1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi một số thông tin về tướng lĩnh Việt Nam(danh sách trang 5)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi lav, 19/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lav

    lav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi một số thông tin về tướng lĩnh Việt Nam(danh sách trang 5)

    Chào mọi người !
    Vừa qua, co rat nhiều bài đề cập về tướng lĩnh VN. Tôi rất thích chủ đề này. Bạn nào có thông tin hay, xin gửi cho chủ đề này. Chân thành cám ơn.

    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 04:11 ngày 30/10/2003
  2. Margareta

    Margareta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể có bạn nào có thông tin về tướng Vương Thừa Vũ không. Hình như ông là chỉ huy trung đoàn Thủ đô, khá nổi tiếng trong thời chống Pháp nhưng sau đó trở nên ít được nhắc tới. Có phải ông là người gốc Hoa không?
  3. lav

    lav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Toi xin gửi một bài báo về đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cõng thuộc cấp qua suối


    Ngoài tài quân sự, đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn là người giản dị, cởi mở và chân tình. Ông Sanh Thí kể lại câu chuyện tướng Thanh đã cõng ông (hồi còn làm trung đoàn phó) qua suối hồi năm 1947.
    Hồi mới về đơn vị, tôi nghe có nói ông Nguyễn Sanh Thí một lần được đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau này là Ủy viên Bộ Chính trị - Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam cõng qua suối! Biết chuyện này đã lâu nhưng thời gian đã làm quên lãng, mãi gần đây tôi mới có dịp đến thăm ông để được nghe kể về giai thoại này. Một ông già 80 tuổi dáng cao gầy nhưng quắc thước ra mở cổng, đón tôi vào. Một căn nhà kiểu cổ một tầng có mảnh sân hẹp rợp bóng cây và hoa ở sâu trong ngõ 1 phố Nguyễn Văn Tố sát chợ Hàng Da, Hà Nội nhưng lại rất yên tĩnh. Chúng tôi quen nhau đã lâu vì cùng là phóng viên cũ của báo Quân đội nhân dân. Ông về Tòa soạn từ năm 1956 trước tôi cả chục năm.
    Hỏi ông về câu chuyện tôi muốn biết cụ thể, ông cười vui và nói lảng: Việc này có đấy nhưng cũng chỉ là tình cờ thôi. Chuyện là thế này...
    Tôi sinh năm 1924 ở Hương Trà - Thừa Thiên - Huế. Thời Pháp tôi đã học xong Tú tài. Cách mạng Tháng Tám thành công được hơn tuần lễ thì tôi vào bộ đội. Đó là ngày 1-9-1945. Sau đó tôi đi Nam tiến rồi chiến đấu ở mặt trận Huế. Do chỉ huy đánh giặc có kết quả nên tôi "lên" rất nhanh, cuối 1946 đã làm trung đoàn phó trung đoàn 101 chủ lực của tỉnh Thừa Thiên, lúc mới 23 tuổi. Phải nói khi ấy so với cương vị đảm nhiệm tôi thuộc loại rất trẻ.
    Một ngày đầu năm 1947, tôi có dịp đi công tác ở miền núi Tây Thừa Thiên đoạn ASầu, ALưới bây giờ. Toàn đường rừng lên dốc, xuống khe, trèo đèo lội suối. Hồi ấy, cán bộ cấp trung đoàn đều có cần vụ để giúp đỡ các công việc hàng ngày. Đồ đạc cá nhân của hai thầy trò, khẩu tiểu liên Tuyn, chiếc ruột nghé gạo to đùng, cơm vắt, bi đông nước, cuốc xẻng tất tật đều trên vai người cần vụ mẫn cán. Ngoài khẩu súng ngắn đeo ngang hông tôi đi người không nhẹ tênh. Gần trưa đến một con suối rộng cắt ngang đường mòn, cậu cần vụ bảo: ?oThủ trưởng cứ ngồi nghỉ bên này. Em lội qua bên kia đặt đồ đạc xuống sẽ quay sang đón". Kể ra nếu suối nông mà có những hòn đá to nhô lên giữa dòng thì tôi cũng tự qua được nhưng suối lại rộng tới hơn hai chục mét nước trong vắt, có chỗ sâu đến đầu gối, tôi lại vướng đôi "xăng đá" và cũng ngại cởi giầy nên đành chờ cậu ta sang đón cõng qua. Lúc cậu cần vụ vừa lội đến giữa suối thì một đoàn 3 người từ phía sau cũng đi tới. Trông cách ăn mặc thì không phải dân địa phương mà cũng là cán bộ dân chính đi công tác. Người lớn tuổi nhất chừng 34, 35 tuổi đeo xà cột, hai anh kia trẻ hơn cỡ tuổi tôi vai đeo ba lô, lưng thắt bao gạo. Tất cả họ đều đi dép lốp. Thấy ba vị chuẩn bị qua suối tôi chợt nẩy ra ý nghĩ nên nhờ ai đó cõng qua suối thì hay hơn, khỏi chờ cần vụ quay sang đón. Mình to con thế này phải người khỏe mới đủ sức. Tôi nhắm vào bác lớn tuổi dáng dấp nông dân mặc bộ đồ bà ba mầu đen bảo : "Này bác, nhờ bác cõng tôi qua suối một chút nghe. Nước hơi sâu tôi lại ngại cởi giầy...". Người đó nhìn tôi cười nói : - Được thôi, anh lại đây.
    Tôi rời thân cây gỗ đổ vừa ngồi nghỉ đi đến bờ suối. Bác ta cúi lưng xuống dùng hai tay nhấc tôi lên rồi từ từ lội xuống suối. Đến chỗ nước sâu bác còn bảo tôi : "Anh nhấc cao chân lên một chút cho khỏi ướt giầy". Bác lội suối rất dẻo, chắc chắn và loáng cái đã tới bờ bên kia. Cậu cần vụ thấy tôi đã có người cõng nên không quay lại nữa và ngồi chờ. Bác nọ đặt tôi xuống rồi cùng với một người trong nhóm đi luôn, hình như họ cũng vội. Chỉ còn một anh mang các-bin đi sau cùng thầy trò tôi. Chẳng biết tên anh ta là gì, làm gì chỉ thấy anh bảo tôi giọng vui vui - "Hôm nay anh hên lắm đó". Lúc đó nghe vậy tôi cũng chẳng để ý đến câu nói mà tôi cho là tào lao đó.
    Mấy tháng sau, tôi được dự hội nghị quân chính của phân khu Bình Trị Thiên. Buổi khai mạc, ban tổ chức giới thiệu đồng chí bí thư phân khu ủy Nguyễn Chí Thanh lên nói chuyện. Ngồi sát hàng ghế đầu tôi nhận ngay ra ông bí thư phân khu lại chính là "bác nông dân" đã cõng mình qua suối bữa nọ. Từ dáng đi, nét mặt cách ăn vận vẫn vậy. Giản dị, cởi mở, không có gì khác trước. Về tôi, chỉ hơi ngượng một chút chứ thật lòng chẳng lo gì vì tôi nghĩ dọc đường kháng chiến việc giúp đỡ nhau là chuyện bình thường, hơn nữa khi nhờ ông cõng tôi đâu có biết lúc đó ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.Về phần ông, cũng rất tế nhị. Giờ giải lao, ông chủ động đến gọi tên tôi và bắt tay bình thường coi như không có chuyện trước đó. Đầu năm 1948 khi tôi là trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, chủ lực của Liên khu 4, ông Nguyễn Chí Thanh đã là Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 bao gồm sáu tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình, Trị, Thiên. Có lần ông gọi tôi lên gặp ông khen tôi đánh tốt và tặng tôi 4 mét vải ka-ki ngoại để may bộ quân phục. Ông nói : "Sanh Thí chỉ huy khá lắm. Quân đội ta rất cần có những cán bộ như thế nhưng cậu cần cố gắng phấn đấu vào Đảng đi chứ! (Lúc này tuy đã là Trung đoàn trưởng nhưng tôi chưa là đảng viên). Tôi được biết sau đó, ông Thanh đã nói với ông Lê Chưởng và ông Nguyễn Kiện là hai cán bộ chủ chốt của lực lượng vũ trang Liên khu 4 hồi đó là "cần đưa Sanh Thí vào Đảng". Được sự động viên khuyến khích của ông Thanh và sự giúp đỡ của các thủ trưởng Liên khu, cuối năm 1948 tôi đã được kết nạp Đảng.
    Sau này ra Việt Bắc khi ông đã là Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 2 năm 1951, được phong Đại tướng làm chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, tôi vẫn đến thăm ông ở an toàn khu và sau này ở Hà Nội. Lúc này tôi mới được biết rõ thêm về ông. Ông cũng quê Thừa Thiên như tôi nhưng khác huyện. Ông hơn tôi đúng 10 tuổi, sinh năm 1914. Tên khai sinh của ông là Vịnh chứ không phải là Thanh. Nguyễn Chí Thanh là tên của Bác Hồ và đoàn thể đặt cho ông tại Đại hội Tân Trào. Từ đó ông mang tên Nguyễn Chí Thanh. Nhưng do vẫn tiếc cái tên "cúng cơm" của mình nên sau ông và bà Cúc vợ ông lấy tên Vịnh đặt cho cậu con trai. Ông Thanh và gia đình sinh hoạt giản dị bình dân lắm. Có lần gặp ông ở phố Lý Nam Đế (Hà Nội) tôi chào ông và dừng lại hỏi chuyện. Được vài phút ông bảo tôi: "Thôi, Sanh Thí về nhà mình chơi đi, nói chuyện dài dài. Bác sĩ và bảo vệ không đồng ý mình đứng nói chuyện lâu ở ngoài đường". Thế là ông đưa tôi về nhà hàn huyên như những người bạn cùng quê lâu ngày mới gặp.
    Tôi còn được biết khi ông là Đại tướng bà Cúc cũng là thiếu tá, vải vóc của gia đình đâu có thiếu nhưng vào đầu những năm 60, quần áo của các con ông bị rách ông vẫn bảo bà vá lại mà mặc chứ không may mới vội vì theo ông tiết kiệm vải chỉ là phần phụ mà điều quan trọng hơn như ông nói "phải để chúng mặc quần áo vá sau này mới biết thương người rách áo".
    Đến nay ông đã về với tổ tiên được 36 năm. Nhưng đối với tôi, ông Nguyễn Chí Thanh luôn luôn là nhà lãnh đạo sắc sảo, nhạy bén, thái độ ứng xử rất chân tình, bình dị, rất sâu sát quần chúng, là mẫu người mà tôi hằng ngưỡng mộ kính phục tận đáy lòng.
    THẾ TRƯỜNG ghi
    (Báo Tiền phong)

  4. hhv

    hhv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2001
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    0

    Không biết có ai có tài liệu gì về Đại tướng Trần Văn Trà không nhỉ ? Tối thấy nhiều người nhắc đến ông như không hề nhắc đến tiểu sử, chức vụ hay các chiến công của ông. Nghe nói ông còn viết sách, có ai biết đấy là quyển gì không ạ ?
    Ngoài ra Đại Tướng Văn Tiến Dũng và VNG theo các bác ai là người có công lớn hơn trong Việt Nam War ?
    Đại tướng VNG chỉ huy trận ĐBP, Đại tướng VTD lúc đấy là phó, nhiều người cho rằng đại tướng VTD mới thực sự là the man behind DBP ????
    Ngoài ra đại tướng VDT còn chỉ huy chiến dịch miền Nam 1975 và chiến tranh biên giới 1979
    Có bác nào có tài liệu gì về cuộc chiến ở Campuchia của chúng ta do đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy thì post lên cho em tham khảo với ạ.
    Cảm ơn
    I watch how the moon sits in the skyOn a dark night shining with the light from the sunThe sun doesn't give light to the moonAssuming the moon's going to owe it oneIt makes me think of how you act to meYou do favors and then rapidly<BR
  5. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Xin đính chính cùng bạn, tướng Trần Văn Trà cấp bậc cao nhất là thượng tướng chủ nhiệm cục thanh tra quân đội nhân dân. Chắc bạn lầm với đại tướng Phạm Văn Trà là bộ trưởng bộ quốc phòng hiện nay. Tướng Phạm Văn Trà được phong đại tướng gần đây.
  6. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy bạn nên vào đề tài Đại Tướng Võ Nguyên Giáp hoặc là xem các mục lục chính có liên quan đến tướng lĩnh. Mình thống kê dùm bạn các tướng nổi tiếng:
    Việt Nam có 2 đại tướng đầu tiên là đại tướng Võ Nguyên Giáp bộ trưởng bộ quốc phòng linh hồn quân đội trong chiến tranh chống Pháp va Mỹ, đại tướng Nguyễn Chí Thanh chủ nhiệm tổng cục chính trị thời kháng chiến chống Mỹ.
    Lần lượt các đại tướng khác là Văn Tiến Dũng tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân sau là bộ trưởng bộ quốc phòng. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng văn Thái, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê, Lê Đức Anh, Phạm Văn Trà . Bên công an thì có thêm đại tướng Mai Chí Thọ.
    Thời kháng chiến chống Pháp có 2 tướng rất nổi tiếng nếu họ còn sống chắc cũng là đại tướng. Trung Tướng Nguyễn Bình Tư Lệnh các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ thời chống Pháp. Lúc chống Pháp ta chỉ có duy nhất một đại tướng là tướng Võ Nguyên Giáp, một trung tướng là tướng Nguyễn Bình. Còn tướng Văn Tiến Dũng lúc bấy giờ còn là thiếu tướng. Chiến trường trung bộ Việt Nam do thiếu tướng Nguyễn Sơn chỉ huy. Tướng Nguyễn Sơn cũng là tướng Trung Quốc có công trong vạn lý trường chinh của hồng quân Trung Hoa. Tướng Nguyễn Sơn tốt nghiệp võ bị trường quân sự Hoàng Phố.
    Các danh tướng trong kháng chiến chống Mỹ danh sách này hy vọng được bổ sung thêm :
    Tướng Trần Văn Trà tư lệnh lực lượng quân giải phóng Nam VN
    Tướng Đồng Sỹ Nguyên tư lệnh đoàn 559
    Tướng Trần Văn Quang
    Tướng Hoàng Thế Thiện
    Tướng Nguyễn Hữu An
    Tướng Hoàng Minh Thảo
    Tướng Nguyễn Thị Định
    Tướng Hoàng Cầm
    Tướng Đinh Thế Thiện
    Tướng Đồng Văn Cống
    Tướng Vũ Lăng
    Mình viết lại các tướng tư lệnh trong quân chủng phòng không không quân nha:
    Tướng đầu tiên là tướng Phùng Thế Tài sau lên Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội.
    Tướng Lê Văn Tri.
    Tướng Đào Đình Luyện sau này là thượng tướng thứ trưỏng Bộ Quốc Phòng.
    Tướng Trần Hanh sau này là thứ trưởng bộ quốc phòng.
    Tướng Phạm Thanh Ngân sau là thượng tướng chủ nhiệm tổng cục chính trị.
    Tướng Nguyễn Đức Soát.
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Có bạn nào đọc cuốn "Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam" của tác giả Phan Hoàng chưa? Hôm rồi tôi đi ra tiệm sách cũ thấy có bán nhưng không mua vì có rồi. Bạn nào cần thì ra Đường Trần Nhân Tôn ở TPHCM mà tìm, tiệm Tín Nghĩa thì phải.
    Trong cuốn này, tác giả đã dựa trên các bài phỏng vấn của mình để khái quát khá đầy đủ các vị tướng của QĐND VN. Các bạn tìm đọc thử xem nhé.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xin bổ sung thêm cho bác binhminhlaky đại tướng Nguyễn Quyết, người tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
  9. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    À ngày 19-8-1945 trước cả lịch sử thành lập quân đội nhân dân tại Tân Trào nhỉ.??? (12 người 22-12-1941) Các tranh luận trên ttvnol và lịch sử quân đội sao cứ nói anh Văn là người anh cả đầu tiên của quân đội và chỉ có 1 đại tướng duy nhất được Bác Hồ phong quân hàm đầu tiên???
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Anh Văn chính là ĐT Võ Nguyên Giáp và cũng là Đại Tướng được Bác Hồ phong quân hàm đầu tiến đó.

Chia sẻ trang này