1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin cho hỏi về equalizer

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi hoa_son, 02/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. planets

    planets Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Em có biết qua về âm hài của các nhạc cụ. Hình như hài tần số cao nhất chỉ khoảng 25kHz thôi. Đấy là kết quả người ta phân tích phổ âm của các nhạc cụ.
    Theo em tai người nào tinh cũng chỉ nghe thấy những hài khoảng dưới 20kHz thôi. Hài tần số trên 20kHz có tồn tại nhưng mà tai người lại không nghe thấy.
    Với lại ampli bán dẫn bây giờ băng thông đến trăm kHz cũng có khối nhưng nghe nó vẫn hơi khác với tube.
  2. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Đã gọi là hài thì làm sao mà "nghe" đuợc, chỉ "cảm nhận" đuợc thôi (kể cả là ở tần số 1000 Hz). Thực ra các dao động hài này KHÔNG CÓ THỰC mà đó chỉ là một kỹ thuật phân tích (các dao động ngẫu nhiên hoặc tổng quát hơn là các hàm ngẫu nhiên) mà loài người nghĩ ra mà thôi. Ai đã từng học TCC rồi thì biết, chuỗi Furie là chuỗi vô hạn mà trong kỹ thuật thì tất cả đều có giới hạn nên thường nguời ta chỉ lấy một số hữu hạn các số hạng CÓ Ý NGHĨA của chuỗi để khảo sát mà thôi. Còn thế nào là số hạng CÓ Ý NGHĨA thì rất phức tạp nhưng nói ngắn gọn là nó phụ thuộc vào Quality của hệ đang xét...
  3. planets

    planets Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Theo em được biết thì. Sóng âm của các nhạc cụ phát ra nhìn trên osciloscope không giống sóng sin tí nào. Tuy nhiên nó có thể được phân tích thành tập hợp các sóng sin. Trong tập hợp này có tần số cơ bản của nốt nhạc và các sóng hài. Cái này gọi là "fourier analysis" có phải không ạ.
    Các sóng hài dưới 20kHz thì tai người có thể nghe được. Chính các sóng hài phụ này mới cho phép ta phân biệt hai nhạc cụ khác nhau cùng đánh 1 nốt nhạc.
    Nếu mà các cho là không nghe được sóng hài thì các nhạc cụ nghe giống nhau hết.
    Em không hiểu ý bác bác bảo không nghe được mà cảm nhận được là thế nào? Cảm nhận bằng giác quan khác không phải là tai?
    Em thấy có cái site này khá hay:
    http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/sound/timbre.html
  4. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hi! Rất khó giải thích vì bạn nói cũng có ý đúng. Thôi, tôi lấy ví dụ thế này mong rằng giải thích được một phần. Bạn biết tính chất của các thành phần cấu tạo nên bê tông cốt thép như xi-măng, cát, sỏi, và thép chứ gì? Khi TỔNG HỢP LẠI, những thứ đó tạo nên một hệ (tức bê tông cốt thép) mà có tính chất khác hẳn KHÔNG CÓ Ở bất kỳ thành phần nào đúng không? Nếu bây giờ tôi bớt đi một thành phần, cốt thép chẳng hạn, bạn có biết không? Biết chứ vì khi đó nếu "hệ" chịu lực uốn, nó sẽ gãy ngay. Trong thí dụ trên, thậm chí bạn có thể nhận ra được là thiếu cốt thép vì đó là một hệ đơn giản, con người có thể "tổng hợp" được.
    Với âm thanh thì khác, nếu "bớt" đi "thành phần" 10kHz của nốt Đồ (hình như F cơ bản là 220Hz), bạn cũng vẫn nhận ra (tức cảm nhận được sự thiếu hụt của nó) nhưng liệu bạn có biết là nốt Đồ đó mất đi thành phần 10kHz không? Tôi không dám khẳng định là không nhưng khi đó bạn phải dùng những thiết bị và kỹ thuật phân tích tối tân MAY RA mới phát hiện được. Một trường hợp khác cũng dễ hình dung là nếu đưa 1 nguồn âm Sine 1kHz vào loa, bạn nghe thấy tiếng "tu...........u" nhưng cũng sine đó, khi nó nằm trong phổ của nốt Đồ thì bạn đâu còn nhận ra tiếng "tu....u" đó nữa và tôi nói không nghe được hài chính là hiểu theo nghĩa "mơ hồ" đó.
    "Hệ" của âm thanh khác với bê tông cốt thép là ở chỗ nó phức tạp hơn nhiều và cho đến nay con người vẫn chưa tìm ra phương pháp hoàn thiện nào để tổng hợp một âm thanh bất kỳ từ những hài Sine thành phần cả. Tổng hợp các nốt nhạc của một nhạc cụ còn dễ chứ tổng hợp tiếng nói thì cực khó dù rằng dải tần của tiếng nói hẹp hơn nhiều so với băng thông của thiết bị hiện nay.
    BGĐK.
  5. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    Nốt nhạc mà xem trên óc-xi-li-cốp thì làm sao giống hình sin.Người ta đã chứng minh rằng 1 sóng bất kỳ đều có thể phân tích thành tổng hợp các sóng sin tần số và biên độ khác nhau.
    Nốt đô của ghi ta và nốt đô của piano khác nhau : tần số âm chủ bằng nhau,nhưng số hoạ âm và tỉ lệ biên độ của các hoạ âm là khác nhau .Hay nói khác đi chính số lượng hoạ âm và tỉ lệ biên độ giữa chúng đã tạo nên âm sắc.

    ampli khuếch đại bằng phẳng trong 1 đoạn nào đó thôi,không thể vô hạn được.Ở tần số cao và tần số thấp thì gain của nó giảm .Đó là méo tần số.Nhưng mà nó bằng phẳng từ 20hz-20khz là OK rồi!
    méo hài :input là 1khz ---->output:1khz +2khz+3khz......
    2khz,4khz...:hài chẵn
    3khz,5khz...:hài lẻ
    nốt đô+méo hài -----> ta sẽ nghe nhiều hơn 1 một nốt đô
    Đi nghe ca sĩ hát sống bài "because i love you".Về nhà nghe lại không giống vì thành phần hoạ âm do ca sĩ và cái ampli phát ra có bằng nhau đâu.Nếu số hoạ âm là bằng nhau nhưng mà do méo tần số nên tỉ lệ biên độ của các hoạ âm do cái ampli phát ra khác với tỉ lệ do ca sĩ phát ra
    tần số của nốt đô ở bát độ thứ nhất nhỏ hơn tần số của nốt đô ở bát độ thứ 5.Giả sử âm chủ của nốt đô là 10Khz ,--->hoạ âm II có tần số 20Khz ,hoạ âm III 30 khz,hoạ âm IV 40khz.Không biết tai người có thể nghe được hết các hoạ âm của nốt đô đó không?Mọi người dùng loa siêu âm rồi nghe thử xem có cảm giác gì ở tần số 30-40Khz không?
    mặt trời mọc đằng đông thì có ý nghĩa gì với mấy thằng điên
    Được lehoaithanh sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 14/05/2004
  6. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    phải nói là hiện nay khi nghe âm thanh từ nơi đâu đó,các bác có thể nói đó là tiếng người hay đó là tiếng máy đĩa, hay tiếng radio hay tiếng điện thoai.Vì sao có chuyện này ?
  7. hoa_son

    hoa_son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    0
    Đó là cảm nhận chủ quan của tai người thôi.
  8. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    Chủ quan tức là do con người.Theo tui mức độ khác biệt là khác nhau đối với số đông nhưng không cách biệt lắm
    Nói chung ,nếu tui nói mấy cái high-end 65000USD nghe cũng như cái radio 51000 đồng việt nam là do cái lỗ tai mỗi người thì có lẽ các bác không đồng ý?dĩ nhiên cho nó hát cùng 1 bài và cùng xài 1 cái pre amp
    Ampli tốt thường do tạp âm và méo hài quyết định.TIM không phải là méo tần số đâu!
  9. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    Từ 1 số sóng sin chuẩn ,người ta tổng hợp để tái tạo lại âm thanh các loại nhạc cụ .Đó là nguyên lý của các đàn điện tử :organ,casio (synthesizer)
  10. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    đây là sơ đồ mô phỏng cộng nhiều sóng sin ,các bác cho càng nhiều nguồn ở đầu vào thì dạng sóng ra càng khác hình sin

Chia sẻ trang này