1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi cách xây dựng hầm hải vân?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thanh786, 21/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi cách xây dựng hầm hải vân?

    hầm đường bộ hải vân là công trình rất vĩ đại xin hỏi cách người ta đào hầm ,đất đá đào ra người ta đổ đi đâu
  2. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái tựa rồi lại vào đọc bài viết nó chẳng có ăn nhập với nhau cho lắm bạn à. Thôi để tớ lăng xê cho cậu nhé!
    Cậu cứ trình bày những gì cậu biết đi. Còn chuyện đất đá đổ đâu thì khỏi lo vì cứ đổ xuống chân núi, chỗ Lăng Cô ấy rồi các xe ca cứ đến mà lấy. 1 xe có 50K thôi hà hìhì
  3. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Hỏi mông lung quá, bố ai biết mà trả lời hay vốn Tớ có cái report về haivan tunnel này nè, nhưng chỉ là research về chiến lược phát triển của đường bộ VN, và phân tích vai trò quan trọng của đường hầm hải vân. Công nghệ áp dụng cho đường hầm này ko phải mới đâu, đừng nghe báo đài bốc lên tận trời xanh rồi cứ ngồi tự sướng
    Mà cái khoản đất đá đổ đi đâu, có liên quan gì đến cách xây dựng hông dzậy? Chắc khu gần đấy đang có mấy dự án lấp bãi lầy chia lô đất để bán, vì đất đào xong ko thể chở đi quá xa được. Chắc chú này là cò đất đây, đang muốn tìm manh mối mấy bãi đất đấy để mua vài lô hả Cứ nói thật đi, tớ chỉ cho
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tớ... không rõ lắm, chắc người ta dùng xẻng và cuốc, ngoài ra dùng cả thuổng nữa (thảo nào lò rèn nhà ông Phó Cả gần nhà tớ vào dạo đào con hầm này trở nên nhộn nhịp khác thường). Còn không biết đất dược đổ đi đâu nhỉ? À chắc dùng để lấp mấy ổ voi ở trên đường quốc lộ gần đấy.
    Có ai biết nhiều hơn tớ không trả lời hộ tí...
  5. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.833
    Đã được thích:
    317
    Người ta đào bằng mấy thứ sau: Sức người + Cuốc xẻng, máy khoan để khoan lỗ nhồi thuốc nổ trên gương nổ, thuốc nổ. Sau khi nổ bòm một phát, thông gió xong thì mò vào dùng xe và người móc đất ra!
    Còn đất đá thì tất nhiên là đổ ra ngoài! hehe...
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Bỡn cợt suốt các cậu. Sau đây là câu trả lời nghiêm túc: Phần dưới đây là thông tin báo chí từ một hội nghị tổng kết khoa học. Nội dung như sau:

    Tại Hội nghị Tổng kết khoa học công nghệ xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được tổ chức mới đây, ngày 31/10/2005 tại Bộ GTVT, công trình hầm Hải Vân đã được đánh giá là một trong những công trình giao thông có sự chuyển giao công nghệ thành công nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.


    Đào hầm theo công nghệ NATM mới

    Hầm Hải Vân - Công trình thành công nhất về chuyển giao công nghệ

    Tại Hội nghị Tổng kết khoa học công nghệ xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được tổ chức mới đây, ngày 31/10/2005 tại Bộ GTVT, công trình hầm Hải Vân đã được đánh giá là một trong những công trình giao thông có sự chuyển giao công nghệ thành công nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

    Trước đây các đường hầm qua núi ở Việt Nam chủ yếu được thi công bằng phương pháp mỏ, có nghĩa là đường hầm được đào hoặc phá nổ, sau đó dùng các loại vật liệu để chống đỡ rồi xây dựng kết cấu chống đỡ bằng bê tông cốt thép hoặc đá xây. Người ta quan niệm kết cấu chống đỡ của vỏ hầm phải chịu được toàn bộ chiều dày lớp đất đá phía trên của hầm.

    Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân là hầm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ đào hầm mới. Đó là công nghệ NATM do các nhà báo học và kỹ sư người Áo phát minh. Theo ông Nguyễn Trung Sỹ, Phó TGĐ Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ GTVT, nguyên lý cơ bản của phương pháp này đó là duy trì độ vững chắc của khối đá, tránh liên kết lỏng lẻo bất lợi khối đất đá xung quanh; sử dụng bêtông phun, neo đá và kết hợp một số phương pháp khác để duy trì sự liên kết của vòm. Từng loại đất đá khác nhau lại áp dụng biện pháp chống đỡ khác nhau trên cơ sở quan trắc kỹ lưỡng sự chuyển vị của lớp đất đá vỏ hầm trong quá trình xây dựng. Cũng theo ông Sỹ, hầm xây dựng theo công nghệ NATM được làm theo dạng hình tròn nhằm tăng khả năng chịu lực, tránh tập trung ứng suất tại góc. Lớp lót phải mỏng, mềm dẻo, trụ đỡ ban đầu hết sức linh hoạt để giảm thiểu mômen uốn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bố trí lại ứng suất của vòm.

    Được biết, ngay từ khi bắt đầu dự án, Bộ GTVT Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công nghệ NATM này và đã xây dựng hẳn một chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ đối với dự án. Theo chương trình này, các cơ quan tư vấn nước ngoài Nippon Koei và Luis Berger cùng với nhà thầu Hazama đã thực hiện các hoạt động đào tạo và chuyển giao công nghệ NATM cho đội ngũ kỹ sư, công nhân, tư vấn Việt Nam theo từng giai đoạn của Dự án.

    Theo đánh giá của ông Tống Trần Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT, sau khi Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân hoàn thành, ngành GTVT Việt Nam đã tiếp thu thành công các công nghệ trong phương pháp đào hầm NATM như công tác khảo sát, phân loại đất đá, quan trắc sự chuyển vị. Các kỹ sư Việt Nam cũng đã làm chủ phần mềm máy tính và nắm bắt quy trình quản lý một dự án hầm lớn. Ông Tùng khẳng định: ?oViệt Nam đã có thể làm được tất cả các công đoạn đào hầm theo phương pháp NATM. Bằng chứng là đã làm được hầm Đèo Ngang theo phương pháp này?. Cũng theo ông Tùng, sự thành công trong chuyển giao công nghệ ở dự án này còn là việc sau khi dự án hoàn thành, các kỹ sư Việt Nam đã cho ra đời được một số dự thảo ban đầu về tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế, thi công... hầm theo phương pháp NATM.......
    Còn đất đào được đem lấp Bể Đông để lập thêm một tỉnh mới nghe đâu mang tên là Tân Điền. Làm hầm Hải Vân là để thực hiện câu ngạn ngữ của cha ông Dời Non Lấp Bể tức là di chuyển hòn núi này để lấp cái bể kia

  7. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Hic, nhấn lộn làm mất hết data, làm lại vậy. Cái này là demo 3d, ai cần ở HCM thì liên hệ xem chơi cũng được.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Được forzet sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 23/11/2005
  8. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Next....
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  9. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Next ... Hic, giờ mới để ý là file hơi năng, đành 4 tấm thu làm 1 vậy.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  10. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Tấm cuối, đầu khoan nó to thế này thì build cái hầm HV chắc ko lâu như ở VN đâu[​IMG]

Chia sẻ trang này