1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi một số vấn đề về tiếng Việt.

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Banned, 15/05/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LeeChuyenGia

    LeeChuyenGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    0
    lần trước nhậu với chuyên gia
    chuyên gia kể cho bác nghe mà bác nhớ rõ vậy ah >:)>:)>:)
  2. minh03092005

    minh03092005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    2.725
    Đã được thích:
    0
    Nhân tobic này các bác cho hỏi thêm mấy từ (xin lỗi chủ top).
    1. Bí thư (thấy bọn tây dịch là "Thư ký")
    2. Đại biểu dự khuyết
  3. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Nếu bác hỏi cho vui thì có thể coi các cặp khái niệm này là tương đương, trong ngoại giao cấp quốc gia thì nó là tương xứng về mặt chức vụ chính quyền, được áp dụng khi xác định cấp độ ngoại giao.

    Còn nếu bác thắc mắc thật sự thì quả thật đây là câu hỏi khó, phải được đào tạo bài bản về chính trị thì mới "tương đối hơi hơi" hiểu được. Nó phụ thuộc vào việc phân chia nhà nước theo thể chế cộng hòa tổng thống, cộng hòa dân chủ nhân dân, quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị... Ngoài ra, bản thân các nước có hệ thống chính trị gần giống nhau thì các chức danh cũng khác xa nhau, vì còn cần phải liên quan đến Chế định của từng quốc gia đối với nhà nước đó. Bản thân chế định ************* của ta theo quy định Hiến pháp 1992 cũng còn nhiều điều chưa ổn, mơ hồ, tới đây sửa đổi hiến pháp cần tập trung làm rõ và hoàn thiện, nếu bác có "cao kiến" gì thì nên đóng góp ý kiến cho Quốc hội.

    Bản thân khái niệm Nhà Nước là gì, xã hội là gì, chính trị là gì ... còn chưa thống nhất, rất nhiều cách hiểu khác nhau. Triết học nhằm hình thành thế giới quan, mà có nhiều trường phái triết học khác nhau nên có rất nhiều thế giới quan khác nhau, bác nên lựa chọn cho phù hợp.
  4. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Bọn Tây nó ko hiểu hết từ Bí Thư. Chứ ở VN Bí Thư to vừa vừa. Ở TQ thì Bí Thư cực to luôn. Thư kí chỉ là người phụ, người trợ lý cho chính thôi. Còn Bí Thư của ta là trái tim là nòng cốt của Đảng. Mà Đảng lại cầm quyền. Bí thư của ta to như Chủ tịch hội đồng quản trị của 1 cty. Bí thư vừa linh hồn của Đảng, là người chèo lái định hướng con đg đi của Đảng. Ngày xưa em cũng nghĩ Bí thư lừu từu thôi. Nhưng khi xem clip trên youtube mới thấy khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Úc bị dân biểu tình phản đối ghê gớm và họ nói nhiều câu nghe rất nghiêm trọng. Lúc đó em mới hiểu tầm quan trọng của Bí thư trong nước ta. Y hệt như là ông chủ tịch HĐQT trong 1 cty có quyền sinh quyền sát mọi nhân viên trong cty. Ko những ông ý vừa có tiền, vừa có quyền. Nói chung thế lực rất là mạnh. Các bác có đi các vùng miền của VN thì mới biết nhiều chuyện hay.
    Ở HN thì ko biết thế nào chứ, ở miền Tây với SG ngày xưa thì Mai Linh làm bá chủ về vận tải, kể cả taxi, vận tải đg dài. Long lanh hoành tráng lắm, nghe mọi người nói là con cháu của Võ Văn Kiệt. Nhưng khi VVK về hưu thì giờ Phương Trang nổi lên làm trùm luôn. Mai Linh lại xẹp. Nghe nói Phương Trang cũng lại là con cháu của ai trong Đảng ý. Ngoài này Hoàng Long chạy HN-HP thấy cũng ghê gớm rồi nhưng ko ăn thua gì so với miền Nam. Đến trạm dừng chân nhìn dàn xe khiếp luôn.
    Rồi vụ nhập xe máy TQ ngày xưa cũng thế. Nghe nói là con ông nào đó đứng ra mở cty nhập về. Ông kí quyết định cho nhập, Cty nhập ào ào. Nhập xong ông lại kí quyết định cấm nhập. Thế là cty kia ung dung mà thu tiền sao phải xoắn.
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thì cũng là học hỏi từ chuyên gia cả.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    chức bí thư: đứng đầu về Đảng ở một cơ quan tổ chức hoặc một đơn vị hành chính. Thường là người có quyền to nhất
    đại biểu dự khuyết: đại biểu dự bị trong một nhiệm kỳ, có thể được bầu thành đại biểu chính thức trong nhiệm kỳ đó khi có một đại biểu chính thức bị kỹ luật hoặc sẽ được bầu trong kỳ đại hội sau khi có một số đại biểu chính thức bị về hưu hoặc không đủ năng lực. Tương tự như thế là chức ủy viên trung ương dảng dự Khuyết Tương đương với cầu thủ dự bị khi thi đấu. Sẽ được thay thế trong nhiệm kỳ này hoặc nhiệm kỳ sau
  6. Banned

    Banned Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho mình hỏi thêm là khi nào thì dùng "chánh văn phòng", và khi nào thì "trưởng phòng", cái này có quy tắc không ạ?
  7. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Trưởng phòng là cấp dưới của chánh VP.
  8. ngungu03

    ngungu03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    chánh văn phòng và trưởng phòng là hai chức khác nhau không dùng lẫn lộn được

    - Chức danh Chánh văn phòng có ở các cơ quan Đảng,chính quyền các cấp từ TW tới địa phương.
    - Quyền hạn của Chánh văn phòng là người làm nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho thủ trưởng (Bí thư,Phó Bí thư đối với cơ quan Đảng,Chủ tịch,Phó Chủ tích đối với cơ quan chính quyền,hoặc Trưởng,Phó đầu ngành tương đương) trực tiếp của cơ quan,đơn vị quản lý bộ phận văn phòng đó
    --Chức danh "Chánh văn phòng" chỉ có ở những cơ quan lớn, văn phòng là cơ quan giúp việc. Ví dụ Văn phòng HĐND-UBND giúp việc cho lãnh đạo của huyện, thị, thành phố đó (chủ tịch, các phó chủ tịch) và đương nhiên "Chánh văn phòng" là cấp dưới của các vị kể trên, nhưng lại là thủ trưởng của một cơ quan, đơn vị. Có thể kể một số cơ quan có văn phòng (Chánh văn phòng): UBND huyện, thị, TP; Thị uỷ, huyện uỷ; văn phòng *************; văn phòng chính phủ..-
    .
  9. 6935

    6935 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề giữa nguyên và cựu:

    1. Hiểu theo đúng nghĩa đen thì:
    - Nguyên *************: "Trước kia đã từng là *************".
    - Cựu Tổng thống: "Tổng thống cũ"

    2. Về cảm nhận cá nhân của mình qua báo chí truyền thông thì họ hay sử dụng như sau:
    - Khi đưa tin, viết bài, viết sách... thường dùng từ "Cựu" đối với tất cả các chức danh từ lớn tới bé. Vd Cựu Tổng thống, cựu sinh viên... tuyệt nhiên không dùng từ "Nguyên"
    - còn khối XHCN thì thường được báo chí nhà mình dùng từ "Nguyên" cho những chức danh quản lý chính quyền, còn từ "cựu dùng cho những đối tượng "không trang trọng". Vd: Nguyên TBT, nguyên bộ trưởng XYZ, nguyên Chủ tịch tỉnh ABC...., cựu sinh viên, cựu hoa hậu, cựu nhà báo, cựu nhân viên...

    Có lẽ thói quen (quy định ngầm) này có từ thời báo chí cách mạng, với hàm ý ở XHCN tổ chức trên dưới rõ rãng, không cá mè một lứa như bọn tư bản giãy chết. :D

    Đến giờ thì cứ theo thông lệ mà dùng thôi ...
  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Xuất sắc.^:)^

    Gái đây đang đi công việc ở Buôn Mê Thuột, nếu rảnh sẽ xin hẹn gặp bác để thấy mặt siêu nhân của LS-VH mấy năm nay.[r32)]

Chia sẻ trang này