Xin hỏi về Mĩ học Thiền luận Chào mọi người, Tôi đang rất muốn hiểu về Mĩ học thiền luận. Tôi quote một đoạn: Mĩ học thiền luận dựa vào suy niệm bên trong. Thiền nghĩa là bộc lộ tất cả sức mạnh tinh thần của mi nhf đến độ trở thành "vô ngã", hoà nhập vào cái tổng thể của thiên nhiên. Rồi nói đến cái hư vô của Thiền, nhưng không phải là theo thuyết hư vô (nihilisme) như trong quan niệm của phương Tây. Bạn nào hiểu biết rõ về vấn đề này, hoặc biết sách nào viết dễ hiểu một chút thì chỉ cho tôi phát. Đặc biệt là Thiền Nhật. P/S: Bạn nào rảnh và không ngại thì PM cho tôi, tôi hẹn gặp tôi hỏi. Tôi định lên chùa rồi nhưng không biết gặp ai ở chùa để có thể hỏi. Cám ơn mọi người rất nhiều.
Cái này phải coi lại thật kĩ ! Vì những lý thuyết thiền luận không hề đơn giản và kĩ thuật của nó rất nguy hiểm đến tâm lý con ngưòi !
Gửi bạn Q_Yen! Theo tôi bạn thử vào trang này xem! có thể bạn sẽ thích! http://www2.ttvnol.com/Yoga.ttvn
Thí chủ q-yen muốn tìm hiểu về mĩ học thiền luận ư? Bần tăng thedanna này tuy học dốt, bị sư phụ đuổi khỏi chùa, bây giờ hành khất khắp nơi, nhưng cũng biết được có hàng vạn quyển sách (nhưng bần tăng lười,chỉ đọc có vài quyển đã thấy mệt mỏi rồi) về thiền tông với các vấn đề liên quan như lịch sử,các phái nhỏ,cách thực hành thiền, giáo lí, giáo luật ,văn thơ... Bản thân thiền tông chia thành nhiều phái nhỏ hơn, mỗi dân tộc lại có cách lí giải của riêng mình. Đến khi du nhập sang châu Âu thì họ lại lí giải theo cách của họ, nổi bật là Nietzche, đại biểu chính của nihilism và existentialism.Vậy nên bần tăng chỉ giới thiệu một chút với thí chủ bằng cách suy nghĩ thiển cận của mình. Mỉ học là triết học của nghệ thuật, tức là thí chủ muốn hỏi về sự ảnh hưởng đối với nghệ thuật của thiền luận phải không? Thiền phái ca ngợi những vẻ đẹp tinh khiết nhưng chóng tàn của những vật rất tầm thường nhỏ nhoi, như cánh hoa,lá trúc..ví như câu "Đêm qua sân trước một nhành mai"của Mãn Giác Thiền Sư. Câu thơ rất đơn giản tưởng như chẳng có gì mà càng đọc càng thấy một niềm yêu thương say mê, bất chợt Hoặc như trong hội hoạ Trung Hoa thì sử dụng cái khí vận động của vũ trụ làm tinh thần cho bức hoạ,là cái chuyển động vô thường cùa vạn vật. Thiền là đi vào trạng thái vừa hư vừa thực thì trong hội hoạ cũng sử dụng cái vừa hư vùa thực đó như một đỉnh núi cao phải có mây phủ để không lộ cái cao của nó,... Hoăc như trong vườn thiền ryoan-ji ở kyoto, dù đi xung quanh vườn kiểu gì đi nữa thì một hòn đá nào đó cũng bị che khuất. Đó là cái hư của tồn tại.... Ôi nếu nói ra thì cả đời không hết, thí chủ nên tự xem tranh, đọc thơ, đoc truyện,thực hành thiền,... của Phật giáo thiền tông mới cảm nhận thấy chứ bàn trên box thì cũng chỉ biết mà thôi