1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về pháp lệnh hợp đồng kinh tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi kannai, 11/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kannai

    kannai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi về pháp lệnh hợp đồng kinh tế

    Mình muốn hỏi 1 chút là từ 01/01/2006 thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế bị bãi bỏ. Vậy một số hợp đồng sẽ dựa vào căn cứ pháp lý nào, ví dụ:

    1. Hợp đồng thuê khoán chuyên môn: ví dụ 1 cơ quan lý hợp đồng với 1 cá nhân thực hiện đào tạo cho cán bộ của cơ quan đó?
    2. Hợp đồng của 1 cơ quan ký với 1 cá nhân hoặc 1 cơ quan khác để thuê là tư vấn, không phải là tư vấn lập dự án,... mà là tư vấn chuyên môn, chẳng hạn như tư vấn về ISO, hoặc tư vấn tổ chức hạot động,... thì là hợp đồng kiểu gì.
    3. Còn hợp đồng mua bán thì chắc là hợp đồng kinh tế và được điều chỉnh bởi luật thương mại rồi.

    Các bạn giải đáp giúp nhé
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Đúng là từ lúc 0h00 ngày 01/01/2006 thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực vì trong quá trình thực hiện đã có quá nhiều bất cập, cùng vào thời điểm đó thì Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực (Nghị quyết 45/2005-QH11)
    Trước khi đi vào vấn đề, tớ xin kể câu chuyện này,
    Sau khi Pháp lệnh HĐKT đi vào cuộc sống và đã có quá nhiều bất cập, gây ảnh hưởng rất lớn cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Các nhà làm luật mới nhận thấy rằng, pháp luật về HĐKT của ta là một mớ hằm bà lằng, nó chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh HĐKT, Luật thương mại 1997 và cả Bộ luật dân sự 1996 nữa, tạo ra một mớ hổ lốn khó mà nhai nổi.
    Để giải quyết tình trạng đó, chúng ta đành phải cắn răng bỏ tiền ra mời chuyên gia về giải quyết. Sau khi nghiên cứu thì đã tìm ra được một giải pháp là phải khai tử cho Pháp lệnh HĐKT, cùng thời điểm đó cho ra đời BLDS 2005, Luật thương mại 2005 để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội.
    Trên quan điểm đó, tư duy về HĐKT cũng đã thay đổi. Người ta nhận thấy rằng, Hợp đồng kinh tế, HĐ thương mại, và HĐ dân sự không đến nỗi quá khác nhau để mà phân chia ra thành nhiều loại như thế, mà bản chất chúng chỉ là một mà thôi, chỉ là biến tướng của HĐ dân sự mà thôi. HĐKT thì thêm yếu tố "sinh lời", HĐTM thì có "hành vi thương mại". Vậy thì tại sao không gộp chúng lại thành một???
    Trên thực tế, một HĐKT và một HĐDS rất khó phân biệt, dân sự đặc trưng bởi đền bù tương đương - trao đổi ngang giá còn KT thì đặc trưng bởi yếu tố "sinh lời", quả thật là rất khó. Vì một người mua mớ rau về có thể để ăn mà cũng có thế bán cho hàng xóm kiếm lấy vài xu, vậy đó là KT hay dân sự ???
    Trở lại vấn đề của bạn hỏi thì đã dễ trả lời hơn rồi, chắc chắn ở t/h 1 và 2 sẽ chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005, vì ta không thấy bóng dáng của "thương nhân" trong đó. Nếu mà có thương nhân thì còn phải xem xét lại, vì nó còn liên quan đến nghĩa vụ thuế nữa.
    Vấn đề tên gọi của Hợp đồng bạn đừng xem quá quan trọng, mà hãy xét bản chất của hợp đồng và những điều khoản của nó mới quan trọng. Vì "Hợp đồng" cũng chỉ là một "giao kèo" mà thôi, dù nó có biến hoá như thế nào đi chăng nữa thì bản chất quan hệ pháp luật nó điều chỉnh vẫn không thay đổi, do đó bạn có thể vận dụng làm sao để có lợi nhất cho mình.
  3. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    - Hợp đồng 1 & 2: Hợp đồng dịch vụ - chịu sự điều chỉnh của luật dân sự.
    - Hợp đồng 3: Không gọi là hợp đồng kinh tế như trước nữa mà gọi cụ thể nội dung của hợp đồng, ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng cho thuê tài sản; Hợp đồng gia công... - chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm hợp đồng kinh tế được bắt đầu với nền kinh tế tập trung của Liên Xô ( cũ ).
    Nó trở thành hiện thực pháp lý ở VN cùng với pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Nghị định 17 năm 1990 của HĐ bộ trưởng. Sau đó, cùng với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, người ta đã xác định thêm một lần nữa khái niệm hợp đồng kinh tế trong luật tố tụng khiến cho khái niệm này bám rẽ khá chắc vào tâm lý của cộng đồng kinh doanh.
    Sau đó, phải kể thêm rằng sự xuất hiện nhưng ít được nghe nói tới của Luật Thương mại năm 1997 đã làm cho khái niệm hợp đồng kinh tế tiếp tục được duy trì và có tác dụng tích cực trong đời sống.
    Cuối cùng, dù cái chế của pháp lệnh hợp đồng kinh tế được báo trước, nhưng bộ máy tuyên truyền pháp luật nhỏ bé và bận rộn của chúng ta xác định rằng :
    Cộng đồng kinh doanh là chủ thể có tiền và pháp luật buộc anh phải bít những gì pháp luật quy định nên ... vẫn còn những người tiếp tục viết:
    Hợp đồng kinh tế ​
    - Căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989;
    - Căn cứ vào Nghị định 17;
    Hôm nay, ngày ..., chúng tôi là
    Vậy nhé, bạn KOJ viết được đấy, nghe có vẻ hấp dẫn cho một tương lai sáng lạng của Bộ Luật dân sự ...
    He he
  5. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tương lai sáng lạn của Bộ luật dân sự thì chưa biết được, nhưng sự khai tử của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã làm cho cộng đồng kinh doanh như rũ bỏ được cái quần lót rách vướng víu, rất muốn cởi ra mà không dám vì chưa có cái gì đậy lại
    Thống khổ nhất khi thực hiện Pháp lệnh HĐKT là những quy định sau:
    Điều 8
    1- Những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:
    a) Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật;
    b) Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
    c) Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
    2- Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng.
    3- Việc kết luận hợp đồng kinh tế là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế.
    .......
    Điều 39
    1- Việc xử lý hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ theo quy định như sau:
    a) Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được phép thực hiện;
    b) Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về tài sản;
    c) Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong, thì các bên bị xử lý tài sản.
    2- Việc xử lý tài sản quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, Điều này tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật;
    b) Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước;
    c) Thiệt hại phát sinh, các bên phải chịu.
    3- Người nào ký hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ, người nào cố ý thực hiện hợp đồng đã bị coi là vô hiệu toàn bộ thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng của vi phạm pháp luật mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
    Trong trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.

    Vì những điều khoản bất cập này mà nhiều giao dịch bị ách lại, cùng với đó tạo ra nhiều kẽ hở để một số kẻ cơ hội trục lợi, vì các Hợp đồng KT do sơ hở khi soạn thảo rất dễ bị tuyên bố vô hiệu.
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Sorry kannai vì bỏ quên nội dung ban đầy kan đưa ra ...
    Ta lấy ví dụ cụ thể cua kan để xem lại một số vấn đề pháp lý về hợp đồng nhé :
    - Hợp đồng thuê người thực hiện đào tạo cho người lao động thuộc một tổ chức :
    Hợp đồng dịch vụ :
    + Bên cung ứng dịch vụ : người đào tạo;
    + Bên thuê dịch vụ : tổ chức
    Các nội dung của Hợp đồng dịch vụ này cần tuân thủ các quy định của Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2005.
    - Hợp đồng tư vấn : một dạng hợp đồng dịch vụ, tương tự như trên thôi.
    Tuy nhiên, có hẳn một nghị định của Chính phủ về hoạt động tư vấn và đương nhiên, trong đó có cả các quy định về hợp đồng tư vấn đấy - hình như nghị định số 87 năm 2002 thì phải. Bên cạnh đó, nếu là tư vấn pháp luật thì lại khác một chút ... Nhỉ.

    To KOJ :
    Về cái dzụ hợp đồng kinh tế vô hiệu theo quy định cũ, nó cũng có cái hay đấy chứ ....
    Không nên cho rằng người ta lợi dụng để trục lợi, vì các nội dung vô hiệu trên bị hạn chế bởi các văn bản hướng dẫn của TAND tối cao rồi. Hơn nữa, xét theo khía cạnh xử lý tài sản, trong nhiều trường hợp, dù hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu cũng vô nghĩa thôi. Tớ có thể đưa ra vài ví dụ về trường hợp này, nhưng thôi.
    Quan tâm đến Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, có một điểm sáng của nó mà khi xây dựng luật mới, người ta đã bỏ quên mất :
    nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên
    Chúc vui vẻ ....
  7. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên tư vấn là một loại dịch vụ rồi, và tư vấn luật khác với tư vấn thông thường nhiều chút chứ không phải là một chút, hi
    Nghị định 87/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/11/2002 về hoạt động cung ứng và dịch vụ tư vấn, nhưng ngoại trừ tư vấn pháp luật.
    Dịch vụ tư vấn pháp luật là một dịch vụ đặc biệt, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
    Thứ nhất, tư vấn luật là hoạt động đặc thù của luật sư, là lĩnh vực hoạt động của luật sư và chỉ có luật sư mới được làm
    Thứ nhất, tư vấn luật là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người cung ứng dich vụ tư vấn luật phải có Chứng chỉ hành nghề tư vấn luật và phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.
    Từ đó, mới nẩy sinh ra mấy câu hỏi sau:
    1. Liệu Chứng chỉ hành nghề luật sư có đồng thời là Chứng chỉ hành nghề tư vấn luật không?
    2. Hợp đồng tư vấn của luật sư là Hợp đồng dịch vụ pháp lý được quy định tại Pháp lệnh luật sư (Sắp tới là Luật luật sư có hiệu lực từ 01/01/2007), còn Hợp đồng tư vấn pháp lý là Hợp đồng cung ứng dịch vụ quy định tại Bộ luật dân sự và Luật thương mại, vậy bản chất của 2 loại Hợp đồng này có như nhau không?
    Mời các cao thủ như fsai, lvha74,? bình luận cho vui.
    To fsai:
    Cái văn bản hướng dẫn của HĐTP Toà vừa cao vừa tối đó đến tận đầu năm 2003 mới có, lúc đó thì Pháp lệnh HĐKT cũng đang hấp hối rùi, thành ra cũng chả giải quyết được gì nhiều. Còn Hợp đồng KT khi đang thực hiện mà bị tuyên vô hiệu thì cách xử lý HĐ vô hiệu chắc chắn sẽ có một bên được lợi, và tại sao lại không trục lợi từ điểm này??? Tớ cũng có nhiều câu chuyện hay ho về điểm này.
    Dù sao, cái Pháp lệnh này cũng die rùi, mong bác chuyển sang tán chuyện về Hợp đồng tư vấn cho dzui
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Ở xứ nọ, việc giải quyết tranh chấp nhà cửa được dựa trên tiêu chí "nhà để ở" và "nhà cho thuê". Một người có căn nhà trống, cho người bạn mình ở nhờ; tay này trong quá trình ở nhờ làm hư hại căn nhà. Hai bên mang ra tòa nhờ xét xử. Dựa trên tiêu chí đã nêu, ông quan tòa loay hoay không biết xếp căn nhà kia vào lọai nào; thay vì giải quyết sự hư hỏng của căn nhà mà hai bên đang tranh cãi, thì ông tòa lại làm công việc xếp căn nhà kia theo loại nào vì dựa trên tiêu chí. Rõ chán, cái vấn đề ở đây là giải quyết "việc nhà hư", thì tại sao lại bắt đầu với khái niệm "cho thuê hay ở" .... ?
    Thí dụ trên là cái não trạng làm luật của PLHDKT, tiêu chí của nó là "có mục đích kinh doanh hay không?". Tiêu chí nêu ra như thế dễ dàng được giải thích theo lý luận. Tuy nhiên, luật pháp phải đương đầu với thực tế và giải quyết thực tế, nó không thể nằm hòan hảo trên giấy cũng như đáp ứng được mục đích của việc sọan thảo. Mục đích là cái gì đấy vô hình, trong khi HD là cái hữu hình, nên phải liệt kê tên gọi các lọai hợp đồng để được coi là HDKT. Liệt kê là một sự sắp xếp theo tên gọi, không phải là bản chất .
    Xét vì mục đích giao dịch nên PLHDKT quan niệm chỉ có "chủ thể" mới thực hiện mục đích ấy, và hậu quả là 2 Doanh nghiệp tư nhân ký HD với nhau cũng không được xem là HDKT. Việc xét HD theo mục đích không phù h ợp với thực tế.
    Ở Pháp, họ hệ thống hóa hành vi có được xem là thương mại hay không dựa trên chủ thể hay/và bản chất của sự việc (td: hành vi thương mại riêng rẽ, do hình thức, do phụ thuộc ....). Ở Mỹ, Anh dựa trên hệ thống thông luật, họat động thương mại được xếp theo hành vi, và không dựa trên chủ thể, luật pháp được chi tiết hóa các hành vi thương mại. Ai thực hiện hành vi thương mại thì được xét xử theo luật pháp về thương mại bất kể người đó có phải doanh nhân hay không.
    Cũng may, các cụ đã thấy điều ấy nên PLHDKT đã cáo chung và nhường chỗ cho BL thương mại.
    Câu hỏi đặt ra của bác KOJ "Hợp đồng tư vấn pháp lý là Hợp đồng cung ứng dịch vụ quy định tại Bộ luật dân sự và Luật thương mại, vậy bản chất của 2 loại Hợp đồng này có như nhau không?" rất hay, tuy nhiên, các cụ vẫn cãi nhau về vấn đề này, có nghĩa là não trạng làm luật "theo tên gọi, không phải theo bản chất".
    Ở các nước khác, td ở Mỹ, họ chia một số ngành đặc thù vì dưa trên bản chất là "tính chịu trách nhiệm trên hành vi" do đó những ngành này không thể chịu trách nhiêm "hữu hạn" mà ''chịu trách nhiêm vô hạn". Đó là kiểm tóan, bác sỹ và luật sư, vì những nghề nghiệp này đặc thù và tác động đến xã hội. Bạn đã tốt nghiệp trường luật (J.D) và phải đậu vào một Bar (đòan luật sư) mới có thể mở một VP hay công ty luật. Nếu không đậu nổi kỳ thi vào đòan luật sư thì chỉ có thể là paralegal hay legal assistance. Vì khi ký tên vào các bản tư vấn (legal opinion) thì chỉ có Ls mới được ký vào.
    Người ta phân biệt chứng chỉ luật sư, chứng chỉ hành nghề tư vấn hay XX nào đó và mãi mãi là như thế nếu không thể trả lời được câu hỏi "luật sư, anh là ai?"

Chia sẻ trang này