1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xin chỉ giúp

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi kayinshovn, 08/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kayinshovn

    kayinshovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    xin chỉ giúp

    Đây là lần đầu tiên mình vào diễn đàn này. Mong được sự chỉ giúp của các bạn.
    Hiện nay mình đang có vấn đề rắc rối. Vấn đề của mình lá làm sao để cải tiến momen xoắn cho 1 sản phẩm gồm 2 chi tiết ( đã được chế tạo sẵn rồi) 1 trục va 1 đĩa tròn co khoét lỗ ở tâm đĩa.
    Mình muốn sản phẩm lúc nào cũng đạt đượt momen xoắn trên 35 Nm (hiện nay cũng có sản phẩm đạt được yêu cầu đó nhưng không ổn định tức là cũng có những sản phẩm không đạt được). Mình mô tả 1 ít về công việc thử nghiệm của mình: dùng 1 máy nén để ép trục vào chỗ khoét lỗ ở tâm đĩa, sau đó dùng dụng cụ đo để xoay đĩa và đo được momen xoắn của sản phẩm [​IMG]
    Cám ơn các bạn
  2. tranhan

    tranhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hi Bạn
    Để tăng tăng khả năng chịu môment xoắn, cũng như độ đồng nhất của sản phẩm có các cách như sau:
    - Để đảm bảo độ đồng nhất. Cần kiểm tra chất lượng sản phẩm. Để thực hiện được điều này cần đo kích thước (sai số gia công), độ cứng bề mặt của sản phẩm.
    - Chọn vật liệu có độ bền cao hơn. Với đường kính chi tiết là 44 và 13. Tôi đề nghị bạn sử dụng thép X (Thép có hàm lượng Crom cao) hoặc thép vòng bi của Nhật. Hiện đang bán chỉ khỏang 8000 đ/kg
    - Thay đổi nguyên công xử lý bề mặt chi tiết. Xử lý bằng lăn ép rung nhằm tăng độ bền mỏi, độ nén của bề mặt. Hoặc tôi cứng trong dầu (chi tiết dĩa), tôi cao tầng (chi tiết trục).
    Thân mến
    Trần M Nhân
  3. kayinshovn

    kayinshovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn những ý kiến của bạn, thật ra là lỗi ở mình chưa nói rõ. Ở đây nhưng chi tiết này đã được chế tạo rồi, mình muốn cải tiến để tăng momen xoắn khi ép chi tiết trục và đĩa lại với nhau.Hiện nay, vật liệu chi tiết trục la C1137 (HRC 25) và chi tiết đĩa là C1215.
  4. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối ghép độ dôi. Trong đó, quan trọng nhất là độ chính xác kích thước và độ nhám bề mặt. Trong trường hợp của bạn (đã chế tạo hàng loạt rồi), mình đề xuất 3 giải pháp:
    1) Đo kiểm lại (cả trục và đĩa) và phân nhóm. Lớn lắp theo lớn, nhỏ lắp theo nhỏ.
    2) Khi lắp ép, nhấp nhô bề mặt bị san bằng làm giảm đáng kể độ dôi theo tính toán. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên nung nóng chi tiết đĩa khi lắp sẽ khắc phục được tác hại này. Độ gia nhiệt cần thiết bạn có thể tham khảo bất cứ tài liệu Chi tiết máy nào. Theo mình tính sơ bộ, bạn cần nung nóng đĩa lên khoảng 450 độ C.
    3) Nếu 2 cách trên chưa đạt, còn 1 "chiêu" dự phòng: cán nhám chi tiết trục tại đoạn lắp.
    BIỂN HỌC MÊNH MÔNG - TA LÀ HẠT MUỐI
    Được wheel sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 15/08/2006
  5. kayinshovn

    kayinshovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    cám ơn các bạn nhiều lắm.
  6. Winsly

    Winsly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ban kayinshovn nay!
    Ban cam on nghia la cac giai phap ky thuat do ban wheel dua ra la dung hay la ban co mot phuong phap khac de khac phuc roi!?
    Toi cung muon tham gia mot chut nhung phan van .......
  7. kayinshovn

    kayinshovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Thật ra các cách của bạn wheel đưa ra rất hay, mình đã thử phươmh pháp gia nhiệt cho chi tiết đĩa trước khi ép chi tiết trục vào đĩa nhưng không thành công (có lẽ nhiệt độ của mình chưa đủ). Hiện nay bằng phương pháp chà nhám bề mặt trục mình tạm thời đã khắc phục được rồi (mình đã thử nghiệm 6 sản phẩm và đều đạt được kết quả theo yêu cầu) nhưng với việc chà nhám bằng tay với tốc độ quay trục thật chậm và không có 1 chuẩn rõ ràng nên thực tình mình cũng không thích phương pháp này lắm.
  8. maivu

    maivu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy Wheel đề nghị "lăn nhám" tức lăn ép bằng con lăn nhám trên máy tiện mà! Sao bạn lại chà nhám bằng tay. Nếu áp dụng được theo pp của Wheel thì chuẩn và nguyên công rất rõ ràng, thích hợp cho SX hàng loạt, sao bạn lại ko thích nhỉ?
  9. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bạn maivu hiểu đúng ý mình. Cán nhám, lăn nhám, cắt gai nhám... là cách gọi khác nhau của cùng một phương pháp: knurling - dùng con lăn thép có khía (knurl) lăn ép lên bề mặt trục. Còn "chà nhám" như bạn khayinshovn nói thì mình không hiểu (hay một cách gọi nữa của phương pháp trên?). Qua việc này, mình đề nghị chúng ta nên ghi chú thêm thuật ngữ tiếng Anh trong các trường hợp tương tự, tránh gây hiểu lầm.
    Hình minh hoạ của phương pháp knurling:
    [​IMG]
    Được wheel sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 16/08/2006
  10. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Mình xin phân tích thêm vài ý:
    Phương pháp này được dùng trong các trường hợp:
    - Tạo khía nhám để tăng ma sát ở các tay vặn điều chỉnh
    - Tạo độ bám tốt hơn trong các mối ghép độ dôi. Ví dụ: mối ghép trục và thân rotor của motor điện.
    - Dùng để "chữa cháy" cho mối ghép độ dôi khi... lỡ tiện có độ hở! Khi cán nhám, kim loại bị dồn ép ở đáy rãnh và trồi lên ở đỉnh răng (giống như... nặn mụn ấy mà!). Kết quả: đường kính ở đỉnh khía lớn hơn đường kính lúc đầu.
    Về chế độ gia công, cán nhám có quy trình công nghệ rõ ràng như một nguyên công tiện, thậm chí có thể đưa lên máy tiện CNC. Bạn có thể tham khảo thêm ở các tài liệu về Kỹ thuật tiện.
    Trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu dùng phương pháp này, mình đề nghị như sau:
    - Dùng con lăn khía thẳng, đường kính 24mm (nên là bội của đường kính trục), bước răng khoảng 1.2mm.
    - Tốc độ quay trục: 300 đến 400 rpm
    - Bước tiến dọc: 1mm/vòng
    - Bước tiến ngang: 0.1 mm/chu trình
    - Tổng lượng tiến ngang: khoảng 50 đến 60% bước răng khía của con lăn.
    Chú ý: không được lùi con lăn khỏi bề mặt trục trong suốt quá trình cán nhám.
    Các số liệu trên chỉ để tham khảo ban đầu. Bạn nên thử nghiệm qua vài chi tiết để hoàn thiện quy trình trước khi làm hàng loạt.
    Chúc bạn thành công.
    Các bạn khác có ý gì hay nêu lên để anh em cùng tham khảo.

Chia sẻ trang này