1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin các bạn hướng dẫn về DANH PHÁP HOÁ HỮU CƠ

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi THMILK, 12/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. antilope

    antilope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào thử đặt tên IUPAC cho thằng đa axit này cái: CH(CH2COOH)3
    Vấn đề về danh pháp của hợp chất tạp chức cũng rất hay, lúc nào rỗi mình sẽ post lên cho các bạn tham khảo.
    À, nhân tiện đụng đến hợp chất tạp chức , xin hỏi các bạn, các ankenol, ankenal, ankenoic ... (ví dụ CH2=CH-COOH) là hợp chất đơn chức hay tạp chức ?
    Được antilope sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 06/06/2006
  2. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Thử tài xem, chất đó là Axit 2-cacboximetylpropan-1,3-dicacboxylic
    còn ankenol, ankenal, ankenoic đương nhiên là hợp chất đa chức rồi.
  3. antilope

    antilope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Phải gọi là Axit 3-(cacboximetyl)pentandioic chứ nhỉ ??? Hệ danh pháp đicacboxylic hình như chỉ dùng để gọi tên cho mạch vòng.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:còn ankenol, ankenal, ankenoic đương nhiên là hợp chất đa chức rồi.
    [/QUOTE]
    Sorry, hỏi nhầm, đơn chức hay tạp chức . Nếu là tạp chức thì nhóm chức còn lại đâu ? Nối đôi à ? Nếu vậy thì liên kết đơn cũng phải đưọc coi như là một nhóm chức chứ nhỉ => axit akanoic cũng là một loại hợp chất tạp chức
    Được antilope sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 07/06/2006
  4. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    No, no!!! Nối kép sẽ được xem như nhóm chức nhưng nối đơn thì không phải thế đâu bạn ạ. Nhóm chức hay functional groups là nguyên tử hay nhóm nguyên tử quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. Như nối đôi hay nối ba có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng, nhưng nối đơn thì ko có pư đặc trưng. Chúng ta học ankan sẽ thấy có pư thế cụ thể là SR nhưng nó ko phải là pư đặc trưng của liên kết đơn vì trong đó C-H bị phân ly chứ C-C có hề hấn gì đâu--->ankan ko có nhóm chức đặc trưng. Có lẽ chơi với F2 hoặc đốt với O2 thì C-C sẽ bị phân cắt nhưng không riêng gì ankan mà các hợp chất khác cũng như vậy.
    Điểm cuối cùng để không coi nối đơn C-C là nhóm chức là hầu hết các chât hữu cơ đều chưa nó

    mà mình cũng nhầm, các chất bạn đưa ra là tạp chức chứ ko phải đa chức
    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 07/06/2006
  5. leo_virgo_05

    leo_virgo_05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Thử tài xem, chất đó là Axit 2-cacboximetylpropan-1,3-dicacboxylic
    còn ankenol, ankenal, ankenoic đương nhiên là hợp chất đa chức rồi
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    hình như công thức này bạn đọc sai rồi
    thứ nhất cacboxi là nhóm COO chứ không phải COOH
    thứ hai khi đọc phần cuối tên của nhóm chức thì phải đọc ký hiệu của nó chứ không phải là tên gọi của nó nghĩa là COOH phải là oic chứ không phải là cacboylic.

  6. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Giải quyết vấn đề thứ nhất: cacboxi là tên tiếp đầu ngữ của COOH, còn COO gọi là oxicacbonyl
    Giải quyết vấn đề thứ hai: Chỉ đọc COOH là oic khi đã tính nguyên tử C trong nhóm này vào mạch chính, tức là mạch chính bây giờ là penta chứ không phải propa như tớ đã làm. Còn nếu gọi mạch chính là propa thì không được dùng đuôi oic.
  7. leo_virgo_05

    leo_virgo_05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    oh` như vậy là mình sai sao?
    Nhưng theo mình nghĩ thì tên đọc của anh chàng này phải là
    2(1-cacboxylic metyl) - propan - 1,3 đioic
    Được chứ?
    Àh còn một chuyện nữa mình ở Hải phòng nhưng rất thích đọc các loại sách hoá hay nhưng ở dưới này không có nhiều. Mình lên HN mấy lần nhưng chả biết chỗ nào có sách hay để mà mua cả. Có gì mình có thể nhờ bạn được không?
    Bạn mua quyển sách của Trần Quốc Sơn ở đâu vậy chỉ cho mình chỗ hoặc nếu có thể bạn mua giúp mình rồi mình trao đổi với nhau.
    Thực sự là mình học đại học sư phạm nhưng mà kiến thức thì mình vẫn thấy thbiếu sót nhiều quá mà chả áp dụng mấy cho phổ thông cả. Giúp mình nhé ok?
    Bạn ở trên đó tìm mua học tìm xem giúp mình có quyển sách bài tập nào mà có nhiều dạng bài về định luật bảo toàn khối lượng, dịnh luật bảo toàn nguyển tử chỉ giúp mình nhé
    .
  8. leo_virgo_05

    leo_virgo_05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
  9. Mikhail_Kalashnicov

    Mikhail_Kalashnicov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    1
    Nếu không có điều kiện mua sách TQS, bạn có thể vào http://iupac.org để download danh pháp về!
    Còn về tên gọi axit của bạn bị sai 3 chỗ:
    1)cacboxylic là tiếp vĩ ngữ, không phải là tiếp đầu ngữ nên ko thể đặt nó trước metyl được
    2)do nhóm metyl chỉ có 1 c nên không cần số chỉ vị trí "1" ở trước
    3)bạn hãy tham khảo về axit axetic trong SGK Hóa 12 xem tên có hậu tố oic của nó là gì, metanoic hay etanoic và đòng thời xem xem mạch chính của nó có mấy C! Hoặc tham khảo chất thứ 4 mà THMILK đưa ra!
    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 29/06/2006
  10. leo_virgo_05

    leo_virgo_05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Nếu không có điều kiện mua sách TQS, bạn có thể vào http://iupac.org để download danh pháp về!
    Còn về tên gọi axit của bạn bị sai 3 chỗ:
    1)cacboxylic là tiếp vĩ ngữ, không phải là tiếp đầu ngữ nên ko thể đặt nó trước metyl được
    2)do nhóm metyl chỉ có 1 c nên không cần số chỉ vị trí "1" ở trước
    3)bạn hãy tham khảo về axit axetic trong SGK Hóa 12 xem tên có hậu tố oic của nó là gì, metanoic hay etanoic và đòng thời xem xem mạch chính của nó có mấy C! Hoặc tham khảo chất thứ 4 mà THMILK đưa ra!
    Được Mikhail_Kalashnicov sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 29/06/2006
    [/quote]
    Mình đọc tham khảo các sách chưa cải cách rồi đó chứ sau đó thử đọc theo danh pháp của thầy Cao Cự Giác chẳng lẽ đọc danh pháp mà thầy ấy đọc sai lỗi 1 và thứ 3 của bạn sao?
    mình còn đang phân vân lắm. Bạn xem lại dùm.
    Còn chuyện mua sách thì để lúc nào rỗi mình lên trên đó mua lần nữa xem ban có thể chỉ giúp những địa chỉ mà có thể mua được sách rẻ tốt đẹp được không nhất là sách sư phạm nhé mình đang rất cần sưu tầm những sách đó.
    Quyển sách của Trần Quốc Sơn bạn bảo có phải là Quyển sáh xuất bản đầu tiên năm 2000 không?
    Hôm qua mình đi mượn được của một thầy rồi nhưng là sách pho to nên mình không thích lắm. Mình cần sách in hơn đọc vậy sướng hơn. he he
    Dù sao cũng cám ơn bạn rất nhiều có gì trao đổi tiếp.

Chia sẻ trang này