1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin giúp giùm em: Tri thức và Trí thức

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi duc_binh_forever, 17/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duc_binh_forever

    duc_binh_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Xin giúp giùm em: Tri thức và Trí thức

    Em đang cần phân biệt thật rõ ràng nghĩa 2 từ: Tri thức và trí thức. Theo suy nghĩ có phần nông cạn của em thì: tri thức là những kiến thức gắn liền với đạo đức ( tri trong lương tri) còn trí thức là những kiến thức thông thừơng liên quan đến sự thông minh (trí trong trí tuệ). Xin mấy anh mấy chị giúp giùm em. ^'^"Y谢?,
  2. rongdencn

    rongdencn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2008
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    ỗYƠố?ỗs"ỗYƠ là hiỏằfu biỏt, liên quan gơ 'ỏn 'ỏĂo 'ỏằâc chỏằâ
    tỏằã lỏằ? dạng ỗYƠố?/ổTố? 150/1
    có 'iỏằu tạy ngỏằ cỏÊnh mà dỏằ<ch lỏôn lỏằTn
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Tri thức tiếng Anh là knowledge - kho kiến thức, hiểu biết
    Trí thức tiếng Anh là intellectual - có học vấn
    Ví dụ:
    - Tri thức của nhân loại
    - Giới trí thức
    - Hầu như không có một trí thức lớn nào làm việc cho Chính phủ mà không từng được Bác Hồ gửi thư thăm hỏi
    Tiếng Trung thì tôi không rành lắm.
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Cái này hiểu đơn giản là:
    - Tri thức: Tức là các kiến thức
    - Trí thức: Tức là người có kiến thức, có chuyên môn (chỉ con người)
    Đơn giản thế thôi. Còn nếu là định nghĩa thì khó hiểu và triết học lắm:
    - Tri thức: kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối tượng được nhận thức, làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệu khác. TT thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân và mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. TT khoa học phản ánh trình độ cao của con người đi sâu nhận thức đối tượng nhằm vạch ra bản chất của đối tượng. TT khoa học được chia thành TT kinh nghiệm và TT lí luận. TT kinh nghiệm do quan sát, mô tả, thực nghiệm mang lại. TT lí luận là kết quả của sự khái quát hoá những TT kinh nghiệm (những tài liệu kinh nghiệm, kết quả thực nghiệm) để xây dựng các hệ thống lí luận phản ánh những mối liên hệ tất yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng hay lớp sự vật, hiện tượng.
    - Trí thức: tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. TT bao gồm các nhà khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ, vv. TT xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. TT không phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau, không có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội. TT nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ TT XH CN mạnh mẽ cả về số lượng và về chất lượng là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước và xã hội. Dưới chế độ XH CN, sự đối kháng giữa lao động trí óc và lao động chân tay vốn có trong các xã hội có đối kháng giai cấp được xoá bỏ, chỉ còn lại sự khác biệt, nhưng sự khác biệt này cũng dần dần được khắc phục trong quá trình tiến lên của xã hội trên con đường đi tới CN XH ở trình độ cao hơn và CN CS.
  5. Nh0cSh0c

    Nh0cSh0c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    chuẩn ko cần chỉnh

  6. gnproad

    gnproad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tớ ko rành về Hán Việt nhiều lắm, nhưng tớ nghĩ thế này:
    -Tri thức là sự nhận biết, kiến thức về mọi mặt của cuộc sống (tự nhiên, xã hội) thông qua sự tự giác ngộ (VD câu: đến tuổi tri thiên mệnh - tuổi biết đc lẽ trời)
    -Trí thức là các kiến thức thu nhận thông qua giáo dục, học hỏi lại, các kinh nghiệm từ các thế hệ, từ tự nhiên. Nó là 1 dạng của trí tuệ
  7. firespirit

    firespirit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tri thức Y? là dùng để chỉ các kiến thức nói chung . VD: ^'已经学^^s-Y??,
    Trí thức Y?^?子 thường dùng để chỉ tầng lớp lao động trí óc. VD: 中>T?^?子s"??'年"~60岁?,
    Chúc bạn học tốt

Chia sẻ trang này