1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về đàn bầu

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi ng0thaian, 12/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn h. NHU nhiều nha.
    khi nào mình biết thêm nhiều đêìu khác nữa mình sẽ hỏi thêm.
  2. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ mình có thể tả thực cây đàn bầu rùi đó.
    Mình mới tầm sư học đạo đc à nghen.
    có j mấy bác cho ý kiến nhé???
    Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
    Đàn thân tre là đàn của những người hát xẩm. Thân đàn làm bằng một đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
    Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, thường làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ ngô đồng, gỗ vông.
    Nhiều nghệ nhân tài năng đã dùng tiếng đàn bầu mô phổng giọng nói của cả ba miền Nam, miền Trung, miền Bắc và giọng nam, giọng nữ hoặc ngân nga như ngâm...
    Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất tươi tắn và khỏe mạnh. Ca dao Việt Nam có câu "Đàn bầu ai gãy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu" ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe.
    Trước đây đàn bầu giữ nhiệm vụ độc tấu hoặc đệm hát, tham gia những ban nhạc cổ truyền cùng với đàn nguyệt, đàn tam, nhị hay tỳ bà... ngày nay một số cây được gắn thiết bị điện, tăng âm nên có thể độc tấu ngoài trời hoặc hòa tấu với dàn nhạc lớn, nhiều nhạc cụ.
    Người ta thường chỉnh đàn bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Nếu bài nhạc cung đô thì chỉnh dây buông tự nhiên là đô. Ngoài ra còn vài cách lên dây khác.
    Cách khảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn. Khi vừa khảy que vào dây cùng lúc cạnh bàn tay cầm que phải chạm nhẹ vào dây đàn ở điểm nhất định nào đó trên dây rồi nhấc tay ra ngay. Tiếng đàn ngân lên là âm bội, những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những nơi trên dây đàn được que khảy vào gọi là điểm khảy. Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.
    Đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám, âm sắc đẹp vì là âm bội. Tiếng đàn có khi buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào tình tự, diễn tốt tình cảm của con người. Âm thanh phát ra trong vòng 2 quãng tám nghe khá rõ ràng dù là âm bội. Nếu sử dụng âm thực với sự tác động kéo căng hay giảm dây của vòi đàn, âm vực của đàn bầu có thể vượt trên 3 quãng tám.

    người đi tìm sự thật về mọi điều.???
  3. ngonhaidang9

    ngonhaidang9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    ủa ko ai hỏi thêm về đàn bầu nữa sao???
  4. duffs93

    duffs93 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    em cung mới học đàn bầu.. mình học nên cũng thick... nhưng hầu như mọi người ko có cảm tình vơi nhạc cụ này hay sao ý... nên nhiều người tác động.. cũng thấy nản.... tại sao nhạc cũ hay như thế mà mọi người cứ chê là gẩy đàn đám ma ý nhỉ.....chán quá....
  5. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Không riêng đàn bầu, còn có những loại nhạc cụ dân tộc khác cũng ít được ưa chuộng rộng rãi; dù chúng rất hay, độc đáo. Ví dụ như bộ gõ, sáo trúc, nguyệt, nhị...
    Nhưng...có sao đâu bạn, niềm đam mê, đâu cần cứ ồn ào, náo nhiệt.
    Kỳ thực, dòng chảy của âm nhạc dân tộc cùng những nhạc cụ dân tộc vẫn có chổ đứng riêng của nó trong lòng người yêu nhạc. Trong bạn, trong tôi...
    Bản thân tôi nè, khi thì cuồng nhiệt cùng rock, khi sôi động với hip- hop, nhưng khi tôi nhớ nhà, nhớ má, nhớ bạn bè, nhớ...tuổi thơ tôi, nhớ...mông lung; thì tôi lại nâng Tranh lên. Khi ấy, tôi mới chính là tôi, bạn à.
    Hôm nay sao mà...lãng dữ vậy nè. Có lẽ gặp được bạn trong cùng tâm trạng sợ có những loại nhạc cụ dân tộc hay, bị lãng quên chăng!
    Chúc bạn học thật tốt đàn bầu nhá.
    À, tôi không học đàn bầu nhưng cũng có chơi thử. Có chút kiến thức nhạc lý học từ các loại nhạc cụ khác rồi nên khi thử với đàn bầu, tôi thấy nó không đến độ khó như Tranh. Bạn cố gắng chơi cho giỏi nhá.
  6. thucnc

    thucnc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Trước em cũng chơi đàn bầu, cô thanh tâm giảng dạy
    Sau đó lớn lên lại thích kinh doanh thế là bỏ luôn, nhưng vẫn mê đàn bầu. Có thể cho em tham gia được không, cùng được ôn luyện lại thì hay quá
    YM: thucisc@yahoo.com
    MB: 0972.321564
  7. duc468

    duc468 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trước tôi có học đàn bầu một thời gian với anh Bình ở cửa hàng Nhạc Vạn Xuân trong dốc nhạc viện, anh Bình dạy nhiệt tình và giá hồi đấy là 20K/buổi = 1.5 tiếng (Cách đây 3 năm).
    Bạn thử qua đó hỏi xem sao, nhìn chung học đàn bầu khá dễ nếu nhạc lý của bạn tốt, tuy nhiên chơi đàn bầu thì buồn thôi rồi
  8. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Nỉ non, réo rắt, khi trầm buồn, lúc vút cao, lại ngân nga ngân nga theo nhịp tay rung...Chậc, chả có loại nhạc cụ nào cho cảm giác âm thanh huyền hoặc đến thế. Buồn nẫu cả ruột gan!
    Cái tuyệt của âm thanh đàn bầu là kỹ thuật sử lý cần rung.
    Không hiểu nhiều về nó nhưng mê lắm. Vào trường, có dịp gặp bạn, thế nào cũng mượn đàn tập tành tí chút.
    Có lẽ phải mua một cây về tự mày mò mới được.
    Nhưng khó một điều, người trong nhà, không ai mê âm thanh của loại nhạc cụ này. Kệ, đóng cửa phòng lại, một mình chơi, một mình nghe.
  9. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Chiều hôm qua (6/8/2008) trên chương trình VTV1 có phát bộ phim nói về nghị lực vượt khó của em Trần Thanh Tùng, nhạc sĩ đàn bầu. Em bị khiếm thị nhưng những gì em đạt được đáng để những người sáng chúng ta học tập.
    Có bác nào biết trang web phát lại chương trình đó không nhỉ
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    anh T chịu khó canh me VTV4 đó, kênh này chuyên gia phát lại mà

Chia sẻ trang này