1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về thời hiệu khởi kiện án dân sự!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nthm, 21/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nthm

    nthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi về thời hiệu khởi kiện án dân sự!

    Theo em biết thời hiệu khởi kiện dân sự là 2 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp, nhưng trong trường hợp này thì thời hiệu sẽ tính sao ạ, các bác chỉ em với.
    Ông A vay tiền của vài người, có giấy vay nợ, nhưng không viết rõ ràng thời hạn trả nợ.
    Ông A phá sản bỏ đi nơi khác sinh sống.
    Các chủ nợ có làm đơn ra xã nhưng xã đã hòa giải và ko ai kiện cáo gì nữa. ( Ông xã nói gì thì ko biết).
    Hỏi: Nếu sau 2 năm ông A trở về thì thời hiệu khởi kiện còn ko?
    Nếu còn thì trường hợp này thời hiệu khởi kiện tính như thế nào?
  2. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Không thấy ai ý kiến gì nhỉ, em bóc tem vậy.
    Làm tí cơ sở pháp lý đã:
    Điều 159 BLTTDS:
    "Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
    1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:
    A) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;
    B) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu."

    Mục 2.2 phần IV Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP:
    "2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:
    a. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:
    a.1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;
    a.2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;
    a.3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuần của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm ai và điểm a2 tiểu mục 2.2 này;
    a.4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm.
    a.5. Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản sức khoẻ tính mạng .., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng.. là ngày vi phạm.
    a.6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.
    a.7. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm ai, a2, a3, a4, a5 và a6 tiểu mực 2-2 này nếu các bên có thoả thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính theo thoả thuận của các bên.
    b. Theo quy định tại Điều 1 60 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự, do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện...được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự."

    Cứ như thế mà giã. Phỏng đoán là giã thế này:
    - Vay tiền không ghi thời hạn trả, nên đòi lúc nào cũng được. Thời điểm phát sinh tranh chấp là thời điểm đòi mà không trả. Bình thường thì bắt đầy tính 2 năm từ ngày đó.
    - Nếu xã có hoà giải thì xem nội dung hoà giải mới biết được. Nếu bên vay cam đoan trả nợ vào thời hạn nào đó, hoặc các bên có thoả thận mới nào đó, thì thời hiệu 2 năm tính từ ngày kết thúc thời hạn đó.
    Bác nào tiếp đi
    -
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 23/09/2009
  3. nthm

    nthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác. Nhưng em xin nhấn mạnh lại thế này.
    Người vay nợ sau khi không có tiền trả thì bỏ đi nơi khác sinh sống.
    Hòa giải ở xã là do xã tự ru ngủ chủ nợ để không ầm ĩ lên thôi, chứ không hề có cam kết nào của người vay nợ.
    Em muốn hỏi thời gian 2 năm đó tính ra sao nếu người vay bỏ đi nơi khác.
    Ví như sau 2 năm họ quay về thì thời hiệu khởi kiện tính từ khi họ quay về, hay lúc đó người cho vay hết quyền khởi kiện rùi???
    Ui, đau cái đầu.
  4. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện hoặc không xác định được ngày vi phạm thì làm thế này:
    Đàm phán với con nợ, làm cam kết mới xác nhận lại số nợ và thời gian sẽ trả dứt điểm nợ. Hai bên ký vào, chắc ăn thì ra ủy ban chứng nhận hoặc công chứng chứng thực. "Nó" trả nợ theo cam kết thì ổn, nó vi phạm thời gian trả dứt nợ (không trả nợ hoặc trả nợ không đủ như cam kết) => kiện. Số nợ đã được con nợ xác nhận là có (bằng chứng để đi kiện đòi nợ), ngày vi phạm đã rõ (chính là ngày phải trả dứt nợ ghi trong cam kết)...
    Thông thường, đã nợ là "nó" né không muốn trả và không hợp tác. Vì vậy phải dùng chiêu. Chiêu gì mà đạt được mục đích là do "căn tu" của bạn
    Mong rằng giúp bạn được chút ít. hj hj
  5. matbuon03

    matbuon03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    giúp em với MOD ơi...
  6. hadotcom

    hadotcom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Khả năng đòi nợ là không có khi con nợ đã bỏ trốn. Vậy thì chỉ có cách là chuẩn bị các chứng cứ về sau thôi.
    1. Theo tôi thời hiệu khởi kiện DS là 2 năm tính từ thời điểm mà thời điểm này là đã có một sự kiện được pháp luật thừa nhận.
    Vấn đề ở đây bác phải xác định thời điểm nào? Việc đưa tranh chấp ra UB có thể là một thời điểm - đây là thời điểm bác cần kiểm tra.
    2. Luật luôn có những quy định hoặc những quy định hay những quy tắc bảo vệ quyền chính đáng. Nếu lách luật bằng việc bỏ trốn qua 2 năm là thời hiệu sẽ hết thì ai cũng có thể làm LS. Thời gian bỏ trốn đó sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
    Nếu bác cho rằng nó - con nợ đã bỏ trốn hoặc đi chơi đâu đó thì bác phải có cách chứng minh có ý nghĩa pháp lý việc con nợ trốn "..." từ thời điểm A
    Vậy một đơn khởi kiện ra tòa A hoặc đơn B nào đó tới ... cũng có nhiều ý nghĩa hơn trong việc chuẩn bị các chứng cứ và là hành động tốt hơn việc chờ đợi và suy đoán con nợ sẽ trở về và trả nợ.
    Bàn một hướng như vậy, bác nên tìm LS thôi.

Chia sẻ trang này