1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hoi ve Thất Tình Lục Dục ?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi frankmovie, 04/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. frankmovie

    frankmovie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    439
    Đã được thích:
    0
    Xin hoi ve Thất Tình Lục Dục ?

    Em đang thắc mắc về Thất Tình Lục Dục ,có bác nào biết xin chỉ giáo dùm em vơi,cám ơn bác nhiều !!!
  2. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Bảy thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của con người gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "thất tình lục dục".
    Bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như: Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục vậy.
    Bảy trạng thái tâm lý nầy luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khi nào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽ hiện nguyên ra bên ngoài như bộc lộ ra nơi nét mặt hay nơi cử chỉ, trong lời nói v.v... Như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúc buồn mặt ủ dột, lạnh nhạt. Còn giận thì mặt tái mét, xanh xao; yêu thương mặt đỏ, nóng bừng v.v... Một trong 7 thứ tình cảm trên thái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất quân bình và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. Để đối trị lại với thất tình, Phật giáo đưa ra Thất-giác-chi tức là 7 điều hiểu biết đúng đắn là: Chọn lựa phương pháp, chuyên cần, mừng vui, nhẹ nhàng, suy nghĩ, định tĩnh tâm thức và xã bỏ những ý tưởng thấp hèn.
    Còn lục dục là 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi :
    1.- Sắc dục: Thấy các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và hình sắc nam nữ.
    2.- Hình mạo dục: Thấy hình dung đoan chánh, tướng mạo tốt đẹp mà sanh lòng tham đắm.
    3.- Uy nghi tư thái dục: Thấy tướng đi, đứng, nằm ngồi, nói cười mà sanh lòng ái nhiễm.
    4.- Ngữ ngôn âm thanh dục: Nghe tiếng nói trau chuốt êm ái thích ý vừa lòng, giọng ca lảnh lót, tiếng nói dịu dàng mà sanh lòng yêu mến.
    5.- Tế hoạt dục: Thấy da thịt của nam nữ mịn màng, trơn láng mà sanh lòng yêu mến.
    6.- Nhân tượng dục: Thấy hình nam nữ dễ thương mà sanh lòng đắm trước.
    Được _arwen_ sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 04/09/2007
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thất tình - Lục dục

    ff. - .欲
    A: The seven human feelings - The six human passions.
    P: Les sept sentiments humains - Les six passions humaines.


    Thất: Bảy, thứ bảy. Tình: tình cảm của con người. Lục: sáu. Dục: muốn, ham muốn.
    Lục dục là sáu điều ham muốn của con người.
    Tình là sự rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài, nên gọi là Tình cảm. Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình.
    Thất tình thì có nhiều sách kể ra 7 tình cảm của con người không giống nhau
    1. Phật học Từ Điển của Đoàn Tr. Còn: Thất tình gồm:

    Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
    (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
    2. Kinh Lễ của Nho giáo: Thất tình gồm:

    Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.
    (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
    3. Đại Thừa Chơn Giáo: Thất tình gồm:

    Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ.
    (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ)
    4. Dưỡng Chơn Tập: Thất tình gồm:

    Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ưu, Khủng, Kinh.
    (mừng, giận, buồn, vui, lo, sợ, hoảng sợ)
    5. Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp: Thất tình gồm:

    Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
    (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
    Tại Tòa Thánh Tây Ninh, nơi 3 tòa sen làm 3 ngôi cho Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh có bông hình con rắn thần 7 đầu, gọi là Thất đầu xà, mình rất dài quấn 3 ngôi: cái đuôi rắn quấn ngôi của Đức Thượng Sanh, mình giữa quấn ngôi Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn ngôi của Đức Hộ Pháp, và đặc biệt 7 cái đầu rắn (tượng trưng Thất tình): 3 đầu Hỷ, Ái, Lạc cất cao lên phía sau lưng Đức Hộ Pháp; 2 đầu Ai, Nộ gục xuống thấp nhứt để hai chơn Đức Hộ Pháp đạp lên; 2 đầu Ố, Dục gục xuống vừa chừng để Đức Hộ Pháp gác hai tay lên.
    Bố trí 7 đầu rắn để tượng trưng Thất tình như thế có ý nghĩa đối với người tu như sau:
    Thất tình ví như 7 cái đầu rắn độc, nếu không kềm chế được Thất tình thì Thất tình như nọc độc của 7 đầu rắn có thể giết chết con người một cách lẹ làng.
    Ba đầu cất lên cao tượng trưng Hỷ, Ái, Lạc là 3 tình cảm tốt, nên nâng đỡ cho 3 tình nầy phát triển lên cao (nhưng phải có chừng mực, không nên thái quá).
    Hai đầu gục xuống thấp nhứt tượng trưng Nộ (giận), Ai (buồn) để Đức Hộ Pháp đạp chân lên, đó là 2 tình cảm cần phải chế ngự mạnh mẽ, bởi vì nếu nó nổi lên thì rất nguy hiểm: cái nư giận sẽ làm cho ta mất hết công đức, cái buồn rầu sẽ làm cho ta mất hết ý chí.
    Hai đầu gục xuống trung bình tượng trưng Ố (ghét), Dục (muốn) để Đức Hộ Pháp gác tay đè lên. Hai tình nầy cũng cần phải chế ngự vì nó sanh ra tánh ích kỷ lợi mình hại người và tánh tham lam, muốn hoài không biết đủ.
    Người tu không bao giờ tiêu diệt được Thất tình, dù tu thành Phật thì Phật cũng không thể tiêu diệt được Thất tình, mà chỉ là sự chuyển hóa Thất tình thành những tình cảm cao thượng để giúp chúng sanh tiến hóa.
    Thí dụ như: Giận mình không làm được nhiều điều thiện, giận mình không siêng năng công phu tinh tấn, Ghét mình không giữ được tư tưởng trong sạch, Buồn bực vì mình bị bịnh hoạn nên bê trễ việc công quả, mong muốn được khỏe mạnh để phụng sự chúng sanh.
    Đó là những tình cảm Nộ, Ố, Ai, Dục mà chúng ta đã chuyển hóa thành những tình cảm cao thượng, để giúp cho chúng ta tiến hóa.
    Đối với Đức Phật, Thất tình đã chuyển hóa thành những tình cảm rất cao thượng. Tình thương đã chuyển thành tình bác ái, thương khắp chúng sanh. Phật rất vui khi thấy chúng sanh hồi đầu hướng thiện, qui y tam bảo; Phật cũng rất mừng khi có một chúng sanh tu hành tinh tấn, đắc thành Phật đạo. Phật cũng cảm thấy giận ghét những chúng sanh nào mang danh tăng ni làm điều sái quấy, hoen ố cửa chùa, và sự giận ghét nầy biến thành lòng thương hại để Phật ban bố cho các kẻ ấy chút ân điển cho nó sớm giác ngộ. Phật muốn cứu vớt toàn cả chúng sanh, nhưng Phật rất buồn vì thấy nghiệp chướng của chúng sanh quá nặng nề khiến cho chúng sanh phải trải qua một đại kiếp nạn Tận Thế sắp tới.
    Sau đây, xin trích một đoạn Thánh giáo dạy về Thất tình Lục dục đối với người tu:
    "Con người vì bị Thất tình Lục dục mà hao tổn tinh thần, tiêu mòn khí phách. Nó luống đẩy xô nhơn loại vào ao lửa núi gươm, hang sâu vực thẳm.
    Hỷ, Nộ, Ái, Ố toàn là sự thường tình hèn thấp của con người: lúc mừng khi giận, cơn ghét hồi thương, khgâ chừng mực.
    Hỷ là mừng, Nộ là giận. Hễ gặp sự vui thích thỏa vừa lòng dục thì mến mà mừng. Còn gặp điều nghịch ý, bất mãn tâm tà, lại thảm lại sầu mà giận. Bị vậy, Ngũ khí Tam huê mới mau hao kém.
    Ái là yêu, Ố là ghét. Hễ thuận tình tríu mến, khoái sự ái ân thì mê thì thích mà yêu, còn nghịch chỗ mong ham, trái lòng thèm muốn, lại gây gổ ganh ghét. Bởi vậy tinh huyết thần lực mới chóng giảm suy.
    Còn những Ai, Lạc, Cụ là buồn, vui, sợ thì cũng là những món rất hại trong đám Thất tình.....
    Làm người phải lập chí cao thượng, đừng để Thất tình cám dỗ, Lục dục khiến sai. Mình phải mạnh bạo cương quyết làm chủ nó, chớ đừng yếu ớt lôi thôi để nó làm chủ mình, rồi muốn chi cứ phải vừa theo nó mãi hay sao?" (ĐTCG)
    Cái tình của con người dễ phát mà lại khó chế, tiêu biểu nhứt là Nộ: nóng giận.
    Khi phát giận, hãy chế ngự nó bằng cách quên sự giận đi, xem xét coi sự lý phải quấy, điều gì xui khiến.
    Thánh nhơn nói rằng: "Vong nộ tắc công, quán lý tắc thuận." Nghĩa là: quên giận mới công bình, xét lý thì thỏa thuận. Hai điều nầy là phương để xét mình, kềm chế lấy mình mà lần lần dứt sự vô minh.
    Như vậy, cao hơn hết là quên Tình, mà thực ra chẳng phải quên Tình, ấy là dẫn Tình đem về với Tánh vậy.
    Người dẫn được Tình đem về với Tánh thì Nho giáo gọi là Thâu phóng tâm, Đạo giáo gọi là Luyện huờn đan, lâu ngày công phu già dặn, tự nhiên đặng như như bất động,đắc đạo vậy.
    Theo lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm trong Luật Tam Thể, Thất tình Lục dục là của chơn thần. Thể xác lôi cuốn Thất tình Lục dục vào đường vật chất, còn linh hồn thì hướng dẫn Thất tình Lục dục vào đường cao thượng.
    CHƠN THẦN
    Nguyên lai bổn chất vốn trung bình,
    Lục dục Thất tình vẫn vẹn thinh.
    Phật Mẫu ban cho nên đức tính,
    Chí Tôn trau sửa được thành hình.
    Ruộng cày sáu mẫu lo vun quén,
    Nhà ở bảy căn gắng vẹn gìn.
    Trở lại ngôi xưa nhờ khéo dưỡng,
    Yêu thương Phật Mẫu tạo nên hình.
    Cao Thượng Phẩm
    Theo Từ điển cao đài
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lục căn - Lục thức - Lục trần - Lục dục:
    a) LỤC CĂN: Sáu gốc rễ có sức nảy sanh.
    Lục căn chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật:
    1. Nhãn (mắt)
    2. Nhĩ (tai)
    3. Tỹ (mũi)
    4. Thiệt (lưỡi)
    5. Thân (da thịt)
    6. Ý (tư tưởng).
    b) LỤC THỨC: Sáu điều hiểu biết của con người.
    Lục thức có được là do Lục căn. Lục thức gồm:
    1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy.
    2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe.
    3. Tỹ thức: cái biết của mũi do sự ngữi.
    4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm.
    5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm.
    6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.
    c) LỤC TRẦN: Trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức. Lục trần gồm:
    1. Sắc: cảnh vật có màu sắc xinh đẹp.
    2. Thinh: âm thanh êm ái, lời nói ngọt ngào.
    3. Hương: mùi thơm của hoa, của món ăn.
    4. Vị: thức ăn ngon béo bổ.
    5. Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
    6. Pháp: tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ý.
    d) LỤC DỤC: Sáu điều ham muốn.
    Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục gồm:
    1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
    2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
    3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
    4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
    5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
    6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
    Con người có Lục căn nên mới có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:
    LỤC CĂN "?> LỤC THỨC <=> LỤC TRẦN "?> LỤC DỤC
    Nhãn (mắt) Nhãn thức Sắc Sắc dục
    Nhĩ (tai) Nhĩ thức Thinh Thinh dục
    Tỹ (mũi) Tỹ thức Hương Hương dục
    Thiệt (lưỡi) Thiệt thức Vị Vị dục
    Thân (da thịt) Thân thức Xúc Xúc dục
    Ý (tư tưởng) Ý thức Pháp Pháp dục
    "Thất tình Lục dục là mối loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.
    Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
    Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.
    Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.
    Thiệt thì ưa nếm vật lạ món ngon.
    Thân thì mến vợ đẹp hầu xinh, cả dục tình dâm niệm.
    Ý lại tư tưởng vất vơ quấy phá. Nhứt là Ý là mối đại hại cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng ai thấy.
    Còn thân, cái thân thể muốn sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.
    Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
    Tỹ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
    Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.
    Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy lên.
    Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy quá.
    Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục thông là đắc đạo.
    Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm cách nào?
    Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an, Lục thần đầy đủ.
    Hễ có Lục dục thì có Lục trần, mà hễ có Lục trần thì mới sanh Lục tặc. Có Lục tặc thì hại Lục căn, Lục thức, Lục thần, nên sa vào Lục đạo.
    Ấy là kiếp con người không có Nguơn Thần chấp chánh, để cho Thức Thần đương quyền, thì dầu có sống, sống một cách vất vơ như bồ nhìn trơ trơ để gió lay người đẩy."
    Đại thừa chơn giáo
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 14:31 ngày 04/09/2007
  5. frankmovie

    frankmovie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    439
    Đã được thích:
    0
    Em xin cám ơn các bác ! Các bác giải thích đầy đủ khiến em mở rộng tầm mắt,thanks !
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác home nhiều bài viết rất hay

Chia sẻ trang này