1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin các chi tiết liên quan đến Đệ Nhất,Đệ Nhị,Đệ Tam,Đệ Tứ sư đoàn trong kháng chiến chống PHáp

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cudzoom, 03/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cudzoom

    cudzoom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Xin các chi tiết liên quan đến Đệ Nhất,Đệ Nhị,Đệ Tam,Đệ Tứ sư đoàn trong kháng chiến chống PHáp

    Hồi giờ đọc sách báo về chiến khu D hay trong tác phẩm Bảy Viên-Thủ lĩnh bình xuyên có nói sơ sơ về các sư đoàn này,nhưng chả biết nó từ đâu ra,chiến công,và số phận nó ra sao.Hầu như trong nhưng năm cuối của 9năm kháng chiến không thấy chúng nũă,chúng bị tiêu diệt hay tan rã để thành lập các điưn vị độc lập ????Mong các cao thủ chỉ giáo!
  2. cudzoom

    cudzoom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Mới đọc được 1 tài liệu nói là 4 sư đoàn dân quân này do những người quốc gia nằm ngoài ********* thành lập,gồm giaos phai Cao Đài,Hoà hao,Viet Quoc,Viet Cach...chung duoc thanh lap de gay tien tam chu thuc su chang chien dau duoc la bao.
    Mong cac cao thu chi ro hon cho tieu de.
  3. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Cuốn của cụ Trà có khá nhiều. Đợi tớ làm xong và đưa lên quansuvn.net đã.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em nhớ không nhầm thì đây là bốn phái võ trang của lực lượng Hoà Hảo. Lực lượng được vũ trang khoảng 30.000 người hoặc thấp hơn. Nổi tiếng nhất là lực lượng của ông Trần Văn Soái mà mọi người hay nhắc đến với cái tên Năm Lửa. Do tranh chấp với VM và do Pháp ly gián nên cho đến năm 1950 thì cả bốn phái này đều quy thuận Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam.
  5. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Các sư đoàn này còn có danh xưng là vệ binh cộng hoà nữa thì phải! Có điều, tính chất tác chiến của các đơn vị này không đúng lắm với biên chế sư đoàn theo tiêu chuẩn!
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cộng hoà vệ binh chính là Đệ nhất sư đoàn. Trong 4 "sư đoàn" thì nó là mạnh nhất và duy nhất dưới quyền uỷ ban kháng chiến Nam Bộ. Gốc của nó là 3 lữ đoàn bảo an binh thời Nhật đi theo CM, bổ sung thêm quân số của thanh niên tiền phong, tự vệ công nhân.... chỉ huy cũng là sĩ quan bảo an binh. Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ là của các phe phái khác ngoài VM.
    Cả 4 "sư đoàn" này, cũng như nhiều đơn vị vũ trang tự phát khác, đều tan rã rất nhanh sau khi vỡ mặt trận Sài Gòn.
  7. cudzoom

    cudzoom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Trong các tài liệu tôi đọc được ở phía Vn thì chỉ đề cập đến sự tháo chạy tán loạn của đệ Tam và đệ Tứ,có lẽ 2 sư đoàn còn lại đã được tan rã thành các đơn vị nhỏ để rút vổ bưng biền chiến đấu cạnh các lực lượng khác của VM.
    Sư đoàn đệ Tứ nòng cốt là những thành viên của VN Quốc Dân Đảng(Việt Quốc),bọn họ dùng lực lượng này như 1 đòn chính trị nhằm kiếm 1 chỗ đứng trong chính phủ liên hiệp của "con bạc triệu đô" Bảo Đại,thực sự nó ít có tác dụng quân sự.
    đến cuooí năm 46-47 thì chúng chính thức biến mất trên bản đồ quân sự VN.
    Mong các cao thủ tiếp tục cho tiểu đệ thêm chi tiết.
    Được cudzoom sửa chữa / chuyển vào 21:48 ngày 12/09/2007
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tớ có 1 ít tài liệu, yêu cầu chủ topic vote sao nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung với bác rongxanh:
    "Ở Sài Gòn đang có mặt bốn đơn vị mang danh nghĩa ?oSư đoàn dân quân cách mạng? được thành lập ngay sau khi khởi nghĩa tháng 8/1945, nhưng chỉ có Đệ nhất sư đoàn (gốc là Cộng hòa vệ binh) do Ủy ban nhân dân Nam bộ cải tổ và bổ sung người vào nắm chắc; còn lại là những lực lượng do các phần tử chính trị cơ hội thành lập như:
    - Đệ nhị sư đoàn, vốn là tổ chức Đại Việt thân Nhật do Vũ Tam Anh nắm.
    - Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp, gốc là lực lượng Nhật ?" Việt Phòng vệ đoàn do Nhật tổ chức.
    - Đệ tứ sư đoàn do Lý Huê Vinh nắm.
    ?oKhi chiến sự nổ ra, chúng đã tự lột mặt nạ trước nhân dân, khi giặc đến đã rút chạy không một tiếng súng chống cự và còn ức hiếp cướp bóc, hống hách đủ điều. Đồng bào đã nói thẳng với chúng: có đánh giặc thì được tiếp tế, không đánh giặc thì không tiếp tế? và cuối cùng chúng tan rã?? (2)
    __________________________________________________
    (1) ?oLịch sử lực lượng võ trang thành phố Hồ Chí Minh? ?" NXB Quân Đội Nhân Dân ?" Hà Nội - 1998.
    (2) Hồi ký của đồng chí Phạm Văn Chiêu ?" Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ.
    __________________________________________________
    Vào đây:
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=301.0
  10. cudzoom

    cudzoom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    "...Bộ chỉ huy Đệ tam sư đoàn cũng tấp vô xin tá túc. Đám này gồm Nguyễn Hoà Hiệp, hai anh em Lai Văn Sang, Lai Hữu Tài, Lý Hồng Chương, Ngô Đình Đẩu Các tay này là nhân viên Phòng Nhì. Lúc mới cướp chánh quyền thì vỗ ngực xưng tên ?ocách mạng?, yêu nước hơn ai hết. Lúc đó Sài Gòn có bốn sư đoàn. Đệ nhứt do Kiều Công Cung, Trần Tử Oai, Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quan chỉ huy. Đệ nhị do Vũ Tam Anh, Bùi Hữu Phiệt cầm đầu. Đệ tam do Nguyễn Hoà Hiệp năm. Đệ tứ của Lý Huê Vinh... Nguyễn Bình không tín nhiệm các sư đoàn nói trên vì khi tiếng súng xâm lăng vừa nổ thì các tay ?ocách mạng sa-lông? thi nhau chạy như chuột. Kiều Công Cung, Trần Tử Oai đầu hàng trước nhất. Trần Tử Oai là cháu nội Trần Tử Ca, tên quận trưởng Hóc Môn đã bị Quản Hớn chặt đầu trong cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn vườn trầu nổi tiếng với tên Thập bát phù viên. Tên Oai chạy về Xóm Củi đầu Tây. Lúc đó Oai chẳng oai tí nào. Trong khi Cộng hoà vệ binh do hai anh emGiàu và Quán chỉ huy đánh Tây nhiều trận ra trò thì Đệ nhị sư đoàn chỉ lo rút chạy. Vũ Tam Anh vốn con địa chủ, tên cúng cơm là Nguyễn Ngọc Nhẫn không đánh đấm gì. Vì tên có ba chữ N đứng đầu nên tự đặt là Tam Anh, thêm họ Vũ cho ra vẻ con nhà võ tướng. Chọn họ Vũ nhưng gốc là dân Mỹ Tho. Vũ Tam Anh cấu kết cùng Bùi Hữu Phiệt, Sáu Section, (tức Nguyễn Văn Sạch), lính mã tà trong lội section de lutte (trung đội dẹp loạn), Nguyễn Thành Long và Trần Xuân Nam để thao túng. Còn Đệ tam sư đoàn thì Nguyễn Hoà Hiệp là con cường hào Lái Thiêu rớt đíp-lôm, làm thư ký Bưu điện Lái Thiêu cưới con địa chủ ở Bình Hoà, làm thầu khoán cho Nhật. Tư lệnh Đệ tứ sư đoàn thì Lý Huê Vinh là chệt lai, đậu đíp-lôm của Pháp nhường lại làm gián điệp cho Nhật. Tây tới là Vinh ?onhảy nai?. Nắm được tình hình này, Nguyễn Bình cương quyết giải giới các sư đoàn đã trở thành quân phiệt. Bắt đầu từ Đệ tam sư đoàn. Tây đánh lấn ra ngoại vi Sài Gòn Chợ Lớn, Nguyễn Hoà Hiệp dẫn quân chạy xuống Cao Lãnh. Tại đây chúng tha hồ vơ vét, bắt bớ các trí thức tản cư theo kháng chiến. Chừng tàu Tây thọc sâu vô sông rạch, uy hiếp các thị trấn nằm dọc hai con sông Tiền và Hậu, NguyễnHoà Hiệp lại kéo quân trở lên miền Đông. Xuồng ghe chở quân và chiến lợi phẩm cướp đoạt của dân như máy may, máy hát kéo dài mấy cây số. Gặp những nơi. đường nước khô cạn, chúng bắt dân kéo, để lại những luồng lạch mà dân gọi là đường nước Đệ Tam sư đoàn. Nguyễn Bình ra lệnh cho Huỳnh Văn Một, Chi đội 15 tước súng đám này. Do sáng kiến tổ chức đưa ghe thuyền rước binh lính Đệ Tam sư đoàn qua sông Vàm Cỏ, ông Một phân tán chúng từ tiểu đội, đưa về nhà dân cho ăn uống, đồng thời cho du kích giả làm dân hiếu kỳ đi xem tổng bộ đội. Hay tin ?ođại quân? đã bị Huỳnh Văn Một tước hết khí giới, bộ chỉ huy hốt hoảng bỏ chạy. Chúng tấp vô Chi đội 4 của Mười Trí xin tá túc để rồi ?ohồi sau phân giải?. Tại đây Nguyễn Hoà Hiệp vui mừng gặp hai tay tổ của Đệ Nhị sư đoàn là Vũ Tam Anh và Bùi Hữu Phiệt. Nhưng hắn chỉ ở lại Chi đội 4 có một ngày rồi lật đật chạy ra thành đầu hàng Tây tại ấp Vĩnh Lộc. Thế là công lao cướp bóc suốt mấy tháng trời của chúng bỗng chốc trắng tay: Chiến lợi phẩm Huỳnh Văn Một tịch thu của Đệ Tam sư đoàn gốm có: 52 súng mút, 27 súng lục, 30 máy may, 15 máy hát... *** Trở lại đám Vũ Tam Anh, Bùi Thế Phiệt. Vũ Tam Anh cao to để râu mép, thiên hạ gọi là ông Phán râu kẽm. Ngoài tên Nhẫn hắn còn có tên Niên. Tên nào cứng bắt đầu từ chữ N. Nhờ nắm được Sáu Section, vũ Tam Anh lui tới ?otụ nghĩa đường? của Mười Trí ...'' (trích Nguyễn Bình ?" huyền thoại và sự thật)

Chia sẻ trang này