1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin giai thich ngan gon dum

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi THMILK, 27/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    tớ mỏi tay lắm rồi nhưng tớ vẫn phải nói câu này Trình của bạn tiachop gì đó lùn ghê gớm,lại không chịu cầu thị ,chê vớ chê vẩn trong khi cách giải thích thì không thích hợp.
    Nếu nói về lực bazơ thì phải nói rằng Al(OH)3 mạnh hơn Fe(OH)3 (do Fe+++ đứng sau Al+++ như tiachop nói)
    Nhắc thêm lần nữa :KHÔNG CÓ PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ NÀO XẢY RA Ở ĐÂY CẢ nên dãy điện hoá o có vai trò gì ở đây hết,đơn giản chỉ là phản ứng trao đổi
  2. tiachop_tl

    tiachop_tl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Dạ xin thưa là ởđây chẳng có 1 hidrôxít(-0H) nào hết cả.Trong dd chỉ có Fe+++ và Al+++ và ta đang xét ở đây là 2 muối của nó chứ ko phải 2 (-OH) của nó.Và dĩ nhiên Fe+++> Al+++.Đúng là ko có PƯ OXH- K ở đây cả. Nhưng bạn chẳng nhẽ ko biết động não dựa vào dãy điện hoá để xem thằng nào mạnh hơn à. Bây giờ trong dung dịch có OH- , Fe+++, Al+++ mà Fe+++> Al+++ theo bạn thì 0H- sẽ "ái" thằng nào hơn. Mình nhấn mạnh từ "ái" ở đây
    Tóm lại bạn thử tìm 1 PTPư mà ko theo sự sắp xếp đó để phản bác lai xem nào. Hay trình của bạn cũng như tớ thôi. Quan điểm của mình vẫn là thế này: giải thích dựa vào dãy điện hoá cũng dc và sử dụng Tt cũng đúng tuỳ vào mỗi người.Ai theo quan điểm của tuan0240 -ai theo cách trình bày của tui thì theo. Tuỳ. Hết.com
    Bạn chỉ dựa vào đúng 1 câu trong tổng thể bài viết của mình để phản bác mình bạn nên xem lại. Mình nói đến TÍNH CHẤT CỦA HTTH <CHỨ KO NÓI ĐẾN OXH_KHỬ NÀO Ở ĐÂY CẢ.> từ đó ta có tính chất của dãy điện hoá.
  3. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    oikie :các bạn thử giải thích hiện tượng này nhé: Cho dd NaCl vào dd chứa 2 muối có nồng độ CM bằng nhau Hg2(NO3)2 và AgNO3 ,tại sao Hg2Cl2 lại kết tủa trước AgCl mặc dù Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Hg2++
    2.Cho Na2CrO4 vào dd có Pb++ và Ag+ tại sao PbCrO4 lại kết tủa trước Ag2CrO4?
  4. chualase

    chualase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Mình đã nhầm lẫn khi noi Fe3+ có lưc bazơ mạnh hơn, mọi ngươi thông cảm nhe!
    thật ra đó là lưc axit cơ.Thật ra Fe3+ trong dd là[ Fe(h20)3(H2O)3]3+ và Al3+ cũng thế. khi có OH- do lưc bazơ của nó lơn s nên nó sẽ td với H2O trong cầu phối trí tạo kết tủa, tao ra[ Fe(OH)3(H20)3], [Al(OH)3(H2O)3].Do lực axit của Fe+++ lớn hơn nen nó pư trước.Mọi nguòi cứ tưởng tượng 2 ngươi cùng nhìn thấy 1 túi bánh , thằng nhanh hơn sẽ giành đươc nhiều hơn,nhưng dù may mắn thằng yếu lấy đươc 1 cái thì cũng bị cướp lại thôi!
  5. merck

    merck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    hic hic các bác ơi sao lại cãi nhau mất thời gian như vậy
    xin hỏi các bác liệu có ai cho Na vào cái dung dịch Al3+ và Fe3+ ở trong phòng thí nghiệm không, nếu làm như vậy thì với mục đích gì cơ chứ. chưa nói đến hiện tượng xảy ra như thế nào, chỉ bàn đến tính thực tế của ví dụ trên đã thấy không ổn. thực nghiệm hoá học cho học sinh sinh viên là những gì điển hình chứ không phải là hú hoạ lấy bất cứ cái gì trộn vào nhau là được
    Mong anh em bỏ quá cho vài lời mạo muội
  6. merck

    merck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mong các bác xem lại tính thực tế của trường hợp trên, có lẽ mọi phòng thực tập cho sinh viên học sinh chẳng ai bắt lài cái phản ứng như vậy. cho Na vào dung dịch nuớc là hết sức nguy hiềm và làm vậy để làm gì. còn nhũng gì các bác nói về quá trình xảy ra hiện tuợng có lẽ chỉ là suy đoán trên sách vở chứ chưa có tài liệu nào nói về thí nghiệm mà các bác nghĩ ra.
    thực nghiệm ko phải là trộn các hoá chất với nhau mà quan trọng hơn là mục đích của nó và tính khoa học của nó.
  7. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    nghe bạn nói to tát quá,chúng tớ chỉ tranh luận cho vui thôi mà.Nhưng hình như chính bạn mới là con người của sách vở thì phải,nếu đã có tài liệu rồi thì còn cần hỏi làm gì nữa.Bạn nói chúng tớ chỉ tranh luận dựa trên lý thuyết suông ,nhưng lại nói dựa trên tài liệu nào ...thế ko phải là con người của sách vở thì là gì?Thế có sách vở/tài liệu nào lại không xây dựng từ thưc nghiệm?
    Theo tớ biết thì rất nhiều các phát kiến khoa học đều dựa trên các cuộc tranh luận nảy lửa ,có tranh luận thì người ta mới biết thêm kiến thức chứ?
    Mà hình như bạn chưa bao giờ thí nghiện đúng không?Cho Na vào nước chỉ với lượng nhỏ (cỡ hạt đậu đen)thì hoàn toàn không nguy hiểm.Chỉ cho cỡ vài gam hoặc mảnh to thì mới gây nổ thôi.
  8. xuquy

    xuquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy, cái nào có tích số tan bé nhất sẽ kết tủa trước, nhưng không phải là khi hếtt sắt thì nhôm mới kết tủa đâu. cứ theo nguyên tắc, khi tích nồng độ của các ion lớn hơn tích số tan nó sẽ kết tủa, vì vậy theo tôi sẽ có sự kết tủa gần như đồng thời vì sự chênh lệch tích số tan của hidroxit sắt và nhôm là không lớn lắm.

Chia sẻ trang này