồ Quí Ly chỉ biết dắt vua bỏ chạy. Chẳng có công lao gì với đất nước nhưng Hồ Quí Ly cũng đã trấn áp được vua Trần rồi cướp ngôi. Hồ Quí Ly cũng tỏ ra đặc biệt bội bạc với đất nước Việt nam đã cho ông ta tất cả, ông ta vẫn tự coi là người Tàu dù tổ tiên đã lập nghiệp tại Việt nam từ bốn đời. Cướp được ngôi vua, Hồ Quí Ly, trước đó mang họ Lê theo bố nuôi, đã lấy lại họ Hồ theo họ cũ của mình và đổi tên nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu theo tên cố quốc của mình, rồi thi hành một chính sách cướp bóc ra mặt đối với dân chúng. Nguyên Trãi kể tội Hồ Quí Ly: Vừa qua nhà Hồ vì chính sách phiền hà làm cho lòng người oán giận. Kết quả là Hồ Quí Ly làm mất nước, nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc sau gần năm trăm năm độc lập. Tội của Hồ Quí Ly đối với Việt nam thực là lớn. Thế nhưng xem ra Hồ Quí Ly chỉ bị lên án vừa phải thôi, không những thế còn được khen là con người lỗi lạc, một trí tuệ siêu việt và sáng tạo.
    Mạc Đăng Dung, hơn một trăm năm sau, có công giúp vua dẹp loạn rồi được tin dùng và lợi dụng cơ hội để cướp ngôi. Cũng như trường hợp Hồ Quí Ly, đám con cháu của triều đình cũ sang Tàu cầu cứu và quân Tàu rục rịch đánh nước ta. Mạc Đăng Dung tự trói mình xin thần phục Trung Quốc và giữ được nước. Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, không gặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng nhà Mạc đã gặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Mạc Đăng Dung đã bị tất cả các sử gia và trí thức mạt sát thậm tệ. Cách phán xét nhà Hồ và nhà Mạc cho tới nay ít làm ai ngạc nhiên. Cũng cùng thoán nghịch mà sao người làm mất nước lại không bị lên án gay gắt bằng người không làm mất nước? Đối với người lãnh đạo quốc gia có tội nào lớn hơn tội làm mất nước? Người ta lên án Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo là khuôn mẫu cỗ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng Giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời Trần hay cuối đời Hậu Lê? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.
    Hồ Quí Ly không làm được gì cho đất nước, chỉ làm khổ dân và rồi làm mất nước. Người ta ca tụng Hồ Quí Ly là có nhiều ý kiến sáng tạo: đổi lại hệ thống giáo dục một cách thực dụng hơn, đem toán học, địa lý và nông nghiệp vào giáo dục, lập các trạm y tế ở khắp nơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu quả thực đó là những ý kiến mà Hồ Quí Ly cho là ích quốc lợi dân thì tại sao trong mấy chục năm làm thái sư, có tất cả mọi quyền trong tay, kể cả quyền giết vua mà Hồ Quí Ly đã sử dụng một cách thường xuyên, Hồ Quí Ly không đem áp dụng? Đó là một câu hỏi lớn mà sẽ không bao giờ la tìm được câu trả lời chính xác. Một trong những giải thích có thể là Hồ Quí Ly cũng chẳng thực sự coi trọng nhưng biện pháp canh tân sau đó Quí Ly cũng coi trọng cái học từ chương như mọi người thời đó, những biện pháp mà Quí Ly đưa ra chỉ là để đánh đổ các giá trị cũ để đào thải lớp nho sĩ thời đó, được quí trọng vì cái học từ chương và trong đại đa số không ủng hộ Quí Ly.
    Người ta cũng ca tụng Quí Ly đã biết phát minh ra tiền giấy. Có người còn nói Quí Ly dáng được coi là thủy tổ của ngành ngân hàng! Những điều này hoàn toàn sai và chứng tỏ rằng những người nói như vậy chỉ phát ngôn bừa bãi chứ họ không biết gì về ngân hàng và tiền tệ. Tiền giấy của Quí Ly không khác gì tiền mã đã có từ lâu rồi để cúng tế người chết mà thôi, nó hoàn toàn không có một giá trị thanh toán nào cả. Hành động của Quí Ly chỉ là một hành động của kẻ tham lam muốn cướp hết vàng bạc trong nước cho mình và những đồng tiền giấy chỉ là những chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân mà thôi.
    Nếu quả thực những điều Quí Ly làm là những biện pháp canh tân thực sự, thì một trí tuệ đủ khả năng nhìn ra những biện pháp đó cũng phải ý thức được, ít nhất một phần nào, những khó khăn của việc thực hiện và đã không thi hành một cách vội vã, cẩu thả như Quí Ly đã làm. Trên thực tế, ngoại trừ việc cướp bóc vàng bạc, Quí Ly chẳng làm được gì cả. Nhà Hồ cung chỉ kéo dài được bảy năm. Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, quì lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc quì lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng gì Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đã quỵ luỵ hơn các vua khác vì lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đã cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta. Người ta lên án Mạc Đăng Dung đã dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là hình thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng gì đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lý, được coi là oanh liệt, đã phải nhượng cho Trung Quốc để cầu hòa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.
    Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quý Ly đã dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đã hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được gì đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm tiến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.
    Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những gì có lợi cho đất nước mà chỉ để ý xem cái gì là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lý do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đã nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn hòa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly. Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thẻ chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông.
    One for all, all for one!
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Mạc Đăng Dung bị phê phán là vì chuyện làm nhục quốc thể. Từ trước đến giờ chưa có vua nào có biểu hiện hèn hạ đến thế. Đối với người Bắc thì chuyện lễ nghĩa quan trọng lắm. Cứ coi mấy truyện trạng chỉ có mấy câu đối mà làm các quan to phải giận run thì biết.
    Còn chuyện dâng đất 5 động, chắc không phải chỉ là 5 hang núi đâu. Có lẽ mỗi động là do một tù trưởng đứng đầu thế thì đất 5 động là đất của 5 ông tù trưởng dân tộc thiểu số.
  5. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Về Mạc Đăng Dung thì cũng phải thông cảm một chút . Bác nào đọc cái cuốn " Lịch sử các triều đại Việt Nam " của hình như tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng chắc đều thấy thương thương ông già Đăng Dung ở cái đoạn tự trói .
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  6. homosapiens

    homosapiens Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Anh thấy chú Hector có vẻ chăm đọc sách bên Việt Nam Thư Quán nhể
  7. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Hồ Quý Ly (1336 - ?)
    Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, sinh năm 1336 (1). Ngời ở hơng Ðại Lại (2). Tổ tiên vốn họ Hồ, nguyên ở vùng Bào Ðột đất Diễn Châu (3), đến đời Hồ Liêm mới dời ra Ðại Lại. Vì Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn, nên đổi họ là Lê. Do đó mà Hồ Quý Ly, cháu bốn đời của Hồ Liêm, còn đợc sử sách gọi là Lê Quý Ly.
    Hồ Quý Ly có hai ngời cô ruột đều là cung nhân của Trần Minh Tông: một ngời là Minh Từ, sinh ra Trần Duệ Tông. Từ quan hệ ngoại thích, Hồ Quý Ly dần dần đợc nhà Trần tin dùng, đặc biệt là Trần Nghệ Tông. Năm 1371, từ chức Chi hậu tứ cục chánh chởng, Hồ Quý Ly đợc thăng lên chức Khu mật viện đại sứ. ít lâu sau, đợc phong thêm chức Trung tuyên quốc thợng hầu... Năm 1379, thêm chức Tiểu t không và Nguyên nhung hành Hải tây đô thống chế... Năm 1387, đợc phong Ðồng bình chơng sự, vua Trần ban cho một thanh gơm và một lá cờ đề chữ Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức... Năm 1395, làm chức Nhập nội phụ chính Thái s, Bình chơng quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vơng, đeo lân phù bằng vàng... Năm 1400, Hồ Quý Ly cớp ngôi nhà Trần, tự xng làm vua, đổi tên nớc là Ðại Ngu. Năm 1406, quân Minh sang xâm lợc nớc ta. Hồ Quý Ly tuy có tổ chức cuộc kháng chiến chống lại, nhng căn bản vì nhà Hồ lên ngôi một cách bất chính, lại thi hành nhiều chính sách vụ lợi cho dòng họ mình trớc hết, làm mất lòng dân, không đoàn kết đợc toàn dân, nên cuối cùng bị thất bại. Hồ Quý Ly bị quân xâm lợc nhà Minh bắt đa về nớc năm 1407, cùng với con là Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thơng. Không rõ mất năm nào.
    Về học thuật, Hồ Quý Ly có nhiều cái nhìn độc đáo so với ngời đơng thời, nhất là chủ trơng dùng chữ Nôm để dịch và giới thiệu những sách kinh điển bằng chữ Hán. Theo sử chép, năm 1392, Hồ Quý Ly có soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên, trong đó gọi Chu Công là Tiên thánh, Khổng Tử là Tiên s...; cho sách Luận ngữ có một số chỗ đáng ngờ, nh việc Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử, việc Khổng Tử ở nớc Trần hết lơng, việc Phất Bật gọi mà Khổng Tử muốn đến...; cho Hàn Dũ là nhà nho ăn trộm (đạo Nho); cho Chu Ðôn Di, Trình Hiệu, Trình Di, Dơng Thì, Lý Diên Niên, Chu Hy đều là những kẻ tuy học rộng nhng tài kém, không chú ý đến thực tế, chuyên đánh cắp văn chơng của ngời xa. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn dịch thiên Vô dật trong Th kinh (năm 1395), làm sách Thi nghĩa để giảng giải Thi kinh, cũng bằng Quốc âm. Bài tựa sách Thi nghĩa cũng phần nhiều viết theo ý riêng của mình, không theo tập truyện của Chu Hy.
    Tác phẩm: hiện còn năm bài thơ (một bài trong Ðại Việt sử ký toàn th và bốn bài chép trong Toàn Việt thi lục).
    --------------------------------------------
    (1) Về năm sinh của Hồ Quý Ly, nhiều sách không ghi chép. Riêng Ðại Việt sử ký toàn th có ghi sự kiện sau đây: "Quý Ly tự nghĩ mình năm ấy (tức năm ất Dậu, 1405) 70 tuổi, ban cho phụ lão ở các lộ từ 70 tuổi trở lên, mỗi ngời tớc 1 t; đàn bà già thì cho tiền giấy. ở Kinh thành thì cho tớc và cho ăn uống" (Xem Bản dẫn Ðại Việt sử ký toàn th, Bản kỷ, quyển VIII, Kỷ nhà Trần, phần Phụ Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thơng). Qua đó có thể biết Hồ Quý Ly sinh năm 1336.
    (2) Nay ở phía bắc sông Lèn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, còn có núi Kim Âu, tức là núi Ðại Lại cũ. Hơng Ðại Lại có lẽ nằm ở vùng này.
    (3) Nay thuộc Nghệ An.
  8. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Chà , bác Hector ơi , hay bây giờ box ta giao nhiệm vụ vinh quang là Thông tấn viên thường trú bên VNthư quán cho bác ? Bác đọc ở đấy có gì hay thì đem về post cho anh em , ngoài ra post vào tạp chí ?
    Bác đồng ý không ?
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  9. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Ý đồ thì tốt nhưng làm việc thiếu khách quan.Tiếc cho Hồ Quý Ly.Hơn nữa cũng do hoàn cảnh nên lực bất tòng tâm.Âu cũng là lịch sử.
  10. Pocahontas

    Pocahontas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Chuyen trieu dai nay thay the trieu dai khac la mot quy luat cua lich su, tat nhien, trieu dai nha Tran suy sup tat yeu nha Ho se len thay. chuyen cuop ngoi giet vua cung chi la chuyen binh thuong tu xua toi nay thoi, co gi` dau goi la dang' phe phan hay ko. Nha Tran cung cuop ngoi giet vua, cung dau co ai len an. Chi co the noi Ho Quy Ly ko kheo trong viec nay` ma` thoi. viec Ho quy Ly coi minh l a nguoi trung quoc hay doi ho tu Le thanh Ho, hoan toan phu hop voi dao ly lam nguoi ko duoc quen goc cua nhan dan ta, cung chang co gi` dan gphe phan. Cho du` da o vn may doi` roi, nhung dong` mau chay trong nguoi ong van co mot phan la mau trung quoc, dau the noi la dung hay sai , len an hay ko len an. Mot vi du dien hinh la dong ho hoang tu nha Ly' lu u lac sanghan` quoc, may tram nam sau van ve nhan ho tai VN, chung ta van ca ngoi dieu do' , co ly gi` lai che trach Ho Quy Ly, day co goi la cai n hin phien dien ko
    con chua tinh den viec ong phat hanh tien giay. thuc su neu ko co su tin tuong cua nguoi dan, dong tien cua bat cu quoc gia nao cung chi la mot to` giay vun ko hon ko kem, bao ong phat hanh` tien giay nham vo vet cua dan chung, toi ko dong`y voi y kien do. Thien ha da la cua ong, moi thu deu thuoc ve ong, ong dau can` lam viec nay`, va hon ai hetmot nguoi thong minh nhu ong truoc het phai cung co dia vi cua minh bang cach xay dung mot dat nuoc hungmanh hon. chi co dieu ong da ko luong truoc duoc phan ung trong dan chung, mot phan chan ghet va chua tin tuong, mot phan khac bai` tru` ccai moi , mot thai do thong thuong cua con nguoi.
    asteria
    Được Pocahontas sửa chữa vào 17/06/2002 01:00

Chia sẻ trang này