1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về tam quyền phân lập

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangxuan, 12/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bôi vàng 1: tôi chưa hiểu từ này, chung quyết là gì? Nếu dùng theo các thuật ngữ pháp lý cũ thì là "quyết tụng chung thẩm" đúng không nhỉ?
    Bôi vàng 2: Chắc chắn chẳng có nghị viên nào đứng ở toà giải thích luật cả. Tình huống giả tưởng phi lý, từ ngữ khiếm nhã.
    Bôi vàng 3: Họ buộc phải biết, hay chính xác hơn là bộ máy giúp việc của họ biết.
    Bôi vàng 4:Hoa kỳ vẫn duy trì truyền thống common law nên quy chế về thẩm phán rất đa dạng, thậm chí một số thẩm phán cấp bang không phải là luật gia chuyên nghiệp (thẩm phán hoà giải, họ vừa có thẩm quyền hành chính, vừa có thẩm quyền xét xử, được bổ nhiệm theo cơ chế bầu cử).
    9 thẩm phán toà án tối cao liên bang do Tổng thống (hành pháp) bổ nhiệm và phải được Thượng nghị viện (lập pháp) phê chuẩn theo chế độ thẩm phán suốt đời, có thể tự quyết định thời gian nghỉ hưu. Đây cũng là điểm mâu thuẫn nhất khi xem xét nền dân chủ Hoa kỳ, trong khi lập pháp và hành pháp đều do dân cử thì tư pháp là 1 nhánh quyền lực kiềm chế, đối trọng 2 nhánh kia lại do 2 nhánh kia bổ nhiệm. Tuy nhiên, việc này cũng không làm giảm hiệu lực và tính hiệu quả của tư pháp Hoa kỳ.
    Quay lại chuyện giải thích luật. Giải thích luật của tư pháp trong common law là cách giải thích trong trường hợp cụ thể (của vụ án), khi bản án này trở thành án lệ thì nó lại trở thành nguồn luật. Tư pháp tạo ra luật trong quá trình xét xử, cách thức xử lý các vụ án cụ thể của tư pháp như thế được người ta gọi là giải thích pháp luật.
    Điều này khác với giải thích của lập pháp là giải thích luật khi có yêu cầu (làm rõ ý nghĩa của một hoặc một số điều luật cụ thể nào đó).
    Tư pháp của các nước theo civil law cũng phải xét xử các vụ án có tình tiết không được quy định cụ thể trong luật. Họ phải áp dụng tương tự pháp luật hoặc tương tự quy phạm để xét xử. Nếu hiểu theo nghĩa của common law thì đây cũng là giải thích luật trong tình huống cụ thể nhưng theo pháp luật của civil law thì án lệ không phải là nguồn của luật, tư pháp không tạo ra luật nên không được gọi (có quyền) là giải thích.
    Một số nước châu Âu (Pháp, Ý...) cũng theo mô hình tam quyền phân lập nhưng toà án cũng không có thẩm quyền giải thích luật. Nguyên nhân là từ nguyên tắc TÁC GIẢ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM.

    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 19/11/2006
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    "Chung quyết" tôi dùng ở đây có nghĩa là quyết định chung cuộc, quyết định cuối cùng. Chữ này có thể không được dùng hiện nay.
    Khi tôi viết "chen miệng" có nghĩa là chen vào công việc của người khác, tức là toà án. Và tôi viết là QH chứ không phải "nghị viên" hay dân biểu gì hết! Đương nhiên là sẽ không có cảnh mấy ông nghị viên ra trước toà để giải thích luật trong khi vụ án đang xét xử. Nhưng đã có cảnh Đảng ủy gởi thơ "gợi ý" cho toà, thì bắt buộc người ta phải nghĩ tới tình huống là QH cũng sẽ gởi thơ "gợi ý" cho toà. Vì luật đã định rõ chỉ có QH mới có quyền giải thích luật, cũng như chỉ có đảng mới có quyền lãnh đạo.
    "TÁC GIẢ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM" là một điều hay và đúng nữa. Nhưng thực tế thì các nước có truyền thống pháp luật lâu đời, có những điều luật xưa hàng thế kỷ. Những tác giả của các điều luật hàng thế kỷ trước làm sao giải thích luật của họ cho thế kỷ sau với tình huống và môi trường hoàn toàn khác? Và người đi sau có chắc gì giải thích đúng ý muốn của các tác giả đời trước?
    Hơn nữa, có điều luật nào quy định các nghị viên, dân biểu ra ứng cử phải học hết tất cả các luật lệ do họ ban ra hay không? Tôi nghĩ chỉ có luật sư hay thẩm phán, chánh án mới phải làm điều này thôi chứ!
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 19/11/2006
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Nghe bạn trả lời tôi thấy cũng vui vui.
    Khi tôi viết "chen miệng" có nghĩa là chen vào công việc của người khác, tức là toà án[/hl.
    Cắt nghĩa câu chữ như vậy nghe không ổn.
    "gợi ý" cho toà, thì bắt buộc người ta phải nghĩ tới tình huống là QH cũng sẽ gởi thơ "gợi ý" cho toà.
    Việc gợi ý như bạn nói là 1 thực tế có thật nhưng hãy so sánh nó với việc lobby chính sách, vận động hành lang thì cũng chẳng khác gì.
    Luật ở đâu cũng thế, đều ngăn cấm việc can thiệp vào hoạt động tư pháp vì ở đâu cũng đều có chuyện đó . Tương tự như vậy, nguyên tắc độc lập trong xét xử ở đâu cũng phải quy định vì ở đâu cũng thế, cũng có ai đó muốn can thiệp vào hoạt động này. Vậy thì ở đâu tư pháp cũng đều hưởng những quy chế chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử và ở đâu cũng có chuyện kháng cáo, huỷ án vì xét xử không đúng pháp luật.
    Nhưng thực tế thì các nước có truyền thống pháp luật lâu đời,]có những điều luật xưa hàng thế kỷ, những tác giả của các thế kỷ làm sao giải thích luật của họ cho thế kỷ sau với tình huống và môi trường hoàn toàn khác?
    Luật phải đi theo thực tế. Do vậy mà việc sửa đổi vẫn phải thực hiện đấy thôi.
    [hl]Hơn nữa, có điều luật nào quy định các nghị viên, dân biểu ra ứng cử phải học hết tất cả các luật lệ do họ ban ra hay không? Tôi nghĩ chỉ có luật sư hay thẩm phán, chánh án mới phải làm điều này thôi chứ!
    Bạn đã thấy một thẩm phán hay chánh án nào có thể biết được mọi điều luật không? Nhưng về nguyên tắc thì họ buộc phải biết và cách để họ biết là họ phải tìm hiểu, tra cứu, có người trợ lý. Dân biểu cũng phải làm theo cách đó thôi.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 19/11/2006
  4. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Điều này là sai. Đ trong chế độ tư bản chỉ là một thành tố của nhà nước chứ không phải điều ngược lại. Chuyện đảng nọ kiềm chế đảng kia không liên quan gì tới nhà nước cả.
    Tạo được chứ vì đó là bản chất của nhà nước hiện đại trong việc điều hành xã hội hoàn toàn bằng luật pháp. Ví dụ, Anh, Pháp, Mỹ... là những siêu cường đó thôi còn một số nước như Bắc Hàn thì chắc bạn đã rõ.
  5. muathuxaxoi

    muathuxaxoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu khái niệm tam quyền phân lập là như thế nào ?
    Hiện nay các nước đi theo các mô hình sau:
    -3 ngành quyền lực kiềm chế đối trọng nhau. Điều này đòi hỏi các ngành quyền lực cùng xuất phát từ một gốc, như thế mới ngang nhau để kiềm chế nhau. Ví dụ: người dân bầu quốc hội (lập pháp), rồi người dân bầu tổng thống (hành pháp)
    -Quyền lực tập trung nhưng có sự phân công thành lập, hành, tư. Quốc hội sẽ là cơ quan quyền lực cao nhất vì người dân bầu ra quốc hội, Sau đó quốc hội mới bầu ra *************, chánh án tòa án nhân dân tối cao.Trong trường hợp này, người dân không bầu ra *************, cho nên ************* không thể là đối trọng với quốc hội được, hành pháp không thể đứng trên lập pháp.
    Tôi không hiểu, tam quyền phân lập được hiểu theo cả 2 nghĩa hay chỉ hiểu theo nghĩa thứ nhất.
    Theo công ước về quyền dân sự và chính trị, một nhà nước không bị công ước bắt buộc phải có 3 ngành quyền lực đối trọng nhau. Công ước chỉ bắt buộc tư pháp phải độc lập, việc xét xử chỉ tuân theo pháp luật.
    To bác nang xuan: việc bác nói ở đoạn cuối là đề cập đến vấn đề nhà nước pháp quyền. Theo tôi gắn nhà nước pháp quyền với vấn đề tam quyền phân lập thì hơi bị xa.
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Văn bản pháp luật nào quy định điều này. Nếu bạn biết, PM cho tôi được không.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Nhìn chung thì ở các nước tư bản đảng nọ kiềm chế đảng kia, kiềm chế từ ngay trong nội bộ đảng[/QUOTE]
    Điều này là sai. Đ trong chế độ tư bản chỉ là một thành tố của nhà nước chứ không phải điều ngược lại. Chuyện đảng nọ kiềm chế đảng kia không liên quan gì tới nhà nước cả.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cơ chế tam quyền phân lập liệu có tạo được những người như vậy không ???[/QUOTE]
    Tạo được chứ vì đó là bản chất của nhà nước hiện đại trong việc điều hành xã hội hoàn toàn bằng luật pháp. Ví dụ, Anh, Pháp, Mỹ... là những siêu cường đó thôi còn một số nước như Bắc Hàn thì chắc bạn đã rõ.
    [/QUOTE]
    Cơ chế phân công nhiệm vụ ghi trong nhiều văn kiện của Đảng, và lời nói đầu hiến pháp.
    "Đảng là một thành tố của NN" câu này là sai. Đảng phái đơn giản là một tổ chức của nhiều người tập hợp lại trên nguyên tắc tự nguyện cùng " đấu tranh " cho một mục đích chính trị nào đó, có cương lĩnh rõ ràng. Dĩ nhiên nắm giữ quyền lực nhà nước hay tác động đến các chính sách của nhà nước là mục tiêu chính của các đảng chính trị.
    "Chuyện đảng này kiềm chế đảng kia không liên quan gì đến nhà nước" câu này cũng sai . Chắc bạn biết vụ bầu cử Quốc hội Mỹ vừa rồi , đảng Dân chủ kiểm soát hai viện Quốc hội đã buộc hành pháp do đảng cộng hoà nắm phải điều chỉnh chính sách của mình và chắc chắn ông Bush sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai ...
    "Tạo được chứ vì đó là bản chất của nhà nước hiện đại trong việc điều hành xã hội hoàn toàn bằng luật pháp" Câu này bạn viết tôi thấy chưa chuẩn xác lắm. Theo tôi chưa nước nào điều hành xã hội hoàn toàn bằng luật pháp cả. Xây dựng nhà nước pháp quyền chỉ là mục tiêu của các nhà nước thôi, chớ còn đạt tới thì
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Quan tâm đến ngọn trước hay gốc trước đây ? Quóc hội là tập thể, thông qua quyết định thể hiện ý chí của số đông. Hành pháp do một người nắm, đồi hỏi ra quyếta định dứt khoát và nhanh chóng. Số đông kiềm chế 1 người ,đến lượt 1 người kiềm chế số đông . Hài hoà đấy chứ.
    Lý thuyết vẫn là lý thuyết bởi số đông hay 1 người thì vẫn là con người. Chẳng người nào giống nhau 100% nhưng đều có miệng, mắt, mũi, tai...
    Suy cho cùng ở đâu cũng vậy thôi. Không có hoàn hảo tuyệt đối. Vấn đề là cơ chế .
    Xây dựng nhà nước pháp quyền trước hết là xây dựng cơ chế , sau đó đến con người.
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Trước khi trả lời cho bác thì chúng ta nói chuyện thể thao một chút.
    Như các bác đã biết trước kia chuyện đá bóng không có truyền hình nên không có cảnh quay chậm chiếu những tình huống gây tranh cãi thì quyết định của trọng tài là quyết định chung cuộc cả hai bên lẫn khán giả đều phải nghe. Nhưng sau này vì có cảnh chiếu chậm, bên nào sai bên nào lỗi là TV từ các góc cạnh đều bắt được và khán giả thấy hết, vì vậy trọng tài bị một áp lực rất nặng từ TV tức là từ khán giả. Tình hình này đối với bên soccer (tức là bóng tròn) của VN mình như thế nào tôi không rành, nhưng đối với football (tức là banh cà na) của Mỹ thì luật đã được thay đổi nhiều lần trong mấy năm gần đây. Trước kia thì cứ thấy những pha tranh cãi hoặc bị khán giả phản đối như vậy thì trọng tài buộc phải ngưng trận đấu để xem TV chiếu chậm rồi mới ra quyết định. Nhưng chuyện này cứ xảy ra liên tục, và khán giả đội nhà thường làm áp lực nặng nên trận đấu cứ bị ngưng liên tục. Về sau luật mới được áp dụng là quyết định của trọng tài vẫn là tối hậu, nếu phe bên nào muốn dùng cảnh chiếu chậm trên VN để đấu tranh giành phần phải về mình gọi là "challenge" (bày tỏ sự nghi ngờ) thì sẽ bị mất một cơ hội lấy "timeout", tức là cơ hội làm ngưng trận đấu để cầu thủ nghỉ mệt, hay là cơ hội làm ngưng đồng hồ của trận đấu không cho chạy nữa. Lấy một lần thì bị mất một lần, lấy bao nhiêu lần thì bị mất bấy nhiêu lần, mà "timeout" thì rất cần thiết cho một trận đấu đôi khi chỉ cần vài giây cuối cùng. Vì vậy người ta phải rất cân nhắc khi "challenge" như vậy. Và làm cách này thì bảo đảm được tính vô tư cũng như quyền quyết định của trọng tài, cũng như tính liên tục của trận đấu không bị ngắt quãng.
    Cũng dựa theo kỹ thuật chiếu chậm của TV người ta cũng quyết định sự thắng bại của con ngựa nào về nhất hay nhì trong một cuộc đua ngựa mà đôi khi chỉ cần cách nhau một cái lổ mũi của con ngựa. Nhưng quyết định ở đây là khi ngựa đã về đến đích, tức là trận đua đã chấm dứt, người ta có thời gian để tranh cãi và không có vấn đề làm trì hoãn cuộc đua.
    Trái lại trong cuộc đua chạy bộ thì cảnh chiếu chậm đôi khi không giải quyết được chuyện thắng hay thua mặc dù TV chiếu thấy rõ cánh tay vận động viên A vượt qua lằn băng rôn màu vàng của đích đến trước khi vận động viên B bứt đứt băng rôn. Trọng tài phải xử B thắng vì B là người chạm tới cái băng rôn ấy, và bởi vì đó cũng là luật chơi.
    Vậy thì từ trò chơi bóng đá, đua ngựa, chạy đua chúng ta thấy rằng: khán giả không thể và không nên tạo sức ép đối với trọng tài, khán giả không thể và không nên giải thích luật chơi cho trọng tài. Nếu ví một vụ xử án như một vụ đá bóng thì quốc hội không thể và không nên làm gián đoạn vụ xử bằng cách giải thích luật hoặc tạo sức ép lên trọng tài. Phải để trọng tài có toàn quyền quyết định, rồi sau muốn ra luật mới như thế nào thì ra.
    Bây giờ thì trở lại với bài viết của bác.
    Lobby chính sách, lobby chính quyền thì có, tức là lobby lập pháp với hành pháp thì có, nhưng lobby ngành tư pháp thì tôi chưa bao giờ thấy cả. (Tuy nhiên có thể có ở VN ).
    Mà đoạn giải thích dưới của bác mâu thuẫn với câu ở trên.
    Thẩm phán hay chánh án không thể biết được hết mọi điều luật, nhưng họ có khả năng và được huấn luyện để đọc và hiểu về luật. Bởi vì họ đi học là chỉ làm việc này thôi mà. Trái lại, dân biểu, nghị viên hay đại biểu nhân dân không có điều kiện này. Họ không có điều kiện để làm việc này, và họ không biết làm việc này như thế nào. Đơn giản vì họ là một khối người gồm nhiều thành phần, từ tư sản, trí thức cho tới lao động chân tay, nông dân v.v... Nhiều người trong số họ không có căn bản về luật học, họ chỉ có nỗi bức xúc của họ cũng chính là bức xúc của người dân mà họ đại diện. Họ chỉ muốn làm ra luật để bảo vệ khối dân của họ đang đại diện. Bây giờ bảo những người này tra cứu tìm hiểu và giải thích luật thì có vẻ hơi quá sức của họ.
  9. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Khi tôi nói đảng là một thành tố của nhà nước có nghĩa là nó, giống như các doanh nghiệp hay các tổ chức NGO đóng vai trò trong nhà nước đó. Cho nên câu của tôi không thể sai được nếu bạn hiểu từ "thành tố của nhà nước" theo tinh thần đó.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Chuyện đảng này kiềm chế đảng kia không liên quan gì đến nhà nước" câu này cũng sai . Chắc bạn biết vụ bầu cử Quốc hội Mỹ vừa rồi , đảng Dân chủ kiểm soát hai viện Quốc hội đã buộc hành pháp do đảng cộng hoà nắm phải điều chỉnh chính sách của mình và chắc chắn ông Bush sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai ...[/QUOTE]
    Đúng là đảng này kiềm chế đảng kia thì ảnh hưởng tới nhà nước. Cái đó có lẽ ai cũng biết! Ý tôi chỉ muốn nói là NN và đảng trong các xh tây phương là tách bạch nhau. Quyết định "nội bộ" của đảng Dân chủ Mỹ chỉ có ý nghĩa đối với đảng dân chủ Mỹ chứ không có tính pháp lí với "nhà nước" Mỹ. Muốn chi phối được, họ phải thông qua quốc hội. Nó khác với một số nước quyết định xây dựng một nhà máy thuỷ điện đồng thời được cả đảng và nhà nước đưa ra trước các cơ quan nhà nước. Ở phương Tây có thể có trường hợp đó nhưng vấn đề là ở chỗ việc đưa phương án thuỷ điện ra nội bộ đảng Dân chủ Mỹ (chẳng hạn) là chuyện nội bộ của đảng và họ không được phép trình ra các cơ quan nhà nước (chính phủ) với tư cách "đây là quyết định của đảng dân chủ" và yêu cầu nhà nước xem xét và thực hiện.
    Dĩ nhiên luật pháp không thể cover hết mọi vấn đề của cuộc sống được tuy nhiên việc khẳng định chưa một nước nào điều hành bằng luật pháp là không đúng vì không điều hành bằng luật pháp nhà nước điều hành xã hội bằng phương tiện gì?
    Còn việc xây dựng nhà nước pháp quyền, bản thân tôi cho là không phải dễ đạt nên một mục tiêu khả thi khoảng 90% (tôi ước lượng vậy thôi) như Mỹ đã là tốt lắm rồi bởi vì xét cho cùng thì xã hội (văn hoá và kinh tế) luôn biến đổi nên luật pháp cũng phải biến đổi theo và có độ vênh nhất định trong việc luật pháp phản ánh được những biến đổi của xã hội (chủ yếu về mặt thời gian). Tuy nhiên tinh thần chính yếu là tam quyền phân lập sẽ vẫn được duy trì và bổ sung cho hoàn chỉnh hơn. Chí ít đó cũng là một điều chấp nhận được với đa số dân chúng còn hơn là nhiều nước chỉ muốn đạt 5% pháp quyền đã là khó khăn lắm rồi. Chắc bạn biết vụ sừng tê giác tỉnh Quảng Trị không nghe theo quyết định của phó thủ tướng và thủ tướng năm 2005 rồi chứ?
    Nhân tiện hỏi thêm các bạn một chút: ************* hay tổng thống (ở đây tôi coi họ không phải đại diện cho ngành hành pháp) là đại diện cho cái gì khi mà lập pháp đã có chủ tịch quốc hội, hành pháp có thủ tướng, tư pháp có chánh án hay là một nhà nước cần một con người như vậy đại diện cho đất nước. Và vì vậy, tôi chẳng biết xếp tổng thống Ấn Độ, Đức, Ixrael vào ngành nào cả?
    Được nangxuan sửa chữa / chuyển vào 01:45 ngày 21/11/2006
  10. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Thẩm phán hay chánh án không thể biết được hết mọi điều luật, nhưng họ có khả năng và được huấn luyện để đọc và hiểu về luật. Bởi vì họ đi học là chỉ làm việc này thôi mà. Trái lại, dân biểu, nghị viên hay đại biểu nhân dân không có điều kiện này. Họ không có điều kiện để làm việc này, và họ không biết làm việc này như thế nào. Đơn giản vì họ là một khối người gồm nhiều thành phần, từ tư sản, trí thức cho tới lao động chân tay, nông dân v.v... Nhiều người trong số họ không có căn bản về luật học, họ chỉ có nỗi bức xúc của họ cũng chính là bức xúc của người dân mà họ đại diện. Họ chỉ muốn làm ra luật để bảo vệ khối dân của họ đang đại diện. Bây giờ bảo những người này tra cứu tìm hiểu và giải thích luật thì có vẻ hơi quá sức của họ.
    [/QUOTE]
    Phần dẫn của bạn từ banh cà na tới đua ngựa rồi ...chạy bộ làm tôi muốn đứt hơi, may thay cũng đã ...nhập.
    Bôi vàng 1: So sánh chưa xác đáng. Các thẩm phán theo hệ thống common law không cứng nhắc. Tại Hoa kỳ, toà án có nghĩa vụ không áp dụng văn bản luật, dù là luật của bang hay liên bang nếu nội dung trái với hiến pháp.
    Bôi vàng 2: Ừ, đúng vậy. Trong xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc đó ở đâu cũng vậy, không cần bàn cãi. Thẩm phán chịu áp lực là chuyện đương nhiên nhưng cũng đương nhiên họ phải làm theo nguyên tắc đã nêu. Thực tế có như vậy không? Câu trả lời là không. Việc kháng cáo, huỷ án do xét xử sai vẫn diễn ra. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân thẩm phán không độc lập trong xét xử. Chuyện này đã diễn ra và có thể xảy ra ở mọi nơi.
    "quốc hội không thể và không nên làm gián đoạn vụ xử"
    Đúng quá đi rồi. Trong phiên toà thì làm gì có quốc hội nào ở đó mà làm gián đoạn.
    Bôi vàng 3: Điều này cũng đúng nốt. Việc lobby tư pháp là phạm pháp, ở VN cũng thế thôi.
    Bôi vàng 4: Việc làm này là cách bảo vệ quyền lợi của những người mà họ đại diện một cách hữu hiệu đấy. Nếu quá sức của họ thì cũng tội nghiệp cho họ nhưng đó là nghĩa vụ của họ và có cơ chế giúp họ làm việc đó. Ở những nước theo mô hình tam quyền phân lập nhưng tư pháp không có quyền giải thích luật người ta vẫn làm thế đấy và họ còn làm tốt là khác. Sao lại thế nhỉ? Đáp án đã nêu ở kỳ trước.
    Bạn thật là người kiên trì, còn tôi là người kiên nhẫn.

Chia sẻ trang này