1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi chút về tôn giáo

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi holocaust, 04/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. holocaust

    holocaust Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi chút về tôn giáo

    Cho mình hỏi, ở nước mình tỉ lệ phần trăm người dân theo tôn giáo được xếp như thế nào??đạo phật / đạo cơ đốc/ đạo hoà hảo/đạo cao đài...
    nếu bạn nào có số liệu thế giới nữa thì càng tuyệt!



    Được Ica sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 07/06/2004
  2. ldhoang

    ldhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    The Government officially recognizes Buddhist (approximately 50 percent of the population), Roman Catholic (approximately 8 percent), Cao Dai (1.5 percent), Hoa Hao (1.5 percent), Protestant (0.9 percent), and Muslim (0.1 percent) religious organizations. Approximately 38 percent of citizens consider themselves nonreligious.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hầu như em thấy sách báo nước ngoài đều nói là nước mình theo đạo Phật là nhiều nhất. Ngay cả quyển báo hay tạp chí gì đó in vào năm có hội nghị nói tiếng Pháp ở Hà Nội cũng vậy. Tuy nhiên em không hiểu họ căn cứ vào đâu để nói như vậy vì thấy rằng các cái sơ yếu lý lịch hầu như toàn đề mục Tôn giáo là Không.
    Phải chăng họ tính theo kiểu lấy tống số dân trừ đi số người theo đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, Hoà Hảo, Hồi giáo => số còn lại theo Phật giáo.
    Hay là ông nào cứ Nam mô => Phật giáo?
    Em chịu, cóc biết được thía nào.
  4. holocaust

    holocaust Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    tôi đang tìm hiểu vấn đề này..không hiẻu nho giáo-đạo Khổng có được tính vào danh sách không nhỉ???
    to ldhoang-ban có thể chỉ cho mình con số thống kê trên là theo source nào không?thanx
  5. ldhoang

    ldhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Source : http://usembassy.state.gov/vietnam/wwwhirf.html#vietnam
    Tuy nhiên đây cũng là tài liệu mà khi đọc cần có phân tích.
    Thật ra phật giáo ở VN hiện nay là đề tài nghiên cứu khá phong phú cho những ai quan tâm.
    Ở miền bắc, sau năm 1954 hầu như không phát triển. Về bản chất có thể nói suy vong, chùa chiền những nơi nào nổi tiếng thì chỉ còn là địa chỉ danh lam thắng cảnh. Nơi xa xôi hầu như hoang tàn. Thậm chí đến bây giờ chùa Dâu là đất tổ phật giáo VN cũng quá xập xệ . Có thể nói thế này nếu hỏi 100 người ra vào cúng lễ ở chùa Quán Sứ thì 99 người không biết nguồn gốc Phật thế nào. Nói đến Pháp thì lại càng mù tịt. Còn nói về tăng thì tôi thấy cũng có những sự là lạ. Ví dụ sư trụ trì chùa Như Quỳnh (Hưng Yên) là đảng viên 5 tuổi đảng. Mà điều này ở các chùa đồng bằng bắc bộ thì được biết là chuyện thường thấy. Tôi không có ý định phê phán gì ở đây cả, mà đang nung nấu nếu có điều kiện sẽ thực hiện một nghiên cứu sâu về chuyện này. Trao đổi với anh H. tiến sĩ triết thuộc viện triết học VN, anh có bảo đạo nào cũng vậy thôi du nhập vào đâu thì cũng phải adapt với môi trường đó để tồn tại, cũng giống như tiếng Anh ấy. Anh nói có lý, vì Ky tô giáo cũng còn phải thua phong tục VN nghĩa là phải đồng ý để con chiên lập ban thờ ông bà trong nhà. Hình như câu nói của Bác Hồ về sự đoàn kết của các ông Thích Ca, Mác,Giê su, Tôn Trung Sơn bây giờ mới được thể hiện ở VN. Ở Huế phật giáo thuần phật Ấn hơn. Người xuất gia có tri thức hơn. Đại đa số là chỉn chu với Phật Pháp. Nhưng cũng có những nhiều người trong hàng tăng thích làm chính trị. Vào sâu nam bộ thì phật giáo lại có nhiều màu sắc của phật giáo Khmer.
    Hiện nay nhà nước cho tự do về tín ngưỡng nên chùa chiền phát triển mạnh. Nhưng chùa chiền không có nghĩa 100% là Phật. Hầu như chùa nào phía Bắc cũng có ban thánh mẫu. Chùa Bồ Đề (Hà Nội) có cả ban cô ban cậu. Phật không cấm thờ con người cụ thể trên chùa, nhưng là người phải mang tinh thần phật, nghĩa là từ bi hỉ xả ( ví dụ đức thành Trần). Theo ông Nguyễn Hùng Hậu trong cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam - (nxb. KHXH, 2002) thì phật giáo VN mang mầu sắc tam giáo (Nho, Phật, Đạo).
    Hòa thượng Thích Thanh Từ có quyển sách về các ông vua Trần quy y cửa phật rất hay (NXB tôn giáo TPHCM). Ông đang cho tái lập lại Trúc Lâm Thiền Viện ở Yên Tử (Quảng Ninh). Đây là trường phái theo nhiều người đánh giá Phật giáo mang tính VN nhất.
    Nếu gọi là tông phái thì tư tưởng của các tông phái ở VN khác nhau xa lắm. Tôi không rõ các học viện phật giáo VN và các cơ quan nghiên cứu tôn giáo VN có quan tâm đến điều đó không. Nếu không hiểu nền tảng tư tưởng Phật thì người đi chùa dễ rơi vào khủng hoảng tinh thần dẫn đến mê tín dị đoan và dễ bị người xấu lợi dụng làm những việc không đúng tôn chỉ nhà Phật.
    Đấy là đôi điều lộn xộn ghi nhận của tôi về Phật giáo nhân chuyến về VN tết Giáp Thân vừa qua.
  6. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Trên web site của CIA , trang ?oThe World Fact Book? , những quốc gia Á Châu như Việt Nam , Tàu , Lào , Thái Lan ? được coi là những quốc gia Phật giáo bởi vì người dân theo đạo Phật rất đông . Thế nhưng , cái mà người dân tự nhận mình là theo đạo Phật, cũng như đa phần mọi người hiểu lầm là đạo Phật, lại chính là một ngộ nhận khủng khiếp về Phật giáo .
    Ở Việt Nam , ngày lễ người ta đi chùa , ngày tang ngày giỗ người ta mời sư sãi đến đàn chay cúng tế, nhiều người ở nhà tụng kinh niệm Phật cầu mong đức Phật phù hộ độ trì cho gia đình , trong nhà có bàn thờ Phật , và thế là ?omặc áo cà sa cho là thành Phật? , đã tự coi mình theo đạo Phật . Không mấy ai hiểu rằng hình thức tín ngưỡng ấy đã bóp méo Phật giáo như thế nào, bởi vì bản chất cầu xin nơi siêu hình đã là hiểu hòan tòan sai về đạo Phật , không có gì khác với các đạo thờ thần khấn thánh đi ngược lại giáo lý nhân bản thế tục của Phật giáo.
    Cái niềm tin lệch lạc ấy đại khái có thể ví dụ như Phật là một ông thầy dạy bạn kiến thức để bạn dùng kiến thức ấy mà xây dựng cuộc sống tốt đẹp, chứ không phải là một ông nhà giàu nào đó bạn cầu xin, ngoan ngõan nghe theo tin theo là sẽ được cho tiền xài tà tà qua ngày. Bản thân bạn không có kiến thức, không biết tự xây dựng cuộc sống thì bạn sẽ thất nghiệp, đói nghèo, chẳng có Phật nào giúp cả , tự bạn mà thôi. Mà nói đến đạo Phật , dùng chữ ?oniềm tin? là không chính xác. Người theo đạo Phật chân chính phải biết nhận ra điều nào đúng điều nào hay (Kinh Nền tảng đức tin) mà nhận thức , giác ngộ làm theo . Đã đúng thì là đúng chứ không phải ?otin? hay ?okhông tin?.
    Kết quả của sự hiểu sai lệch phổ biến đó là nếu giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như giáo hội Phật giáo những quốc gia Á Đông, không có biện pháp chủ động giáo dục lại tăng chúng , đăng đàn giảng kinh mở mang sự hiểu biết đúng đắn theo đúng tinh thần nhân bản trí tuệ của Phật giáo, thì tác hại không thể lường hết được. Bản chất cái niềm tin vào đấng siêu hình của đại bộ phận dân chúng ấy , tuy được khóac cái tên ?ođạo Phật? , nhưng chẳng có gì khác với các tín đồ Kitô hay Hồi Giáo mong mỏi ỷ lại vào một sự cứu vớt ? từ trên trời rơi xuống.
    Sách lược muốn cải đạo Châu Á của Vatican , của các giáo phái Tin lành ? sẽ đi kèm với chiến lược ?ocả vú lấp miệng em? mà nuốt chửng đầu óc tỉnh táo của nhiều người Á Đông ta , lôi họ vào vòng mê mẩn quay cuồng , làm tay sai cho vố số âm mưu giảo quyệt nham hiểm. Những người muốn cảnh tỉnh sẽ chỉ là những tiếng nói yếu ớt bên đường bị đám đông cuồng tín gào thét át đi. Truyền thông sẽ dần dần lọt vào tay họ . Lời nói dối sẽ lập lại không chỉ một nghìn lần để thành ?ochân lý? mà sẽ là hàng triệu hàng tỷ lần hòng nhồi sọ người ta thành những con chó của Pablop do ? Chúa Trời (ảo) làm thí nghiệm.
    Lấy ví dụ như vụ Tin Lành ở Tây Nguyên. Ta thấy , người dân Tây Nguyên vốn đã kém hiểu biết văn hóa, lại tin vào ?oông giàng? , tin vào ?ocon ma?, tin vào những sự siêu hình thần bí ? thì chẳng khác nào cái mầm độc thần giáo đã có sẵn . Chỉ vài cuốn sách , vài kẻ truyền đạo cuồng tín hoặc có mưu đồ xấu đổ bộ vào vùng đất này đã khiến một bộ phận rất lớn dân chúng chạy theo tin lấy tin để .
  7. holocaust

    holocaust Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    cám ơn lời chỉ dẵn của các bạn
  8. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Người dân theo đạo phật tức là lấy đạo phật làm tín ngưỡng,số này chắc cũng đến 50% dân số. Còn những người thực sự theo đạo phật , tức là người tu hành trên chùa hoặc tu tại gia thì ít .
    Tôi đi một số nơi thấy các tông phái phật giáo bây giờ khác với phật giáo nguyên thuỷ khá nhiều.Cũng dễ hiểu vì thời đại hiện nay khác với thời phật Thich Ca.Phật giáo cũng phải phát triển theo thôi.Nhưng các giáo lý cơ bản thì không thay đổi.
    Thường thì dân mình hay lên lễ chùa , cầu khấn các kiểu nhưng chưa chắc đã hiểu về đạo phật.Hoặc biết một tý theo kiểu thầy bói xem voi, hiểu sơ sài phiến diện về những người tu hành.
    Buồn cười hơn là có những người hàng ngày ăn ở độc ác , dối trá , hại người nhưng lúc lên chùa thì lạy lấy lạy để,cầu xin lộc , phước.Phật ở tâm mà đi tìm lung tung vậy...
    À tiện đây cho tôi hỏi chút.Có ai biết trang web nào giảng về phật học không.Nhưng không phải phật giáo thống nhất gì đó bên hải ngoại đâu. Với lại các bác nào quan tâm tới phật giáo thì lập riêng topic anh em vào đó trao đổi nhỉ ?
  9. white_gragon

    white_gragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu trên trang web CIA gì đó, nó có ghi câu tiếng anh "cả vú lấp miệng em" như thế nào! just kidding.
    Mình nghĩ nếu bạn nói chỉ nhận biết cái nào đúng , cái nào sai để làm thì giống như là vô đạo rùi. Cũng như giết kẻ giết người, vậy đúng hay sai. Nếu nói những người theo đạo chân chính như bạn kể thì nó quá cứng nhắc. Bên đạo kito có câu thế này "kẻ thấy việc tốt mà không làm thì còn tệ hơn kẻ có tội" câu này xét ra thì cũng chỉ muốn mọi người hướng thiện thôi, đạo là đường mà, hướng người ta đến cái tốt thôi, chứ có hướng họ tới cái xấu đâu (ngoại trừ tà đạo).
    mà đạo là đạo, chính trị là chính trị, đừng lấy chính trị ra để bàn luận về đạo, thế mới là "cả vú lấp miệng em" đấy. Mong các bác hiểu cho điều này, kẻo nếu không cứ để cái tư tưởng chính trị làm ảnh hưởng tới tinh thần đạo giáo (điều được thấy rõ nét nhất qua cuộc chiến giữa Mỹ và thế giới hồi giáo, cả hai đều lấy tôn giáo ra để làm khiên đỡ trước sự sai trái của mình)
    Được white_gragon sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 09/06/2004
  10. Feb

    Feb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    F nghĩ người ta nói đa số người dân VN theo đạo Phật cũng có lý do, đó là vì (như bạn Suje đã nói) ở VN người dân có thói quen đi chùa, ngày tang ngày giỗ thì mời sư tụng kinh..., nên được xếp là theo đạo Phật. Thật ra nếu chỉ như thế đã được gọi là theo đạo Phật thì F nghĩ dân mình không chỉ 50% theo đạo Phật đâu, phải hơn nhiều, vì nhiều người vẫn ghi là không có tôn giáo, nhưng họ vẫn đi chùa, lạy Phật, đôi khi người thân qua đời còn đem tro cốt vào chùa để thờ cúng.
    Còn về tông phái đạo Phật thì cũng nhiều, những người tu hành, hoặc người tại gia thường ngày ăn chay niệm Phật để cầu lành tránh dữ, hay tin vào sự cứu độ của Quán Âm Bồ Tát, tin vào sự tiếp dẫn của Phật Di Đà khi chết đi... thường gọi là phái Tịnh độ. Sự tin tưởng như vậy cũng không hẳn là vô lý, vì một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật là thuyết Nhân duyên, nói nôm na là gieo nhân nào thì gặt quả ấy, bất kỳ một hành vi, suy nghĩ nào của ta (Tâm, khẩu, ý) cũng là nhân để tạo ra quả sau này mà chúng ta phải gặt, và việc một người giác ngộ ở một thời điểm này thường là kết quả một chuỗi những kiếp sống họ đã sống trước kia, hoặc được bắt đầu bằng một thiện duyên nào đó khiến họ gặp được người khai sáng. Nên những người theo phái Tịnh độ tụng kinh, niệm danh hiệu Phật là để tạo duyên cho mình, để nếu đời này, kiếp này nếu họ chưa thành Phật, thì cũng sẽ tạo được nhân duyên cho việc họ sẽ được tiếp tục trên con đường thiện mà họ đã lựa chọn. Hơn nữa, theo đạp Phật thì những vị Phật thường có hạnh nguyện rất to lớn, nên nó có thể phần nào ảnh hưởng đến những người tưởng nhớ đến họ (về mặt tinh thần thôi). Đó là lý do của việc họ tu học theo con đường Tịnh độ, đôi khi nó bị biến tướng thành mê tín là thế.
    F cũng thấy đạo Phật hiện nay biến tướng khá nhiều, nhưng trước hết thì Phật tử có niềm tin vào điều lành, và làm lành thì cũng tốt lắm rồi. Nếu cứ tiếp tục gieo nhân lành ngày này qua ngày khác, kiếp này qua kiếp khác thì sẽ có lúc nào đó họ "hiểu Phật", và giác ngộ, đó chính là thâm ý của đạo Phật
    Vả lại, theo đạo Phật để dạy dỗ, hướng dẫn người khác phải tùy người, tùy duyên, tùy khả năng lĩnh hội của mỗi người mà có cách tiếp cận, cách đặt vấn đề khác nhau để họ có thể dễ dàng tiếp nhận (gọi là pháp Phương tiện), như vậy đây cũng là một trong những cách để đạo Phật đi vào cuộc sống và được người dân tiếp nhận.
    Sẽ nói tiếp với các bạn sau này, nếu có dịp. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về giáo lý đạo Phật có thể vào chùa mượn sách đọc, hoặc đi nghe giảng ở chùa, nếu có điều kiện có thể đọc kinh Pháp Hoa, Pháp Cú..., có rất nhiều vấn đề hay về Triết học trong kinh, nghiềm ngẫm cũng hay.
    Nhưng nói trước, nếu bạn muốn tìm thầy giảng về giáo lý đạo Phật một cách rốt ráo thì khó tìm lắm, vì giáo lý Phật giáo nặng về Triết học mà. F thì chỉ biết có thầy Thanh Từ giảng kinh rất hay, nhưng thầy đã ẩn cư rồi, chắc khó có cơ hội để tìm một người thứ hai như thầy.

Chia sẻ trang này