1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin chỉ bảo cách thực hành Tứ niệm xứ

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hello01012000, 24/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vothuatthanky

    vothuatthanky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi hello01012000,
    Về pháp hành Tứ Niệm Xứ thì hello01012000 có thể tham khảo "Những lời gốc Phật dạy" trên trang www.nguyenthuychonnhu.net , đây là sách do một bậc tu chứng theo đúng con đường Đức Phật dạy cách đây trên 2500 năm biên soạn nên rất cụ thể rõ ràng. Theo vttk thì hello01012000 muốn tìm hiểu thực sự hãy đến Tu Viện Chơn Như ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh tu tập thì sẽ thấy mọi sự rõ ráng.
    VTTK
  2. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa bác (anh) vothuatthanky, cháu (em) xin cảm ơn và đọc kỹ tài liệu trên. Nếu có dịp cháu (em) sẽ ghé thăm tu viện.
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Bạn có thể học thiền tứ niệm xứ theo dòng pháp của thầy Chân Quang , phương pháp thiền của thầy cũng dựa trên bộ kinh Nikaya nguyên thuỷ của Phật .
  4. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cháu (Em) xin chân thành cảm ơn mọi người đã tận tình chỉ bảo. Cháu (Em) sẽ xin đọc kỹ các nguồn trên, nếu có gì không hiểu xin được các bác, các anh chị chỉ bảo.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chúc bạn hello01012000 đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
  6. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn voiconlontalonton đã động viên. Mong được sự chỉ bảo của mọi người ạ.
    Nhân đây cháu (em) xin được hỏi các bác (anh) cụ thể hơn về cách thực hành, cháu (em) đã đọc 2 lượt bài kinh Tứ Niệm Xứ trong Trung bộ Kinh. Trước khi bắt đầu thực hành cháu (em) xin được hướng dẫn về phép quán thân trước:
    "Ðại Tạng Kinh Việt Nam
    KINH TRUNG BỘ
    Majjhima Nikàya
    Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
    10. Kinh Niệm xứ
    (Satipatthàna sutta)
    ...
    Như vầy tôi nghe.
    Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
    -- Này các Tỷ-kheo.
    Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
    -- Bạch Thế Tôn.
    Thế Tôn thuyết như sau:
    -- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
    Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
    (Quán thân)
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt (1). Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
    Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.
    Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. ..."
    Cháu (em) xin được chỉ giáo mấy vấn đề sau đây:
    1. Tư thế: Có phải phép quán thân sẽ được thực hành ở tư thế ngồi thiền phải không ạ (bán già, kiết già)? Và cụ thể các cách xếp tay chân sẽ phải như thế nào ạ?
    2. Thế nào là an trú tránh niệm ạ?
    3. Hơi thở: Ta phải thở tự nhiên hay chủ động "Thở 1 hơi dài" hay "Thở 1 hơi ngắn ạ"?
    Cháu (em) chả có kinh nghiệm gì nên hỏi hơi dốt, mong các bác (anh) chỉ bảo ạ!
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Cháu (em) xin được chỉ giáo mấy vấn đề sau đây:
    1. Tư thế: Có phải phép quán thân sẽ được thực hành ở tư thế ngồi thiền phải không ạ (bán già, kiết già)? Và cụ thể các cách xếp tay chân sẽ phải như thế nào ạ?
    2. Thế nào là an trú tránh niệm ạ?
    3. Hơi thở: Ta phải thở tự nhiên hay chủ động "Thở 1 hơi dài" hay "Thở 1 hơi ngắn ạ"?
    Cháu (em) chả có kinh nghiệm gì nên hỏi hơi dốt, mong các bác (anh) chỉ bảo ạ!
    hu hu hu cám ơn bạn hello rất nhiều, quá lâu rồi tôi mới đọc lại cái từ kỳ teo và pháp quán hơi thở này tôi rất xúc động, hu hu hu.

    vàng1 : bạn đừng dùng cháu em gì cho phức tạp, cứ ai và du là được rồi.
    vàng 2 : chánh niệm
    vàng 3: đúng là vàng
    vang 4: du cứ tự nhiên đừng câu nệ, mi chỉ bảo rồi đó he he he
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    1. Tư thế ngồi kiết già chỉ là một tư thế rất tốt (hay có thể nói là tốt nhất cũng được) cho việc quán thân trên thân. Tuy nhiên, ko nhất thiết phép quán thân phải được thực hiện ở tư thế này, mà có thể thực hiện phép quán thân ở mọi tư thế và ở mọi lúc cũng đều được.
    Đối với những người mới tu tập, hay "vừa mới bước vào ngưỡng cửa" (chỉ mới bắt đầu con đường giải thoát và chỉ mới bắt đầu bằng Tứ niệm xứ mà vẫn còn áng mây vô minh dày đặc), thì tư thế ngồi kiết già để Thiền sẽ giúp cho họ có được sự tĩnh tại hoàn toàn và cũng đồng làm một với sự tĩnh tại của tư thế mang lại. Đó là cấp độ cơ bản. Còn ở những cấp độ cao, có thể thực hành phép quán thân ở mọi TƯ THẾ VÀ MỌI LÚC, lúc đi, lúc nằm, lúc đứng hay lúc ngồi hay bất kỳ lúc nào và ở trạng thái nào, đó là cấp độ Thiền trong mọi động tác.
    Đức Thế Tôn chỉ bảo cho các bậc Tỳ kheo ngồi kiết già như thế là ở mức độ tuỳ thuận vào căn tính tu tập của các Tỳ kheo và biểu trưng cho mức độ Thiền của các Tỳ kheo, nếu nói ngay sự Thiền ở mọi tư thế và mọi lúc ngay thì chỉ e rằng các Tỳ kheo sẽ ko thể thực hành được, khi vẫn chưa qua cấp độ cơ bản. Khi họ đã thực hành được mức độ cơ bản, thì ở bất kỳ TRẠNG THÁI NÀO CỦA THÂN, HỌ CŨNG ĐỀU CÓ THỂ QUÁN THÂN: hoàn toàn và CHỈ DUY NHẤT biết RẤT RÕ THÂN ĐANG LÀM GÌ VÀ Ở TRẠNG THÁI NHƯ THẾ NÀO!
    Ngồi kiết già:
    -Lưng phải thẳng, hai vai thả lỏng tự nhiên, hai khủy tay ko khép vào quá cũng ko mở ra quá;
    -Hai chân ngồi xếp bằng, đan chéo vào nhau theo hình chữ X, và để cho mắc cá chân ngoài của chân này TỰA LÊN đùi của chân kia.
    -Hai tay có thể chấp để trước ngực hay để lên gối và nắm lại thành chỉ (một ngón tay chạm và giữ chặt vào ngón cái và đặt lên hai đầu gối) hay hai tay có thể cung lại để bằng hai ngón cái ngửa lên và bàn tay ngửa lên đặt tựa lên sát vùng eo (ở khu vực dưới rốn một khoảng, tập trung ngay huyệt đan điền dưới rốn hai lóng tay)
    Nên nhớ rằng ko phải nhất thiết phải ngồi kiết già thì mới Thiền được, mà đó chỉ là cấp độ cơ bản của Thiền, ngồi tĩnh tại để tạo điều kiện cho quán xét, ngồi Thiền có thể giúp cho thân tâm an tịnh nhưng ko bao giờ có thể dẫn đến giải thoát (mài gạch ko bao giờ có thể thành kim)
    2. An trú chánh niệm: Quán hơi thở (một trong những điểm quan trọng của Thiền ở cấp độ cơ bản là ĐẶT CHÚ TÂM TOÀN TRIỆT VÀO MỘT ĐIỂM DUY NHẤT, VÀ HƠI THỞ CHỈ LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂM CÓ THỂ LẤY, NGOÀI RA CŨNG CÓ THỂ CHÚ TÂM VÀO BẤT KỲ ĐIỀU GÌ KHÁC HAY MỘT ĐIỂM NÀO KHÁC, và hơi thở chính là gắn liền với thân, nên đặt chú ý toàn triệt vào hơi thở là một phương cách hoàn hảo để quán thân), để cảm nhận toàn bộ một cách đầy đủ trạng thái ra vào của hơi thở, và an trụ trong trạng thái tuệ tri BIẾT HƠI THỞ DÀI HAY NGẮN, ĐANG VÀO HAY ĐANG RA. An trụ trong thấy biết đó đến mức vi tế nhất có thể có, hoàn toàn ngưng đọng hết thảy điên đảo mộng tưởng, và đạt tới an bình và tĩnh lặng nội tại. Đó là an trú chánh niệm. Chánh niệm ở đây để phân biệt với tạp niệm, là những niệm dấy khởi, chấp trước và vọng tưởng,... trong đầu, nhờ vào việc trí tuệ thấy biết ở mức độ sâu xa và nhỏ nhất của những luồng hơi thở ra hay vào cái thân xác này và những thân xác khác. Nhờ chánh niệm đó, mà mọi điên đảo và vọng tưởng bị diệt trừ, và đạt tới an trú trong chánh niệm.
    3. Hơi thở của ta phải vừa tự nhiên vừa chủ động, ở giai đoạn ban đầu khi chưa tự nhiên được, ta hãy chủ động thực hiện những hơi thở vào ra dài hoặc ngắn và nhận biết hoàn toàn hơi thở đó một cách nhất quán, và toàn triệt chú ý, để tâm. Ta phải tập trung tuyệt đối ớ mức độ cao nhất ở hơi thở chủ động vào hay ra cho đến khi thở vào xong hay thở ra xong, lại tiếp tục nhận biết từng khoảnh khắc của khoảng thời gian ngừng ngắt giữa hai lần thở ra và thở vào liên tiếp, cho đến khi hơi thở ra hay vào tiếp theo. Ở giai đoạn sau, khi đã có thể tự nhiên được, thì ta hoàn toàn ko cần phải chú tâm mà vẫn chú tâm, ko cần phải cố gắng mà vẫn cố gắng, vì khi Tâm đã tĩnh lặng thì hơi thở theo đó cũng thuần hòa và mang theo sự tĩnh lặng của Tâm. Tùy theo các cấp độ, mà một người ngồi Thiền có thể được đánh giá hay nhận biết là đã an trụ tại bậc Thiền nào dựa vào hơi thở của họ. Nếu hơi thở của họ rất dài và sâu, từ từ mà ko có vẻ cố gắng từ từ, vào cũng như ra, nhất nhất ở mỗi giai đoạn và mỗi thời điểm như một, thì người đó đã đạt được cấp độ cao của sự tĩnh tại và quán thấy thực tướng Chân Như của thân huyễn hoặc và tự tính của Tâm tĩnh lặng và các Pháp vọng tưởng!
  9. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cháu (em) xin chân thành cảm ơn hai bác (anh) dungwind và LHX_NDD đã tận tình chỉ dạy. Cháu (em) sẽ bắt đầu cố gắng làm theo. Tuy nhiên cháu (em) vẫn có 1 câu hỏi nữa là phép thiền này sẽ thu được kết quả cụ thể là như thế nào ạ?
    Trong bài kinh của Đức Phật cũng có nói nhưng quả thật cháu (em) không hiểu rõ lắm ạ, rất mong được các bác các anh chỉ cho ạ!
    Một lần nữa xin được cảm ơn các bác, các anh.
    Được hello01012000 sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 03/05/2007
  10. gainhau

    gainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Cái thằng cha Hello này lắm trò thiệt! Có thôi đi không nào!

Chia sẻ trang này