1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi một số thông tin về tướng lĩnh Việt Nam(danh sách trang 5)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi lav, 19/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tadathaygi

    tadathaygi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Lớp trẻ: Không bối rối, không khoan nhượng nhưng không nôn nóng!
    - Là một trong những người hoạt động cách mạng xuất sắc của thế hệ trước, ông có kỳ vọng, sẻ chia và lời khuyên nào với thế hệ trẻ hôm nay?
    - Lớp trẻ của chúng ta bây giờ học hành nhiều kiến thức rộng hơn lớp trước. Lớp trẻ sẽ làm giỏi hơn lớp già. Nhưng tôi cũng hiểu là họ đang gặp phải một số khó khăn. Khó khăn ngoại lai thì lớp trẻ sẽ vượt qua được một cách không khó lắm, vấn đề còn lại là khó khăn nội tại. Lớp trẻ đang bối rối. Tôi hiểu điều đó.
    Tôi chỉ mong lớp trẻ đừng bối rối mà hãy noi gương những người tốt của lớp trước mà tiêu biểu nhất trong đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phải như thế mới đối mặt được với tham nhũng, lãng phí và tiêu diệt được chủ nghĩa cá nhân.
    Lời khuyên của tôi đối với thế hệ trẻ là: Không bối rối, không khoan nhượng nhưng không nôn nóng. Phải kiên trì đấu tranh để khắc phục khó khăn nội tại. Tôi tin rằng lớp trẻ sẽ tiến được để đưa đất nước đến một tầm cao mới.
    - Thưa ông, có nhiều bạn trẻ thấy rằng hình ảnh Việt Nam trước đây 30 năm rất chói sáng trên thế giới. Ngày nay hình ảnh đó có phần mờ nhạt dần đối với thế hệ trẻ trên thế giới. Ông thấy thế nào?
    - Sau 1975, ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh nặng nề, vừa giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng, phải đối phó với nhiều việc lớn mà được như ngày hôm này, trong khi Liên Xô ?" Đông Âu đổ vỡ, là sự vĩ đại. Nếu như để thế giới người ta chưa nhận ra những thành công đó là do chúng ta chưa biết cách ?onói? (ý của ông nói là truyền thông ?" PV) cho người ta biết và hiểu. Ngay cả trong nước, vẫn còn có nhiều bạn trẻ chưa nhận thức hết những thành công, nỗ lực của chúng ta, đó là do cách giáo dục.
    Ba mươi năm ?" niềm vui nhân lên nhiều lần
    - Hôm nay kỷ niệm 30 năm Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, là một người góp phần quan trọng trong chiến dịch "Đại thắng mùa xuân năm 1975", ông có cảm giác như thế nào ở thời khắc lịch sử cách đây 30 năm và hiện tại?
    Phải nói là tôi vui mừng tột độ không tả được khi được chứng kiến thời khắc thiêng liêng của lịch sử: Đất nước sạch bóng ngoại xâm, non sông liền một dải.
    Sau 30 năm: niềm vui nhân lên khi một nước như nước ta nghèo nàn lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nay có sự phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế. Sự vui sướng và tự hào của dân tộc về Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại càng thấm sâu trong con người tôi, càng vui càng tưởng nhớ tới biết bao đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh mới có được ngày nay.
    Đặc biệt vui mừng khi thấy kinh tế xã hội và cuộc sống ở một số nơi tiến bộ vượt bậc. Nhưng tôi cũng băn khoăn khi đời sống của nhân dân ta ở nhiều nơi, kể cả một số nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long (nơi xuất khẩu nhiều gạo), vẫn còn nghèo, thậm chí có nơi còn rất nghèo.
    Nói khái quát lại là nước ta phát triển đáng mừng, nhưng nhìn trên bình diện chung thì nước ta còn nghèo nên tôi chỉ mong ước làm sao cố gắng để nước ta giàu mạnh lên.
    - Trong kháng chiến chống Mỹ, ông rất gắn bó với vùng Đông Nam bộ, sau này có dịp quay trở lại chiến trường xưa, ông thấy thế nào?

    Nguyên ************* Lê Đức Anh cùng các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    - Tôi vô cùng phấn khởi vì nhân dân Đông Nam bộ trước đây đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, hy sinh tận mình để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước. Vừa qua đã lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu rất đáng ghi nhận, tỉnh nào cũng tiến bộ vượt bậc, trong đó nổi bật nhất là Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa ?" Vũng Tàu.
    Tháng 7 năm 2003, tôi có dịp thăm lại tỉnh Bình Dương, rất vui mừng thấy rằng một tỉnh nhỏ mà kết quả của sản xuất công nghiệp gấp 6 lần Hải Phòng. Một tỉnh phát triển đều khắp toàn diện ở tất cả các huyện, không có hiện tượng nặng ở trung tâm tỉnh lỵ, còn vùng sâu vùng xa bị lãng quên.
    Từ kết quả kinh tế, tỉnh đã làm rất tốt công tác xã hội, là tỉnh đầu tiên làm hoàn tất đối với các đối tượng chính sách từ 2000 đến 2001 đã chuyển sang xây nhà tình thương cho các hộ nghèo ?" nâng mức nghèo lên 1,5 lần so với chuẩn quốc gia ?" là tỉnh đầu tiên được công nhận phổ cập trung học cơ sở, tỉnh đầu tiên có bệnh viện giành cho người nghèo, và trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí.
    TP.HCM và tỉnh Đồng Nai cũng tiến rất nhanh. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, sản xuất công nghiệp của Đồng Nai đã chiếm 57, dịch vụ 27%; tổng thu nhập quốc dân tăng gấp 15 lần so với năm 1976. Hạ tầng cơ sở phát triển vững chắc và cơ bản, bộ mặt đô thị và nông thôn đều đổi mới và khang trang. Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân được nâng lên rất rõ. Người dân phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
    Các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của miền Đông tuy có khó khăn hơn, nhưng so với trước cũng đã tiến bộ và được cải thiện rất nhiều.
    Năm trước tôi có đi dự lễ khánh thành khu dân cư do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 xây tặng đồng bào ở Tà Thiết, vùng căn cứ của Bộ chỉ huy Miền thời đánh Mỹ. Người dân phấn khởi lắm. Vùng dân tộc đã có điện lưới, gia đình có tivi và xe gắn máy.
    Nhưng giữa hai vùng còn có chênh lệch lớn. Tôi mong sao các tỉnh phấn đấu để xóa được sự chênh lệch này, quan tâm đến đời sống của các đồng bào vùng sâu vùng xa một cách thiết thực và có hiệu quả hơn. Tôi mong sao vài năm nữa cả nước ta có được 50% số tỉnh đạt được như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM.
    Đặc biệt là ở các tỉnh miền Đông, những năm vừa qua ngành Cao su Việt Nam đã phát triển và tiến bộ vượt bậc. Thương hiệu Cao su Việt Nam hiện nay được bạn bè quốc tế rất ưa chuộng, có uy tín lớn. Ngành Cao su Việt Nam đã đầu tư phát triển bằng vốn tự có, trang bị mới về kỹ thuật công nghệ, và có công tác quản lý khoa học tiếp cận được cách quản lý tiên tiến của thế giới nên đạt hiệu quả rất tốt, là một trong ba ngành dẫn đầu cả nước.
    Xin cám ơn ông!
    PV (thực hiện)

    Đại tướng Lê Đức Anh và chiến trường miền Đông Nam Bộ
    Năm 1973, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định quy định quân Mỹ và quân chư hầu phải rút hết và không điều kiện ra khỏi Việt Nam. Nhưng Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lại rắp tâm duy trì cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược ?oViệt Nam hóa chiến tranh?, nên trước và ngay sau khi có Hiệp định, Mỹ vẫn viện trợ ngân sách và phương tiện chiến tranh cho quân Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa thì ráo riết thực hiện kế hoạch bình định, cắm cờ, lấn đất, giành dân, đánh phá quyết liệt các vùng giải phóng.
    Lúc đó tôi được trên giao cho làm Tư lệnh Quân khu 9, anh Võ Văn Kiệt làm Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu - Đây là địa bàn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu áp dụng thí điểm kế hoạch ?oTràn ngập lãnh thổ? với thủ đoạn mỵ dân cao độ và phát xít cao độ nhất nhằm thực hiện việc lấn đất giành dân để xây dựng Việt Nam Cộng Hòa dưới nhãn hiệu ?oQuốc gia dân tộc?. Cuộc chiến đấu giữa một bên kiên quyết phá hoại Hiệp định với một bên kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris diễn ra ở đây vô cùng quyết liệt.
    Quân và dân miền Tây Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long đã chiến đấu ngoan cường, và dũng cảm sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực của Quân khu với lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị tại chỗ, tiến hành đồng thời ba mũi tiến công: quân sự, chính trị và nhất là binh vận, đã đánh bại nhiều đợt tiến công của 75 tiểu đoàn quân của ?oViệt Nam cộng hòa? với kế hoạch bình định nông thôn, tràn ngập lãnh thổ của chúng. Đã giải phóng những vùng đất, vùng dân mà chúng lấn chiếm trái phép và mở rộng vùng giải phóng. Đến tháng 08 năm 1972 ta đã diệt, bắt và thả, làm binh vận, làm rã ngũ, tổng cộng làm giảm 12.000 tên địch, diệt và bức rút 916 đồn bốt, Song quân Việt Nam Cộng Hòa lại tái dựng 650 đồn bốt, đủ thấy cuộc đấu tranh giành giật quyết liệt như thế nào. Ta đã giải phóng 400 ấp, với gần 80 vạn dân (so với cuối 1968 ta chỉ còn khoảng 2.000 dân).
    Quân và dân Khu 9, địa phương nào, đơn vị nào cũng kiên cường đánh giỏi, trong đó ví dụ điển hình là Trung đoàn 1, do đồng chí Phạm Văn Trà (hiện là Bộ trưởng Quốc phòng) làm Trung đoàn trưởng. 1.000 quân của Trung đoàn đã đối đầu quyết liệt với một vạn quân Việt Nam Cộng Hòa trong phạm vi 20km2 ở vùng Lái Hiếu ?" Phụng Hiệp ?" Cần Thơ trong nhiều tháng liền. Và cũng tại đây, có ngày quân địch bỏ ngũ quân số tương đương đến một tiểu đoàn.Có nhiều má, nhiều chị chèo xuồng vào tận đồn bốt địch làm binh vận và trực tiếp chở chồng con họ trở về làng xóm.
    Từ kết quả cuộc chiến đấu của quân và dân miền Tây Nam bộ, Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền đã chỉ đạo toàn miền chống lại và làm phá sản bước đầu kế hoạch bình định lấn đất giành dân, thực hiện ?oViệt Nam hóa chiến tranh? của địch. Đây là cơ sở để Trung ương Đảng ra Nghị quyết 21, và những chủ trương mới chỉ đạo cuộc cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
    Cuối năm 1973, sau khi lãnh đạo và chỉ huy Quân khu 9 đánh bại kế hoạch ?otràn ngập lãnh thổ? của Việt Nam Cộng Hòa, tôi và anh Kiệt được gọi ra Hà Nội báo cáo tình hình để Trung ương có cơ sở đề ra chủ trương mới nói trên.
    Khi ra, anh Lê Duẫn ?" Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng nói rằng sắp tới Trung ương sẽ họp bàn về quyết tâm giải phóng miền Nam và anh dặn tôi: Nay, ta đã đánh cho Mỹ phải cút, quyết không để cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh. Mỹ rút thì quân Việt Nam Cộng Hòa đang hoang mang. Ta sẽ nhằm lúc Mỹ rút và chưa rút xong và không thể quay trở lại, còn chính quyền và quân đội Sài Gòn đang hoang mang ta không để cho nó lại hồn, nếu nó làm được 70% kế hoạch ?oViệt Nam hóa? thì ta sẽ khó, nên nhằm lúc chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang ta sẽ tiến công giải phóng miền Nam.
    Theo quyết định của cấp trên, từ miền Bắc trở vào, tôi không về Quân khu 9 nữa và trở về Bộ chỉ huy Miền, lúc này Đảng và Nhà nước có quyết định phong hàm vượt cấp cho tôi từ Đại tá lên Trung tướng và đảm nhiệm cương vị Phó tư lệnh Bộ chr huy miền (B2). Anh Phạm Hùng là Bí thư Trung ương cục kiêm Chính ủy miền, anh Trần Văn Trà là Tư lệnh Bộ chỉ huy miền, anh Nguyễn Minh Châu tức Năm Ngà làm Tham mưu trưởng.
    Chúng tôi làm ?oKế hoạch hoạt động mùa khô 1974-1975? theo phương hướng chỉ đạo mới của Trung ương: Tạo thế lực mới ở chiến trường Nam bộ để tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    Cuối 1974, hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà ra Bắc họp Trung ương, trước khi đi, giao cho anh Võ Văn Kiệt trực bên Trung ương cục, còn tôi thay vị trí chỉ huy của anh Trà trong những ngày anh đi vắng.
    Khi Trung ương đang họp ở Hà Nội bàn về quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam thì ở trong này chúng tôi tiến công các vị trí Bù Đăng, Bù Na, Bà Rá, Đồng Xoài và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với hơn 80 vạn dân. Sư đoàn 5 của Khu 7 thì giải phóng được một vùng lớn, quan trọng Vàm Cỏ Tây ở hướng tây nam Sài Gòn chuẩn bị cho việc tiến về hướng Tân An.
    Chiến thắng Tây Ninh núi Bà Đen ?" Đường 14 ?" Phước Long đến với mặt trận B2 đã tạo ra thế và lực mới, áp sát và uy hiếp quân địch tại sào huyệt Sài Gòn từ hướng Bắc và Đông Bắc. Đối với Trung ương Đảng thì đây là một trận đánh có ý nghĩa ?otrinh sát chiến lược?, thăm dò khả năng chiến đấu của quân Việt Nam Cộng HòaSài Gòn và sự can thiệp của quân Mỹ.
    Ta đánh thắng trận này trong một tư thế mới, tư thế quân Việt Nam Cộng Hòa không dám co cụm và phản công quyết liệt, còn quân Mỹ thì không thể quay trở lại miền Nam.
    Và từ chiến thắng Đường 14 ?" Phước Long, Trung ương Đảng có cơ sở vững chắc hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1965-1966.
    Sau khi có chiến thắng Phước Long, và hai anh Phạm Hùng, Trần Văn Trà đi họp Trung ương về thì Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền đã soạn thảo Kế hoạch tấn công giải phóng Sài Gòn. Khi tính toán về sử dụng lực lượng thì chúng tôi lấy lực lượng tại chỗ là chủ yếu, cũng thấy rằng cần phải có thêm một quân đoàn nữa, nên anh Trà đã điện ra xin Trung ương điều cho Quân đoàn 3 vào tăng cường cho B2. Cùng với kế hoạch là ?oquyết tâm chiến đấu? theo sơ đồ đã vạch ra 5 hướng tiến công. Nên khi hai anh Lê Đức Thọ và Võ Tiến Dùng được Bộ Chính trị cử vào, các anh xem và nói: ?Kế hoạch làm tốt, nhưng phải thêm quân?.
    Các anh cũng nhất trí với Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền ở hai vấn đề lớn: một là phải tiến hành trước mùa mưa tức là trước tháng 04, hai là hướng Tây - Tây Nam tuy rất khó khăn vì kênh rạch chằng chịt, và sình lầy nhưng là hướng rất quan trọng, vì phải thực hiện chia cắt quân địch ở Quốc lộ 4 để quân địch ở Sài Gòn khi bị tiến công thì không co cụm được về Tây Đô ?" Cần Thơ, ngược lại quân địch ở Vùng 4 chiến thuật và đồng bằng sông Cửu Long không thể tiếp ứng cho Sài Gòn.
    Bởi vậy, khi tiến hành trận quyết chiến chiến lược cuối cùng được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi được giao làm Phó tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch đồng thời làm Tư lệnh cánh quân Tây Tây Nam, cùng với anh Lê Văn Tưởng làm chính ủy, anh Lê Quốc Sản và Hai Nghiêm làm Phó Tư lệnh. Lực lượng tương đương được một quân đoàn tăng cường.
    Và cánh quân hướng Tây - Tây Nam của chúng tôi đảm nhiệm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đã chia cắt được quân địch ở quốc lộ 4. Đánh chiếm Mỹ Tho ?" Tân An ?" Cai Lậy ? mở sông Vàm Cỏ tiến vào nội đô. Đánh chiếm các mục tiêu quan trọng được phân công, trong đó đặc biệt là Tổng nha Cảnh sát, Cảnh sát Đô thành, Biệt khu Thủ đô, cảng hải quân, bắt sống tướng Lâm Văn Phát ?" Tư lệnh Biệt khu Tây Đô ?" anh em phải quyết định sớm, quân địch hoảng loạn bỏ chạy nên ta thu và giữ được hết các kho tài liệu cơ mật. Vì giải quyết được sớm (chừng gần 10 giờ sáng ngày 30/04/1975) nên đã cho hai mũi tiến sang dinh Độc lập hợp điểm với mũi tiến công của Quân đoàn 2.
    Gh(Theo lời kể của Đại tướng Lê Đức Anh)


  2. tranminhchi

    tranminhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    co ca mot bo phim tai lieu ve tuong tran van tra day bac a, phim do dai truyen hinh TPHCM phat hanh bac co the tim mua o trung tam dich vu truyen hinh. o nuoc ta ngoai Dai tuong VNG ra thi phai ke den Dai tuong Le Trong Tan da roi moi nen noi den cac tuong linh khac. Dai tuong Le Trong Tan thuc su la "quan chien truong" trong ca hai cuoc chien tranh day cac bac a
  3. tranminhchi

    tranminhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    cac bac co thay rang cac cu nha ta thuoc long cau truyen lich su Thanh giong khong? sau khi danh tan giac an Thanh giong coi ao giap sat va cuoi ngua bay thang len troi...Truong hop cua cu Giap cung vay day Cu la giao su su hoc Cu rat hieu lich su dan toc ta dau chi co Thanh giong tu bo quyen loi ca nhan bay thang ve troi ma con do mot Nguyen Trai tai gioi uyen tham ma cuoi cung cung bi hai day thoi. Mong cac bac hay hieu cho Cu Giap. cau troi cho Cu luon manh khoe song lau cho cac lop tre con co noi nhin vao, chi con moi minh Cu...
  4. tvthai

    tvthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác nói ông là tổng chỉ huy mạng lưới tình báo miền là không đúng rùi, mà trùm tình báo phía Nam lúc bấy giờ là Thiếu tướng Trần Văn Danh, đã có bộ phim nói về cuộc đời họat động cách mạng của ông:
    http://www.youtube.com/watch?v=pUH4kSXx-xk
    Và Nguyễn Thị Định là phó tư lệnh miền, là cấp trên rùi bác ạ
  5. tvthai

    tvthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Sao bài viết của mình bị ẩn mod ui?
  6. tvthai

    tvthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Em xin đính chính là sao khi khi thoát khỏi trại tù của Diệm, ông được chuyễn ra Bắc, nghĩ ngơi một thời gian, sao đó vào Nam phụ trách an ninh T4.Còn cụm tình báo này trong đó có cả thiếu tướng Nguyễn Hữa Trí(6 Trí),đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ tham mưu miền, mà người chỉ huy trực tiếp là thiếu tướng Trần Văn Danh, cho tới ngày 30/04/1975, và chính bác Danh này là người tổ chức đưa bác Hương ra khỏi tù đó, có bộ phim tài liệu nói về bác Danh này
    http://www.youtube.com/watch?list=HL1337656601&feature=player_detailpage&v=mbvhFmrAvLM
  7. tvthai

    tvthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Sao bài nào cũng bị ẩn vậy mod?
  8. tvthai

    tvthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác nhận xet hai phần in đâm đều sai:
    Nguyễn Thị Định được phong hàm thiếu tường năm 1967, lúc đó Chú Sáu trí mới hàm trung tá thui
    Vị chỉ huy mạng lưới tình báo của miền năm Nam lúc bấy giờ là Vị khác, mà vị đó cũng là cấp trên trực tiếp của Chú Sáu Trí



    ;

Chia sẻ trang này