1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về tam quyền phân lập

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangxuan, 12/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin các bạn tham gia thread này, ai có ý kiến gì không?
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    "Giải thích Hiến pháp và luật
    Theo quy định của Hiến pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật. Nhưng cho đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thực hiện được chức năng này bởi lẽ về nguyên tắc đó là cơ quan lập pháp chứ không phải là cơ quan áp dụng luật.
    Nguyên tắc "Người làm được việc lớn thì tất nhiên bao giờ cũng làm được việc nhỏ? của hệ thống luật La Mã cổ đại trong điều kiện hiện nay có lẽ không phù hợp và nếu còn đi chăng nữa thì đấy là hoạt động lập pháp chứ không phải là giải thích luật. Lập pháp là chức năng của Quốc hội và thông qua pháp lệnh cũng thuộc chức năng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
    Tôi cho rằng muốn giải thích được các điều luật một cách chính xác thì phải trăn trở với nó, vì vậy buộc phải đặt việc giải thích trong một vụ việc cụ thể, gắn với các sự kiện pháp lý cụ thể. Chỉ có Tòa án với nguyên tắc nghĩa vụ phải xét xử của Thẩm phán mới có điều kiện cũng như nghĩa vụ giải thích các điều luật. Điều này có nghĩa là giải thích điều luật phải gắn với một trường hợp cụ thể và các trường hợp tương tự chứ không phải giải thích chung chung. Tôi cho rằng trao quyền này cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội tức là không phân biệt rõ lập pháp và tư pháp.
    Luật pháp sinh ra không phải để giải quyết từng vụ việc cụ thể nhưng đòi hỏi người Thẩm phán phải áp dụng các điều luật trong từng trường hợp. Vì vậy người ta gọi hoạt động xét xử của Thẩm phán như là một hoạt động sáng tạo luật chứ không chỉ đơn thuần là đọc to lên các điều luật đã được ban hành. Khi xét xử, Thẩm phán phải có lương tâm của mình, người ta gọi là lương tâm, đạo đức nghề nghiệp chứ không thể ngụy biện hoặc giáo điều."
    Trích từ "Một số vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam" -Nguyễn Đăng Dung - Bài đăng trên tạp chí Khoa học và tổ quốc.
    Để hiểu rõ về tam quyền phân lập nên đọc Khế ước xã hội và Tinh thần pháp luật.
    Mô hình tam quyền phân lập gần như tuyệt đối là ở các nước theo chế độ Cộng hoà tổng thống, đặc trưng nhất là Hoa kỳ.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 17/11/2006
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Các bác ở Mẽo có vẻ khoái thẩo luận mấy cái liên quan đến chính trị này nhỉ. Đã là một đảng lãnh đạo thì không có tam quyền phân lập, nhánh nọ kiềm chế nhánh kia- chỉ có phân công nhiệm vụ.
    Đảng lãnh đạo không có nghĩa cái gì đảng cũng giải quyết. Vì thế có điều 4 không có nghĩa các điều khác trở nên vô nghĩa như một số người hiểu và rêu rao. Ví dụ giải quyết việc cấp sổ đỏ cho 1 cá nhân nào đó là thuộc địa chính và uỷ ban chứ không phải ông huyện uỷ hay tỉnh uỷ nào đó.
    Thực tế thì chẳng nước nào áp dụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân lập- vì điều đó là không thực hiện được. Nhìn chung thì ở các nước tư bản đảng nọ kiềm chế đảng kia, kiềm chế từ ngay trong nội bộ đảng hay tư pháp độc lập kiềm chế hai nhánh kia.
    Có một thực tế là Đảng đi đúng hướng chèo lái con thuyền cách mạng vượt bao thác ghềnh giành hết thắng lợi này đến thằng lợi khác, giúp đất nước kinh tế phát triển, ổn định chính trị xã hội nên được lòng dân.
    Nước nào cũng vậy thôi, cần những người nắm quyền vì dân vì nước, có tâm có đức, làm được việc ( chớ không phải nói suông ). Cơ chế tam quyền phân lập liệu có tạo được những người như vậy không ???
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cơ chế tam quyền phân lập và nền Cộng hoà thật vô dụng,
    chỉ sinh ra rặt một bọn tham nhũng .
    Chỉ có chế độ độc tài, một người nắm tất cả quyền hành,
    như vua chúa ngày xưa mới làm nên chuyện. Điều cần thiết
    ở đây là: Làm sao có được một đấng Minh Quân?
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bệ hạ thật sáng suốt!
    (Ai cũng nói như vậy, nhưng lại không phải vậy)
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thường thấy dân gian hay chê trách với vẻ bức xúc về tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Tôi thấy lối ví von này rất chính xác bởi vì đơn giản người ta không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi". Người thổi còi ở đây dĩ nhiên là ông trọng tài, mà trọng tài chính là mấy ông tòa trong ngành tư pháp.
    Lấy vụ đá bóng ra làm ví von cũng thấy được nhiều điều thú vị. Chúng ta có thể ví khán giả là khối người làm ra luật lệ chơi đá bóng cũng giống như quốc hội làm ra luật lệ; hai đội chơi với nhau theo luật chơi là hành pháp, còn mấy ông trọng tài chính là các ông toà trong ngành tư pháp.
    Lại nói đến chuyện giải thích luật. Tôi nghĩ quốc hội không nên và không thể giải thích luật mặc dù chính họ là tập thể làm ra luật. Nhưng cũng từ ví dụ đá bóng, không thể trong một trận bóng đá khối khán giả kia có thể đòi hỏi ông trọng tài phải xử theo như thế này mà không là thế kia, luật phải hiểu theo nghĩa này mà không là nghĩa kia. Làm như vậy là, thứ nhất, xen vào công việc của trọng tài, làm mất quyền quyết định tối hậu của trọng tài mà ai đã chơi đá bóng đều biết "trọng tài là cha mẹ" ; thứ hai, trong khi trận đấu diễn ra không phải là lúc để khán giả giải thích luật. Nếu muốn luật được hiểu rõ ràng theo ý muốn của mình thì khán giả (hay người dân) có cơ hội và có quyền lập ra luật mới từ kinh nghiệm mà họ đã thấy tận mắt trong trận đấu vừa qua. Và chuyện này xảy ra thường xuyên trong các bộ môn thể thao, chứ không riêng gì đá bóng.
    Khán giả không nên có quyền giải thích luật thì các cầu thủ lại càng không có quyền này. Vì vậy mới có lời chê trách "vừa đá bóng vừa thổi còi".
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩ hơi khác một chút. Điều hiển nhiên là không ai giải thích đúng ý nghĩa của câu chữ chính xác hơn tác giả của nó. Trường hợp giải thích luật cũng thế thôi.
    Toà án giải thích luật xuất phát từ đặc điểm cụ thể của hệ thống common law, pháp luật hình thành từ các bản án cụ thể. Pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử, nên toà án giải thích luật cũng đúng với nguyên tắc tác giả là người giải thích ý nghĩa câu chữ.
    Hiện nay việc công nhận các giải thích của toà án từ thực tiễn xét xử là một cách bổ khuyết những thiếu sót của luật. Lập pháp không thể hình dung hết được các tình huống diễn ra trong cuộc sống, nhưng với tư cách là tác giả, họ có thể giải thích một cách chung nhất các điều luật mà họ là tác giả (hoặc mang tư cách là tác giả, thực tế là do người khác soạn thảo). Còn thực tế thì có nhiều tình tiết khác biệt, các hoàn cảnh không như giả định của luật nên qua xét xử mà tư pháp có thể giải thích luật trong những trường hợp cụ thể.
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Tơ không đồng ý với đoạn bôi vàng này
    Trong cơ chế tam quyền phân lập . QH là cơ quan lập pháp nhưng không nên có chức năng giải thích luật cho dù đây là cơ quan viết ra điều luật đó .
    QH thông qua luật bằng cách bỏ phiếu, nên nếu QH dành cả việc giải thích luật thì nếu có việc tranh chấp chả lẽ lại ... bỏ phiếu để quyết định phải giải thích luật hay sao . Động thái bỏ phiếu thích hợp với việc lập pháp hơn là tư pháp (giải thích luật)
    Lấy thí dụ về các công đoạn trong quy trình lập và thi hành pháp luật nhể
    Để tránh việc kẹt xe trên xa lộ (nỗi bức xúc của tập thể đông đảo quần chúnh nhân dân) QH bang cali thể hiện ước muốn của người nhân bằng cách thông qua đạo luật chỉ những xe có hai người trở lên mới được ưu tiên chạy trên các lane HOV (nhưng lane ngoài cùng củA các xa lộ) . Đây là động thái lập pháp phỏng ạ
    Khi đạo luật được thông qua , thống đốc cali ký lệnh ban hành sau khi xét rằng chính quyền (cơ quan hành pháp) có thể áp dụng luật này . nếu cơ quan hành pháp cho rằng đạo luật không thể thi hành được , họ có thể từ chối ký thành luật (quyền veto của các cơ quan hành pháp) . như vậy sau khi ký thành luật , cảnh sát có quyền thi hành luật (hành pháp): bắt phạt tất cả những ai phám vào luật này . Ai bị cảnh sát bắt , nếu cảm thấy đúng người đúng tội thì cứ việc nộp phạt , chả cần đến cơ quan tư pháp phỏng ạ . Tuy rằng khi nộp phạt thì phải nộp qua toà án để toà án bảo đảm việc bắt người và việc nộp phạt không có gì đáng ... thắc mắc cả
    Tuy nhiên đã có một chị đang mang bầu ung dung chạy vào các lane dành cho các loại xe chở hai người trở nên với lập luận , cái thai cũng phải được kể là một người
    Tất nhiên cảnh sát không đồng ý như thế vì cho rằng cái thai không thể kể là một người
    trong đạo luật cũng không qui định cái thai có phải là người hay không
    Nếu cơ quan hành pháp (cảnh sát) có quyền giải thích luật họ sẽ cho rằng thai nhi không phải người
    nếu QH cali phải giải thích điều luật này . QH sẽ lại phái nhóm họp và biểu quyết thế nào là định nghĩa "người" trong đạo luật này . Vừa rắc rối vừa mất thời gian và lại giống như biểu quyết một đạo luật mới , và cô nàng lái xe kia cũng có thể lập luận: luật đã không qui định khi nào thai nhi là người thì ai nghĩ sao cũng được
    Như vậy việc giải thích đạo luật nên do toà án quyết định . tớ nghĩ đó cũng là phù hợp với chức năng tư vấn khi có việc tranh chấp về một khoản luật nào đó
    Chẩu nhé
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lập pháp lại giải thích luật mà không phải hành pháp, tư pháp và tại sao tư pháp lại giải thích luật mà không phải lập pháp, hành pháp. Câu trả lời xuất phát từ nguyên tắc chỉ có tác giả mới hiểu rõ các hàm ý, ý nghĩa các câu chữ của mình và mục đích của việc quy định đó. Một vấn đề nữa là, luật có thể hạn chế một số quyền công dân nên chỉ ai là đại diện hợp pháp của cộng đồng mới có quyền nhân danh cộng đồng để hạn chế một số quyền nhất định vì lợi ích của cộng đồng, giải thích sai có thể dẫn đến hạn chế quyền nên lập pháp có trách nhiệm giải thích.
    Trong hệ thống common law, án lệ hình thành từ thực tiễn xét xử của toà án và được công nhận là nguồn của luật nên toà án llà tác giả, đồng thời có trách nhiệm giải thích. Việc giải thích này được thực hiện trong khuôn khổ của hoạt động xét xử.
    Hành pháp là người thực thi luật, không được và không thể là người giải thích vì như thế sẽ xảy ra tình trạng tuỳ tiện.
    Việc giải thích luật không phải là thông qua 1 đạo luật nên nó là 1 thể thức đơn giản, ngắn gọn. Đơn giản nó chỉ là một phát ngôn chính thức của lập pháp để làm sáng tỏ những nội dung có thể gây nhầm lẫn của luật. Việc này có thể trù liệu trước như việc giải thích các thuật ngữ quy định trong luật (tại phần quy định chung) hoặc giải thích khi có yêu cầu.
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tại sao toà án giải thích luật là hợp lý và logic hơn hết? Bởi vì luật lệ được đặt ra là để áp dụng cho toàn dân, mà khi dân có sự tranh chấp kiện tụng với nhau thì phải đưa ra toà. Ngay cả khi dân có tranh chấp, kiện tụng với hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp thì cũng vẫn là toà. Khi ra toà thì phải tôn trọng phán quyết cuối cùng của toà, không có vấn đề cãi cọ, chống đối. Muốn cãi thì kháng lên toà trên, và cuối cùng là Tối Cap Pháp Viện (ở VN hình như không có TCPV, chỉ có toà phúc thẩm là hết thì phải). Và phán quyết ở TCPV là chung quyết, không còn bàn cãi gì nữa, muốn bàn cãi thì làm lại luật, bắt đầu từ người dân bỏ phiếu, hoặc là quốc hội đệ trình, hoặc là hành pháp đề nghị một luật mới bổ túc cho luật cũ mà họ nghĩ là toà đã giải thích sai.
    Trong khi toà đang xử bác có nghĩ là QH nên chen miệng vào giải thích luật cho người dân hiểu không? Làm như vậy thì còn gì là tôn trọng tính cách trang trọng và đúng đắn của toà án? Làm như vậy thì có khác gì bên hành pháp (đảng) có văn bản "gợi ý" tới toà trong các vụ án vừa qua? Hơn nữa, khi QH soạn thảo luật họ không thể tiên liệu hết tất cả tình huống sẽ xảy ra trong tương lai để có thể giải thích luật trong mọi tình huống, vì vậy để cho toà án giải quyết vấn đề này vẫn là cách tối ưu.
    Không cứ gì vì xử theo án lệ mà toà nên giải thích luật, bởi vì toà án Mỹ xử nhiều vụ chưa hề có án lệ, nhưng cuối cùng được đưa lên Tối Cao Pháp Viện và TCPV giải thích luật rõ ràng trước sự bực dọc bên Hành Pháp cũng như Lập Pháp, ví dụ như vụ phạt dân Mỹ đốt cờ Mỹ là vi hiến, hay vụ tuyên xưng đức tin (vào God) và lòng trung thành (với nước Mỹ) trong lớp học cũng là vi hiến (vụ tuyên xưng phải được coi là tình nguyện chứ không ép buộc).
    Viết thêm:
    Một điểm đáng chú ý là các dân biểu thì làm việc theo nhiêm kỳ, hết nhiệm kỳ thì nghỉ (trừ khi được tái đắc cử), để cho người mới vào trám chỗ. Vậy khi người mới vào làm thì họ làm sao nhớ hết những cách giải thích luật của QH trước đó để không lâm vào tình trạng giải thích ngược một điều luật đã từng được giải thích. Trong khi đó bên phía toà thì các thẩm phán, chánh án là làm việc, giữ chức vụ suốt đời (trừ phi về hưu), và họ thường xuyên cập nhật kiến thức luật và án lệ để xử án. Họ có thừa khả năng và cơ hội tốt hơn để giải thích luật so với mấy ông nghị bên lập pháp.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 19/11/2006

Chia sẻ trang này