1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi một số vấn đề về tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Banned, 15/05/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Banned

    Banned Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn hỏi sự khác nhau rõ ràng nào giữa:

    Thị trưởng và Chủ tịch?
    Giám đốc Công An và Cảnh sát trưởng?
    Nguyên ************* và cựu Tổng thống?
    Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao?

    Mời các bác...
  2. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Mỗi thể chế chính trị đều có cách thức gọi khác nhau. Về quan hệ ngoại giao, quy định những vị trí đó là tương đương, ngang cấp nhau trong những cuộc gặp cấp cao.
  3. ngungu08

    ngungu08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2008
    Bài viết:
    2.344
    Đã được thích:
    0
    em hiểu như thế này
    thị trưởng ..người đứng đầu một thành phố , thị trấn
    Chủ tịch ( chủ chiếu ) đứng đầu một tổ chức
    ************* là người đúng đầu một đất nước = tổng thống người đứng đầu một đất nước , nhưng cách gọi khác nhau theo thể chế chính trị
    nguyên là ...đã là ..cựu là cũ nhưng trong trường hợp này là tương đương nguyên CTN = cựu TThong
    ngoại trường -hán việt . được dịch ta thuần viêt là bộ trường bộ ngoại giao
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    chức Thị trưởng và chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố là tương đương nhau. Việt nam dùng là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố hoặc tỉnh còn Trung Quốc và một số nước khác dùng là thị trưởng hay tỉnh trưởng. Chức này không phải là cao nhất vì còn dưới Bí thư Thành Ủy hoặc bí thư tỉnh ủy.
    giám đốc công an và cảnh sát trưởng cái này còn tùy Giám đốc công an đứng đầu công an một tỉnh hay thành phố, còn cảnh sát trưởng thì còn tùy, có thể là cảnh sát trưởng một đồn hoặc một thành phố hay một tỉnh.
    Nguyen chủ tịch nước là dành cho chủ tịch nước đã hết nhiệm kỳ tương đương với cựu tổng thống.̀ về danh nghĩa ngoại giao Chủ tịch nước tương đương nguyên thủ quốc gia và ngang với Tổng Thống nhưng vì cơ cấu hành chính Xã hội chủ nghĩa nên chủ tịch nước là phó bí thư tính về Đảng nên dưới Tổng Bí Thư. Tất cả các nước XHCN khác thì Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư ngang hàng với Tổng Thống, chỉ có Việt nam do yếu tố lịch sử nên hai chức này tách ra hai người và chủ tịch nước dưới tổng bí thư. Nhưng khi ra quốc tế thì Chủ tịch nước ngang cấp với Tổng Thống.
    ngoại trưởng chính là viết tắt của Bộ trưởng ngoại giao vậy hai chức này là một
  5. RicksCafe

    RicksCafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    951
    Đã được thích:
    107

    Mỗi cặp từ bạn hỏi ở dưới đều mang một tính chất khác nhau. Nên cách hiểu cũng khác nhau:

    Thị trưởng: Cách gọi người đứng đầu thành phố, tỉnh của một số nước như Mỹ, Anh, Pháp... Họ không có UBND thành phố nên không thể gọi là Chủ tịch UBND thành phố. Nhưng nói đến 2 chức danh này đều có nghĩa chỉ người đứng đầu.

    Giám đốc công an thành phố và cảnh sát trưởng thành phố: câu trả lời cũng tương tự như trên.

    Từ " Nguyên" và từ " Cựu" đều có nghĩa là người đã làm chức đó nhưng đã hết nhiệm kì hoặc thôi không là nữa.

    Ngoại trưởng là các gọi tắt của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  6. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Hình như từ NGUYÊN và CỰU có ý nghĩa khác nhau. Từ CỰU thì có thể dùng được với các chức danh trước kia, còn hiện tại thì đã nghỉ hưu. Còn NGUYÊN thì có thể sử dụng nhiều chức danh trước, nhưng hiện tại đang giữ chức danh khác.
  7. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Nguyên: trước đây giữ chức vụ nào đó, giờ không còn làm việc đó nữa mà vẫn còn sống (còn làm gì khác thì ko quan tâm)
    Ví dụ: nguyên *************, nguyên Thủ tướng.

    Cố: Đã giữ chức vụ và cũng đã chết. Ví dụ Cố Thủ tướng PVĐ.

    Cựu: (bình dân hơn), Ví dụ: cựu sinh viên học sinh, cựu chiến binh.
  8. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Yếu tố lịch sử ở đây là gì ạ? Tại sao VN phải tách 2 cái đó ra?
    Thanks bác [r2)]
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    mình biết thế nào cũng có người hỏi vấn đề này: đây là câu hỏi hơi nhạy cảm một chút.
    Đầu tiên Bác với tên là Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng Sản nhưng quốc tế thứi mà điển hình là Stalin cho rằng Bác là người theo chủ nghĩa dân tộc không đúng với tinh thần quốc tế vô sản nên đã bắt Đảng phải đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương và để ông Trần Phú làm Tổng Bí Thư, bác chỉ là đại diện cho quốc tế Cộng Sản ở Đông Dương, sau này chức tổng Bí Thư lần lượt giao cho Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập,... Trường Chinh. Nhưng Bác vẫn là người có quyền cao nhất trong Đảng. năm 1945 cách mạng Thành công, sau đó vì sức ép của Tưởng Giới Thạch Bác cho giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương và sau đó Bác được bầu làm *************, Ông Trường Chinh vẫn giử chức Bí Thư. Sau đó năm 51 đại hội Đảng Bác vẫn là ************* và kiêm chủ tịch Đảng. Chức này chỉ dành cho người sáng lập Đảng nên sau khi Bác mất thì chức này không còn, còn ông Trường Chinh vẫn làm tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam. sau này năm 61 đại hội Đảng lần 3 ông Trường Chinh mát chức Tổng Bí Thư vì cải cách ruộng đất đại hội bầu ông Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất thay ông Trường Chinh. Sau khi Bác mất năm 69 thì phó ************* là Bác Tôn Đức Thắng lên thay và từ đó hai chức Tổng Bí Thư và ************* do hai người nắm giử cho đến giờ.
    Sau khi Bác mất thì quyến lực tối cao rơi vào chức Tổng Bí Thư. ************* chỉ có tính chất ngoại giao và không nắm giử vai trò đáng kể. Mọi quyết định tối cao đều là chức Tổng Bí Thư, chỉ có sau đại hội Đảng lần thứ 11 thì vai trò ************* mới được nâng cao do Việt nam phải hội nhập sâu vào Thế giới. mà với Thế giới thì chỉ có ************* mới là nguyên thủ quốc gia vì ông đứng đầu một nước. Tổng Bí Thư chỉ đứng đầu một Đảng. Và Đại hội Đảng thì quyền lực ************* được nâng cao hơn, Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay nhà nước nửa. Dự kiến rằng có thể sau một hoặc hai Đại hội nửa hai chức Tổng Bí Thư và ************* sẽ do một người nắm.
    các Quốc gia khác như Lào, Triều Tiên, CuBa và Trung Quốc không gặp phải vấn đề này vì người đứng đầu khi thành lập nước như ông Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Phiden Castro, Kaysone Phomvihane đều là Tổng Bí Thư kiêm ************* nên người kế vị ông đều nghiễm nhiên nắm hai chức này. Riêng Việt nam do Bác chưa lần nào làm Tổng Bí Thư mà chỉ làm ************* nên người kế nhiệm Bác chỉ làm ************* và hai chức này tách riếng
  10. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Thị trưởng và Chủ tịch?

    Thị trưởng là người đứng đầu thành phố, kiểu như chủ tịch UBND thành phố của mình vậy. Chủ tịch thì chung chung quá làm sao so sánh được.

    Giám đốc Công An và Cảnh sát trưởng?

    Tương đương

    Nguyên ************* và cựu Tổng thống?

    Có thể coi là tương đương (giải thích kĩ hơn ở dưới)

    Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao?

    Tương đương


    Thực ra chức danh không quan trọng bằng việc quyền hạn của chức danh đó được luật quy định như thế nào.
    Ví dụ tổng thống Mỹ thì quyền lực cực nhiều trong khi tổng thống Đức thì hầu như chả có quyền gì he he (quyền nằm hết trong tay Thủ tướng).

    Ở VN ************* cũng không có nhiều quyền, chủ yếu mang tính nghi thức.

    Bên TQ hàng xóm tốt của chúng ta thì Chủ tịch quyền lực vãi hàng luôn, kiêm cả tổng bí thơ, nắm cả quân đội luôn.

Chia sẻ trang này