1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

xin được trợ giúp!

Chủ đề trong 'Billiard-Snooker' bởi votdanhhaitay, 14/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votdanhhaitay

    votdanhhaitay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    xin được trợ giúp!

    Các bác cho e hỏi một vài ý về các đánh chạm băng để chạm vào bi mục tiêu với. Trong một vài tình huống đối thủ chạy đạn nhằm dấu bi cái và bi mục tiêu mà cơ tiếp theo ta cần fải đánh. Trong trường hợp này có nhiều cách đánh chạm 1 băng, 2 băng hay nhiều băng để chạm bi mục tiêu. Các bác có bí quyết nào k xin chỉ giáo cho thằng e với vì e mới biết chơi mà cứ bị tình huống này hoài chẳng biết cách gỡ mong các bác ra tay cứu e. xin cảm ơn các bác
  2. biaxident77

    biaxident77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    CHào bạn !! Vấn đề phải đánh a băng trong bi -a là thường xuyên gặp phải.. Để giải quyết các tình huống như bạn nêu ra ko có cách nào khác chúng ta phải luyện tập a băng .. Có một số công thức tính a băng xong tôi ko thể đưa lên đây tài liệu đó được ( vì ko biết cách đưa lên minh hoạ ) ..
    Bạn cần phải tập a băng thường xuyên để có một cảm giác băng và cảm giác không gian tốt:
    - Ở một lực đánh bình thuờng, không sử dụng ép phê thì góc tới và góc phản xạ của bi cái là bằng nhau khi ta a băng
    - Nếu bạn đánh một lực mạnh thì góc phản xạ ( góc ra của bi cái) nhỏ hơn góc tới và nếu đánh một lực nhẹ thì góc phản xạ lớn hơn góc tới của bi cái..
    - Nếu bạn đặt ep phê càng nhiều thì góc mở của bi cái càng lớn tuỳ theo bạn đặt ep phe bên nào ( trái, hoặc phải )
    Bạn chú ý thêm trên thành bàn bi-a có đánh giấu các vị chí có chấm, cái này ko phải là để trang trí mà chính là để cho chúng ta dễ hình dung hơn khi chia băng và a băng vào bi mục tiêu...
    Tóm lại, bạn cần phải tập a băng thường xuyên để có được một cảm giác tốt và ổn định...
    Chúc banthạnh công !!
    Nếu bạn có thắc mắc gì chúng ta có thể ra bàn bi-a để trực tiếp khám phá những đường a băng...
    Rất sẵn lòng giúp bạn...
    Thân ! Nhã : 0912349274
    YM : biaxident77@yahoo.com
  3. RuaPro

    RuaPro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết, dựa vào những chấm trên băng, người ta có những công thức để cộng trừ khi đánh a băng, nhưng cái đó em thật sự chưa hiểu lắm. A Nhã có thể nói kỹ hơn chút không ạ?
  4. votdanhhaitay

    votdanhhaitay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác Nhã đã quan tâm chỉ giáo hộ thằng em đây có lẽ cũng là tình huống khó đối với nhiều người, nếu bác có kinh nghiệm hay cách gì xin chỉ bảo cho mọi người với e thấy cũng có nhiều ng nói rẳng có phương pháp +2 hay -2 gì đấy dựa trên các chấm trên bàn! bác cho bọn e tí kinh nghiệm với,
  5. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp +2 ấy có thể xem trong đĩa dạy chơi bi-a lỗ do La Tuệ hướng dẫn. Đĩa này có bán ở Bảo Bình hay xem trong trong web của Bảo Bình (www.baobinhclub.com)
    Còn đây là 1 bản dịch của tôi về cách chơi 3 băng (carom) nhưng cũng có thể áp dụng cho pool, hữu ích đến đâu tuỳ mọi người định liệu.
    http://www3.sympatico.ca/eric.perreault/diamond_system_en.html
    I ?" Hệ nút điểm cơ bản.
    1) Thiết lập cơ bản.
    Chiều cao của điểm đặt cơ trên bi cái: giữa bi.
    Xoay tròn: tối đa.
    Vị trí tương đối của cơ: song song với sàn.
    (nghĩa là đây là cú thọc áp phê tối đa, thọc ở vị trí 3h hay 9h ?" coi bi cái như mặt đồng hồ - ND).
    Hệ này phổ biến trong thể loại carom (bida ?" ND).
    Thực tế là trong thể loại carom, hơn 1/3 số nút điểm trợ giúp cho kỹ thuật này. Cú đánh ở hình dưới là một ví dụ rằng các nút điểm trợ giúp cho kỹ thuật này.
    Mặc dù công thức thì hoàn toàn đơn giản để ghi nhớ nhưng cách đánh dấu các vị trí rất khó nhớ, khi 3 thông số (A, S, F) khác nhau dẫn đến các vị trí trên bàn cũng khác nhau.
    Cần nhớ: Aim (Điểm ngắm) = Start (Điểm bắt đầu) ?" Finish (Điểm kết thúc).
    Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các thông số của hệ nút điểm thì bây giờ tôi sẽ đề nghị bạn sử dụng kỹ thuật này cho điểm F giữa vị trí 0 và 40 và điểm S giữa vị trí 35 và 60. Khi bạn cảm thấy quen với các thông số này thì hãy tiếp tục với toàn bộ hệ nút điểm.
    [​IMG]
  6. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    II ?" Giới hạn của kỹ thuật này.
    Phương pháp này chỉ có hiệu quả cho các cú thọc bi theo thứ tự ?oBăng dài ?" Băng ngắn? khi giá trị S > F.
    Không thể áp dụng kỹ thuật này khi F < 20 (nút điểm thứ 2 trên băng dài). Hãy kiên nhẫn, sẽ có một kỹ thuật khác cho các cú thọc có F < 20.
    Trong hình bên dưới, S tại vị trí 30 và F tại vị trí 50, có nghĩa là không thể áp dụng kỹ thuật này cho cú thọc. Tốt nhất là F >= 30 khi điểm ngắm A = 0.
    [​IMG]
  7. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    III ?" Bước 1: Tìm điểm kết thúc F.
    Bạn phải ghi nhớ bảng dưới đây.
    Các điểm ngắm nằm trên băng cao su ở ngay phía trước nút điểm tương ứng.
    Chú ý: giữa điểm 40 và 90 trên băng dài, cứ 10 đơn vị tương ứng ½ khoảng cách nút điểm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong hình dưới đây, F = 20. Phải chú ý rằng mỗi điểm trên đường này tương ứng với F = 20. Không có gì là mâu thuẫn trong tính toán giữa sơ đồ trên và dưới đây.
    [​IMG]
  8. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    IV ?" Bước 2: Tìm điểm bắt đầu S.
    Khi bi mục tiêu nằm dọc băng dài, giá trị S theo bảng dưới đây.
    [​IMG][​IMG]
    Trong hình này S = 50.
  9. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    V ?" Hình dung con số vị trí của bi cái.
    Bây giờ là lúc áp dụng công thức: A = S ?" F.
    A = 50 ?" 20
    A = 30
    Điểm ngắm A = 30 theo như bảng dưới.
    Chú ý: giữa điểm ngắm 50 và 90 trên băng dài, cứ 10 đơn vị tương ứng ½ khoảng cách nút điểm
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chú ý: khi S ở trên băng ngắn (>= 50), điểm ngắm A phải xuyên qua băng (A tại nút điểm). Khi S ở trên băng dài, điểm ngắm A phải ở phía trước băng (đối diện nút điểm). Trong cả 2 trường hợp bên dưới, A = 20.
    [​IMG]
  10. xmenxmen

    xmenxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2006
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    VI ?" Trường hợp bi cái không nằm dọc theo băng.
    Nếu bi cái không nằm dọc theo băng, xoay cây cơ quanh trục quay là bi cái cho đến khi bạn áp dụng được công thức: A = F ?" S.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này