1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về tam quyền phân lập

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangxuan, 12/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi về tam quyền phân lập

    Tôi là một người ngoại đạo muốn hiểu biết chút ít về pháp luật. Theo tôi hiểu thì:

    - Lập pháp: Quốc hội ban hành hiến pháp, luật.
    - Hành pháp: Chính phủ thi hành hiến pháp, luật
    - Tư pháp: Giải quyết những sai phạm pháp luật (có thể ở ngành lập pháp như đại biểu Mạc Kim Tôn hay thứ trưởng Mai Văn Dâu của ngành hành pháp)

    Vấn đề ở chỗ nếu một chế độ tam quyền phân lập thực sự thì liệu hành vi giám sát chính phủ, thậm chí phủ quyết quyết định của chính phủ (chẳng hạn Việt Nam hay ở Mỹ, Trung Quốc) thuộc về lĩnh vực nào trong ba phần cấu thành nên luật pháp. Hay trong tam quyền đó thì vẫn có phần chung giữa hành pháp và lập pháp (chẳng hạn quốc hội Mỹ và chính phủ Mỹ cùng bàn về chiến tranh Iraq)

    Mong các bạn giải thích dùm vì tôi hiểu tam quyền và tam quyền phân lập như vậy. Có thể tôi hiểu không rõ hay đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối về tam quyền đó.

    Xin cảm ơn trước.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi có vài ý kiến, không dám chắc đúng hẳn, cũng xin các bạn
    giúp cho:
    - Lập pháp: Quốc hội được sửa đổi hiến pháp, làm luật.
    - Hành pháp: Chính phủ điều hành hoạt động cả nước.
    - Tư pháp: Xử án và thi hành án (phạt tiền, bỏ tù, giết).
    Mỗi ngành hoàn toàn riêng rẽ không chồng chéo lên nhau được.
    Ví dụ chính phủ địa phương đưa người đến nhà cấm xây cất
    (như báo SaiGòn Giải Phóng đưa tin) vô lý, thì chủ nhà có thể
    kiện để ngành Tư Pháp bắt chính phủ phải theo luật pháp.
    Rất nhiều quan chức ViệtNam tham ô, lẽ ra toà án phải tịch
    thu nhà và của cải, bỏ tù, nhưng phải đợi phép của Đáng và
    Chính phủ, khiến cho ngành Tư Pháp bị đặt dưới ngành Hành
    Pháp và Đảng, là một tổ chức có quyền lực ngoài Hiến Pháp.
    Phê phán chuyện 3 ngành ở ViệtNam cũng phải ngừng ở đây,
    vì không được phép. Tôi chỉ đưa ra ví dụ nhỏ mà thôi.
    Ví dụ chính phủ Mỹ đưa ra luật Military Commision Acts cho
    phép quân đội bắt người tình nghi là tham gia khủng bố và
    nghe lén điện thoại khi chưa có trát của toà án, là trái Hiến
    pháp, và dân Mỹ rất không thích chuyện này, nhưng chưa có ai
    kiện đòi bác bỏ luật này cả . Nếu có ai đưa ra toà án thì luật này
    chắc phải bị bác bỏ. Gọi là luật chỉ vì tiếng Việt của tôi không đủ
    không biết Acts thì tiếng Việt là gì. Có lẽ gọi là chính sách
    chăng? Nói tóm lại, những cái gọi là "Luật" mà chính phủ làm
    ra không phải là Luật trong sách Luật . Ví dụ Tội A bị phạt tiền
    X đồng đến Y đồng, bị tù từ M ngày đến N năm chẳng hạn.
    Tổng thống và Chính phủ Mỹ vận động rất lâu trước khi đánh Iraq
    khiến cho nhiều người Mỹ tán thành, và 99% thượng nghị sỹ Mỹ
    ký cho đánh Iraq (chỉ có 1 người chống trong 100 thượng nghị
    sỹ). Nếu quốc hội Mỹ không tán thành đánh Iraq, tổng thống Mỹ
    không thể đánh Iraq được. Quốc Hội có quyền phủ quyết (veto)
    quyết định của chính phủ.
  3. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam không có khái niệm "tam quyền phân lập". Ở Việt Nam thì:
    Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao, nắm cả 3 quyền là "làm luật, hành chính và xét xử" (không có lập, hành, tư pháp gì sất). Còn Đảng tuy là tổ chức phi hành chính và phi dân cử nhưng "lãnh đạo".
    Chúng ta theo cơ phế "tập trung quyền lực, phân công nhiệm vụ" nên mặc dù Tòa Án xét xử, chính phủ hành chính nhưng Tòa Án không phải là cơ quan xét xử (hay tư pháp) tối cao, chính phủ cũng không phải là cơ quan hành chính tối cao.
    p/s: Act được các nhà luật học dịch là "đạo luật".
  4. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Khi bác nói "tam quyền phân lập" là bác ám chỉ các cơ chế chính quyền của Tây Phương rồi, chứ VN không theo khái niệm này. VN vẫn còn theo khái niệm "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ".
    Tư pháp có thêm một nhiệm vụ chính mà nhiều người hay quên. Đó là giải thích luật. Hai ngành kia không có quyền này. Còn Lập pháp có thêm nhiệm vụ thông qua ngân sách chi thu, bổ nhiệm các Bộ trưởng, Đại sứ theo sự đề cử của Hành Pháp, tuyên chiến khi có chiến tranh.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Chưa nghe nói tư pháp ở VN có quyền giải thích pháp luật bao giờ, có chăng chỉ là hướng dẫn chuyên môn (xét xử) của toà án tối cao. Quyền này thuộc về lập pháp, ủy ban thường vụ quốc hội có trách nhiệm giải thích luật.
    Việc giải thích luật của tư pháp thường ở các nước coi án lệ là nguồn của luật(một số nước châu Âu lục địa gần đây cũng đã chấp nhận án lệ.
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Theo văn bản HP hiện hành thì QH là "cơ quan quyền lực NN cao nhất" chớ không phải cơ quan quyền lực tối cao.
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bởi vì bác ta đề cập tới "tam quyền phân lập" tức là cơ cấu chính quyền của nước người thì tôi chỉ giới hạn tới đó thôi. Bằng như nói tới "đảng lãnh đạo, NN quản lý, ND làm chủ" thì lại khác rồi. Lúc đó toà án (và ngay cả quốc hội) chỉ làm công việc quản lý mà thôi!
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 06:57 ngày 15/11/2006
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đề :
    Một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1946 là : "thực hiện một chính quyền hành pháp mạnh và trong sạch của nhân dân".
    Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) tiếp thu và phát triển nguyên tắc này. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm và đề xuất.
    Bài làm :
    Tại thời điểm 1946, trên thế giới có 3 loại hình thức chính thể chính :
    - Cộng hoà đại nghị (tây - pháp)
    - Cộng hoà tổng thống (mẽo)
    - Cộng hoà xô viết (Liên xô cũ)
    2 hình thức ban đầu được xây dựng trên nguyên lý tam quyền phân lập còn cái thứ 3 là tập quyền thống nhất.
    Cụ HCM (và tập thể nhà lập pháp) đã phát kiến hình thức cộng hoà dân chủ nhân dân rất khác biệt với cả ba hình thức trên, mang đậm nét VN :
    - Khác với Mẽo : tổng thống (đứng đầu hành pháp) hình thành trực tiếp từ nhân dân (bầu thông qua đại cử tri) độc lập và to quyền ngang Nghị Viện (2 viện), ************* cũng đứng đầu nội các nhưng hình thành theo Nghị viện (1 viện) bầu trong nghị sĩ và cũng to quyền, thậm chí còn hơn tổng thống (không thể bị đàn hạch, luận tội bởi Nghị viện).
    - Khác với Tây : Tổng thống chỉ mang nghĩ tượng trưng, thủ tướng mới là người thực sự có quyền lực và được hình thành từ Nghị viện nhưng lại bị chế ước lẫn nhau với nghị viện: Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện, và ngược lại. Hơn thế nữa, nội các của Tây là khối thống nhất, chịu trách nhiệm tập thể trong khi đó, các bộ trưởng VN dân chủ cộng hoà chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch và Nghị viện.
    - Khác với Xô viết : phân quyền và tập quyền, và nguồn gốc hình thành khi xô viết chỉ hình thành từ công nhân và nông dân (các thành phần khác bị tước quyền bầu cử), nghị viện nhân dân hình thành từ phổ thông đầu phiếu và từ mọi giai tầng xã hội. Xô viết thống nhất mọi quyền lực, và chính phủ là cơ quan thừa hành của Xôviết.
    Cũng cần chú ý rằng, mặc dù ************* VN dân chủ cộng hoà khi ký sắc lệnh phải ký cùng bộ trưởng ngành, nhưng lại có quyền phủ quyết hạn chế.
    -- còn tiếp --
    Mịt quá àh.
    u?c fsai s?a vo 11:45 ngy 18/11/2006
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tôi không chắc là có văn bản nào ghi rõ ba ngành ở VN "hoàn toàn riêng rẽ" hay không, nhưng thực tế trước mắt thì không phải vậy. Nhiều vụ xử gần đây đều có sự "gợi ý" của Ủy Ban Nhân Dân hoặc là đảng.
    Bác lại nhầm lẫn nữa. Sau vụ 9/11 quốc hội Mỹ thông qua đạo luật "Patriot Act" cho phép Cảnh sát Liên Bang (FBI) theo dõi khủng bố qua điện thoại và tư từ email. Chuyện này tuy bị dân Mỹ phản đối, nhưng đạo luật "Patriot Act" này đã được sửa đổi đôi chút và mới đây lại được quốc hội gia hạn một lần nữa. Sau đó chuyện phản đối từ từ "chìm xuồng", không còn nghe nói nữa.
    Nhắc lại cho các bác nhớ, đạo luật "Patriot Act" phần lớn được soạn thảo do một thẩm phán người Mỹ gốc Việt là ông Đinh Phụng Việt. Cái này chắc giống như "Nghị Định" của VN.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 16/11/2006
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi học Hiến Pháp lúc còn trẻ, học Hiến Pháp 1946 và 1960 .
    Lúc ấy tôi chẳng thích học những môn Xã Hội, chỉ lơ đãng ngồi
    nghe thày giáo giảng, cũng chẳng đọc xem Hiến Pháp nói gì,
    đâu có biết điều 4 ?
    Nếu có điều 4 như vậy, thì điều 4 này sổ toẹt tất cả các điều khác
    rồi còn gì?
    Nói tóm lại, Hiến Pháp nói nước ViệtNam có 3 ngành phân lập,
    nhưng điều 4 lại nói thêm, 3 ngành đó còn dưới Đảng!!

Chia sẻ trang này