1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin giúp mình dịch bài báo này ra tiếng Anh...

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi Joey_Empire, 07/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Joey_Empire

    Joey_Empire Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Xin giúp mình dịch bài báo này ra tiếng Anh...

    Chào các bạn, có một người bạn Mỹ nhờ mình dịch giúp bài báo này ra tiếng Anh. Tuy nhiên, bài báo này có quá nhiều từ ngữ và khái niệm chuyên môn nên mình không thể nào dịch được. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn và mong rằng mình sẽ học hỏi được nhiều từ diễn đàn. Xin cảm ơn các bạn.

    Luật sư gặp nhiều khó khăn khi tác nghiệp

    Từ hôm nay đến 7/4, đại diện hơn 120 văn phòng luật sư trong cả nước sẽ tham gia hội thảo "Tập huấn kỹ năng tranh tụng của luật sư trong tố tụng hình sự". Đây là khóa học đầu tiên trau dồi kiến thức của luật sư với sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia đến từ tổ chức Nhịp cầu Công lý Quốc tế.

    Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên, cho biết, nghề luật sư ở nước ta xuất hiện từ lâu, nhưng phải đến giai đoạn đổi mới, luật sư mới trở thành lực lượng quan trọng qua các hoạt động tố tụng, và vai trò được nâng cao trong xã hội. Thứ trưởng nhấn mạnh, luật sư là nghề tự do, trong tay không có bộ máy điều tra như các cơ quan tố tụng khác. Do vậy, để có thể làm tốt nhiệm vụ của luật sư, họ phải thực hiện thật tốt các kỹ năng tranh tụng.

    Hội thảo "Tập huấn kỹ năng tranh tụng của luật sư trong tố tụng hình sự" là hội thảo đầu tiên đề cập đến những vấn đề trong hoạt động tố tụng đang được các luật sư và dư luận quan tâm. Đó là việc sửa đổi bổ sung Bộ Luật Tố tụng hình sự mới của Việt Nam, vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/7; các quy định của pháp luật tố tụng hình sự với các hoạt động của luật sư...

    Đặc biệt, hội thảo sẽ tập trung bàn về thực trạng các vấn đề luật sư đang phải đối mặt trong tố tụng hình sự và các giải pháp khắc phục. Luật sư Phạm Văn Chiến (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội) nêu ra một số khó khăn, vướng mắc mà luật sư thường gặp khi áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Ông Chiến trình bày quan điểm, theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, luật sư có quyền gặp bị can đang bị tạm giam. Nhưng trên thực tế, luật sư chỉ được thực hiện quyền này dễ dàng nếu bị can chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đối với các trường hợp khác, việc gặp gỡ đương sự trong trại giam trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử rất khó khăn.

    Luật quy định khi gặp bị can, luật sư cần có giấy chứng nhận người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng cấp, giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư và thẻ luật sư. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi xuất trình đầy đủ những giấy tờ trên, luật sư phải chờ cán bộ trại giam làm thủ tục trích xuất bị can mất rất nhiều thời gian. Có trường hợp phải chờ cả buổi làm việc hoặc chuyển sang buổi khác. Nếu luật sư không thể làm việc liên tục với bị can từ này này sang ngày khác, mà có công việc đột xuất, khi đó luật sư muốn gặp bị can tiếp thì phải tiến hành lại toàn bộ thủ tục hành chính từ đầu.

    Theo quy định hiện hành, thời gian cho luật sư gặp bị can tại trại tạm giam là 60 phút/buổi làm việc. Nhiều luật sư cho rằng, quy định này là chưa phù hợp. Vì thời gian 1 tiếng không đủ để luật sư trao đổi và xác minh các thông tin liên quan vụ án, khó khăn trong việc thu thập thông tin, chứng cứ cho việc bào chữa.

    Tham gia phiên tòa là giai đoạn luật sư thể hiện rõ nhất vai trò của mình với việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Ông Chiến cho rằng, trong quá trình tham gia tố tụng tại tòa, luật sư còn bị hạn chế trong việc xét hỏi bị cáo và những đương sự khác. Thông thường HĐXX và VKS thẩm vấn toàn bộ hành vi, tình tiết của vụ án trước rồi mới tới luật sư. Luật sư không được tham gia xét hỏi từng hành vi một để làm rõ những Bộ luật tố tụng hình sự quy định. "Điều này gây khó khăn cho luật sư trong việc làm sáng tỏ tình tiết vụ án", ông Chiến nói.

    Vấn đề tranh luận với VKS tại tòa cũng đang là bức xúc của nhiều luật sư. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp đại diện VKS đã không đáp lại ý kiến của luật sư, hoặc chỉ chọn lấy một số điểm để đáp lại, dù những điểm còn lại là những mâu thuẫn quan trọng cần giải quyết.



    Được Joey_Empire sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 07/03/2005

Chia sẻ trang này