1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi cách xây dựng hầm hải vân?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thanh786, 21/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.833
    Đã được thích:
    317
    Phương pháp mà forzet post lên đây bằng hàng loạt các hình ảnh này là phương pháp làm hầm mới nhất hiện nay, nhưng không phải là phương pháp sử dụng cho Hầm Hải Vân. Đây là phương pháp tân tiến hơn nhiều có tên là TBM (Tunnel Boring Machine tiếng việt tạm gọi là máy khoan hầm toàn tiết diện)
    Với phương pháp khoan nổ kiểu Áo được sử dụng tại Hầm Hải Vân, về cơ bản đó vẫn là thi công khoan nổ truyền thống, chỉ có điều không phải nổ bừa mà là nổ có tính toán, thuốc nổ được tính và đặt trên gương nổ sao cho sau khi "bùm" thì hình dáng cơ bản của cái hầm được tạo ra và các lớp đất đá xung quanh ít bị ảnh hưởng, sau đó sẽ sử dụng neo đá (rock bolt) và bê tông phun (Shotcrete) để gia cố, rồi mới thi công vỏ hầm.
    Còn với phương pháp TBM, đối với mỗi cái hầm, tùy thuộc vào đặc điểm của cái hầm cần làm (đường kính) và điều kiện tự nhiên (đặc biệt là địa chất) người ta sẽ tính toán và chế ra một cái máy gọi là máy TBM cho hầm đó. Cái máy này là chiếc máy khoan hầm hoàn toàn tự động, từ khâu khoan, moi đất cho đến làm và gia cố vỏ hầm, máy nó làm tuốt, nói chung là tự động, chứ nó không phải là phương pháp "bùm bùm" nữa...... Chỉ có giai đoạn đầu, chỉ khoan nổ một đoạn để đặt cái máy vào vị trí, hay nếu hầm dài quá thì phải khoan nổ để mở các lối vào cho máy ở đoạn giữa chừng của hầm (a***).
    Với máy TBM, ở đầu của nó sẽ có các mũi (lưỡi) khoan nhỏ dùng để cắt đất đá, các mũi này được gắn trên cái đầu có thể quay quanh trục của nó, và khi máy khoan được đặt vào thì các mũi khoan này quay để cắt đất đá, còn đầu của máy khoan có gắn các mũi này sẽ quay quanh trục và như vậy các mũi khoan sẽ lần lượt có mặt trên toàn tiết diện hầm cần khoan. Cứ như vậy, máy sẽ khoan dần, và tiến dần. Máy có một cơ cấu riêng để móc đất ra ngoài, phía ngoài có một hệ thống xe gòong hay sử dụng xe tải làm hầm (rất đặc biệt, thiết kế riêng) để chuyển đất đá ra. Đồng thời với quá trình này, vỏ hầm (tunnel lining) cũng được làm luôn. Vỏ hầm ở đây là loại đúc sẵn tại các bãi đúc và được kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng. Lại nói về các đốt vỏ hầm, mỗi đốt lại chia thành các mảnh nhỏ (segment) mà thường là 3 mảnh để có thể lắp ráp, và sau khi lắp nó có thể chèn cứng vào với nhau. Với máy TBM, cứ khoan đến đâu,chuyển đất ra đến đó và các segment của vỏ hầm cũng được đưa vào và lắp ráp, các mảnh này sẽ được gắn chặt vào bằng neo và khe hở giữa các đốt vỏ hầm với đất đá xung quanh sẽ được bơm vữa lấp đầy (grouting).....
    Phương pháp khoan hầm toàn tiết diện này thực sự rất tân tiến, mức độ tự động hóa cao, ít nguy hiểm như khoan nổ, ít phải sử dụng chống đỡ hầm, đặc biết có thể khoan qua nhiều loại địa chất khác nhau, đá cứng, đá mềm, đất...khoan tất. (mấy ông khoan nổ, dù có là kiểu áo hay kiểu gì nữa mà gặp đất hay đá mềm thì chỉ có mà khóc!) Nhưng có một điểm là cái máy này rất đắt, phải đặt hàng riêng cho từng cái hầm, sau khi sử dụng xong là vứt đi, có chăng chỉ là tháo ra để tận dụng các parts còn tốt.......Còn 1 điểm nữa là phương pháp này chỉ dùng cho cái hầm có tiết diện hình tròn (do cái đầu máy khoan nó quay quanh trục) hay ít ra thì cũng gần tròn...một số hầm như hầm tàu điện ngầm trong các thành phố (cái này TBM thực sự có ưu điểm rất lớn và đặc biệt thích hợp vì chắc không ai có thể chịu nổi khi đào đường hầm tàu điện ngầm mà cứ nổ đùng đùng dưới nhà người ta!) thì cũng cứ phải đào cái hầm có tiết diện hình tròn, sau đó mới làm cái vỏ hầm tạo thành hình lòng đường của tàu điện ngầm!...còn một điểm nữa là cái máy TBM này nó chỉ khoan được những tuyến hầm thằng hoặc ít cong thôi, chỗ nào mà cua gấp quá là nó chịu/......
    Nhân tiện nói về phương pháp làm hầm Hải Vân, chia sẻ với các bác vài điều về máy khoan hầm toàn tiết diện như thế....mong nhận được nhiều ý kiến của mọi người!!Ah, mà ở VN đã có 1 dự án bắt đầu sử dụng phương pháp này là ở dự án Thủy Điện Đại Ninh nằm trên địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, để đào đường hầm dẫn nước...nhưng cũng là công ty Nhật làm thôi...hehe Việt nam mình chắc cũng còn lâu mới làm được.....vì cái máy đắt dã man, phải đặt hàng chế riêng, nghe đâu hết chừng 10 triệu mỹ kim thì phải.....
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Thực ra phương pháp boring toàn diện đã được áp dụng để đào con đường hầm nối Pháp với Anh quốc đoạn qua eo biển Manche từ khuya rồi, đâu như hoàn thành vào đầu năm 90 kia. Tuy nhiên cho tới bi giờ chưa có công nghệ nào mới hơn. Sau đây là một đoạn trích nói về cách xây dựng:
    ...Digging the tunnel took 15,000 workers over seven years, with tunnelling operations conducted simultaneously from both ends. The prime contractor for the construction was the Anglo-French TransManche Link, a consortium of ten construction companies and five banks of the two countries. Engineers used large tunnel boring machines (TBMs), mobile excavation factories that combined drilling, material removal, and the process of shoring up the soft and permeable tunnel walls with a concrete liner. After the British and French TBMs met near the middle, the French TBM was dismantled while the British one was diverted into the rock and abandoned. Almost 4 million m³ of chalk were excavated on the British side, much of which was dumped below Shakespeare Cliff near Folkestone to reclaim 90 acres (360,000 m²) of land from the sea. In all, 8 million m³ of spoil were removed, at an average rate of 2400 tonnes/hour.
    The Channel Tunnel consists of three parallel tunnels: two primary rail tunnels, which carry trains north and south, and a smaller access tunnel. The access tunnel, served by narrow rubber-tyred vehicles, is connected by transverse passages to the main tunnels at regular intervals. It allows maintenance workers access to the tunnels and provides a safe route for escape during emergencies....

  3. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Cái này là pót đầu tiên em nhấn vào nút e*** nên xóa sạch những cái bác nói ở trên. Ý của em là cái này là 1 phương pháp khác lạ lôi ra để so sánh với cách làm hầm HV thôi. Nhưng xem hết đoạn đó xong vẫn ko hiểu nó làm sao quẹo lên, quẹo xuống, qua trái, qua phải...
  4. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Việc áp dụng công nghệ cũng tùy thuộc vào yếu tố kinh phí và yếu tố địa chất của công trình. Bên phương tây có nhiều tiền nên hầu như toàn dùng Boring cho bò lổn nhổn, thi công nhanh gọn lẹ, giống kiểu làm đường sắt ở Mẽo cách đây mấy thế kỷ trước: một đoàn tàu chở theo đường ray, tà-vẹc, bù long con tán... đi đến đâu thì sắp đường ray đến đấy Cách đây 2 năm, em đi excursion với lớp, có tham quan 1 công trình HighSpeedTunnel under National Park của Hàlan, công trình này cũng làm theo kiểu cho Boring bò đại dưới lòng đất, đến đâu hay đến đó Để hôm nào em lục lại đống ảnh cũ xem có cái mô hình của con Boring đó không, nghe bảo là đường kính 14-15m thì phải.
    Mà cái hầm Châu Âu giữa Anh - Pháp làm phí quá, có 2 con Borings, 1 con thì nằm ở showroom ngay đầu đường hầm --> số phận sáng sủa, 1 con nữa thì đang nằm im dưới đáy biển --> khổ thân quá! Phải chi vác được về VN thì quá tốt... biết bao nhiêu tấn... sắt vụn, tha hồ bán ve chai , các bác nhỉ

Chia sẻ trang này